PHẦN I. KHÁI QUÁT TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM

A. KHÁI LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT

I- Nghệ thuật là gì?

  1. Quan điểm về nghệ thuật của các nhà mỹ học trước Mác

a)- Mỹ học duy tâm

Mỹ học duy tâm: nghệ thuật là sự biểu hiện của tình cảm thần thánh, của ý chí thượng đẳng siêu nhiên.

Mỹ học duy tâm khách quan quan niệm nghệ thuật là sự biểu hiện của thế giới ý niệm.

Mỹ học duy tâm khách chủ quan nhìn thấy bản chất cùa nghệ thuật trong một thứ cảm giác đặc biệt.

Vào đầu TK XX, mỹ học các nước phương Tây phổ biến khá sâu rộng những quan điểm duy tâm chủ quan dựa trên triết học hiện tượng luận. Những lý thuyết nghệ thuật như Di nhập tình cảm của Lippa, Cự ly tâm lý của Bullough, hoặc Trực giác hình thể của Krosse,...đều là những biến thái khác nhau của quan niệm cho rằng, thế giới vốn trung lập về mặt thẩm mỹ, nghĩa là nó không xấu, không đẹp. Các cá nhân đã đem lại linh hồn 1 cho thế giới, làm cho nó trở thành thế giới thẩm mỹ, thiên nhiên phong phú lên là nhờ những gì mà nghệ thuật của con người cho nó vay mượn.

b)- Mỹ học duy vật

Từ thời cổ đại, nhà triết học duy vật Arixtot đã tìm thấy tính vật chất của nghệ thuật, ông quan niệm nghệ thuật bắt nguồn từ giới tự nhiên, nó có nguồn gốc từ đời sống hiện thực của con người với lý thuyết bắt chước: nghệ thuật là sự bắt chước khéo léo, tinh xảo các mô hình ở thế giới tự nhiên hiện thực - mô phỏng giới tự nhiên - để làm ra những sản phẩm mới cao hơn hiện thực tự nhiên. Theo ông, nghệ thuật bắt chước “Người mẹ” tự nhiên, là phương tiện để thanh lọc cảm xúc của con người, là phương tiện giáo dục con người trở nên cao thượng và đẹp đẽ.

Các nhà dân chủ cách mạng Nga TK XIX như Bielinxki, Đobroliubop, Tsecnusepxki đã khẳng định nghệ thuật không gì khác là mối quan hệ giữa con người với thế giới, hơn nữa, nghệ thuật còn là mối liên hệ không tách rời giữa con người với xã hội. Dù có một bước tiến dài, nhưng các nhà mỹ học thời kỳ này vẫn bị hạn chế trong các cách nhìn máy móc, siêu hình về nghệ thuật. Họ coi giá trị cao nhất của nghệ thuật là “bản sao cuộc sống” - nghệ thuật chính là cuộc sống

2_ Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lenin về nghệ thuật

Nghệ thuật cũng như bất cứ hình thái ý thức xã hội nào khác, là một hình thức phản ánh thế giới của ý thức con người. Cũng như khoa học, đạo đức, tôn giáo, triết học, pháp quyền, không phải là cái gì thuộc thần linh hư ảo, nghệ thuật như Lenin nói là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, tức chúng đều là hình ảnh (tư tưởng) phản ánh thế giới hiện thực của ý thức con người.

Tác phẩm nghệ thuật theo Mác - Angghen là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo của tư tưởng con người (nghệ sĩ). Sự phản ánh nghệ thuật không phải là cái gì siêu ý thức, thiên khải (ánh sáng của thượng đế), nó bao giờ cũng tuân theo những quy luật chung nhất trong sự nhận thức của con người; nó là một trong rất nhiều hình thức khác nhau của quá trình nhận thức

II. Nguồn gốc và sự ra đời nghệ thuật

        • Nghệ thuật ra đời từ lao động
        • Nghệ thuật ra đời do nhu cầu giao tiếp
        • Nghệ thuật ra đời cùng với tín ngưỡng, tôn giáo
        • Nhu cầu thẩm mỹ đẻ ra nghệ thuật

III. Bản chất xã hội và thuộc tính của nghệ thuật

1. - Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc thù

      1. Đời sống xã hội quy định đời sống nghệ thuật
      2. Tính độc lập tương đổi của ý thức thẩm mỹ
      3. Sức mạnh tác động trở lại của nghệ thuật đối với đời sống xã hội

2. - Những thuộc tính xã hội cơ bản của nghệ thuật

      1. Tính giai cấp
      2. Tính nhân dân
      3. Tính cá nhân, tính dân tộc, tính quốc tế

B. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM

I.- Chủ thể sáng tạo mỹ thuật Việt Nam

Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đưa ra các giả thuyết khác nhau về nguồn gốc dân tộc Việt Nam:

      • Dân tộc Việt Nam gắn bó, liên quan với cư dân quần đảo Thái Bình Dương (Codes, Finot).
      • Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc bản địa (Maspero, Lê Văn Siêu).
      • Dân tộc Việt Nam từ Hoa Nam xuống (Đào Duy Anh, Cổ sử Trung Hoa).
      • Dân tộc Việt Nam vốn là người Indonesien (còn gọi là cổ Mã Lai) từ vùng Tây Tạng xuống

Theo PGS Trần Lâm Biền trích dẫn nghiên cứu của GS Từ Chi thì gốc gác bản địa nhất của người Việt là thuộc hệ tộc Môn-Khơ me. Tộc người này sống tràn lan khắp vùng bán đảo và một phần ờ bên kia biên giới Việt-Trung.

Hệ thứ hai đáng quan tâm, mang tính bản địa và bán bản địa, đó là hệ Tạng-Miến được coi như di chuyển theo triền sông Hồng xuống, rồi hội tụ với người Môn - Khơ me ở Tây Bắc và cả ở Việt Bắc.

Vào khoảng xấp xỉ 3000 năm về trước, người Hán ở phương Bắc Trung Hoa lục địa do “bùng nổ” về dân số (?) họ tràn xuống phía Nam và nhất là vùng ven biển, đã ép nhiều tộc Việt phải thiên di, trong đó có hệ Tày-Thái, đó là hệ thứ ba tràn vào đất Việt Nam hiện nay, hệ này có mặt cả ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Lào. Thái Lan và một số nơi khác.

Hệ thứ tư, trọng tâm là người Đản, ở giáp biển, mở cuộc thiên di ra ngoài khơi để chuyển hóa thành hệ Nam Đảo hay Mã Lai đa đảo, họ thâm nhập vào đất Việt qua những triền sông, đi ngược lên, hội tụ với các hệ tộc đã có ở nơi đây và một bộ phân lớn khác đổ bộ vào miền Trung để tạo nên vương quốc Chăm và các tộc người Ê Đê, Gia Rai....Cũng có thể nghĩ họ là cư dân chính của quốc gia hải đảo Indonexia và Malaixia.

Cũng theo cố GS Từ Chi, bốn hệ cơ bản này cùng một số tộc thiểu số khác có thể đã hội nhập với nhau chung sống, hòa trộn làm nảy sinh ra hệ Việt -Mường.

Các cách giải thích này không mâu thuẫn nhau mà lại bổ sung cho nhau.

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất cho thấy Việt nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi hình thành loài người, đâỵ chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương nam (Ja. V. Chesnov, 1976)

Khoảng 40-50 vạn năm trước khí hậu Việt Nam mang nặng tính chất nhiệt đới, nóng ẩm, thích hợp cho sự sinh sống . Với những vết tích còn lại như răng người vượn hóa thạch phát hiện tại hang Thẩm Khuyên (Bình Gia- Lạng Sơn ), tại Núi Đọ (Thanh Hóa), Dầu Giây (Đồng Nai) tìm thấy những công cụ đá thô sơ (mảnh tước, rìu tay ) thuộc sơ kỳ đồ đá cũ cách nay 30 vạn năm... Chứng tỏ người vượn (Homo Erectus) đã có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam. Lúc này loài người còn sống thành bầy đàn chưa phân chia chủng tộc.

Đến 2 vạn năm cách ngày nay loài người mới hình thành 3 chủng tộc chính: chủng Mongoloid (da vàng) sống ở châu Á, Australoid (da đen) sống ở châu úc, châu Phi và chủng Europoid (da trắng) sống ở châu Âu.

Quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể được hình dung theo 3 giai đoạn

a- Vào cuối thời kỳ đồ đá cũ có một dòng người thuộc chùng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về Đông Nam tới vùng Đông nam Á cổ đại đã diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melannesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid ) dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã-lai) với nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp, hốc mũi hơi rộng, môi dày, mí mắt cố nếp rõ. Từ đây lan tỏa ra và cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại: phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn -độ, phía đông tới vùng quần đảo Phi-lip-pin và nam tới các quần đảo Indonesia.

b.- Từ thời kỳ đồ đá mới đến đầu đồ đồng quá trình hỗn chủng vẫn tiếp tục diễn ra giữa chủng lndonesien và chủng Mongoloid nên đã hình thành chủng Nam Á (Austroasiatique) với các nét đặc trưng Mongoloid càng ngày càng nổi trội.

c.- Từ đầu thiên niên kỷ II TCN đến đầu công ngụyên (sử cũ là 2789 TCN) chủng Nam Á phân hóa thành nhiều tộc người mà cổ thư của Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt như Điền Việt, Mân Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Lạc Việt....sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới Bắc Trung Bộ ngày nay. Ban đầu mỗi khối cư dân này có một tiếng nói riêng như Môn- Khơ mer, Việt- Mường, Tày- Thái, Mèo- Dao. Quá trình chia tách này tiếp tuc diễn tiến dẫn đến sự hình thành các dân tộc cụ thể (cùng với sự chia tech ngôn ngữ),. Người Việt đã tách ra từ khối Việt - Mường vào khoảng thế kỷ VII.

Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dãy Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của ngươi Indonesien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này vẫn còn lưu giữ được nhiều những đặc điểm truyền thống văn hóa cổ truyền Australoid. Đó là tổ tiên của người Chàm, Raglaỉ, Ê đê, Chu ru, Stiêng.... Nói chung dân tộc Việt Nam ngày nay có 54 tộc người trong đó tộc người Việt (kinh) thuộc nhóm Nam Á chiếm đa số.

Nói tóm lại, nguồn gốc người Việt thuộc chủng Indoneslen cùng với các chủng Đông Nam Á tiền sử. Cho nên văn hóa việt Nam nằm trong quỹ đạo văn hóa Đông Nam Á. Trong quá trình phân hóa, các dân tộc việt hình thành nền văn hóa đặc thù, có một nguyên bản riêng, có tính thống nhất trong đa dạng.

II.- Đặc điểm văn hoá xã hội Việt Nam

      • Vị trí địa lý
      • Loại hình văn hoá: Văn hoá gốc nông nghiệp điển hình: định canh, định cư, vai trò người phụ nữ được đề cao, sống thiên về tình cảm...
      • Tín ngưỡng: Đa thần
      • Tư duy: tổng hợp, các tôn giáo lớn trên thế giới đều cỏ mặt, trong đó có ba tôn giáo ảnh hưởng mạnh đến mỹ thuật truyền thống là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.
      • Về xã hội: Công xã nguyên thủy - nhà nước sơ khai (thời vua Hùng) - trên 1000 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị đồng hoá - 938 giành được độc lập, xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền — đến cuối TK XIX bị Pháp đô hộ biến nước ta thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa - 1945 cách mạng tháng Tám thành công nước VNDCCH ra đời mở ra một trang sử mới cho dân tộc

C.- TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

Cùng với các dân tộc Đông Nam Á, nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã được định vị từ thời tiền sử, tức là khi có con người trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Arnold Toynbee thì "từ xưa đến nay có 34 nền văn minh lâu đời. văn minh Việt Nam là một trong 18 nền văn minh còn tồn tại và phát triển trong thế giới hiện đại". Từ thời tiền sử cho đến hiện đại, tiến trình văn hoá Việt Nam có thể trải qua 5 thời kỳ lớn.

1.- Đặc điểm mỹ thuật thời kỳ hình thành cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa (thời tiền sử)

Cơ tầng văn hóa nghệ thuật bản địa là tầng lớp văn hóa cội rễ ban đầu của một địa bàn dân tộc làm nền móng cho sự phát triển văn hóa của các giai đoạn kế tiếp. Cơ tầng văn hóa bản địa Việt Nam hình thành từ thời tiền sử ở trong bối cảnh với các nước Đông Nam Á mà trên lãnh thổ Việt Nam là những chứng tích ở Núi Đọ, Sơn Vi, Hòa Bình.

Thời kỳ này mực nước biển còn thấp hơn khoảng 100 m so với ngày nay. Xen kẽ những thời kỳ hạn là thời kỳ mưa nhiều, khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ, bầy người vượn sống dựa vào hang đá, lùm cây. Sống bằng cách hái lượm và săn bắt.

Tại núi Đọ (Thanh Hóa) đã phát hiện hàng vạn công cụ do người vượn ghè đẽo thô sơ gồm những mảnh tước, những công cụ chặt và một số rìu tay và nạo được ghè đẽo nhiều hơn, có hình dáng cân xứng hơn dùng để cắt, chặt và xẻ thịt. Di chỉ núi Đọ thuộc về thời kỳ tổ chức xã hội đang hình thành. Người vượn đã vượt qua giai đoạn tạp hôn và bước vào giai đoạn tiền thị tộc.

Đến văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ đá cũ (khoảng 10 000 TCN) trên đất nước Việt Nam đã có người khôn ngoan (Homo- sapiens) cư trú. Đây là các bộ lạc săn bắt, hái lượm,dùng đá cuội để chế tác công cụ. Dựa vào kỹ thuật chế tác giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng họ đã có tư duy phân loại, đó là sự lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Người nguyên thủy đã biết dùng Ịửa. Họ chôn người chết cùng với những công cụ ngay nơi cư trú đã nói lên niềm tin của người nguyên thủy về một thế giới khác, mà ở đó người chết vẫn tiếp tục ”sống"

Tại nhiều nơi khác trên đất nước ta từ Sơn La đến Đồng Nai cũng đã tìm thấy nhiều công cụ chặt và rìu tay.

(Ảnh)

Rìu chặt, rìu tay và nạo (Núi Đọ, Thanh Hóa)

Thời đồ đá cũ cách nay 300.000 năm

Riu tay và riu chặt (Giai đoạn đổ đá cũ — tlm thấy tại miền Đông Nam Bộ)

Cách naỵ khoảng một vạn nặm đã có những thay đổị quan trọng. Loài người bước vào thời đại đồ đá giữa. Tiêu biểu cho cho giai đoạn này là văn hóa Hòa Bình (do nhà khảo cổ học người Pháp Madelene Colani phát hiện), cư dân văn hóa Hòa Bình sống chủ ỵếu trong các hang động núi đá vôi, vẫn sống chủ yếu bằng săn bắn và hái lượm. Gần đây, người ta đã tim thấy hạt và quả của nhiều loại cây thuộc họ rau đậu, bầu bí chứng tỏ nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện trong lòng văn hóa Hòa Bình.

Tại hang Đồng nội (xã Đồng Tâm, h. Lạc Thủy, t. Hòa Binh) đã phát hiện 4 hinh khắc trên vách hang sâu tới 2cm. Đó là hình đầu người đàn ông có khuôn mặt gần vuông caọ 31 cm, rộng 34 cm, có đầy đủ mắt mũi miệng và lông mày. Hình đầu người phụ nữ có khuôn mặt hình bán nguyệt cao 13 cm, rộng 18 cm, có mắt mũi miệng nhưng không có lông mày nên trông dịu dàng hơn. Hình đầu người phía trong có kích thước nhỏ hơn, có lẽ đó là đầu một em bé. Đặc biệt cả 3 hình đều có hình gần giống chữ Y (có lẽ là một cách hóa trang để đi săn hoặc cũng có thể là một nghi lễ gắn với hình thức thờ phụng của ngươi Việt cổ).

Bốn hình khắc trên vách hang Đồng nội một mặt chứng tỏ tư duy hình tượng và nghệ thuật của người Việt thời đồ đá giữa đã tiến thêm một bước. Họ đã bộc lộ khả năng quan sát và thể hiện tỷ lệ mặt người, thú tương đối cân đối và hoàn thiện, ngoài ra còn thể hiện tài năng khéo léo với nét chạm khắc thoáng đạt phong phú và độ sâu to nhỏ cứng cáp hoặc mềm mại. Qua đó cũng đã cho chúng ta có thể suy đoán hiểu biết về con người và cuộc sống của họ.

(Ảnh)

Hàng loạt các di tích khác đã chứng tỏ điều này: hang Lam gan (Hòa Bình) thấy một hình cành cây trên một mũi dùi bằng xương, ở Làng bon (Yên lạc-Quảng Ninh) có hình cành lá trên viên đá cuội, hang Nà ca, hang Đông kỵ (Thái Nguyên) tìm thấy những viên đá có khắc những vạch chéo tản ra như nan quạt và giống hình mặt người... Những hình khắc trên có vẻ bí hiểm chắc có liên quan đến tín ngưỡng nào đó của chủ nhân nguyên thủy.

Vào thời kỳ đồ đá mới (-6000 đến -2000) với sự xuất hiện của nông nghiệp cùng việc sản xuất đồ gốm đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong đời sống con người, từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất. Cũng nhờ phương thức sản xuất mới mà con người đã mở rộng không gian sinh tồn. Cho tới nay, các nhà khảo cổ học đã định danh được một số văn hóa, phân bố từ bắc vào nam như mở đầu là văn hóa Bắc sơn tiếp đến là văn hóa Hà giang, văn hóa Mai pha (Lạng sơn), văn hóa Quỳnh văn (Nghệ an), văn hóa Bàu tró (Quảng bình), văn hóa Hạ long (Quảng ninh), Văn hóa Đa bút (Thanh hóa), và những nhóm di tích tại các khu vực vùng núi Tây bắc, vùng Trung bộ, Tây nguyên và Đông nam bộ với những làng định cư lâu dài, ổn định, trong đó bên cạnh quan hệ dòng máu đã xuất hiện ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp.

Về mặt văn hóa do đặc diểm về địa lý và tổ chức xã hội nên đã tách ra những vùng văn hóa mang đặc điểm khác nhau, nhưng những hiện vật liên quan tới mỹ thuật đều được chế tạo từ đá và gốm.

Các công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức được chế tạo khéo léo, chủng loại phong phú mang tính thẩm mỹ cao, ngoài ý nghĩa thực dụng chúng còn là những tác phẩm nghệ thuật. Họ đã biết sử dụng kỹ thuật mài đá, đầu tiên là rìu tứ giác mài lưỡi Bắc sơn với hinh dáng cân đối, tiếp đến xuất hiện rìu có vai, rìu có nấc ở văn hóa Hạ long đến văn hóa Đa bút xuất hiện rìu có vai hơi lệch tiền thân rìu lưỡi xéo sau này.

