Để ds phát wifi

Trên ds có 2 cổng LAN và đều là 2 cổng input, để luôn đảm bảo kết nối (mất cái này còn cái kia). Do vậy nếu bạn chỉ có 1 đường dây đến ds thì bạn cần phải tách nhiều nhánh nếu muốn kết nối thêm các thiết bị.

  • Kết nối thêm thiết bị dùng dây LAN: mua switch
  • Kết nối thêm thiết bị vừa dùng dây LAN vừa dùng wifi: mua router. Cách thiết lập cho các thiết bị cùng 1 lớp mạng với dây input vào router
    • Tắt DHCP
    • Dây input cắm vào cổng LAN
    • Các thiết bị khác cũng cắm vào cổng LAN

 

 

Như vậy cổng LAN và cổng WAN là
– Cổng LAN (màu vàng) để chia tín hiệu Internet cho các máy sử dụng, dùng hạt mạng RJ45.
– Cổng WAN (màu xanh) là tạo 1 lớp mạng riêng, cấp dải IP theo Default Gateway.  muốn dùng cổng WAN bạn phải  vào trang cấu hình Router mục DHCP Enable để kích hoạt chức năng, thường mặc định là enable.

Chú ý : khi bạn Enable DHCP mà lại cắm dây Internet vào cổng Lan hoặc Disable DHCP mà cắm cổng vào Wan thì sẽ xảy ra tình trạng rớt mạng liên tục hoặc bị Limit hoặc mất do Router bị xung đột IP với Modem.
Trong cùng 1 lớp mạng có thể Share dữ liệu, Folder cho nhau còn khác lớp mạng thì không thể.

Ví dụ : ip của modem là : 192.168.1.1 thì fix ip router wifi là :

  1. Set IP Lan của Router TP Link là 192.168.1.10 thì cắm Internet từ Modem vào cổng Lan của Router và phải tắt DHCP trên router đi.
  2. Set IP Lan của Router TP Link là 192.168.2.1 (khác lớp mạng với modem 192.168.1.1) thì cắm Internet từ Modem vào cổng Wan của Router và phải bật DHCP.

Chú ý : Trong cả 2 cách trên khi bạn làm xong nên vào phần SystemTools của trang cấu hình Router đổi lại Password khi vào trang cấu hình (Vì mọi người hay để mặc định UserName và Password là admin/admin nên thay đổi Pass đề phòng người lạ truy cập vào nghịch ngợm thay đổi thông số).

  • Lớp A: 1-126 (cho các tổ chức lớn)
  • Lớp B: 128-191 (cho các tổ chức vừa)
  • Lớp C: 192-223 (cho các tổ chức nhỏ và dân thường)
  • Lớp D: 224-239 (phát thông tin)
  • Lớp E: 240-255 (nghiên cứu)

Thành phần chi tiết của dải địa chỉ IP
Một dải địa chỉ IP được chia ra làm 2 phần: Network ID và Host ID

  • Network ID bao gồm 3 bộ số đầu tiên, được dùng để xác định các thết bị chúng đang kết nối vào. Nghĩa là chỉ những thiết bị có 3 số đầu giống nhau mới kết nối được với nhau. Các địa chỉ ngoài không thể giao tiếp được.
  • Host ID là bộ số cuối cùng, xác định chính xác địa chỉ của từng thiết bị. Thông thường, một dải địa chỉ sẽ có từ 1 đến 254 bộ Host ID, mỗi số tương ứng với một thiết bị được kết nối.

Mỗi dải địa chỉ IP bất kì đều đi kèm với một thành phần mặt nạ mạng – gọi là Subnet mask. Vì sao lại có lớp mặt nạ mạng này? Bởi Subnet mask quy dịnh lớp mạng của một địa chỉ IP, để 2 thiết bị giao tiếp được với nhau, cần có chung cấu hình Subnet mask.

Có 3 Subnet mask chuẩn, đó là 255.0.0.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp A, 255.255.0.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp B, và 255.255.255.0 dành cho các địa chỉ mạng lớp C.

https://thuechodatmaychu.net/y-nghia-dai-dia-chi-ip.html

https://vdo.vn/tim-hieu-khai-quat-giao-thuc-dhcp/

No comments

Leave your comment

In reply to Some User