Các quy tắc cho tranh phong cảnh



Bởi Johannes Vloothuis


www.cyberartlearning.com 



Tôi muốn tổng hợp lại một lọat các “quy tắc” (thực ra tôi thích dùng từ “các gợi ý” hơn) về bố cục mà khi được sử dụng hợp lý thì chúng sẽ làm giảm các lỗi trong các bức tranh phong cảnh. Đây có thể coi như một sự tổng hợp những gì có trong hầu hết các sách dạy về bố cục kèm theo một số ý tưởng riêng của tôi. Tuy nhiên, các bạn nên nhớ rằng đừng để những điều này cản trở những ý tưởng của bạn! Chúng chỉ giúp bạn tìm ra một lối thóat khi mà bạn không biết phải đặt một đối tượng nào đó vào trong tác phảm của mình. Các quy tắc được tạo ra là để bị phá vỡ nhưng quan trọng nhất là bạn nắm được bạn đang phá vỡ quy tắc nào ? Tại sao bạn lại phá vỡ nó … Tài liệu này khá dài và để có thể đi hết cùng nó, bạn hay chuẩn bị một cốc café nhé … Chúng ta cùng bắt đầu nào

!

http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_1.jpg



1. Hãy nhìn vào bức tranh này! Một bức tranh phong cảnh nên có một vùng trọng tâm hay vùng nhấn (center of interest). Vùng này thường là vùng nổi bật nhất và đẹp nhất trong một bức tranh. Vùng nhấn này còn có thể được làm nổi bật hơn nữa khi nó bao gồm một tiêu điểm, tạo ra một hiệu ứng điểm đen bằng cách thêm vào đó những gam màu thuần khiết hoặc/và sự tương phản. Vùng nhấn này sẽ là “diễn viên”, là “ngôi sao” trong “vở diễn” của bạn. Các vùng xung quanh nó chỉ là nhũng vùng phụ trợ. Một vùng nhấn tốt thường bao gồm các yếu tố sau: 


The strongest color and if possible complementary colors.

  • Một sự chuyển hóa mạnh về độ tương phản

  • Không nhất thiết nhưng nếu có thể thì vùng này nên có một vị trí đẹp ở trong khung và dần dần trở nên dịu đi ra phía ngòai

  • Các công trình do con người tạo ra, động vật hoặc các hình dáng con người sẽ làm nổi bật vùng nhấn và chúng là những “diễn viên chính”

  • Các phần tử xung quanh cần hướng hoặc dẫn người xem đến vùng nhấn bằng các đường chỉ hoặc những con đường ảo (Xem hình 2 và 3)

  • Không nên đặt vùng nhấn vào chính giữa hoặc 1 nửa trong bức tranh mà tốt nhất là đặt vào các vùng 1/3 (Quy tắc Rule of Third)
  • Vùng nhấn này không bị che vì nếu vậy thì sẽ làm mất đi tính quan trọng của nó . 

  • Thiết kế một vùng nhấn cho có hiệu quả sẽ thu hút người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên 



http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_2.jpg


Hình 2. Các thanh gỗ mục được đặt theo chủ định của tác giả đã dẫn con mắt người xem đến vùng mà tác giả muốn



http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_3.jpg


Hình 3. Bãi biển đã đóng vai trò là những đường dẫn ảo, dẫn người xem đến với cây cầu – vùng nhấn của bức tranh 




2. Bạn có thể muốn thêm vào bức tranh của mình một vùng nhấn thứ hai. Điều này sẽ thêm một chương mới cho “câu truyện” của bạn. Tuy nhiên tôi không khuyến khích điều này trừ khi bạn đã rất kinh nghiệm vì giữa hai điểm nhấn, hòan tòan có khả năng xảy ra sự cạnh tranh với nhau 



Không đặt một vùng nhấn ở phía trên vùng nhấn còn lại. Chỉ có một vùng được chiếm tỷ lệ lớn hơn về mặt kích thước. Cách tốt nhất là hãy đặt chúng theo một đường chéo. Trong trường hợp không thể đặt trên cùng đường chéo thì hãy đặt chúng nằm ngang nhau là giải pháp thứ 2.