Những đồ gốm đầu tiên được làm bằng khuôn đan, tiếp đến nặn bằng tay rồi bằng bàn xoay nên kiểu dáng ngày càng phong phú và hoa văn trang trí đa dạng. Bắt đầu là những dấu nan đan, dấu vân tay rồi xuất hiện hoa văn khắc vạch, văn thừng, văn vạch ngắn song song, hoặc cắt chéo nhau tạo thành những ô quả trám, hình chữ S, hoa văn hình tròn, hình hoa bốn cánh, sáu cánh.... Chứng tỏ rằng cư dân thời này đã hình thảnh mỹ cảm. Đặc biệt các hoa văn hình tròn biểu hiện mặt trời phản ánh tư duy về thời gian, về tín ngưỡng thờ mặt trời. Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành một loại nông lịch sơ khai và có tín ngưỡng Thần nông..

Tóm lại, các cư dân Đông Nam Á trong đó có người Việt thời tiền sử đã có những thành tựu vật chất và tinh thần, đặc biệt là nghề nông, tiêu biểu là nghề trồng lúa. Những thành tựu ấy làm nền tảng cho thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt.

Rìu tứ giác mải lưỡi Bắc Sơn

Rìu có vai, rìu có nấc

Văn hóa Hạ Long (Quảng Ninh )

Rìu tứ giác, rìu có vai, rìu cổ nấc mài lưỡi (đồ đá mới Đông Nam Bộ )

Các loại rìu đá tìm thấy tại Lung Leng (Tây Nguyên)

Theo sách “Mỹ thuật của người Việt" của Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng đồ gốm Hoa Lộc (Thanh Hóa) cuối thời đồ đá mới có một bước nhảy vọt. Các vật dụng đều được làm bằng bàn xoay, kiểu dáng phong phú, độ nung khá cao (khoảng 600 độ), tất cả đều được trang trí hoa văn hình học với 18 loại hoa văn phối hợp với nhau tạo thành 40 đồ án trang trí bảo đảm bốn nguyên tắc: nhịp điệu có chu kỳ và biến đổi, đường nét khúc chiết và các khoảng hở nhắc lại ờ tuyến phát triển, và quay ngược chiều tuyến phát triển, phối hợp chấm và gạch.

Một số đồ gốm tìm được ở Minh cầm, Bàu Tró (Quảng Bình) còn được trang trí bằng những băng màu đỏ rộng từ 10 mm đến 25 mm và những vỏ ốc, rìu đá được nhuộm màu đỏ cùng với những miếng thổ hoàng đỏ chôn theo người chết.

(Ảnh)

d). Nhận xét chung về mỹ thuật nguyên thủy Việt Nam

Những hiện vật liên quan tới tư duy thẩm mỹ nghệ thuật đã tìm thấy tại nước ta cách đây khoảng 30 vạn năm. Cho đến nay chúng ta chưa tìm thấy những tác phẩm Điêu khắc, Kiến trúc, hội họa to lớn như ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Anh mà chỉ mới tìm được một số tác phấm nghệ thuật chạm khắc trên chất liệu đá, đất, xương thú. Có lẽ do đặc điểm địa lý, khí hậu, vật liệu xây dựng, đặc điểm đời sống đã không đòi hỏi, không làm nảy sinh những cái to lớn đồ sộ.

Bước đầu các nghệ nhân nguyên thủy đã bộc lộ khả năng quan sát, thể hiện đặc điểm đặc trưng của một số sự vật, hình tượng. Tỷ lệ tương đổi cân đối. Ở một số hình còn thể hiện ý thức bố cục. Ngoài khả năng vẽ hình, người nguyên thủy Việt Nam còn bắt đầu tìm cách sử dụng màu để vẽ trên các bình gốm hoặc nhuộm những mảnh đá, vỏ sò, vỏ ốc, những vật thiêng dành cho người đã mất.

Một số hình khắc người và thú ở hang Đồng Nội, những trang trí trên đồ đá, đồ trang sức và đặc biệt là đồ gốm thời đá mới đã cho thấy sự đặc sắc của tạo dáng và trang trí bằng hoa văn hình học. Từ dáng rìu tứ giác mài lưỡi Bắc Sơn là một trong những chiếc rìu đẹp xuất hiện sớm trên thế giới đến kiểu dáng và hoa văn trang trí các đồ gốm Hạ Long- Hoa Lộc đã cho thấy cảm hứng phong phú của người Việt cổ. “Ít có đồ gốm thời đá mới trang trí hình học phong phú như ở Việt Nam” (Nguyễn Quân). Mạp dù phải đến khi xã hội hình thành, những dấu vết về nghệ thuật tạo hình mới xuất hiện, nhưng những hoạt động sáng tạo này đã đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng cho nghệ thuật tạo hình dân tộc sau này tiếp tục phát triển.

LSMTVN_02 —————————————————————————————

2.- Mỹ thuật thời kỳ xác lập bản sắc văn hóa Việt (thời sơ sử - từ 2000 năm TCN đến đầu CN))

Bản sắc văn hóa là cái cội rễ cá biệt cùng với những vẻ bên ngoài độc đáo về nền văn hóa của một dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái tự thân văn hóa của một dân tộc, tức là đặc tính riêng biệt của một nền văn hóa mà chính bản thân nền văn hóa ấy nhận ra hoặc các dân tộc khác đánh giá. Bản sắc văn hóa Việt Nam được xác lập trong khoảng từ 2000 năm trước công nguyên (chưa có sự xâm lăng của văn hóa Hán). Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại 3 trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn ( miền Bắc ), Sa huỳnh (miền Trung ) và Đồng Nai (miền Nam).

Văn hóa Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) được coi là cốt của người Việt cổ với nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Văn hóa Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa.

Văn hóa Đồng Nai lại là một trong những cội nguồn hình thành văn hóa Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai, Đa Đảo sinh sống vào những thế kỷ sau công nguyên ở vùng Đông vả Tây Nam Bộ (vương quốc Phù Nam).

2.1.- Thành tựu Mỹ thuật thờỉ kỳ văn hoá Đông Sơn

2.1.1- Khái quát văn hóa Đông Sơn

Nhiều học giả thừa nhận: văn hóa Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hóa ở lưu vực sông Hồng, sông Cả, sông Mã. Các nền văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau từ khoảng 2000 đến 700 năm TCN.

Vào khoảng thế kỷ VII TCN, các văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương, tiến tới chỗ hòa chung vào một văn hóa thống nhất - văn hóa Đông Sơn. Đó cũng là lúc các nhóm bộ lạc liên kết lại trong một quốc gia: nước Văn Lang trên một vùng rộng lớn từ biên giới Việt - Trung cho đến bờ sông Gianh (Quảng Bỉnh).

Đến khoảng 253 trước công nguyên, trên cơ sở những thành tựu của thời Văn Lang, vua An Dương Vương xây dựng nhà nước Âu Lạc, là một quốc gia hùng mạnh có nền văn hóa phát triển cao về vật chất và tinh thần ở Đông Nam Á

2.1.2.- Đặc điểm các giai đoạn phát triển văn hóa thời Hùng Vương

a.- Giai đoạn Phùng Nguyên (Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ - khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II TCN) Đây là sơ kỳ thời đại đồng thau.

Kỹ thuật làm đồ đá phát triển đến đỉnh cao, chủng loại phong phú

(ảnh)

Đồ gốm: Bàn xoay đã được sử dụng khá rộng rãi, thành gốm mỏng, mặt ngoài thường tráng một lớp nước phủ nhẵn màu hồng xẫm, hồng nhạt hoặc nâu. Đồ đựng, đồ nấu có số lượng nhiều nhất. Được trang trí hoa văn phong phú. ngoài ra, có các loại khác như dọi xe sợi, đạn tròn, tượng gà, bò...

(Ảnh)

Đặc biệt tìm thấy tượng người đàn ông tại văn Điển bằng đá ngọc, cao 6cm, thân thon dài, mặt trái xoan, mũi thẳng, mắt là hai lỗ nhỏ, hai tay tượng lược bỏ, xong bộ phận sinh dục được nhấn manh.

b.- Giai đoạn Đồng Đậu (Minh Tân, Yên Lạc,Vĩnh Phúc - thuộc nửa sau thiên niên kỷ II TCN)

Thành tựu nổi bật là kỹ thuật luyện đúc hợp kim đổng thau đã phát triển, tạo ra nhiều đồ đồng phong phú với hình dáng tương đối ổn định và chất lượng khá cao. Như những loại rìu hình chữ nhật, giáo hình búp đa, dao phạng, bàn chải (dũa), mũi nhọn (mũi phóng), dao khắc, mũi tên, lưỡi câu, kim và dây nhỏ.

Về đồ đá, ngoài những kiểu loại hiện vật thường thấy trong giai đoạn Phùng Nguyên, xuất hiện một số dạng trang sức mới. Đó là các loại vòng tay cỡ lớn, những hoa tai có 4 núm, những hạt chuỗi hình gối quạ được làm rất chau chuốt, công phu. tỉ mỉ..

(Ảnh)

Đồ gốm đã cho thấy một phong cách mới xuất hiện với xương gốm tương đối dày, nặng, bớt cao, chiều ngang lớn dần cùng với những đường gãy góc ở cổ và thân tương đối rõ ràng. Những thể loại hoa văn men được vẽ bằng bút khắc vạch (nhiều đường song song) như kiểu làn sóng, kiểu hình sâu đo, hình dây thừng, hình chữ S nằm uốn lượn, nối tiếp hoặc lồng vào nhau, hình xoáy trôn ốc, hình tam giác, hình thoi, rẻ quạt....tạo cảm giác phóng khoáng, uyển chuyển. Đặc biệt xuất hiện nhiều tượng súc vật nhỏ bằng gốm (kích thước từ 4 đến 5 cm) như chim, gà, đầu bò sừng nhọn trên u đầu có khía nhiều vạch tượng trưng cho vết giáo đâm trong nghi lễ tế thần.

