Để giúp ích cho các mô hình gia trong việc pha màu, đặc biệt là những màu các hãng không sản xuất, nhà em xin phép post loạt bài về lý thuyết về màu sắc cũng như các phương pháp pha màu.
Trước hết, có thể nói ngắn gọn về bản chất của màu: màu sắc là tần số sóng phản xạ ánh sáng mà các vật xung quanh trước tác động của ánh sáng chiếu vào nó. Sóng này được thị giác của con người ghi nhận giúp chúng ta có thể phân biệt được màu sắc.
I. Màu quang phổ và Màu hữu cơ:
1. Màu quang phổ:
Như các bác nhìn thấy trên cầu vòng sau cơn mưa: chùm sáng 7 sắc lung linh trên bàu trời đó chính là hơi nước bị khúc xạ ánh sáng mà phân thành nhiều màu.
Thế nhưng bản chất của dài màu ánh sáng này – sau đây em gọi là màu Quang Phổ - không phải là nhiều màu như thế. Nó được tạo bởi 3 màu cơ bản: R (red), G (green) và B (blue). Ba màu này hoà trộn vào nhau với tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra các màu, kể cả màu đen và trắng, khi RGB đạt giá trị min, ta có màu đen và khi đạt max, ta có màu trắng.
Lý thuyết này được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ truyền hình, sân khấu…v.v
Người ta gọi hệ màu này là RGB
Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ bàn sơ qua về hệ màu này vì nó ít liên quan đến dân chơi mô hình, he he.
2. Màu hữu cơ:
Con người muốn thể hiện màu sắc mà không cần ánh sáng, họ tìm đến những vật liệu ngoài thiên nhiên, các loại khoáng chất để có được màu sắc. Cái này các bác có thể thấy qua những bức tranh vẽ cổ xưa, hoặc ngay như tranh Đông Hồ nổi tiếng màu sắc cũng lấy từ những vật liệu thiên nhiên gần gũi.
Vậy màu hữu cơ được phân chia ra như thế nào ?
Màu hữu cơ cũng được phân chia ra thành 3 màu cơ bản như sau:
Đỏ cánh sen: (Magrita), Vàng: (Yellow) và Xanh cô-ban: (Cyan)
Người ta gọi hệ màu này là CMY
Về lý thuyết thì 3 màu này có thể pha thành tất cả các màu, ví dụ: màu cờ Tổ quốc
Đỏ cánh sen: + Vàng: = Đỏ cờ
hoặc để pha màu xanh lá cây, ta dùng:
Xanh cô-ban: + Vàng: = Xanh lá cây
Với cách hoà trộn như vậy, ta có 1 bảng hoà màu cơ bản như sau:
Như vậy phần đầu này em xin chỉ nói tổng quan về bản chất của màu sắc, ở các bài sau em sẽ dần dần nói chi tiết hơn.
Hệ mầu RGB thường được dùng trong việc thể hiện hình ảnh ra màn hình,... nhược điểm mầu đen không được đen tuyệt đối
Hệ mầu CMYK thường được dùng trong việc in ấn, chữ K là Black. Do được bổ sung thêm mầu đen nên sẽ tạo được mầu đen tuyệt đối. Các bạn khi rửa ảnh ở các minilab các bạn sẽ thấy ở đằng sau các bức ảnh sẽ có những thông số này (có thể bây giờ các máy minilab không còn in thông số này ra nữa) hoặc nếu ai dùng máy in mầu sẽ thấy sử dụng 4 mầu này (ở các máy đơn giản).
II. Sắc độ của màu:
Như đã trình bày ở trên, màu sắc chính là sóng phản xạ từ vật thể đối với ánh sáng, được mắt người ghi nhận lại. Vậy nếu trong trường hợp ánh sáng yếu đi, hoặc mạnh lên thì màu sắc đó sẽ ra sao ?
Ồ, chắc chắn là ta ta sẽ thấy chúng tối màu đi hoặc sáng màu lên rồi.
Nếu tối đi tuyệt đối ? nó sẽ trở thành màu đen
Nếu sáng lên hết cỡ ? nó sẽ trở thành màu trắng.