http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_4.jpg


Hình 4. Trong bức tranh này, bụi hoa là không cần thiết tuy nhiên họa sỹ muốn thêm một vùng nhấn thứ 2 và anh ta đã đặt 2 vùng nhấn là ngôi nhà và bụi hoa trên cùng một đường chéo




3. Tránh việc đẩy người xem ra khỏi bức tranh. Điều này có thể thực hiện được khi các thành phần bên trong bức tranh không chỉ ra phía rìa hoặc chạy ra khỏi bức tranh chảng hạn như thân cây, đường, sông. Bạn có thể đặt những điểm dừng để tránh người xem đi ra khỏi búc tranh. Một lời khuyên là: Động vật, con người nên quay mặt và nhìn vào phía bên trong bức tranh



http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_5.jpg


Hình 5. Hãy quan sát con ngựa bên phải. Người họa sỹ đã làm giảm bớt màu của con ngựa để nó trùng với màu của bụi cây ở phía sau. Điều này đã đánh lừa con mắt của người xem. Thử tưởng tượng nếu con ngựa đó sáng hơn, nó sẽ nổi bật lên và con mắt của người xem sẽ hướng ra ngòai bức tranh.



http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_5a.jpg

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_5b.jpg

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_5c.jpg


Hãy quan sát bức tranh thứ nhất, thanh gỗ mục đã chỉ thẳng ra ngòai rìa. Ở bức tranh thứ hai, một vài cành gãy đã được vẽ thêm vào để làm chậm lại tốc độ và đặt vào một điểm dừng. Trong bức cuối cùng, một giải pháp khác là xóa bỏ thanh gỗ đi. Người xem sẽ được dẫn theo đường viền cong từ ngòai vào vùng nhấn của bức tranh.
· 11-08-07 16:53
achao
4. Sông, suối, các con đường nên “đi vào” bức tranh theo hình cong chữ S. Lựa chọn thứ hai, không tốt bằng là để chúng đi vào theo hình cong. Các đường thẳng phải được hạn chế bằng mọi giá vì với đường các đường thẳng, chúng tao ra một “gia tốc” nhanh mà điều chung ta cần lại là tao cho người xem một con đường ảo để đi vào bức tranh một cách chậm rãi

http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_6.jpg
Hình 6. Dòng suối này có đường đi vào bằng hình cong “S” lười biếng, rất đẹp

http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_7.jpg
Hình 7. Đường đi ảo là một đường cong. Thử so sánh hình này với hình trên và nhận xét xem hình nào mang lại cho bạn một con đường chậm rãi, thư thái hơn ?

http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_8.jpg
Hình 8. SAI ! Con đường dãn vào bức tranh là con đường thẳng, nhanh quá 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...4rum/Fig_9.jpg
Hình 9. Cùng là một khung cảnh nhưng với cách xử lý và đỉểm nhìn khác đã tao hiệu quả tốt hơn so với Hình 8


5. Logic không được ứng dụng vào nghệ thuật http://photoworld.com.vn/images/smiles/4.gif. Điều quan trọng chính là ảnh hưởng của thị giác người xem tranh. Ánh nắng trải lên thảm cỏ có thể vẫn có thậm trí trong ngày trời nhiều mây. Logic doesn't apply to art. What counts is the visual impact. Sunlight on a field of grass may appear even if it is a cloudy day. Các đường thẳng và đường trân trời có thể được làm biến dạng nếu kết quả thu được là tốt hơn nhiều so với thông thường. Bóng đổ có thể dài hơn là khi chúng suất hiện tại một thời điểm nhất định nào đó trong ngày …. Hay tụ do sử dụng bằng “Nghệ Sĩ” của bạn để sáng 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_10.jpg
Hình10. Quan sát rặng cây trong bức tranh khi gió thổi từ phải sang trái. Tuy nhiên, cơn mưa lại cho thấy là gió thổi theo hướng ngược lại