(ảnh)

c.- Giai đoạn Gò Mun (Tứ Xã, Phong Châu, Phú Thọ ), tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I TCN. Kỹ thuật luyện đúc hợp kim đồng thau đã khá phát triển, đã thấy xuất hiện các loại lưỡi hái, rìu hình lưỡi xéo, chứng tỏ công cụ bằng đồng đã được dùng trong sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý ở di chỉ Vinh Quang (Hà Tâỵ) tìm thấy tượng người đàn ông ngồi bằng đồng, đầu chit khăn, hai tay bó gối và tượng gà trống bằng đồng rất sinh động.

Đồ gốm đã nung với độ lừa khá cao (trên 800 độ C), nên thành gốm rắn chắc, mặt ngoài cùa thành gốm không nhẵn bóng, do có pha vào xương gốm những hạt đá được đập nhỏ. Đặc trưng kiểu dáng gốm Gò Mun là các loại đồ đựng, đồ nấu thường có miệng gãy gập ra phía ngoài, nằm ngang, rộng bản, mặt trên của miệng được trang trí hoa văn, chân đế thấp dần, đáy bằng, hình dáng thanh thoát, loại hình phong phú. Hoa văn trang trí tuy có khởi đầu từ các giai đoạn trước, nhưng đã được hình học hóa. Đã thấy xuất hiện hoa văn hình cá, chim và có thêm một số tượng thú vật khác như chó, đầu rùa.

(Ảnh)

d.- Giai đoạn Đông Sơn (khoảng TK VII TCN đến đầu CN)

Kỹ thuật đúc đồng, luyện kim đã đạt đến trình độ tinh xảo, điêu luyện. Ngoài những công cụ vũ khí, đồ trang sức, hiện vật nổi tiếng chính là những chiếc trống đồng, thạp đồng...

Đồ gốm, tuy vẫn còn lưu giữ những truyền thống kỹ thuật xưa - nhưng đã cho thấy xuất hiện xu hướng thực dụng rõ rệt.

Thời kỳ này đã phát minh và sử dụng đồ sắt với kỹ thuật đúc rèn khá phát triển.

(Ảnh)

Tiêu biểu nhất đồ đồng thau cùng với nghề đúc luyện đồng thau đã phát triển đến đỉnh cao. Trong hợp kim đồng có thiếc và chì, kỹ thuật khuôn và rót hoàn hảo cho phép sản xuất rộng rãi đồ ứng dụng, vũ khí và đồ nghi lễ. Trong sản xuất nông nghiệp (các loại lưỡi cày, cuốc, mai , thuổng....), trong thủ công nghiệp (đục bẹt, đục vũm, nạo, bàn chải, dao...), trong chiến đấu và săn bắn (các loại rìu chiến, dao găm, giáo, búa, mũi tên, áo giáp che ngực...), trong sinh hoạt hàng ngày, trong nghi lễ, lễ hội (trống thạp, thố, bình, lọ, vòng đeo tay...) và rất nhiều đồ đồng minh khí.

(Ảnh)

Trống đồng loai 1, các loại thạp đồng là những loại di vật thể hiện một cách tập trung nhất, cao độ nhất trình độ luyện kim cũng như trình độ văn hóa và xã hội của người Đông Sơn. Bên cạnh đó, nhiều loại hình đồ đồng thau mới được xuất hiện và ổn định thành một bộ di vật rất điển hình, rất độc đáo, thể hiện một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa dân tộc: đó là các loại rìu xẻo (hình bàn chân, hình hia, hình thuyền....), rìu xòe cân, rìu hình chữ nhật; các loại giáo (hình búp đa, hình lá mía, hình thoi...); đó là những loại lưỡi cày, hình cánh bướm, hình tam giác, hình trái tim,...

(Ảnh)

Thành tựu Mỹ thuật thời Hùng Vương

a. - Điêu khắc

Điêu khắc Đông Sơn tuy kích thước còn nhỏ, phần nhiều gắn với đồ ứng dụng nhưng là một bước nhảy vọt so với trước về số lượng, về độ chín muồi về thực tiễn thị giác

Những pho tượng đồng được thể hiện bởi những hình khối khái quát ước lệ nhưng có năng lực diễn tả sinh dộng.

Tượng người cõng nhau thổi khèn cao 8,8cm ở Đông Sơn, người cõng nhún chân múa, người được cõng tay ôm lưng người kia, tay cầm khèn thổi, các đường chạy của khối thân, tay, chân lồng vào nhau như cùng hòa nhịp vào một điệu múa, toát lên cái dí dỏm lạc quan yêu đời

Tượng người quỳ làm chân đèn (Lạch Trường, Thanh hóa) cao 32 cm với cơ thệ trần, bụng thon, hai chân quỳ gập làm đế vững chãi, hai tay bưng khay đèn ngang ngực, từ lưng, vai mọc ra hai gạc cong như sừng hươu, nét mặt toát lên vẻ nhẫn nhục.

Tượng Người ngồi thổi khèn trên cán gáo (Việt Khê- Hái Phòng). Chiếc gáo được tạo dáng thanh thoát, dài 17,8 cm. Tượng tuy nhỏ, song được làm khá chi tiết. Một đầu khèn đặt trên chân, đầu kia tựa vào vòng tròn ờ cán muôi, tỷ lệ người khá cân đổi, tóc búi cao, khối mặt được diễn tả kỹ. Tượng vừa diễn tả được tâm trạng say sưa của người thổi khèn, vừa là tác phẩm nghệ thuật trang trí cho chiếc gáo đẹp hơn.

Đặc biệt trên nắp thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có 4 cặp tượng nam nữ với lối tạo hình đơn giản, cụ thể nhưng mang một ý nghía độc đáo: mong muốn cuộc sống vẫn được tiếp tục mãi mãi.

Những tượng người trên cán dao găm vừa có ý nghĩa trang trí, vừa có ý nghĩa thực tiễn, do vậy phong cách thể hiện có hơi bị gò bó kém sinh động. Tuy nhiên tính chất hiện thực được diễn tả khá công phu, chi tiết với nhiều kiểu dáng khác nhau đã nâng giá trị của các pho tượng này.. Cán dao có độ dài bằng 1/3 dao. Tượng thường được diễn tả tay chống nạnh, đàn bà mặc váy, áo bó sát người, ngực nở, tóc vấn cao, mũ vải hình chóp, hoa tai lớn, đàn ông cời trần, đóng khố với những hoa văn xương cá.

Súc vật cũng được dùng làm tượng cán dao, như ba dao găm Làng Vạc, dao dài 12,6 cm, với cặp rắn lồng vào nhau ngoạm chân voi, dao dài 22.2 cm cặp rắn đỡ hổ, dao dài 27,5 cm với cặp hổ đỡ voi. Không như tượng người, tượng thú trên cán dao găm được biến dạng khá cao như những dây leo xoắn xuýt, cố gắng khái quát thực tế hơn là tả thực.

Ngoài ra còn tìm thấy nhiều tượng thú vật, trong đó con cốc (nhái) nhiều nhất sau đó là rùa, hổ, bò gà chim cá... Một số tượng được diễn tả rất chi tiết, cụ thể, nhưng có một số tượng lại chỉ chú trọng những đặc điểm đặc trưng nhất

(Ảnh)

b.- Nghệ thuật trang trí: Phát triển đạt đến trình độ cao, thể hiện ở đồ trang sức, kiểu dáng các vật dụng và nghệ thuật chạm khắc trang trí.

Hầu hết những đồ đồng này đều được trang trí với những đồ án hoa văn phong phú, được chạm khắc chìm kết hợp chạm khắc nổi tinh xảo. Ngoài những đồ án hình học phỏng theo những hoa văn trang trí trên đồ gốm thuộc giai đoạn Gò Mun, còn có rất nhiều hình tượng sinh động từ thiên nhiên, từ cuộc sống với những đường nét chạm khắc chính xác, khái quát, cô đọng một cách sinh động các đối tượng miêu tả. Những đề tài được diễn tả rất sinh động, hiện thực, đó là những căn nhà sàn, những người múa, giã gạo, đánh trống, chèo thuyền, chim, hươu, cá....

(ảnh)

Trong Văn hóa Đông Sơn trống đồng là chứng nhân tiêu biểu, đầy đủ nhất của thời đại kim khí, có mặt rộng khắp các nước vùng Viễn Đông và Đông nam Á: Việt Nam, Trung Hoa, Indonexia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaixia, Philipin, Mianma.

Trống đồng H.1 là trống xưa nhất, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ III SCN. Thân trống chia làm 3 phần tang trống, thân trống, chân trống rõ rệt. Mặt trống không chờm quá tang trống. Hoa văn trang trí phủ kín mặt và thân. Trống sớm chưa có tượng cóc, hậu kỳ thường xuất hiện 4 nhóm tượng cóc trên mặt trống. Trong trống H1 có 4 trống đẹp nhất: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sông Đà (Việt Nam ) và Khai Hóa (Vân Nam- TQ).

