Printmaking được gọi là in khắc gỗ. Là phương pháp in tranh thủ công với các công đoạn làm khuôn gỗ và in lên màu lên giấy như các tranh Đông Hồ,..

Để in ra được nhiều bảng vẽ có màu tô khác nhau

Sơ lược

  • Làm khuôn gỗ
  • In lên giấy

VẬT DỤNG CẦN THIẾT

  • Dụng cụ
    • Bộ đục gỗ: Để có thể đục mảng thô và đục chi tiết cần 3 bộ (bộ lớn, bộ trung và bộ nhỏ), mỗi bộ gồm 5 mũi: mũi chữ V 90o, dao trổ, đục chặn, đục lòng máng ngoài, đụt lòng máng trong.
    • Muỗng inox có mặt vòm tròn để cà giấy photo in mực lên khuôn gỗ
    • Băng keo giấy
    • Bảng kê (để giữ ván khi đục)
    • lăn sơn
  • Nguyên liệu:
    • Ván MDF 10 mm (ván càng đậm màu, ván càng cứng tốt)
    • Giấy gió
  • Hóa chất
    • Màu Acrylic trắng (để sơn lên bản in tăng tính chống thấm nước)
    • Dầu nóng hiệu mặt trời (để in mực photo từ bản thảo lên bản gỗ)
    • Gôm Arabic là keo cục tan trong nước để là tan màu
    • Mực in dầu màu đen hiệu AN-TAI (Đài Loan)
    • Màu bột
    • Mực in nước, màu đen poster (pentel)

 

QUY TRÌNH:   Phát thảophotoin khuônđục khuônin chuyển bảntô khuôn màuin lên giấy

Phát thảo:

nhấn nét và photo

in khuôn:
dụng cụ: dầu mặt trời, muỗng

Dán cố định 1 cạnh bản photo lên khuôn gỗ, mặt photo úp lên mặt gỗ. Thoa dầu mặt trời lên mặt lưng của giấy

Đục khuôn:
Đây là công đoạn lao lực nhất nhưng cũng thú vị nhất

Cách đục

Bảng gỗ, đã được in bản phát thảo, nhìn từ cạnh bên (tiết diện)

Dùng đục chữ V để tách gỗ phần viền, sát đường mực của nét vẽ. Đục lòng máng để tách mũi gỗ giữa 2 đường tách bằng đục chữ V

Đục cạnh vác chân đê: Với khoảng lỏm lớn thì đục sâu, lỏm nhỏ thì đục cạn để tránh nét vẽ trên khuôn bị gẫy, mẻ

Cách tách gỗ

Tách gỗ 1 đầu và đục ngược lại để lấy gỗ ra

Sơn khuôn bằng Acrylic

Bài thực hành gồm các công đoạn. Các e xem có gì bổ sung cho a nhé

Làm khuôn khắc từ bảng vẽ

Canh bảng vẽ lên khuôn gỗ (200 x 300 mm), đánh dấu tắc kê (mặt có mực photo úp lên mặt khuôn gỗ)
Dùng dầu nóng mặt trời thoa đều lên giấy
Dùng muỗng inox cà đều lên lưng giấy để mực photo từ bản vẽ in xuống mặt gỗ MDF
Khi bản gỗ khô dùng đụt, đụt lỏm nền (chừa lại nét). Khuôn này sẽ khuôn in nét lên thành phẩm.
Dùng màu trắng Acrylic pha loãng quét nhiều lần khắp 4 mặt khuôn (đặc biệt là các mặt cạnh) để tăng độ chống thấm nước

In chuyển bản
Dùng con lăn lăn mực dầu lên khuôn

Canh tắc kê và đặt khuôn khắc ngửa mặt lên trên
Phủ 1 tờ giấy lên trên, dán băng keo cố định 1 cạnh.
Dùng xơ mướp xoa lưng giấy cho mực dầu từ bản in ăn lên mặt giấy
Thay khuôn băng 1 miếng ván MDF khác mà sẽ dùng làm khuôn in màu
Úp mắt giấy đã in mực dầu lên mặt bản MDF mới và dùng muỗng cà đều cho mực ăn lên mặt ván: đây sẽ là khuôn in màu

tạo khuôn in màu
Dùng màu bột tô lên mặt khuôn màu
Rửa và chùi hết dầu khuôn khấc
in trên giấy
In màu:
Quét keo Arabic lên khuôn màu cho tan màu
Ráp khuôn màu vào tắc kê mặt màu ngửa lên trên

lấy 1 tờ giấy gió ẩm phủ lên khuôn màu và cố định 1 cạnh bằng băng keo giấy (Nếu là giấy Can son thì phải nhúng nước và để ráo, ẩm mới dùng)

Dùng muỗng cà cho màu từ khuôn màu in lên mặt giấy gió
In nét
Dùng cọ quét màu đen nước (màu pentel) lên các đường nét nổi của khuôn khắc
Rút khuôn màu ra và thay khuôn khắc vào, úp tờ giấy gió trên lại, dùng xơ mướp chà lên lưng giấy cho mực thấm từ khuôn khắc vào mặt giấy.