Nhưng đó là nói về cường độ ánh sáng chiếu lên vật thể đó, còn khi ta muốn thế hiện ánh sáng đó với 3 màu cơ bản kia thì sao ?
Và thế là đen và trắng được nghĩ đến. Đây là hình thể hiện các độ đậm nhạt của đen và trắng người ta gọi là thang xám
Nói vậy thì màu đen và màu trắng không phải là màu sao ?
Tất nhiên chúng là màu, có điều vật thể mang màu đen hấp thụ hoàn toàn ánh sáng chiếu vào nó, còn màu trắng thì nguợc lại, chúng phản xạ hoàn toàn.
Thế là đen và trắng được tận dụng để thể hiện các sắc độ của 3 màu cơ bản bằng cách pha chúng với các màu cơ bản hoặc với các màu đã được hoà trộn từ các màu cơ bản (trong bảng màu hình tròn ở phần đầu).
Chúng ta thử pha nhé ? Dưới đây là bảng màu hình tròn cơ bản ở phần đầu, nhưng có pha thêm 2 sắc độ (bằng cách thêm đen và trắng) trắng 50% (vòng ngoài) và đen 30% (vòng trong)
Nói thêm 1 chút về các ký hiệu màu (mà chúng ta sẽ sử dụng nhiều đến trong các bài sau):
3 màu cơ bản đã được ký hiệu là CMY, còn màu trắng được ký hiệu là W (white), màu đen được ký hiệu là K (key, mấu chốt, tạo độ đậm, mặc khác Black thì chữ B đã được sử dụng để đánh dấu màu Blue trong hệ màu RGB rồi, cho nên ta lấy chữ cuối là K để thay thế)
Nói đến đây có người không tin rằng chỉ với những màu cơ bản thế mà có thể pha ra tất cả các màu. Này này, điều này là chính xác và đã được áp dụng từ rất lâu đấy. Ví dụ nhé: trong in ấn sách báo tạp chí, người ta đã sử dụng hệ màu CMYK từ lâu, (không có màu trắng nhé, vì màu trắng là màu của giấy rồi),
Những bức ảnh sống động được in ấn ra đều từ sự pha trộn của các màu cơ bản trên. Trừ cái màn hình đáng ghét trước mặt các bác là dùng hệ màu RGB thôi.
Dưới đây là 1 ví dụ "hùng hồn" của việc pha trộn màu CMYK:
Hình gốc đây, ta cắt cúp 1 góc để xem nó được hoà trộn như thế nào
Kết luận lại, là với 5 màu cơ bản: C-M-Y-K-W, cho phép chúng ta có thể hoà trộn chúng lại với nhau để có thể pha ra tất cả các màu. Tất nhiên ở thực tế phải còn thêm 1 số chất liệu khác nữa để thể hiện màu sắc - ví dụ như màu nhũ bạc, nhũ đồng hay nhũ vàng - mà các bác làm mô hình máy bay hay xài, nhưng cơ bản hầu hết các màu sơn của các hãng mô hình pha chế ra đều dùng phương pháp này.
Nếu pha nhiều và có kinh nghiệm, ta có thể pha ra những màu sơn giống hệt như mẫu, trong khi tủ sơn của chúng ta có khi chỉ cần 5 màu mà thôi.
Kết thúc phần cơ bản. Phần sau chúng ta sẽ thử sắn tay áo pha 1 số màu thử xem nhé. Phần này em sẽ chụp ảnh các bước pha màu để các bác có cái nhìn thực tế.
Như trên đã trình bày, tất cả các màu đều có thể tạo thành từ 5 màu cơ bản C-M-Y-K-W. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ pha màu theo nguyên tắc nào đơn giản nhất ? hay là chúng ta sẽ đọc mà mù mịt không hiểu với 5 màu cơ bản đó sẽ trộn theo kiểu gì, đến bao giờ mới được màu ta ưng ý.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức tạo ra 1 màu.
III. Phương pháp phối trộn màu sắc:
Trước hết, để có thể phối trộn màu sắc, người pha màu phải nắm được vài cách pha trộn những màu sắc đơn giản nhất.
Ví dụ: - màu đỏ cờ (quốc kỳ của chúng ta) được tạo bởi màu đỏ M và màu vàng Y
- màu xanh lá cây được tạo bởi màu xanh C và màu vàng Y, nên các cụ ngày xưa mới có câu: "thanh xuất ư lam" (màu xanh được tạo ra bởi màu lam nhưng lại đẹp hơn màu lam).
Để nhìn rõ hơn, các bác nên xem lại kỹ bảng này:
Để chuẩn hoá tỷ lệ trong pha trộn màu sắc, người ta phân các sắc độ của màu theo hình dưới đây:
theo đó, tỷ lệ pha trộn được đánh số từ 0 đến 100, tức là tỷ lệ tương quan với những màu khác trong hỗn hợp pha trộn.
Hình dưới đây là minh hoạ tỷ lệ pha trộn 1 số màu :
Vậy việc pha màu chúng ta đã thấy đơn giản hơn nhiều rồi, tuy nhiên vẫn còn chưa dễ dàng với nhiều người. Sau đây chúng ta cùng đi vào ví dụ cụ thể:
1. Ví dụ 1 pha màu German Yellow
ở đây hình các ô màu to hay nhỏ thể hiện 1 cách tương đối tỷ lệ phối trộn.
Nguyên tắc pha theo màu có sẵn là phải xác định màu đó gần với màu gì trong vòng tròn màu cơ bản.
Ở đây màu German Yellow nhìn rất gần với màu cam. Vậy chúng ta bắt đầu bằng cách pha màu cam trước.
- Bước 1: pha màu cam (hơi ngả về vàng) bằng cách lấy màu vàng và pha với 1 tỷ lệ nhỏ hơn màu đỏ cánh sen.
- Bước 2,3,4: thêm những màu xanh, đen, trắng để tăng giảm độ đậm nhạt đến khi nào ta có được màu ưng ý.
2. Ví dụ 2 pha màu Russian Green
Tương tự, ta thấy rằng màu này gần với màu xanh lá cây cơ bản.
- Bước 1: Tạo ra màu xanh lá cây cơ bản (làm cho hoành tráng chứ ngoài kia nó bán sẵn, he he)
- Bước 2: thêm màu đỏ để làm trầm màu xuống và màu có ánh nâu.
- Bước 3: thêm chút đen vào làm màu tối đi đến độ giống như màu mẫu.
IV. Kết luận:
Bản chất của màu và công thức chung là vậy nhưng để đạt hiệu quả tối ưu phụ thuộc vào cảm nhận màu sắc của từng người cũng như kinh nghiệm pha màu nhiều lần. Tuy nhiên, những màu đơn giản thì sau khi đọc những dòng trên, em tin rằng các bác phối trộn màu sắc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bởi vì khi hiểu được bản chất của 1 thứ, người ta sẽ tự sáng tạo ra những cách thức cho riêng mình. Cho nên, em chỉ chú trọng nói về bản chất, còn những phần minh hoạ, nghĩ đi nghĩ lại, post nhiều cũng không giúp được các bác nhiều hơn.
Chỉ hy vọng nếu không có ích lắm, cũng đủ mua vui cho các bác hết nửa bao thuốc và 1 tách trà.
comment của ln_tuananh
Hình như có 2 mô hình màu để in (khác với màu phát quang là RGB) là Đỏ - Vàng - Xanh Dương (RYB) và CYMK.
Hồi xưa đi học toàn là học pha màu từ Đỏ - Vàng - Xanh Dương.
- Đỏ + Vàng = Cam
- Vàng + Xanh Dương = Xanh Lá
- Đỏ + Xanh Dương = Tím
- Còn Đỏ + Vàng + Xanh Dương = Nâu.
Còn 1 màu nữa là Xanh lá Mạ = Vàng + Đen, chả hiểu sao lại ra màu xanh.
Đây là mô hình cổ điển, được sử dụng trong hội họa.