Trống đồng Ngọc Lũ xưa nhắt đẹp nhất. Trống cao 63 cm, tang trống đường kính 79 cm, thân hình trụ tròn thẳng đứng, chân hơi loe hình nón cụt. Giữa tang trống và thân trống có gắn hai cặp quai kép trang trí văn thừng, mặt trống gồm 9 vòng tròn đồng tâm: Vành 1 chính giữa là ngôi sao 14 cánh, giữa các cánh là hoa văn lông công. Vành 2 hoa văn chữ S, chấm gạch, vòng tròn tiếp tuyến. Vành 3 rộng nhất gồm các cảnh nhẩy múa, đánh trống, giã gạo và 4 hình nhà sàn. Vành 4 hoa văn hình tròn có tâm và tiếp tuyến. Vành 5 gồm chim đầu tròn đang bay và hươu. Vành 6 hoa văn vòng tròn có tâm và tiếp tuyến. Vành 7 có 18 chim mỏ dài đang bay, chim mỏ ngắn đứng xen kẽ. Vành 8 hoa văn răng lược và vòng tròn có tâm tiếp tuyến. Vành 9 không trang trí

Tang trống cũng phân chia 3 vành trang trí hoa văn xen kẻ sáu con thuyền, trên thuyền có thuyền trưởng, thủy binh, người lái, người bắn cung, tù binh và hình chim, chó. Thân trống phân thành hai băng ngang trang trí kết hợp với 6 cột trang trí dọc tạo thành 6 ô chữ nhật, trong mỗi ô có hai cặp vũ sĩ hóa trang cầm rìu múa. Chân trống không trang trí.

Do Kỹ thuật khắc chìm kết hợp khắc nổi nên đã tạo ra độ cao thấp cho các hình tượng. Điều này đã tạo ra mảng sáng tối đậm nhạt phong phú cho toàn bộ hình trang trí. Hình nhà cửa, con người, chim thú... đều được diễn tà bằng nét thẳng dứt khoát, khúc triết xen kẽ nét cong tạo sự mềm mại cần thiết. Hình chim đơn giản, rõ ràng thể hiện tính cách điệu cao bên cạnh hình hươu đậm chất hiện thực. Con người và muông thú được diễn tả ở hướng nhìn nghiêng, song cánh, mắt... lại diễn tả ở hướng chính diện theo một quy định rõ ràng. Tất cả đã tạo nên những mô tip trang tri đơn giản song rất sinh động và mang tính cách điệu cao.

c.- Nghệ thuật kiến trúc

Căn cứ vào sử sách và những dấu tích còn lại cho thấy có 2 loại hình kiến trúc phát triển là kiến trúc nhà ở và kiến trúc thành lũy

Kiến trúc nhà ớ: Trong một số di chỉ khảo cổ ở Văn Điển, Đông Sơn còn tìm được cột gỗ dài 4,5 m có đục mộng cách chân cột 1,25 m, cách đầu cột 0,5 m cũng có vết khắc. Phải chăng đó chính là những cây cột vừa dùng để đỡ mái nhà, vừa dùng để đỡ sàn nhà thời Đông Sơn. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có hình nhà sàn theo hai kiểu: Kiểu thứ nhất hình thuyền, trên mái được trang trí hình một hoặc hai con chim cách điệu. Kiểu thứ hai mái tròn hình mui rùa, hai đầu mái là hai hình tròn đồng tâm. Cả hai kiểu nhà sàn đều có cấu trúc cân đối, hài hòa

Kiến trúc thành lũy: Thành Phong Châu của các Vua Hùng đến nay không còn để lại vết tích. Dấu tích kiến trúc thành lũy còn lại đến nay là thành cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) do An Dương Vương xây dựng vẫn còn hiện lên khá rõ

Theo truyền thuyết thành cổ Loa hình xoáy trôn ốc cố 9 vòng. Hiện trạng thành còn ba vòng, được đắp bằng đất, mặt ngoài thẳng đứng mặt trong thoai thoải đề quản ta dễ lèn xuống. Chản thảnh được kè đá, các lớp đất đắp thảnh được rải gốm chống trượt.

Thành nội: hình chữ nhật chu vi 1,2 km song hiện nay chì còn một số đoạn không hoàn chỉnh cao trung bình từ 1 đến 3,5 m rộng trung bình từ 10 đến 15 m. Thành trung: hình tự nhiên, chu vi 6,5 km, song hiện nay chỉ còn hơn một nửa không nguyên vẹn, rộng trung binh 17,5 m cao trung bình 5,4 m. Thành ngoại: hình tự nhiên, chu vi 8 km, nhiều đoạn thành đã bị phá, còn lại một số đoạn, cao trung bình 2,6 m, rộng trung bình 18 m

4.- Nhận xét chung về mỹ thuật thời Hùng Vuơng

a.- Quá trình phát triển mỹ thuật ở thời Hùng Vương là quá trình nhận thức có tính chất ước lệ, khái quát các hiện tượng thiên nhiên chuyển sang quá trình nhận thức đúng đắn thế giới khách quan, nhận thức đúng đắn về con người, hoạt động của con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. NộI dung hiện thực diễn tả cuộc sống về mọi mặt của con người là điểm trội nhất của mỹ thuật thời Hùng Vương.

b.- Mỹ thuật thời Hùng Vương mang tính chất trang trí độc đáo. Nghệ thuật chạm khắc bằng những đường nét hình học khái quát một cách đúng đắn, và thể hiện sinh đọng các đối tượng miêu tả. Những bố cục chạm khắc theo những nhịp điệu khúc triết thỏa mãn yêu cầu trang trí. Nghệ thuật tượng tròn cũng mang tính chất trang trí (thường được gắn kết làm đẹp cho các đồ đồng lớn) được thể hiện bằng những hình khối ước lệ, khái quát nhưng diễn tả chân xác các dáng điệu và tình cảm của đối tượng.

c - Mỹ thuật thời Hùng Vương là sản phẩm của một xã hội còn mang trong lòng những cơ cấu và những thiết chế công xã. Tính chất dân chủ trong nghệ thuật được biểu hiện ở những kích thước đều nhau cùa các đổi tượng nghệ thuật, nhất là việc thể hiện hỉnh người thường theo những tỷ lệ, những khuôn mẫu giống nhau. Trong nghệ thuật tạo hỉnh thời này chưa thấy xuất hiện những hỉnh tượng của thần, của vua như trong nghệ thuật một số quốc gia phương Đống cỏ đại, cũng chưa thấy xuất hiện những hỉnh mẫu mang tinh chẳt thần thoại huyễn bí lối thao thiết trong nghệ thuật thời đại đồ động ở Trung Quốc. Mặc dù so lượng tác phẩm khống nhiều, không hoành tráng như nghệ thuật tạo hình thế giới cùng thời đại nhưng nền mỹ thuật thời kỳ này tạo nền móng, cơ sớ cho một nền mỹ thuật dân tộc ngày càng được pháĩtriển trong các giai đoạn sau.

2.2.- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT TRONG NỀN VĂN HÓA SA HUỲNH VÀ VĂN HÓA ĐÔNG NAM BỘ

a,- ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT TRONG NỀN VĂN HÓA SA HUỲNH

Nét độc đáo của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là kỹ thuật chế tạo đồ sắt bằng phương pháp rèn (khác ngoài Bắc chế tạo bằng phương pháp đúc) với nhiều chủng loại như lao, giáo, kiếm ngắn, mai, liềm, dao và đồ trang sức. Công cụ phổ biến nhất là những lưỡi cuốc sắt có họng tra cán, bản lưỡi hình tam giác với các độ xòe khác nhau. Ngoài ra còn phổ biến loại công cụ gọi là dao rựa.

(Ảnh)

Đồ đồng tuy số lượng không nhiều như đồ đồng Đông Sơn hay Dốc Chùa (văn hóa Đồng Nai) nhưng cũng có những nét riêng độc đáo, tập trung bộ di vật Phú Hòa (Quảng Nam-Đà Nẵng) và Bàu Hòe (Bình Thuận).

(Ảnh)

Nghề gốm cũng rất phát triển, gốm đẹp nhất là gốm Long Trạch, Bàu Trám, sự thống nhất trong phong cách địa phương độc đáo thể hiện ở cách dùng những quan tài gốm là những chiếc nồi hình cầu, những chiếc chum hay vò hình trứng, bình lọ có vai hơi gãy. Hoa văn trang trí thường là văn thừng, văn răng sói hay tam giác đối đỉnh.

(Ảnh)

Bình con tiện và hoa văn trang trí trên bình tìm thấy tại khu di tích Bãi Cọi

(Ảnh)

Cư dân Sa Huỳnh có khiếu thẩm mỹ cao, rất khéo tay, rất ưa đồ trang sức. Ngoài đồ trang sức bằng đá, sắt, đồng thì đồ trang sức bằng thủy tinh có số lượng nhiều và loại hình phong phú nhất. Đặc biệt khuyên tai hai đầu thú là một chế phẩm Sa Huỳnh đặc thù, không nơi nào trong nước cũng như ở Đông Nam Á tìm thấy nhiều loại khuyên này.

(Ảnh)

b.- ĐẶC ĐIẾM MỸ THUẬT TRONG NỀN VĂN HÓA ĐÔNG NAM BỘ

Nền văn hóa Đông Nam Bộ được phát hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19. Cho đến nay ngoài việc kiểm chứng lại các di tích văn hóa cổ đã được phát hiện từ trước, khảo cổ học đã tìm thêm nhiều di tích mới. Như đã tìm thấy nhiều địa điểm có các công cụ đá ghè đẽo của con người thời kỳ “còn dáng vượn” như ở Cẩm Tiên, Núi Đất, Dốc Mơ... Hoặc ở thời kỳ tiếp theo như ở Vườn Dũ. Riêng về các di tích văn hóa thời kỳ đá mới và kim khí đã tìm được nhiều nhất gồm các di tích như Cầu Sắt, Bình Xuân, Đồi Mít, Đồi Xoài, Hưng Thịnh, Suối Chồn, Gò Me, Long Giao (Đồng Nai), Dốc Chùa, Mỹ Lộc, Bến Cát, Lộc I Ninh ( Binh Dương- Bình Phước ), Bến Đò (TP.HCM ), Rạch Núi, An Sơn (Long An)...

