Việc tìm hiểu quá trình hình thành đất nước việt nam với 54 dân tộc thật sự không đơn giản, do bởi hình hài đất nước thay đổi theo từng thời kỳ và con người sống trên đó cũng vậy.

Hãy thử hướng ánh mắt về quá khứ từ thưở bình minh, bạn sẽ thấy những cuộc thiên di khổng lồ của những chủng tộc người nguyên thuỷ, những cuộc xâm chiếm không ngừng của những thế lực ngoại bang và các triều đại nối tiếp nhau luân phiên gìn giữ bờ cõi đất nước.

Chúng ta hãy tìm về cội nguồn dân tộc qua lăng kính mỹ thuật trên những hiện vật khai quật được trên mỗi di chỉ khảo cổ nỗi tiếng việt nam.

CÁC THỜI KỲ

1. Mỹ thuật thời kỳ hình thành cơ tầng văn hoá nghệ thuật bản địa
2. Mỹ thuật thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt
2.1. Mỹ thuật thời kỳ văn hoá Đông Sơn
1.2.1. Các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương
a. Giai đoạn Phùng Nguyên
b. Giai đoạn Đồng Đậu
c. Giai đoạn Gò Mun
d. Giai đoạn Đông Sơn
1.2.1.2. Thành tựu mỹ thuật thời Hùng Vương
1.2.1.3. Nhận xét chung về mỹ thuật thời Hùng Vuơng
1.2.2. Đặc điểm mỹ thuật nền văn hóa Sa Huỳnh
1.2.3. Đặc điểm mỹ thuật nền văn hóa Đông Nam Bộ
1.3. Thời kỳ giao lưu văn hoá với Trung Hoa và khu vực
Hình thành văn hoá truyền thống Việt Nam

1.3.1. Mỹ thuật thời Bắc thuộc
1.3.2. Mỹ thuật Chăm Pa
1.3.3. Đặc điểm mỹ thuật văn hoá Óc Eo (Phù nam)
1.3.4. Đặc điểm mỹ thuật Thánh địa Cát Tiên
1.4. Mỹ thuật thời kỳ văn hoá Đại Việt (938 - cuối thế kỷ XIX)
1.4.1. Mỹ thuật các đời phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 -1009)
1.4.2. Mỹ thuật thời Lý
1.4.3. Mỹ thuật thời Trần (1226 -1400), thời Hồ (1400-1407)
1.4.4. Mỹ thuật thời Lê sơ (1427-1525)
1.4.5. Mỹ thuật thời Mạc (thế kỷ XVI)
1.4.6. Mỹ thuật thế kỷ XVII-XVIII (thời vua Lê chúa Trịnh, Trịnh - Nguyễn phân tranh và Tây Sơn)
1.4.7. Mỹ thuật thời Nguyễn
1.5. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam
1.5.1. Sự hình thành và phát triển mỹ thuật Việt Nam hiện đại
1.5.2. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ 1925 đến 1945
1.5.3. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại 1945-1975
1.5.3.1. Mỹ thuật giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 -1954
1.5.3.2. Mỹ thuật giai đoạn 1954-1975
Mỹ thuật ở miền Bắc giai đoạn 1954-1964
Mỹ thuật ở miền Bắc giai đoạn 1964 -1975
Mỹ thuật miền Nam trong vùng bị tạm chiếm giai đoạn 1945-1975
Mỹ thuật miền Nam trong vùng giải phóng giai đoạn 1945-1975
1.5.4. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ năm 1975 đến nay
1.5.4.1. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại giai đoạn 1975-1985
1.5.4.2. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ 1986 đến nay

Nguồn gốc tổ tiên người việt nam và quá trình hình thành 54 dân tộc

Chthsáng to mthut Vit Nam

Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đưa ra các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc dân tộc Việt Nam:

  • Dân tộc Việt Nam gắn bó, liên quan với cư dân quần đảo Thái Bình Dương (Codes, Finot).
  • Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc bản địa (Maspero, Lê Văn Siêu).
  • Dân tộc Việt Nam từ Hoa Nam xuống (Đào Duy Anh, Cổ sử Trung Hoa).
  • Dân tộc Việt Nam vốn là người Indonesien (còn gọi là cổ Mã Lai) từ vùng Tây Tạng xuống

Theo PGS Trần Lâm Biền trích dẫn nghiên cứu của GS Từ Chi thì gốc gác bản địa nhất của người Việt là thuộc hệ tộc Môn-Khơ me. Tộc người này sống tràn lan khắp vùng bán đảo và một phần ờ bên kia biên giới Việt-Trung.

