khuôn mặt đàn ông
A- Mặt nhìn thẳng:
Cân ngang
- Kẻ trục giữa
- Canh từ đỉnh đầu đến cằm kẻ đường cắt ngang chia đôi mặt: đây sẽ là trục mắt
- Đo bề ngang trục mắt theo chiều cao đầu
- Chia 3 trục đứng từ đỉnh trán đến cằm: đường ngang 2/3 trên là trục mày, 1/3 đường ngang dưới là chân mũi
- Chia 2 trục đứng từ chân mũi đến cằm: đường ngang ở giữa là cạnh dưới môi dưới
- Chia 3 trục đứng từ chân mũi đến cằm: đường ngang 2/3 trên là trục miệng
Cân dọc:
- Chia trục mắt làm 5 phần: 3 phần ở giữa là 2 mắt và sống mũi
- Cân chân mũi với mí tai dưới
- trục miệng với góc má
Khối cầu hộp sọ
B - Nhìn nghiêng:
- Đo độ lệch mặt thẳng
- Các đường ngang chia theo mặt thẳng sẽ thành các cung
C- Mặt ngước
- Đo độ ngước
D- Mặt cúi
- Đo độ cúi
Tô bóng
Theo các mảng (plane)
Đèn luôn chiếu 1 bên, sẽ phân độ chiếu sáng các mảng thành 3 phần: mảng sáng, mảng trung gian và mảng tối
sẽ có phần tối của mảng sáng sáng hơn phần sáng của mảng tối
Vẽ mặt phụ nữ
Vẽ mặt trẻ em
Những tỉ lệ chuẩn mặt người trưởng thành
mặt đàn ông:
mặt phụ nữ
Trục dọc:
- Đỉnh đầu - trục mắt - cằm (Đỉnh đầu là chóp đầu không tính tóc)
- Đitnh trán - Trục mắt - Chân mũi - Cằm (Đỉnh trán là nơi chuyển qua mặt trên của đầu, trục mắt là trục ngang đi qua 2 mắt)
- chân mũi - cạnh môi dưới - cằm
Trục ngang
- góc má cân ngang miệng
- mí dưới tai cân với chân mũi
- mắt - khoảng giữa mắt - mắt
Phương pháp vẽ đầu tượng – Chân dung
( dành cho đầu người từ 18 tuổi trở lên)
I.Tỷ lệ trung bình đầu người
Trục ngang (của mặt) song song với nhau
+ song song tuyệt đối: Góc chính diện
+ song song tương đối: Góc chéo
Xác định đường tầm mắt trên tượng. (hay còn gọi là đường chân trời, thường ta lấy đường tầm mắt ở phía trên đầu tượng, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)
Trục dọc (của mặt): là đường cong đều đi qua 4 điểm:
- Đỉnh đầu
- Điểm giữa 2 lông mày
- Điểm giữa chân mũi
- Điểm giữa cằm
Trong trường hợp đặc biệt nó thành đường thẳng Góc chính diện
Tính chất: trục dọc chia mặt ra làm 2 phần bằng - đối xứng với nhau.
Những tỉ lệ phụ:
+ chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt
+ khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con
+ khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt
(những tỉ lệ này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế cần phải dựa vào mẫu để có được tỉ lệ chính xác nhất. Với kinh nghiệm của mình, thì khi thi, nếu các bạn thuộc những tỉ lệ này thì vào dựng hình rất nhanh, mà sự sai sót hầu như không đáng kể)
Tô bóng chân dung:
- Viết chì 3B, 6B gắn cán dài
- Hình đã dựng hoàn chỉnh
- Hình đã phân diện hoàn chỉnh
Độ sáng tối có nhiều thang bậc khác nhau. Trong 1 bức họa ta có độ sáng trong mảng tối và độ tối trong mảng sáng, làm sao cho "độ sáng trong mảng tối" đậm hơn "độ tối trong mảng sáng" ? Nếu không tách được độ sáng tối ở mức độ như trên thì hình sẽ phảng lì, không cho cảm giác khối, 3 chiều.. để giải quyết vấn đề này các họa sĩ tìm ra kỹ thuật phân diện, dựa trên hình thái giải phẫu cơ thể, khuôn mặt..