6. Hãy nhóm các chủ thể chính, quan trọng trong bức tranh của bạn vào cùng một vùng nhấn. Không để các chủ thể này nằm rải rác khắp bức tranh vì nếu làm như vậy, chúng sẽ “đánh nhau” để gây sự chú ý. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_11.jpg
Hình 11. Tất cả mọi người xuất hiện trong bán kính của điểm nhấn (nằm ở vị trí phía dưới, bên phải) 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_12.jpg
Hình 12. Con ngựa bị đặt sai vị trí, nếu như người họa sĩ vẽ nó ở gần cái ghế băng hơn thì bố cực đã được cải thiện hơn nhiều.


7. Bạn có thể cho phép người xem tranh tương tác và giúp họ cảm thấy mình là một phần trong bức tranh của bạn. Hãy để họ tìm kiếm một “thùng vàng tưởng tượng” http://photoworld.com.vn/images/smiles/4.gif ở dưới chân của cầu vồng thay vì bạn cho người xem biết hết các thông tin. Hãy để bức tranh của bạn khiến người xem cảm thấy tò mò, phải suy nghĩ và sử dụng trí tưởng tượng của chính họ

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_13.jpg
Hình 13. Cái gì ở sau dãy núi này ? Liệu sẽ có một cái hồ ? Hay một thị trẩn ? Một ngôi làng ? Ở đây, người họa sỹ để cấu trả lời cho trí tưởng tượng của bạn. Con đường đó không dẫn đến đâu cả. Bạn hãy nói cho tôi ! 


8. Chiều sâu … Người họa sỹ bị hạn chế khi họ phải tạo ra những khuôn hình mô tả không gian 3 chiề u trên một mặt phẳng 2 chiều. Điều này khó khăn nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải đánh lừa được con mắt người xem, để họ tin rằng những gì họ đang nhìn là thật. Thỉnh thỏang, tôi có nghe nhiều người tự hỏi tại sao họ lại xem tranh của tôi ? Đây là những bức tranh hay bức ảnh ? Những bức tranh này đâu có khác với cảnh thật đâu ! Thực ra, chẳng có gì là thật cả, những bức tranh của tôi chỉ là sự thể hiện lại của khung cảnh thực. Sau đây là vài thủ thuật để tạo ra chiều sâu trong bức tranh của bạn 
• Đặt các đối tượng đè lên nhau
• Tạo ra đường chân trời. Màu sắc chở nên lạnh hơn (Xanh hơn) và sáng hơn khi chúng gần với hậu cảnh. Chúng trở nên ấm hơn và các giá trị tối lại tối hơn khi các đối tượng gần hơn. Lưu ý rằng trong thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng. Khi bạn nhìn một cái cây cách bạn khỏang 100 yards, nó sẽ vẫn tối và có một màu xanh lá cây ấm. Khi đem so sánh với một cái cây ngay cạnh bạn, bạn thấy rằng sự khác biệt là rất tinh tế, rất khó nhận ra và thậm chí là cả trong một bức ảnh. Nếu bức tranh của bạn được vẽ theo cách này thì bạn sẽ không thể tạo ra chiều sâu. Tuy nhiên nếu như bạn thêm vào màu xanh da trời … vào các màu xanh của bạn như là đang làm sáng chúng lên, bạn sẽ đẩy xa cái cây đó ra … Bạn ứng dụng kỹ thuật này càng nhiều thì bạn càng đẩy các chủ đề ra xa 
• Các phần tử nằm ở xa, gần hậu cảnh thì sẽ nhỏ hơn và không chi tiết
• Tạo ra ít nhất là 3 mảng, mỗi mảng phải có ít nhất một giá trị chủ đạo. Thường 3 mảng này được đặt tên là Tiền cảnh, Trung cảnh và Hậu Cảnh
• Tao ra các góc nhìn thẳng
• Hãy bỏ đi các kết cấu của đối tượng nằm gần với hậu cảnh. Hãy xem hình số 13. Hình này đã tạo ra một cảm giác rất tốt về khỏang cách và chiều saau. Các cây táo ở trước ngọn núi được vẽ như thể chúng ở rất xa. Cường độ của màu vàng xuất hiên trên tiền cảnh ấm hơn nhiều nhưng ở hậu cảnh thì lạnh đi. Bóng của dãy núi ở xa thì sáng hơn và xanh hơn là ở trung cảnh. Đây chính là 3 mảng vừa đề cập ở trên