Đỗ đá: chủ yếu là bằng loại đá ba dan, hầu như vắng bóng công cụ bằng các loại đá ngọc. Tuy đã sử dụng thành thạo kỹ thuật mài đá nhưng dấu vết ghè đẽo để lại trên công cụ vẫn tương đối phổ biến. Kỹ thuật đánh bóng, khoan tiện đá không được phổ biến. Về loại hình là sự kém phong phú của các loại vòng trang sức bằng đá. Rìu là loại công cụ phố biến nhất và rìu có vai là đặc điếm nối bật của vùng này. Tỷ lệ giữa công cụ có vai và không vai khá cao. Đáng chú ý hơn cả là loại dao hái và dao cắt với hình dáng khá ổn định phát hiện được ở nhiều địa điểm làm nổi bật phong cách đồ đá Đông Nam Bộ. Cho đến nay chưa có nơi nào ngoài khu vực này phát hiện được loại dao hái có sống thẳng, dày, lưỡi mỏng hình vòng cung và loại dao cắt hình thang có mấu ở hai đầu sống dao.

(Ảnh)

Về điêu khắc gần đây đã phát hiện được một số tượng nhỏ bằng đồng và sắt, đó là những tượng thú như tại di tích Dốc Chùa (Tân Uyên - Bình Dương) đã đào được một tượng bằng đồng thau có lỗ để xỏ dây đeo kiểu bùa - vật trang sức cho các thủ lĩnh bộ lạc hay tôn giáo đương thời. Tượng miêu tả con chó săn được một con chồn dơi. Tượng có kích thước nhỏ bé (dài 6,4 cm và cao 7 cm)... Đặc biệt tìm thấy tượng con tê tê vào năm 1985 ở đồi 57, xã Long Giao (cấm Mỹ, Đồng Nai) gồm 2 con (1 đực và 1 cái). Hiện nay tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai đang lưu giữ tượng con tê tê đực được đúc từ khuôn sa thạch và pha chế từ hợp kim đồng thau có niên đại cách đây khoảng từ 2500 - 3000 năm. Tượng dài 37,3 cm; cao 7,5 cm; vòng bụng (chỗ phình ra) 9,5 cm; dày 6,7 cm.

Đồ sắt: về kỹ thuật cũng như về loại hình giống với đồ sắt trong nền văn hóa Sa Huỳnh ở giai đoạn muộn..

Đồ đồng: ở đây cũng có phong cách riêng. Rìu chủ yếu là loại rìu xòe cân, rìu lưỡi cong lồi nhiều, một mặt khum, một mặt hơi thăng, hoàn toàn vắng mặt loại rìu lưỡi xéo. Giáo ở đây thường có thân rộng hình lá. Qua đồng về kiểu dáng cũng rất khác với qua đồng phát hiện trong văn hóa Đông Sơn. Phong cách hoa văn trang trí trên một sổ đồ đồng ở đây cũng đơn giản, chủ yếu là loại văn đường chỉ nổi, vòng tròn xoáy ốc tiếp tuyến, hình tam giác hoặc những chấm nổi.

(Ảnh)

Về trống đồng hiện nay đã phát hiện 7 trống (một tại Vũng Tàu, 6 cái tại Bình Dương gồm Bình Phú, Phú Chánh I, II, III, IV, V)

(Ảnh)

Gần đây tại Giồng Cá Vồ - Cần Giờ (TP.HCM ) phát hiện nhiều mộ chum trong đó chứa nhiều đồ trang sức như hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai hai đầu thú bằng đá và thủy tinh cùng nhiều công cụ, vũ khí bằng sắt, đồng và đồ gốm....

(Ảnh)

Qua những hiện vật tìm thấy chứng tỏ văn hóa Đông Nam Bộ có những mối quan hệ với văn hóa Sa Huỳnh như đồ sắt, đồ gốm, khuyên tai hai đầu thú..., với văn hóa Đông Sơn như trống đồng, rìu xòe cân họng lục giác, vòng đồng, các khuôn đúc đồng bằng sa thạch với cách chế tác là mài đá thành hình trụ rồi xẻ dọc khoét thành 2 máng đúc. Không những thế di tích tại Giồng Cá vồ còn có những mối quan hệ với những vùng xa hơn. Với Philipin là khuyên tai hình hoa 3 cánh bằng gốm, muôi bằng vỏ nhuyễn thể, hạt chuỗi vàng hình bánh ú, hoa văn chữ S đứng song song vòng quanh thân... với Thái Lan là các loại giáo sắt, vòng đồng, rìu đồng... Dốc Chùa cũng như Đông Sơn đều tìm thấy qua đồng là sản phẩm có sự giao lưu rộng răi khắp vùng Đông Nam Á bấy giờ. Như vậy ít nhiều đã soi sáng một sự thật lịch sử: Thế kỷ 3-2 trước công nguyên đến đầu công nguyên là nhũng thế kỷ sôi động với những cuộc giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ giữa các vùng đất ở Đông Nam Á

LSMTVN_03 —————————————————————————————

3.- Thời kỳ giao lưu văn hóa VỚI Trung Hoa và khu vực hình thành vĂn hóa truyền thống Việt Nam

Tronq khoảng thời gian 10 thế kỷ sau Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba nền văn hóa:

    • Văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt ở châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sự tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa văn hóa với văn hóa Hán tạo nên nền văn hóa mới- Văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc.
    • Văn hoá của cộng đồng cư dân ven biển miền Trung phát triển trên nền tảng văn hóa Sa Huỳnh chịu sự tác động, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn tạo nên một nền văn hóa mới- Văn hóa Chăm Pa
    • Văn hóa của cộng đồng cư ân thuộc tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Đông Nam Bộ và ven biển Tây Nam Bộ phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai với sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ tạo nên văn hóa Óc Eo (Phù Nam).

3.1. Mỹ thuật thời Bắc thuộc

3.1.1. Đặc điểm văn hóa xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc

178 trước Công Nguyên sau khi chiếm được nhà nước Âu-Lạc, Triệu Đà sát nhập nước ta vào Nam Việt mở đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài trên 1000 năm và được chấm dứt vào năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền.

Đặc điểm nổi bậc thời kỳ này là liên tục bị phong kiến phương Bắc thống trị đồng hóa (di dân từ phương Bắc xuống, bắt dân ta từ việc lớn nhỏ phải theo phong kiến Trung Quốc, hủy diệt truyền thống văn hóa Đông Sơn). Nhưng nhân dân ta liên tục chống trả để bảo tồn đất nước, bảo tồn nền văn hóa dân tộc (những cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra như khởi nghĩa của Hai Đà Trưng, Bà Triệu, khởi nghĩa của Lý Bí, của Lý Tự Kiên, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng…). Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Phật du nhập vào nước ta và ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân tộc.

3.1.2. - Đặc điểm mỹ thuật

Các di tích còn lại rất ít, chủ yếu nghiên cứu qua sử sách.

a) Kiến trúc

Qua sử sách thấy xuất hiện nhiều đô thị phong kiến, đó là các thủ phủ mà chủ yếu là các cứ điểm quân sự, nơi ở của kẻ cai trị và trung tâm hành chính, tôn giáo và thị trường.

  • Thành Luy Lâu (còn có tên gọi Liên Lâu, hoặc thành Dâu nay thuộc h. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ) do thái thú Sĩ Nhiếp xây dựng, bốn góc có bốn vọng lầu, trung tâm có nhà giảng học, có chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điền đồ sộ. Ngày nay di tích thành chỉ còn lại hai vòng tường đắp bằng đất bao quanh thành hình tứ giác.
  • Thành Phong Khê (cũng có tên gọi lả Kiển thành thuộc Đông Anh - Hà Nội ngày nay). Đây thực ra là thành Cổ Loa kinh đô của nhà nước Âu Lạc. cấu trúc của thành Cổ Loa xưa hầu như vẫn giữ nguyên.
  • Thành Tống Binh (Hà nội ngày nay) được xây dựng vào đời nhà Tùy (khoảng 607) là trị sở Giáo Châu. Đến 767 (nhà Đường) đắp thêm La thành, đến 866 Cao Biền cho xây đắp lại Phủ thành và gọi là An Nam thành (hay Đại La thành) có quy mô rộng hơn trước.

Ngoài kiến trúc thành lũy còn rất nhiều mộ Hán được xây bằng gạch ở giai đoạn này phân bố rộng ở Bắc bộ, Trung bộ và ven biển Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh thường nằm ở vách núi, chân đồi + Việc xây dựng chùa và đền phát triển mạnh. Theo Giao Châu bát huyện ký, chỉ tính riêng tại Giao Châu đã có 88 chùa và 21 đạo quán. Nay không còn để lại vết tích (chùa Dâu hiện nay tương truyền được xây dựng vào TK VI nhưng thể thức kiến trúc trang trí được làm lại vào TK XVII ).

b. Điêu khắc

Phật giáo vào nước ta đầu tiên theo phái Tiểu Thừa, sau đó theo phái Đại thừa Bắc tông. Do vậy điêu khắc Phật giáo phát triển, tiếc rằng đến nay hầu như không còn. Những tượng Thần Pháp Vân, Bà Man Nương ở chùa Dâu hiện nay được làm từ thời đô hộ của nhà Đường nhưng theo thể thức tượng được làm lại sau này khi chùa được trùng tu.

C- Nghệ thuật trang trí đồ gốm, đồ đồng

Trang trí truyền thống Đông Sơn tiếp tục phát triển ở đồ ứng dụng, trống đồng tiếp tục được sản xuất, đồ gốm tiếp thu truyền thống cũ về kiểu dáng như ấm nước, đèn thờ, bình hương.... Với các hoa văn hình học. Đồ sành men màu kem là loại gốm rất thông dụng thời này. Bên cạnh các sản phẩm đồ ứng dụng Trung Hoa thuần túy trong các mộ Hán, có các đồ thuần chất Đông Sơn, lại có các đồ dùng được sản xuát có pha trộn các yếu tố Trung Hoa và Đông Sơn

(4 ảnh)

Trong số đó có “Chậu trống” và “Liễn đồng” là 2 loại di vật độc đáo, đặc sắc thể hiện giao lưu văn hoá Hoá Việt.