II.DỰNG HÌNH
Có tất cả 7 bước khi dựng đầu tượng.
Ta lấy bố cục theo chiều dọc tờ giấy. Canh sao cho đầu tượng từ 18 – 21 cm (gần bằng 1 gang tay)
1.Tìm tỉ lệ từ đỉnh đầu đến cằm bằng bao nhiêu phần từ đỉnh đầu đến bệ đỡ.
2.Tìm các trục ngang và phương của nó (độ nghiêng của nó – với Góc vẽ chéo)
Thường ta tìm 5 trục chính sau:
-Trục mắt
-Trục chân mũi
-Trục lông mày
-Trục trán (nếu thấy, vì có thể bị tóc che mất)
-Trục môi dưới
3.Tìm chiều ngang của đầu tượng (nên lấy chiều ngang này để kiểm tra lại các tỉ lệ ở trên)
4.Vẽ chu vi tượng (đầu người)
Ta vẽ bắt đầu từ 2 điểm giới hạn đầu tượng (đầu người) theo phương ngang.
(điểm trước có thể là xương ghò má, và điểm sau có thể là tóc; ở đây dùng cho góc nhìn chéo)
Sau khi vẽ xong chu vi, ta kiểm tra tỉ lệ kĩ! Sau đó mới vẽ bục tượng. (lúc này, ta nên để mắt nghỉ chừng 1 phút, sau đó quan sát lại bài mình sẽ dễ phát hiện ra chỗ sai hơn)
5.Tìm trục mặt dọc: tìm từ giao điểm của chu vi và các trục mắt – chân mũi – lông mày – trán – môi dưới (đã nói ở bước 2)và từ đó ta lấy trung điểm, sẽ được các điểm như điểm giữa 2 mắt, chân mũi, điểm giữa lông mày, đỉnh trán (nếu thấy), trung điểm môi dưới.
6.Dựng chi tiết bên trong
Không nên vẽ nét vội, chỉ chấm những điểm nhỏ, so sánh với các chi tiết khác. Lúc này ta nên đo ít, quan sát là chủ yếu!
Dùng dây rọi để biết được hướng xiên của mũi (có áp dụng luật xa gần: phần sống mũi ở gần mắt ta hơn có bề ngang lớn hơn so với phần sống mũi ở gần 2 khóe mắt)
Khi tìm được “điểm mới”, ta so sánh nó với “điểm cũ” tạo ra sự chặt chẽ!
7.Lên bóng đậm nhạt theo hệ thống
-Tượng phải có “điểm nhấn”, “độ trong” (vì tượng làm bằng thạch cao)
-Phân mảng sáng tối chính xác: sáng, tối, phản quang.
Theo kinh nghiệm của bản thân “lên bóng nhạt, ta càng dễ sửa”. Với các bạn có khả năng đi bóng tốt bằng chì 4B, 5B.. thì không cần làm theo cách này. Do mình hồi đó thi rất sợ tô bóng nên lên bóng rất nhạt, chỉ lúc còn 30’ mới bắt đầu nhấn nhá!
Mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn! Chúc các bạn thành công trong kì thi sắp tới!
Phương pháp vẽ đầu tượng.
Friday, 12. June 2009, 12:36:10
tuong thach cao, kien truc, opera, phuong phap ve dau tuong
Nhân tiện ngày thi đại học sắp đến, Minh muốn đóng góp bài viết này cho các bạn thi vẽ đầu tượng. Để các bạn có thể bổ sung thêm cho kiến thức của mình và vượt qua kì thi đại học sắp tới. Bài viết đây có thể không đáp ứng hết mọi kiến thức các bạn cần, nếu có gì thắc mắc, các bạn hãy để lại comment, mình sẽ cố gắng giải đáp thắc mắc của các bạn.