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_14.jpg
Hình 14. Bạn có thể cải thiện bức tranh này bằng cách thêm vào các mảng đê tạo chiều sâu. Hãy thử làm tối đi tiền cảnh xem ! 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_15.jpg
Hình 15. Sương mù là một cách rất tuyệt để tạo khỏang cách
· 11-08-07 16:59
achao
9. Hãy để cho vùng nhấn của bạn có giá trị tương phản cao nhất. Rất sáng với rất tối hoặc ngược lại, Ở những vùng còn lài thì hãy giảm sự tương phản để tránh việc “đánh nhau” gây chú ý. Thường sẽ là các giá trị sáng trung bình với các giá trị tối trung bình 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_16.jpg
Hình. 16. SAI. Cái cây bên trái đang tranh giành sự chú ý 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_17.jpg
Hình. 17 Tốt hơn. Cái cây đã được crop bớt đi và sự tương phản được giảm bớt. Điều này giúp người xem tập trung hơn vào con bò.

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_18.jpg
Hình. 18. Bộ quần áo tối màu mà người đàn ông mặc là làm ông ta nổi bật lên. Có một sự chuyển đổi về màu sác rất ấn tượng ở đây. Khi nhìn vào những cánh cửa ở phía được ánh nắng chiếu vào, ta thây chúng vẫn tối nhưng được bao xung quanh bởi một lọat màu sáng trung bình vì thế không gây sự chú ý cho người xem. Hãy tưởng tượng người đàn ông là một nhân vât chính trên sân khấu.[/b]


10. Bức tranh của bạn sẽ có cảm giác yên bình hơn nếu như bạn thêm vào nó một “vùng nghỉ” (rest area) , tốt nhất là ở ngay phía trước vùng nhấn. Điều này sẽ tạo ra một chút không gian để “thở” 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_19.jpg
Hình. 19. Dải tuyết trắng phía trước cây thông đã tạo ra một vùng nghỉ đẹp


11. Nếu được, hãy thêm vào một hướng chuyển động ngang, dọc và chéo vào bức tranh nhưng chỉ 1 trong 3 thành phần này có chiều dài nổi bật. Các đường chéo là lý tưởng nhất vì chúng khong nằm song song với khung hình. Những đường nét này không nên thằng mà chỉ nên tạo ra một cảm nhận về định hướng cho người xem. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_20.jpg
Hình. 20. Cây táo tạo ra hướng dọc, bãi cỏ được đặt theo hướng chéo và đường bờ hồ được đặt theo hướng ngang. Chính cây tao nhỏ đó đã giúp việc tránh tạo ra một hình tam giác màu xanh ra trời.


12. Khi thêm vào các thành phần mà bản chất của chúng là chuyển động, nếu được thì ta nhấn mạnh những chuyển động của chúng nhưng không đặt chúng vào tình trạng “sắp đặt” khiến cho người xem có cảm giác là chúng được sắp đặt. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_21.jpg
Hình. 21. Người họa sỹ đã nhán mạnh là những con ngựa này đang đi. Điều này đã được thể hiện qua những đám bụi ở trên bắn lên khi chúng bước. Tương tự, trong nhiếp ảnh ta có thể liên hệ đến các trường hợp chụp thác nước. Việc đặt tốc độ chậm sẽ tạo ra cho người xem cảm giác dòng nước đang chảy.