(3 ảnh)

Tóm lại, trong đêm trường Bắc thuộc, bị sức ép của văn hóa Hán thống tri, tổ tiên ta vẫn giữ gìn truyền thống Đông Sơn, tiếp thu, cách tân tinh hoa văn hóa bên ngoài, gìn giữ bản sắc dân tộc, tạo tiền đề hình thành văn minh Đại Việt sau khi giành lại được độc lập vào thế kỷ thứ X. Đó là bài học thành công về hội nhập - cách tân - giữ gìn bản sắc dân tộc của tổ tiên người Việt Nam ta.

3.2 - MỸ THUẬT CHĂM PA

3.2.1. - Sơ lược về lịch sử, xã hội Chăm

Theo sử Việt Nam và Trung Hoa, căn cứ vào một số hiện vật thì nhà nước Chăm Pa được hình thành trên cốt lõi của văn hóa Sa Huỳnh, bắt đàu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, tồn tại đến cuối TK XVII.

Vương quốc Chăm Pa không phải là một quốc gia có thể chế chính trị “Trung ương tập quyền” mà là một dạng nhà nước liên bang gồm tộc người Chăm chiếm đa số và một số tộc người nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên. Có những nguồn tài liệu cho biết Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. MỗI Tiều quốc đều có thể chế chính trị theo hình thức tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập. Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại.

Quá trinh hinh thành vương quốc Champa cũng là quá trinh giao lưu văn hóa Ấn Độ. Người Ấn Độ đến Việt Nam từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, sau khi người Chăm lập nước, người Ấn Độ đến vùng này ngày càng đông hoặc đế truyền đạo, hoặc để buôn bán các hương liệu. Do sự thâm nhập bằng con đường hòa bình vả giao lưu binh đẳng cho nên nền văn hóa Chăm, ngoài sự kế thừa di sản văn hóa Sa Huỳnh còn chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Ấn Độ về nhiều khía cạnh.

3.2.2.- Kiến trúc Chăm Pa

Những công trình kiến trúc Chăm còn lại đến ngày nay chủ yếu kiến trúc tôn giáo. Căn cứ vào sử sách và hiện trạng các di tích kiến trúc tôn giáo Chăm bao giờ cũng được xây thành một quần thể:

  • Thánh cung (Đền thờ) gồm hai loại: - loại thứ nhất cấu trúc gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Bhahma, Visnu, Siva. - Loại thứ hai có một tháp trung tâm thờ Siva. Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỷ IX trở về sau).
  • Thánh đường (sân hành lễ)
  • Nhà khách thập phương
  • Tháp cổng
  • Tháp hỏa (Kosa ghra).

Ở các nhóm đền tháp lớn, quan trọng nhiều khi còn có thêm một công trinh nữa: Posah (tháp bia). Kiến trúc này có chức năng của một nhà che bia.

(3 ảnh)

(2 ảnh)

(3 ảnh)

Những di tích ở vùng Amaravati:

Mỹ Sơn được dựng từ cuối thế kỳ thứ 4 dưới triều vua Bhađravarman. Sau ông, nhiều vị vua kế tục đã cúng dâng nhiều đền - tháp. Với khoảng 70 đền - tháp được xây dựng liên tục từ thế kỷ 7 - 13, Mỹ Sơn trở thành tổng thể kiến trúc đồ sộ nhất của vương quốc, đánh dấu tài năng lỗi lạc của nghệ thuật Champa. Vẻ đẹp của Mỹ Sơn được sánh ngang với các di tích nghệ thuật quan trọng ở vùng Đông Nam Á như Angkor (Campuchia); Borobudur (Indonesia); Pangan (Mianma)…

(ảnh IMG_0636)

Ngoài 2 di tích quan trọng Mỹ Sơn và Đồng Dương, tại Quảng Nam - Đà Nẵng còn những kiến trúc quan trọng khác như Khương Mỹ (đầu TK 10), Chiên Đàn (TK 11 -12).

Đặc biệt tháp Bằng An (TK11 - 12) là một kiểu Kiến trúc độc đáo có thân và mái tháp hình bát giác, còn ở tiền sảnh có thêm 2 cửa bông. Hiện nay, đây là một ngồi tháp duy nhất trong kiến trúc Champa có kiểu dáng như vậy còn đứng vững.

Nghệ thuật kiến trúc vùng Vijaya là một bước phát triển của những đền - tháp vùng Amaravati. Nhóm tháp đáng lưu ý ở đây là nhóm Tháp Bạc dựng trên một ngọn đồi cao khoảng đầu thế kỷ 11, là một quần thể lớn gồm 4 kiến trúc. Vị trí của Tháp Bạc gần như ở trung tâm vùng Vijaya

Vào cuối thế kỷ 12 đế quốc Khmer xâm chiếm Champa trong nhiều thập kỷ đem đến những ảnh hưởng nghệ thuật Khmer vào nghệ thuật Champa mà nhóm tháp Dương Long và Hưng Thạnh là những chứng cứ.

(Ảnh Cụm tháp Bạc (Bánh ít), Tuy Phước, Bình Định)

(Ảnh Tháp Dương Long, Tây Sơn, Bình Định)

(Ảnh tháp Nhạn, Tuy Hoà, Phú Yên)

(Tháp Cảnh Tiên,  An Nhơn, Bình Định)

(Tháp Đôi, Quy Nhơn, Bình Định)

(Tháp Phú Lốc, An Nhơn, Bình Định)

(Tháp Thủ Thiên, Bình Định)

(Tháp Bình Lâm, Tuy Phước, Bình Định)

(Tháp Nhạn, Tuy Hòa, Phú Yên)

Đền tháp vùng Kauthara va Panduranga

Pô Nagar Nha Trang được xây dựng để thờ nữ thần Bhavagati. Đền - tháp ở đây với khoảng 10 công trình kiến trúc được xây dựng từ cuối thế kỳ thứ 8 đến thế kỷ thứ 13 trên diện tích hẹp của một ngọn đồi nhỏ.

Ngôi đền chính của Pô Nagar Nha Trang thuộc thế kỷ 11 hiện là ngôi đền cao nhất trong kiến trúc Champa. Đặc biệt pho tượng nữ thần Bhavagati thờ trong ngôi đền này vẫn được nhân dân địa phương sùng bái.

(3 ảnh IMG_0649)

Trên một ngọn đồi mà người Champa gọi là Đồi Trầu (Chokhala) về phía bắc thị xã Phan Rang -Tháp Chàm tồn tại một nhóm tháp gọi là Pô Klong Ga rai thuộc thể kỷ 13 - 14. Trong ngôi đền chính thờ một bộ Mukha Linga (Linga có mặt người) hiện vẫn được thờ phụng.

Cách Pô Klong Ga rai khoảng 10 km đường chim bay về hướng nam là tháp Pô Rômê cũng được dựng trên ngọn đồi nhỏ. Đây là ngôi tháp có niên đại muộn nhất trong kiến trúc Champa, khoảng thế kỷ 16 - 17.

(ảnh IMG_0651)

(ảnh Tháp Po Klaung Garai, Phan Rang, Ninh Thuận)

(Ảnh Tháp Po Rome. Ninh Thuận)

Hòa Lai là một nhóm 3 tháp nằm sát quốc lộ I. Đây là một trong những kiệt tác của đền tháp Champa. Những đặc điểm nghệ thuật của nó đã hình thành một phong cách độc đáo trong kiến trúc Champa suốt thế kỷ thứ 9.

Nhóm tháp Phú Hài còn gọi là Pô San gồm 3 tháp dựng trên ngọn đồi sát cửa biển Phan Thiết, xưa kia là một thương cảng quan trọng của miền Nam vương quốc Champa. Đền tháp Phú Hài là một trong những kiến trúc có niên đại rất sớm (vào khoảng cuối thế kỷ thứ VIII). Nhóm tháp này giữ lại một vài ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer thời tiền Angkor chỉ sử dụng chất liệu gạch để trang trí những trụ cửa hình tròn, chưa dùng đến sa thạch.

(3 ảnh IMG_0652)

(Tháp Po Sah lau, Phan Thiết, Bình Thuận)

3.2.3. Điêu khắc

    • Điêu khắc Chăm gắn chặt với kiến trúc đền tháp.
    • Chất liệu: Ban đầu điêu khắc Chăm đều tạc bằng gỗ nhưng nay chưa tìm thấy.. Còn điêu khắc trên đất nung chủ yếu là ở các tường tháp, đề tài thể hiện phần lớn là các hoa văn trang trí hoa lá. Một số tượng thần cũng được chạm khắc trên tường tháp với dạng phù điêu nổi.

Những vật dụng bằng bạc thường chạm nồi hình hoa lá, hình người, vật dùng trong các nghi lể tôn giáo. Chất liệu đồng được sử dụng đúc tượng Phật với đường nét sắc sảo và kỹ thuật đúc đồng khá hoàn thiện.

Nhưng nối bật hơn cả là điêu khắc đá với những đề tài, hình tượng rút ra từ Bà La Môn giáo có thể được coi là mảng đẹp nhất của điêu khắc Chăm. Hầu hết các tác phẩm được thể hiện dưới dạng phù điêu nổi cao, tượng tròn chiếm tỷ lệ rất ít.

