(shade)

 

Ở mức độ cơ bản nhất, nguời vẽ nên sử dụng mẫu là tượng thạch cao để có chất liệu đồng nhất mà không phải bận tâm đến các mảng màu sắc khác nhau. Khi chất liệu đồng màu là khởi đầu tốt nhất cho việc nghiên cứu ánh sáng lên khối mẫu

Chuyển không gian 3 chiều lên mặt tranh phẳng
Thể hiện xa gần: Nheo 1 mắt để (nhìn bằng 1 mắt) để nhìn phẳng
Thể hiện hình khối bằng  cách phân mảng: Tối, sáng, mảng trung gian
Nguyên tắt Phối cảnh
Luật xa gần

 

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Viết chì có gắn cán dài khoảng 30cm
    Viết gắn cán dài để khi đánh bóng nét đánh sẽ dài và liền lạc hơn, khi đáng bóng bằng ngón hay cổ tay.
  • Hình đã dựng hoàn chỉnh
  • Hình đã phân diện hoàn chỉnh
    Độ sáng tối có nhiều thang bậc khác nhau. Trong 1 bức họa ta có độ sáng trong mảng tối và độ tối trong mảng sáng, làm sao cho "độ sáng trong mảng tối" đậm hơn "độ tối trong mảng sáng" ? Nếu không tách được độ sáng tối ở mức độ như trên thì hình sẽ phảng lì, không cho cảm giác khối, 3 chiều.. để giải quyết vấn đề này các họa sĩ tìm ra kỹ thuật phân diện, dựa trên hình thái giải phẫu cơ thể, khuôn mặt..
  • Cầm đuôi, cán viết chì
  • Đánh bóng bằng cách xoay cổ tay
  • Đánh bóng vẽ người cần chú ý các diện (bề mặt) theo giải phẫu
  • Tô bóng 45o, không xoay giấy
  • Tô bóng mất nét vẽ: đánh bóng qua nét, rồi dùng gôm xóa (hơi hao gôm đó !)
  • Tô bóng lớp 1 các đường song song 45o, lớp 2 lệch đi 1 chút (~48o) KHÔNG TÔ BÓNG VUÔNG GÓC VỚI LỚP TRƯỚC

Luyện tập: kẻ 5 ô rồi thử tô bóng nhiều lớp khác nhau ở mỗi ô - so sánh độ đậm nhạt

  • phần gần mắt đậm hơn, sáng hơn. phần xa mắt nhạt, tối hơn
  • không đánh bóng vuông góc nhau
  • không xoay giấy
  • đánh bóng mất nét, rồi dùng gôm xóa lại
  • để đứng viết chì

bài tập:

1. tô bóng khối lập phương

2. Vẽ và tô bóng khối cầu nằm trên khối lập phương

  • Lấy cạnh khối lập phương làm chuẩn so với đường kính hình cầu
  • Kẻ đường chéo mặt trên hình lập phương, xác định giao điểm 2 đường chéo
  • Từ giao điểm này, kẻ đường thẳng đứng vuông góc để vẽ đường kính khối cầu
  • Xoay ngang đk trên để tạo hình vuông khung
  • Kẻ 2 đường chéo hình vuông khung
  • Phát nét tròn
  • Kẻ lại cho thành đường tròn chuẩn

Tô bóng:

  • Lưu ý bóng đổ
  • Ánh phản quang mặt phẳng đế lên hình lập phương hay mặt trên hình lập phương lên khối cầu
  • Xác định phần đậm nhất và phần sáng nhất
  • Khoảng chuyển màu

Phân mảng

Phân mảng (plate) là gì?

Các hình khối trong tự nhiên vốn phức tạp. Bạn sẽ không bao giờ thấy 1 mặt phẳng tuyệt đối trên 1 khối tự nhiên nào. Để đưa chuyện vẽ thành 1 môn học có phương pháp hẳn hoi, ta cần đưa các diện về các mặt phẳng cư bản để có thể phân tích được. Theo cách lý luận thì mọi hình dạng trong tự nhiên được đưa về các khối góc cạnh, tạo thành từ các diện phẳng.

Tại sao phải phân mảng?

Hãy tưởng tượng bạn chỉ có 2 màu đen trắng để vẽ 1 bức chân dung. bạn sẽ có một bức hình theo kiểu tăng contract tối đa. nếu thêm 1 màu xám bạn sẽ có 1 bức hình "thực" hơn.. cứ như vậy.. càng thêm nhiều bước xám trung gian tác phẩm của bạn càng gần đến 1 tấm ảnh chụp. Đó là bạn đã xác định được tone xám trong bức hình. Khi muốn phân nhỏ tone xám bằng cách tô bóng.. bạn sẽ lạc 1 vùng tone xám ở những nơi ranh giới mạp mờ.

Phân mảng là 1 kiểu "chia để trị" trong marketing. Trên khuôn mặt, bạn phải xác định 3 mảng lớn trước: sáng, tối và trung gian. tất nhiên trong mỗi mảng cũng độ xám chia nhỏ nữa..

Tác dụng của phân mảng là bạn có thể chia nhỏ tone xám 1 cách rạch ròi.Nguyên tắc tô bóng khi phân mảng là: phần sáng nhất của mảng tối không sáng hơn phần tối nhất của mảng trung gian.Hãy thử phân mảng trên cơ thể người nhé.

Trên bàn tay

Vậy trên khuôn mặt ta có các mảng nào?

Luyện tập: vẽ đầu tượng vạc mảng.

 

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User