13. Nếu bạn không chắc chắn rằng các đường ảo của bạn nên bắt đầu từ đâu như là con đường, dòng sông … bạn có thể sử dụng khái niệm này. Khi đọc, chúng ta thường nhìn từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Vì thể theo thói quen, khi nhìn chúng ta cũng thường nhìn theo quy trình trên. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...ule_13_fig.jpg


14. Đường vào ảo có thể bắt đầu từ phía trên bên trái như là đang đọc một cuốn sách. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...ule_14_fig.jpg


15. Không đặt các đường ảo bắt đầu từ một góc. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_22.jpg
Hình. 22. Đây là một cách thiết kể tồi. Như các bạn thấy, dòng sông bắt đầu từ góc trái phía dưới.

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_23.jpg
Hình. 23. Bằng cách mở rộng dòng sông ra, bức tranh đã trở nên khá hơn
· 11-08-07 17:11
achao
Các lỗi thường gặp và cách phòng tránh 

16. Tránh sự trùng lặp về các hình dáng, đường thằng, hướng chuyển động và kích cỡ. Điều này se làm chúng tranh nhau để giành sự chú ý. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_24.jpg
Hình 24 .Hãy quan sát bức tranh này, một trong 2 nên nghiêng về một phía nào đó khác và chiều cao của chúng cần phải khác nhau.


17. Tránh việc nhóm động vật, người theo vaới các số chẵn. Trong trường hợp nếu muốn diễn tả một đôi thì hãy thay đổi kích cỡ và vị trí. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_27.jpg
Hình 26. SAI. Trong hình này, 2 chú nai nhưng đang tranh giành sự chú ý vì chúng có một tư thế giống nhau và có cùng kích thước với nhau.

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_26.jpg
Hình 27. TỐT HƠN. Chú nai ở phía bên phải có kích thước và vị trí khác so với chú nai bên trái

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_28.jpg
Hình 28. Bức tranh có thể được cải thiện hơn nữa bằng cách thêm một chú nai thứ ba vào.


18. Không bao giờ để các vật hướng ra phía ngòai khung, không để các đường thẳng nằm song song với khung. Điều này áp dụng cho cả các đối tượng nằm ngang cũng như nằm dọc

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_29.jpg
Hình 29. SAI. Cột điên thọai đang hướng ra ngòai khung 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_30.jpg
Hình 30. Một thiết kế tồi. Cột điện thọai nằm song song với khung

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_31.jpg
Hình 31. Bức tranh được cải thiện rõ rệt do cột điện thọai được hướng vào phía bên trong khung


19. Tránh các đường thẳng trừ khi chúng khá ngắn. Hãy “hóa trang” cho chúng hoặc biến đổi thành những đường cong 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_32.jpg
Hình 32. Hầu hết các đường thẳng đều được trang trí với hoa. Bức tường đá cũng được uốn cong 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_33.jpg
Hình 33. Cổng vòm được bao phủ bởi một giàn hoa


20. Không tạo ra những dạng hình học như hình vuông, hình chữ nhật (cửa ra vào, cửa sổ), hình tam giác (cây cối), hình oval hoặc hình tròn) thậm chí là khi chúng xuất hiện trong thiên nhiên. Ví dụ: Nếu trong bức tranh của bạn có xuất hiện một cái cửa sổ, hay chia che 1 phần của nó đi bằng cách thêm vào một cành cây hoặc một lọ hoa đặt trước khung cửa đó

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_34.jpg
Hình 34. SAI. Bóng cây ở phía dưới bức tranh đã tạo ra một hình tam giác

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_35.jpg
Hình 35. Bức tranh đã được cải thiện bằng cách chia nhỏ bóng râm. 


21. Không bao giờ chia những bức tranh của bạn thành những phần bằng nhau. Điều này sẽ làm cho bức tranh không chặt chẽ và rất rời rạc, nhân tạo. Những đường ngang không nên nằm ở chính giữa bức tranh.

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_36.jpg
Hình 36. Đường chân trời nằm ở chính giữa khung


http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_37.jpg
Hình 37. Tốt hơn do một phần của bầu trời đã được cắt bớt đi. 