Địa chỉ cần tham khảo: http://mythuatvietnam.info/forum/
Phương pháp vẽ đầu tượng – Chân dung
( dành cho đầu người từ 18 tuổi trở lên)
I.Tỷ lệ trung bình đầu người
Trục ngang (của mặt) song song với nhau
+ song song tuyệt đối: Góc chính diện
+ song song tương đối: Góc chéo
Xác định đường tầm mắt trên tượng. ( hay còn gọi là đường chân trời, thường ta lấy đường tầm mắt ở phía trên đầu tượng, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình)
Trục dọc (của mặt): là đường cong đều đi qua 4 điểm:
•Đỉnh đầu
•Điểm giữa 2 lông mày
•Điểm giữa chân mũi
•Điểm giữa cằm
Trong trường hợp đặc biệt nó thành đường thẳng Góc chính diện
Tính chất: trục dọc chia mặt ra làm 2 phần bằng - đối xứng với nhau.
Những tỉ lệ phụ:
+ chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt
+ khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con
+ khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt
(những tỉ lệ này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế cần phải dựa vào mẫu để có được tỉ lệ chính xác nhất. Với kinh nghiệm của mình, thì khi thi, nếu các bạn thuộc những tỉ lệ này thì vào dựng hình rất nhanh, mà sự sai sót hầu như không đáng kể)
II.DỰNG HÌNH
Có tất cả 7 bước khi dựng đầu tượng.
Ta lấy bố cục theo chiều dọc tờ giấy. Canh sao cho đầu tượng từ 18 – 21 cm (gần bằng 1 gang tay)
1.Tìm tỉ lệ từ đỉnh đầu đến cằm bằng bao nhiêu phần từ đỉnh đầu đến bệ đỡ.
2.Tìm các trục ngang và phương của nó (độ nghiêng của nó – với Góc vẽ chéo)
Thường ta tìm 5 trục chính sau:
-Trục mắt
-Trục chân mũi
-Trục lông mày
-Trục trán (nếu thấy, vì có thể bị tóc che mất)
-Trục môi dưới
3.Tìm chiều ngang của đầu tượng (nên lấy chiều ngang này để kiểm tra lại các tỉ lệ ở trên)
4.Vẽ chu vi tượng (đầu người)
Ta vẽ bắt đầu từ 2 điểm giới hạn đầu tượng (đầu người) theo phương ngang.
(điểm trước có thể là xương ghò má, và điểm sau có thể là tóc; ở đây dùng cho góc nhìn chéo)
Sau khi vẽ xong chu vi, ta kiểm tra tỉ lệ kĩ! Sau đó mới vẽ bục tượng. (lúc này, ta nên để mắt nghỉ chừng 1 phút, sau đó quan sát lại bài mình sẽ dễ phát hiện ra chỗ sai hơn)
5.Tìm trục mặt dọc: tìm từ giao điểm của chu vi và các trục mắt – chân mũi – lông mày – trán – môi dưới (đã nói ở bước 2)và từ đó ta lấy trung điểm, sẽ được các điểm như điểm giữa 2 mắt, chân mũi, điểm giữa lông mày, đỉnh trán (nếu thấy), trung điểm môi dưới.
6.Dựng chi tiết bên trong
Không nên vẽ nét vội, chỉ chấm những điểm nhỏ, so sánh với các chi tiết khác. Lúc này ta nên đo ít, quan sát là chủ yếu!
Dùng dây rọi để biết được hướng xiên của mũi (có áp dụng luật xa gần: phần sống mũi ở gần mắt ta hơn có bề ngang lớn hơn so với phần sống mũi ở gần 2 khóe mắt)
Khi tìm được “điểm mới”, ta so sánh nó với “điểm cũ” tạo ra sự chặt chẽ!
7.Lên bóng đậm nhạt theo hệ thống
-Tượng phải có “điểm nhấn”, “độ trong” (vì tượng làm bằng thạch cao)
-Phân mảng sáng tối chính xác: sáng, tối, phản quang.
Theo kinh nghiệm của bản thân “lên bóng nhạt, ta càng dễ sửa”. Với các bạn có khả năng đi bóng tốt bằng chì 4B, 5B.. thì không cần làm theo cách này. Do mình hồi đó thi rất sợ tô bóng nên lên bóng rất nhạt, chỉ lúc còn 30’ mới bắt đầu nhấn nhá!
Mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn! Chúc các bạn thành công trong kì thi sắp tới!