Mài đục
bằng giấy nhám nước 120:
đục chặn: đặt giấy nhám ngữa trên mặt phẳng, mài nghiêng đụt (theo độ nghiêng của lưỡi) mài nhẹ xoay tròn
đục lòng máng ngoài: mài như trên nhưng phải xoay trở cho đều lưỡi
đục lòng máng trong: ốp giấy nhám vào 1 mặt trụ có độ cong như lòng máng đụt. vuốt đụt theo hướng giật lùi, theo độ nghiêng lưỡi đụt
đục tách chữ V 90o: 2 mặt bên mài như đục chặn, riêng góc vuông vuốt nhẹ vài cái cho sắc góc

bằng đá mài thì tương tự như trên nhưng mài nước. lợi dụng cạnh đá mài để vuốt lòng trong của đụt chữ V

chùi mực

dùng dầu ăn Tường An trộn với mực thừa trên mặt kiếng, lấy vải nhúng nước ẩm lau

Mài đục
bằng giấy nhám nước 120:
Đục chặn: đặt giấy nhám ngữa trên mặt phẳng, mài nghiêng đụt (theo độ nghiêng của lưỡi) mài nhẹ xoay tròn

Đục lòng máng ngoài: mài như trên nhưng phải xoay trở cho đều lưỡi

Dao trổ: đặt mũi đụt nghiêng theo độ nghiêng của lưỡi, vuốt đục theo hướng giật lùi trên mặt giấy nhám

Đục lòng máng trong: ốp giấy nhám vào 1 mặt trụ có độ cong như lòng máng (chiết đũa có mặt trụ tương tự), vuốt đụt theo hướng giật lùi, theo độ nghiêng lưỡi đụt

Đục tách chữ V 90o: 2 mặt bên mài như đục chặn, riêng góc vuông vuốt nhẹ vài cái cho sắc góc

bằng đá mài thì tương tự như trên nhưng phải mài trong nước và lợi dụng cạnh đá mài để vuốt lòng trong của đụt chữ V

 

Ván MDF

dầy 10 mm:
loại ván màu sẫm để đạt được độ cứng

Màu Acrylic

trắng để sơn lên bản in tăng tính chống thấm nước

Mực in dầu,

màu đen hiệu AN-TAI (Đài Loan)

Màu bột

Mực in nước, màu đen poster (pentel)

Dầu nóng hiệu mặt trời

mua ở các tiệm thuốc tây

tác dụng chính là để in mực photocopy lên bản gỗ MDF.

 

Gôm Arabic

(keo ả rập, keo cục)

Bán nhiều ở đường Phùng Hưng, khu vực chợ Kim Biên. khi mua nói rõ "keo cục tan trong nước" (để không lôn với nhựa thông)

tác dụng chính là làm tan màu:

băng keo giấy

DỤNG CỤ

Bộ đục gỗ

Để đục hoàn chỉnh các chi tiết, bạn cần đến 3 bộ đục để có thể đục được mảng to, nét vừa và các nét chi tiết

bộ đục vừa:

bộ đục đại:

Dụng cụ:

  1. Bộ đụt đầy đủ nhất thì phải cần đến 3 bộ giống nhau chỉ khác kích thước, mỗi bộ gồm:
    1. Đục tách chữ V 90o: Đây là công cụ được sử dụng nhiều nhất, dùng để đục tách các góc và các nét mảnh. Chữ V ở đây là V 90o với những bộ đục nhỏ ta có đục tách V 30o
    2. Dao trổ:
    3. Đục chặn:
    4. Đục lòng máng ngoài có mũi:
    5. Đục lòng máng trong: Đây là đục sử dụng để khoét lỏm sâu các khoảng trống

Thao tác:

bảng kê dùng cố định các khuôn nhỏ, với khuôn lớn thì dựng trên giá vẽ.

Các vị trí khuôn trên bảng kê khi thao tác

Inline image 1
Bảng kê giữ khuôn cố định trên góc bàn

Inline image 2

dùi đụt

Thanh gỗ vừa tay để đục

Bảng kê

bảng canh tắc kê gồm ván miếng MDF (400 x 160 mm) và giấy Rô ki

Dầu ăn Tường An
Muỗng inox lớn
con lăn mực
Xơ mướng
Miếp mốp dầy KimDan

Giấy nhám nước 120 và đá mài để mài đụt.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User