22. Tránh việc để các vật “chạm” vào các cạnh

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_38.jpg
Hình 38. SAI. Cái mũ của chàng cao bồi này quá sát với dãy núi

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_39.jpg
Hình 39. Đã tốt hơn nhìeu 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_40.jpg
Hình 40. SAI. Đỉnh của cây thông này đã chạm rìa của khung. Trong trường hợp này, bạn không có cách nào khác ngòai việc cắt cái cây đi … http://photoworld.com.vn/images/smiles/4.gif



23. Tránh các hình giao nhau như chữ X 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_41.jpg


24. Đừng chặn người xem lại, hãy mời họ vào xem bức tranh của mình. Trong hội họa không có chuyện chặn người xem lại

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_42.jpg
Hình 42. SAI. Họa sỹ để cánh cửa đóng, thê hiện rằng đó là nhà riêng, ko được vào.

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_43.jpg
Hình 43 . TỐT HƠN. Rõ ràng khi bạn xem bức tranh này, bạn sẽ cảm thấy được chào mừng hơn nhiều.

Lời khuyên: Khi bạn cần diễn tả một vùng khong có ánh sáng chẳng hạn như đường vào một ngôi nhà khi tắt đèn, đừng sử dụng màu đen mà hãy sử dụng màu tím. 


25. Không cần thiết phải đề cập đến từng hòn gạch, từng viên đá trừ khi bạn theo trường phái “Siêu Thực” http://photoworld.com.vn/images/smiles/4.gif . Hãy thực hiện bức tranh của bạn sao cho nó mang tính suy đoán. Người xem sẽ tò mò, suy nghĩ về bức tranh của bạn. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_44.jpg
Hình 44. Người xem dễ dàng nhận ra kết cấu của mái
· Một vài lời khuyên để nâng cao bức tranh phong cảnh của bạn

26. Hãy để góc của các bức tranh tối và it kết cấu

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_45.jpg
Hình 45. Hai góc dưới của bức tranh tối, ít kết cấu


27. Khi vẽ các lọai bóng, hay thêm vào các lỗ nơi ánh sáng xuyên qua nếu không thì nhưng bóng đó sẽ nhìn như là được dán vào bức tranh vậy 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_46.jpg


28.Tốt hơn hết là không nên để động vật theo phương nằm ngang nhằm lọai bỏ một cái nhìn phẳng. Ta hay tìm một góc nhìn nào đó sao cho chúng có thể được thể hiện dưới dạng 3 chiều 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_47.jpg
Hình 47. Không nên. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...um/Fig_48a.jpg http://i85.photobucket.com/albums/k7...um/Fig_48b.jpg
Hình 48a and 48b. Tốt hơn


29. Nhà cửa và các lọai cấu trúc do con người tạo ra như bê tông, rừng v.v… trông sẽ thật và bắtmắt hơn nếu bạn làm cho chúng cũ đi và chịu ảnh hưởng của thời tiết chẳng hạn như thêm vào một vài vết nứt, 1 mảng rêu … Như vậy sẽ làm cho chúng có nhiều hàm nghĩa hơn là một câu chuyện để kể đơn thuần
Lời khuyên: Chỉ nhấn mạnh những kết cấu gần nhất với người xem. Các kết cấu ít dần đi khi chúng ở xa hơn 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_49.jpg


30. Thêm một chút cảm xúc vào bức tranh phong cảnh của bạn bằng cách tạo ra cho nó một tâm trạng. Những bức tranh chiều muộn sẽ đáng xem hơn với mầu da cam trên bầu trời thay vì là màu xanh da trời bình thường. Có thể lấy ví dụ như là những cơn mưa, những con phố ướt, những cây dừa nghiêng theo gió …. Tất cả những điều này sẽ làm cho bức tranh đẹp hơn rất nhiều 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_50.jpg
Hình 50. Bức tranh này dù đơn giản nhưng nhìn rất đẹp do cơn mưa và mặt trời lấp ló sau những đám mây. Nó còn tạo ra một chút gì đó … huyền bí.


31. Trừ khi bạn có ý định tả thực, hãy vẽ bức tranh phong cảnh của bạn một cách mờ ảo

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_51.jpg
Hình 51. Chắc chắn là chất liệu của thực ngòai đời của cảnh vật trong bức tranh này sẽ chi tiết hơn rất nhiều. Tuy nhiên người họa sỹ đã chọn những cái đặc trưng nhất. 


32. Việc làm các rìa mềm mại đi sẽ khiến cho hiệu ứng về khỏang cách nổi bật lên. Hãy để phần tiền cảnh hoặc vùng nhấn rõ nét nhất

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_52.jpg
Hình 52. Trong bức tranh này, cái cây và phần hậu cảnh đã được vẽ bằng các chất liệu khác nhau khiến cho hiệu ứng về khỏang cách được làm nổi bật lên và bức tranh trở nên có chiều sâu. 


33. Don't abruptly end a portion as it runs into another area. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_53.jpg
Hình 53. SAI. Phần bãi cỏ nổi bật dừng hản lại khi nó đi đến rặng cây. 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_54.jpg
Hình 54. TỐT HƠN


34. Sử dụng các lọai hình một cách đa dạng. Nếu bạn có nhưng cây hình có tán tròn vào mùa hạ, đừng thêm vào những đám mây trên bầu trời. Nhưng trong trường hợp khác, ngọn của những cây thông sẽ đẹp hơn nếu được bao phủ bởi những đám mây.


35. Sự cân bằng là một yếu tố quan trọng nhất. Không nên có quá nhiều sự khác biệt lớn ở 4 phía của bức tranh (Trên, dưới, trái, phải). Điều này sẽ tránh cho bức tranh tạo cảm giác chênh vênh và sắp “đổ” về một phía nào đó 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_55.jpg
Hình 55. SAI. Một lọat các đối tượng ở bên phải đã làm cho bức tranh như muốn “nghiêng về phía đó” 

http://i85.photobucket.com/albums/k7...rum/Fig_56.jpg
Hình 56. TỐT HƠN. Bố cục này đã tạo cảm giác cân bằng hơn trước với 1 chút tán lá được thêm vào phía đối diện
· 16-08-07 22:48
antichrixt
Bí quyết chụp ảnh “ma”


http://images4.dantri.com.vn/Uploade...7/anhma-nb.jpgHình người bị thiếu sáng.Nguyên lý của chụp ảnh là sự phơi sáng (exposure). Thông qua ống kính, camera lấy một lượng vừa đủ ánh sáng chiếu lên film hay sensor (cảm biến) để có được một bức ảnh. 

Nhìn ảnh minh họa, bạn có thể thấy là trừ hình người bị thiếu sáng, các chi tiết còn lại được đều được phơi sáng đủ. Vậy tại sao trong một khuôn hình, có chi tiết lại đủ sáng, có chi tiết lại thiếu sáng? Để giải đáp điều này, hãy thử làm một thí nghiệm sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Chủ thể là hộp sữa. 
- Camera: đặt chế độ chụp Tv (ưu tiên thời gian chụp), đặt thời gian phơi sáng khoảng 3-3,5 giây.
- Ống kính: loại nào cũng được, ở đây là ống 70-200. 
- Tripod (giá đỡ): vì thời gian phơi sáng dài nên phải có giá để giữ máy ổn định. Để hình ảnh được tối ưu, bạn nên chụp chế độ hẹn giờ, tránh rung máy khi bấm. 
- Một miếng giấy trắng. 
- Số lượng người tham gia: 2.

Bước 2: Thực hiện

- Focus vào hộp sữa rồi nhấn nút chụp. 
- Sau khi bắt đầu phơi sáng khoảng nửa giây thì lấy miếng giấy che ống kính lại, đồng thời người thứ 2 nhấc hộp sữa ra. 
- Sau khi hộp sữa được nhấc ra thì bỏ miếng giấy để camera tiếp tục quá trình phơi sáng cho các chi tiết còn lại.