+ Về nghệ thuật thể hiện :

Các tượng thần, hầu hết được biểu hiện dưới dạng “nhân hóa”. Loại hình tượng động vật khá thảnh đạt trong tính tả thực và chuẩn xác về hình thái học. Sự kết hợp giữa tính tả thực với tính cách điệu hoặc “nhân hóa” một phần dạng nửa người nửa vật vẫn đạt được sự hài hòa cân xứng.

+ Về mặt nội dung: Các tác phẩm điêu khắc Chăm Pa phản ánh đề tài tín ngưỡng, thần thoại và tôn giáo. Đó là những thần Visnu, thần bảo tồn vũ trụ, cùng nữ thần Lắc- smi (vợ Visnu) hiền hòa nhân hậu. Những thần Si-va, thần hủy diệt, cùng vợ là nữ thần Uma. Những thần Bra-hma, thần tạo dựng vũ trụ, cùng vợ là Xa-ra-xva-ti kiều diễm, nữ thần sáng tạo nghệ thuật. Cùng với những cặp thần ấy, những chim thần Ga-ru-đa, những bò thần Nan-đin... .đều được thể hiện một cách uy linh trong nền điêu khắc Chăm.

Bao trùm một ý niệm cổ sơ hơn trong điêu khắc Chăm là những Linga, yoni — biểu tượng tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho năng lực sáng tạo, những bầu vú biểu tượng của nguồn sống.

Những đề tài sinh hoạt xã hội của vương quốc Chăm xưa được thể hiện qua nhiều tác phẩm điêu khắc tìm thấy tại nhiều nơi như ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương…. Những hình chiến binh, hình vua và người hầu, những thầy tu Bà-la-môn cùng những vũ nữ; những chiến xa, những kỵ mã, những trò chơi cưỡi ngựa đánh cầu ....đều được diễn tả một cách sống động, tỉ mỷ, khiến chúng ta hiểu được cuộc sống đa dạng của người Chăm thời bấy giờ.

(2 ảnh IMG_0666)

(2 ảnh IMG_0668)

(Ảnh Vũ nhạc triều đình (Niên đại: thế kỷ VII; chất liệu: sa thạch; nguồn gốc: Mỹ Sơn — Quảng Nam) Đây là phiến đá gác ngang phía trên cửa đi để xây tiếp lên phần vòm cửa (được gọi là mi cửa, dầm cửa hay lanh-tô), được tim thấy tại tháp Mỹ Sơn E4.)

(Ảnh Cảnh cưỡi ngựa chơi cầu.

Tác phẩm vốn là thành bên trái của bậc thềm lên xuống cửa tháp. Thạch An, Quảng Trị, chạm trổ tinh xảo (TK VII-VIII)

(bò thần Nan-đin, TK VII-VIII, Quảng Nam)

(IMG_0673, Tượng voi, TK XII-XIII, Phú Hưng, Bình Định)

(Thần Brahma, TK XIII-XV, Tháp Mẫm, Bình Định)

(Chim thần Garuda, TK XIII, Tháp Mẫm, Bình Định)

(Thần Ganesa ,TK VII, Mỹ Sơn, Quảng Nam.)

Là vị thần may mắn.Người ta thường cúng thần trước khi tiến hành các công việc quan trọng để mong kết quả tốt lành

Thuỷ quái Makara, TK XIII, tháp Mẫm, Bình Định

(3 Ảnh IMG_0686)

(Ảnh thần gát cửa (Hộ Pháp), TK IX - X, Đồng Dương, Quảng Nam)

(Ảnh đài thờ Trà Kiệu, thế kỷ VII, Quảng Nam)

(Ảnh đài thờ Mỹ Sơn E1 (TK VIII))

Bồ tát Tara, TK IX-X - Đồng Dương, Quảng Nam

Đây là pho tượng đồng lớn nhất và là một trong so rất ít tượng đồng cùa điêu khắc Chăm.

Vào cuối thời kỳ đâu, đã xuất hiện nhiều tác phẩm với vẻ đẹp mượt mà, duyên dáng thanh thoát. Nổi bật là vũ nữ Trà Kiệu (cuối TK X) được đánh giá là 1 kiệt tác điêu khác của thế giới.

ảnh IMG_0704, Tượng nữ thần Devi (Cuối TK X)

cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm. dày 11,8 cm và nặng 20 kg đã cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu bởi gương mặt quý phái đầy huyền bí, nhưng lại hết sức gần gũi và thường được nhắc đến với cụm từ “đẹp như Chiêm nữ", hoặc “thần Vệ nữ của phương Đông”.

3.3. - ĐẶC ĐIỂM MỸ THUẬT TRONG NỀN VĂN HÓA ÓC EO (PHÙ NAM) THẾ KỶ II - THẾ KỶ VII

Ốc Eo là một địa danh thuộc vùng núi Ba Thê, h. Thoại Sơn, tỉnh An Giang “là một hải cảng của đế đô vương quốc Phù Nam”. Đây là một trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế từ thế kỷ II cho đến thế kỷ VII. Nền văn hóa này phân bố ở khu vực hạ lưu sông Đồng Nai - Bình tả, Thanh Điền; ven biển Đông - Trà Cú; địa bàn Duyên Hải - Cần Giờ; Đồng Tháp Mười - Gò Tháp ; U minh - Năm Căn ; vùng tứ giác Long Xuyên.

Tại đây đã tìm thấy rất nhiều hiện vật liên quan đến văn hóa Đông Nam Bộ văn hóa Ấn Độ thì còn tìm thấy tiền vàng La Mã, tượng Phật Trung Quốc thời Bắc Nguỵ (thế kỷ thứ 3), gương đồng, các lá bùa bằng thiếc…

(3 ảnh IMG_0706)

2.— Kiến trúc

Hầu hết đã bị phá hủy, căn cứ vết tích còn lại thấy có hai dạng :

  • Nhà sàn trên cọc gỗ dựng thành dãy như phố trên bờ kênh
  • Kiến trúc đền tháp : Thực tế cho thấy các di tích được xây cất trong các vùng địa hình thấp trũng thường có 3 phần, phần móng chìm, phần móng nổi, phần thân. Riêng đối với các di tích kiến trúc được xây cất tại các nơi có mặt đất giồng hoặc phù sa cổ cứng chắc thì thường có phần móng nổi và phần thân. Tuy nhiên thật đáng tiếc là hiện nay hầu hết các di tích kiến trúc được phát hiện đều chỉ còn lại phần móng chìm và móng nổi.

+ Kiến trúc mộ táng cũng rất phát triển (thường chôn hài cốt đã hòa táng) thường xây chìm hoặc một phần chìm nhưng hiện nay chỉ còn lại dấu vết vì bị xáo trộn do những người đi tìm vàng và những đồ quý nên khó xác định.

Kiến trúc đền tháp và mộ táng đều được xây bằng gạch có kích thước lớn. không thấy có ngói. Những viên gạch này có màu trắng mốc hoặc vàng xám. có loai gạch hình chữ nhật, hình thang, hình thước thợ, hình trụ có tiết diện vuông, kỹ thuật xây chồng, xếp song song hoặc so le.

3. - Điêu khắc

Cả hai tôn giáo Bà La Môn giáo, Phật giáo đều có mặt trong đời sống cư dân Óc Eo, cả hai tôn giáo này đều in đậm dấu vết trong nghệ thuật tạo hình và các tượng Phật được dựng chung với tượng Bà La Môn.

Nhìn chung cảc nghệ nhân muốn hướng theo cái thực, tạo ra cho thần một dáng dấp như thật với tầm vóc lớn.

Trong tượng tròn thành công nhất là tượng Phật giáo, vẻ mặt của các pho tượng này đều đày đặn, toát lên vẻ hiền từ, thân hình mềm mại, đường nét uốn lượn nhẹ nhàng. Nhiều học giả coi đây là sự phát triển sáng tạo của nền văn hóa bản địa. Tiêu biểu là các tượng Phật đứng (Buddhapad ) được thể hiện với mái tóc xoắn ốc và những nét đặc trưng của Phật: như thân hình thon thả, khuôn mặt hơi dài, thanh tú, mũi cao, đôi môi hơi dày, tai dài và chiếc cằm tròn v.v...và có phong cách giống nhau, mô phỏng một cách sáng tạo tượng Phật thời Gupta ở Adjanta (Ấn Độ ) có niên đại thế kỷ V và Thế kỷ VI.

Những tượng Phật bằng đá thường ở tư thế ngồi, nét mặt mang dáng vẻ của cư dân Đông Nam Á với mũi nở, miệng rộng thì có kích thước tương đối nhỏ khoảng 50 cm đến 70 cm. Còn tượng Phật bằng gỗ thì nhiều pho cao từ 1,67 m đến 2,2 m. Ngoài ra còn có một tượng Phật bằng đồng của Trung Quốc, tượng này có mái tóc xoắn ổc, tai dài, mũi cao thể hiện nét thanh tú của người Bắc Á.

(7 ảnh IMG_0715)

(1 ảnh IMG_0716)

4 - Nghệ thuật chạm khắc trên kim loại

Cho đến nay qua các cuộc khai quật đã tìm thấy một khối lượng lớn đồ trang sức như nhẫn, hoa tai, giây chuyền, vòng tay bằng vàng, bạc, thiếc và rất nhiều ấn triện (có khả năng là những con dấu cá nhân, dùng vào nhu cầu giao dịch khế ước thương mại) cùng rất nhiều những mảnh lá vàng nhỏ từ 2 cm - 3 cm nặng khoảng 1/2 chỉ (có khả năng là một loại tiền dùng trong thanh toán thương mại, một loại báu vật để dành hay là một loại bùa vì chủ yếu phát hiện ở các trụ huyệt)

Tát cả các hiện vật tìm thấy đều được chạm khắc tỷ mