2.4.1. Xác định phương hướng các đường đặc biệt để định hình thế dáng mẫu

• Sử dụng dây dọi kiểm tra các vị trí đặc biệt trên cơ thể theo trục đứng
Kiểm ta mẫu lệch theo chiều đứng bằng cách sử dụng dây dọi đo

độ lệch trục thân và chân trụ mẫu
Dùng dây dọi để xác định các vị trí đặc biệt nằm trên cùng một

trục đứng.
• Sử dụng que đo xác định phương các trục cơ thể

Trục dọi thường đi qua lõm hầu mẫu

• Dùng que đo gióng các đường ngang của vai, ngực, hông, đầu gối.. để xác định độ nghiêng của các trục ngang.
7
Kiểm tra trục thân: sử dụng que đo gióng trục thân mẫu để xác định độ nghiêng trục thân mẫu
Xác định độ nghiêng các cạnh khung bao mẫu 2.4.2. Đo mẫu để xác định tỉ lệ các phần trong cơ thể

 

• Kiểm tra tỉ lệ khung bao chủ thể: Đo chiều cao và chiều ngang lớn nhất của mẫu để định vị trong trang vẽ.

Quan trọng nhất trong việc dựng hình người là giữ đúng được tỉ lệ các phần cơ thể và không bị lệch trục. Tùy thuộc vào chuyện đo đạc và phân tích, lấy chiều cao đầu làm đơn vị để đo các phần khác
Đo đầu: tính từ cằm đến đỉnh đầu (không tính tóc, vì người tóc xù là..tiêu), coi như là 1 đơn vị = 1 đầu.
Giới hạn mẫu trong khổ giấy vẽ 50 x 70cm: Để tránh chuyện tay, chân người mẫu "thò" ra khỏi bản vẽ, ta cần xác định khuôn bao của mẫu

  • Giới hạn chiều cao: Nếu là vẽ bán thân thường là khoảng 3 "đầu". chia phần vẽ trang giấy làm 3 phần bằng nhau theo chiều dọc. Vậy là mẫu không lòi bụng ra ngoài giấy vẽ rồi. Chiều dài toàn thân của người châu Á khi đứng thường khoảng 7 - 8,5 đầu, trung bình là 7,5. khi ngồi trên ghế khoảng 45 cm, tư thế đùi nằm ngang,  thì còn khoảng 5,5 đầu (mất khoảng 2 đầu ở bắp đùi)
  • Giới hạn chiều ngang:
    Xác định nửa bên trái của mẫu (khoảng cách từ cằm đến phần xa nhất bên trái của mẫu) bằng bao nhiêu "đầu"? ví dụ bằng 2,5 đầu. làm dấu biên trái
    Tương tự.. lấy dấu biên phải

Vậy là mẫu nằm gọn trong khuôn bao trang giấy rồi
c. Các bước tiến hành:

Vẽ trục mẫu: Dùng dây dọi

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User