Kết quả: 
- Hộp sữa được phơi sáng trong nửa giây nên thiếu sáng.
- Các chi tiết còn lại vẫn đủ (thực ra là ở hình này hơi thiếu một số chi tiết vì gián đoạn lúc lấy tờ giấy che ống kính).

Đây là một số hình thu được:
http://images4.dantri.com.vn/Uploade...hma-160807.jpg http://images4.dantri.com.vn/Uploade...007/anhma2.jpg http://images4.dantri.com.vn/Uploade...007/anhma3.jpg
Có thể không cần miếng giấy che, chỉ cần để thời gian phơi sáng dài, rồi lúc chụp thì rút subject ra thật nhanh, nhưng như vậy thì vẫn để lại vết chuyển động.
· 18-08-07 03:16
bientrang
Spam liên tục để cướp lại đôi dép lê bị mất:

Hầu hết các ống kính đều có một vài khẩu độ mà khi chụp ảnh thì cho ảnh chi tiết nhất;;). 

Hãy tìm ra khẩu độ tốt nhất cho mỗi ống kính mà mình hay sử dụng bằng cách chuyển qua Av mode, đặt máy cố định, chụp một đối tượng nào đó dễ phân biệt các chi tiết (trang sách hay màn hình LCD chẳng hạn), rồi chụp từng giá trị f một, sau đó phóng lớn trên computer để so sánhB-). 

Thông thường thì một lens tốt cho ảnh chi tiết nhất nếu khép khẩu vào từ 2 đến 3 steps. Hầu như không có lens nào cho ảnh tốt nhất ở khẩu độ tối đa (giá trị f nhỏ nhất):((.

Mẹo này rất đáng lưu tâm khi chụp thể thao (nhất là nhà mình hay chụp dancing), vì nếu ảnh sắc nét thì dễ cho xử lý sau này:x. 

Bác nào thấy đúng sai đừng ngại chỉ giáo >:D<
· 18-08-07 08:42
achao
Trích:

Được post bởi bientrang
Spam liên tục để cướp lại đôi dép lê bị mất:

[/I]

hehehe...pro thò mẹt vào đây rùi, hoan hô....:D lúc nèo bác cho cái bài vê kinh nghiệm bảo quản lens và cách tiêu diệt mốc, ẩm khi lens chớm bị dính mấy cái khó chịu đó nữa nhá ;;)>:D<
· 19-08-07 01:08
bientrang
Trích:

Được post bởi achao
hehehe...pro thò mẹt vào đây rùi, hoan hô....:D lúc nèo bác cho cái bài vê kinh nghiệm bảo quản lens và cách tiêu diệt mốc, ẩm khi lens chớm bị dính mấy cái khó chịu đó nữa nhá ;;)>:D<

Sure! Nấm mốc là kẻ thù số một của ống kính máy ảnh. Nấm mốc làm cho kính bị loang lổ, nó tiết ra các hóa chất phá hủy các lớp phủ trên bề mặt thấu kính mà khó có thể phục hồi lạiX(. Còn gì đau khổ hơn nhìn các chú lens yêu dấu bị bọn nấm mốc đáng ghét gặm nhấm=((.

Để bảo quản, cất giữ len trong điều kiện độ ẩm từ 30% đến 50%, hạn chế tối đa mang lens đi tác nghiệp trong thời tiết ẩm ướt.

Nếu trót bị dính mốc, mang lens đi lau mốc càng sớm càng tốt. Sau đó phải khử mốc bằng cách tia cực tím, hoặc để trong điều kiện độ ẩm 0% trong vài ngày. Đồng thời túi đựng, dây đeo đem phơi nắng gắt vài giờ để diệt nấm.

Không nên để chung lens chưa bị mốc lẫn với lens mốc vì dễ bị lây.

Hôm nào viết bài lựa chọn lens sau >:D<

No comments

Leave your comment

In reply to Some User