Sau này khi sử dụng Photoshop mới biết có mô hình CYMK, và thực tế các máy in màu đều sử dụng hệ màu CYMK. Các máy in phun cao cấp còn có thêm các màu do trộn lần giửa CYM với nhau, có 7 ống mực gồm 4 màu CYMK và 3 màu pha.
Mỗi mô hình trên là một lý thuyết khác nhau, do đó bạn không nên nói Đỏ và Xanh Dương là màu cấp 2. Nó là màu cấp 1 trong mô hình RYB, tuy nhiên là màu cấp 2 trong mô hình CYMK.
Ngược lại, Magenta = Red + 1 phần Bllue, Cyan = Blue + 1 phần Yellow.
Trả lời bác ln_tuananh:
- Hệ CMY theo lý thuyết khi hoà trộn tỷ lệ bằng nhau sẽ ra màu đen, nhưng trên thực tế màu hữu cơ không thể pha trộn như vậy, mà nó chỉ ra màu nâu đen. Cho nên người ta dùng màu thứ 4 là màu K (đen) để có được màu đen tuyệt đối.
- Như bảng màu của em đã thể hiện: Đỏ + Vàng = Đỏ cờ, nếu giảm tỷ lệ đỏ sẽ cho ra màu cam. Vàng + Đen sẽ ra màu vàng xỉn, thị giác thường đánh lừa ta đó là màu hơi xanh, dó đó khi bác trộn thêm Xanh lá mạ sẽ ra một màu có sắc xanh, tuy nhiên đó không phải là màu xanh cơ bản.
- Cuối cùng là: hệ màu RGB và CMYK khác nhau nhiều về bản chất. RGB là màu của ánh sáng phối trộn. Còn CMYK là màu được thể hiện bằng các chất hoá học. Do đó, không thể đánh đồng màu RGB là màu CMYK được.
2 hình dưới đây thể hiện sự khác nhau đó.
Đây là màu RGB (3 màu này là 3 màu của chữ VTV đó):
Chỉ có màn hình mới thể hiện được màu này như các bác nhìn thấy (thấy hơi chói mắt đúng ko?)
Còn đây, các bác hãy so sánh màu đỏ và xanh của hệ CMYK dưới đây với màu đỏ và xanh trong hệ RGB bên trên
Chú ý: Màu RGB có thể giả lập CMYK, nhưng CMYK ko thể giả lập RGB. Bằng chứng là: màn hình vi tính có thể thể hiện màu CMYK, nhưng khi dùng màu CMYK (tức là ở môi trường thực tế) không thể giả lập màu RGB !
Cho nên ở đây em cho rằng bạn MduckyVN nói đúng đó bác. Một số shop hoạ phẩm họ ko có sẵn những màu cơ bản, thay vào đó họ bán màu pha sẵn: ví dụ như màu vàng đất, màu nâu, màu xanh lá cây, màu tím...v.v.Cho nên, để tiết kiệm thời gian pha màu, các bác nếu có thể nên mua những màu pha sẵn này, sau đó gia giảm thêm chút xíu là có thể phun mô hình thoải mái rồi.
Bởi vì tuy em chém gió về CMYKW 5 màu cơ bản trên này, nhưng thực ra ở nhà em chẳng có hộp nào màu đó, toàn mua những màu pha sẵn kể trên, he he
comment của ln_tuananh
Thì mình cũng đâu có nói CMYK và RGB như nhau đâu.
Nó khác biệt rất rõ:
RGB là màu phát quang
CMYK là màu in ấn.
Đối với người làm đồ họa chuyên nghiệp, thì một trong những cái khó khăn là monitor nào có thể thể hiện màu RGB giống màu CYMK khi in nhất. Và có những công cụ cân chỉnh màu Monitor cho chính xác giá đến hàng trăm $.
Còn MduckyVN nói màu Đỏ và Xanh Dương là màu cấp 2 thì em mới nói là không chính xác. Mô hình màu cổ điển vẩn là màu Đỏ - Vàng - Xanh dương, nên khi vào các tiệm bán đồ mỹ thuật thì 3 màu cơ bản vẫn thế.
Còn pha màu thì nếu có các màu pha sẫn thì dùng vẫn nhanh hơn. Tự pha thì mắc công hơn nhìu.