Hệ thứ hai đáng quan tâm, mang tính bản địa và bán bản địa, đó là hệ Tạng-Miến được coi như di chuyển theo triền sông Hồng xuống, rồi hội tụ với người Môn - Khơ me ở Tây Bắc và cả ở Việt Bắc.

Vào khoảng xấp xỉ 3000 năm về trước, người Hán ờ phương Bắc Trung Hoa lục địa do “bùng nổ” về dân số (?) họ tràn xuống phía Nam và nhất là vùng ven biển, đã ép nhiều tộc Việt phải thiên di, trong đó có hệ Tày-Thái, đó là hệ thứ ba tràn vào đất Việt Nam hiện nay, hệ này có mặt cả ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Lào. Thái Lan và một số nơi khác.

Hệ thứ tư, trọng tâm là người Đản, giáp biển, mở cuộc thiên di ra ngoài khơi để chuyển hóa thành hệ Nam Đảo hay Mã Lai đa đảo, họ thâm nhập vào đất Việt qua những triền sông, đi ngược lên, hội tụ với các hệ tộc đã có ở nơi đây và một bộ phân lớn khác đổ bộ vào miền Trung để tạo nên vương quốc Chăm và các tộc người Ê Đê, Gia Rai....Cũng có thể nghĩ họ là cư dân chính của quốc gia hải đảo Indonexia và Malaixia.

Cũng theo cố GS Từ Chi, bốn hệ cơ bản này cùng một số tộc thiểu số khác có thể đã hội nhập với nhau chung sống, hòa trộn làm nảy sinh ra hệ Việt -Mường.

Các cách giải thích này không mâu thuẫn nhau mà lại bổ sung cho nhau.

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất cho thấy Việt nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi hình thành loài người, đâỵ chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương nam (Ja. V. Chesnov, 1976)

Khoảng 40-50 vạn năm trước khí hậu Việt Nam mang nặng tính chất nhiệt đới, nóng ẩm, thích hợp cho sự sinh sống . Với những vết tích còn lại như răng người vượn hóa thạch phát hiện tại hang Thẩm Khuyên (Bình Gia- Lạng Sơn ), tại Núi Đọ (Thanh Hóa), Dầu Giây (Đồng Nai) tìm thấy những công cụ đá thô sơ (mảnh tước, rìu tay ) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ cách nay 30 vạn năm... Chứng tỏ người vượn (Homo Erectus) đã có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam. Lúc này loài người còn sống thành bầy đàn chưa phân chia chủng tộc.

Đến 2 vạn năm cách ngày nay loài người mới hình thành 3 chủng tộc chính: chủng Mongoloid (da vàng) sống ở châu Á, Australoid (da đen) sống ở châu úc, châu Phi và chủng Europoid (da trắng) sống ở châu Âu.

Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể được hình dung theo 3 giai đoạn

  1. Vào cuối thời kỳ đồ đá cũ có một dòng người thuộc chùng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về Đông Nam tới vùng Đông nam Á cổ đại đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melannesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid ) dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã-lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp, hốc mũi hơi rộng, môi dày, mí mắt cố nếp rõ. Từ đây lan tỏa ra và cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại: phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn -độ, phía đông tới vùng quần đảo Phi-lip-pin và nam tới các quần đảo Indonesia.
  2. Từ thời kỳ đồ đá mới đến đầu đồ đồng quá trình hỗn chủng vẫn tiếp tục diễn ra giữa chủng lndonesien và chủng Mongoloid nên đã hình thành chủng Nam Á (Austroasiatique) với các nét đặc trưng Mongoloid càng ngày càng nổi trội.
  3. Từ đầu thiên niên kỷ II TCN đến đầu công ngụyên (sử cũ là 2789 TCN) chủng Nam Á phân hóa thành nhiều tộc người mà cổ thư của Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt như Điền Việt, Mân Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt....sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ ngày nay. Ban đầu mỗi khối cư dân này có một tiếng nói riêng như Môn- Khơ mer, Việt- Mường, Tày- Thái, Mèo- Dao. Quá trình chia tách này tiếp tuc diễn tiến dẫn đến sự hình thành các dân tộc cụ thể (cùng với sự chia tác ngôn ngữ),. Người Việt đã tách ra từ khối Việt - Mường vào khoảng thế kỷ VII.

Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dãy Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người Indonesien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này vẫn còn lưu giữ được nhiều đặc điểm truyền thống văn hóa cổ truyền Australoid. Đó là tổ tiên của người Chàm, Raglai, Ê đê, Chu ru, Stiêng.... Nói chung dân tộc Việt Nam ngày nay có 54 tộc người trong đó tộc người Việt (kinh) thuộc nhóm Nam Á chiếm đa số.

Nói tóm lại, nguồn gốc người Việt thuộc chủng Indoneslen cùng với các chủng Đông Nam Á tiền sử. Cho nên văn hóa việt Nam nằm trong quỹ đạo văn hóa Đông Nam Á. Trong quá trình phân hóa, các dân tộc việt hình thành nền văn hóa đặc thù, có một nguyên bản riêng, có tính thống nhất trong đa dạng.

II.- Đặc điểm văn hoá xã hội Việt Nam

- Vị trí địa lý

- Loại hình văn hoá: Văn hoá gốc nông nghiệp điển hình: định canh, định cư, vai trò người phụ nữ được đề cao, sống thiên về tình cảm...

- Tín ngưỡng: Đa thần

- Tư duy: tổng hợp, các tôn giáo lớn trên thế giới đều cỏ mặt, trong đó có ba tôn giáo ảnh hưởng mạnh đến mỹ thuật truyền thống là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.

- về xã hội: Công nguyên thủy - nhà nước sơ khai (thời vua Hùng) - trên 1000 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị đồng hoá - 938 giành được độc lập, xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền — đến cuối TK XIX bị Pháp đô hộ biến nước ta thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa - 1945 cách mạng tháng Tám thành công nước VNDCCH ra đời mở ra một trang sử mới cho dân tộc

C.- TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Hậu kỳ Thời đại đồ đá cũ
Văn hóa Ngườm (23.000 TCN)
Văn hóa Tràng An (23.000 TCN - 1000 TCN)
Văn hóa Sơn Vi (20.000 - 12.000 TCN)
Văn hóa Soi Nhụ (18.000 - 7.000 TCN)
Thời đại đồ đá mới
Văn hóa Hòa Bình (12.000 - 10.000 TCN)
Văn hóa Bắc Sơn (10.000 - 8.000 TCN)
Văn hóa Quỳnh Văn (8.000 - 6.000 TCN)
Văn hóa Cái Bèo (7.000 - 5.000 TCN)
Văn hóa Đa Bút (6.000 - 5.000 TCN)
Thời đại đồ đồng đá
Văn hóa Hạ Long (3.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Phùng Nguyên (2.000 - 1.500 TCN)
Văn hóa Cồn Chân Tiên, Hoa Lộc
Văn hóa Tiền Sa Huỳnh (2.000 - 1.000 TCN)
Trung kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Đồng Đậu (1.500 - 1.000 TCN)
Hậu kỳ thời đại đồ đồng
Văn hóa Gò Mun (1.000 - 600 TCN)
Thời kỳ đồ sắt
Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100)
Văn hóa Sa Huỳnh (1.000 TCN - 200)
Văn hóa Đồng Nai (1.000 TCN - 0)

Cùng với các dân tộc Đông Nam Á, nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã được định vị từ thời tiền sử, tức là khi có con người trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Arnold Toynbee thì "từ xưa đến nay có 34 nền văn minh lâu đời. văn minh Việt Nam là một trong 18 nền văn minh còn tồn tại và phát triển trong thế giới hiện đại". Từ thời tiền sử cho đến hiện đại, tiến trình văn hoá Việt Nam có thể trải qua 5 thời kỳ lớn.


http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/2530-hinh-anh-tuyet-dep-ve-cac-trang-phuc-lich-su-viet-nam2
http://www.reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/3108-hinh-anh-quy-gia-ve-viet-nam-tren-tap-chi-phap-1889

No comments

Leave your comment

In reply to Some User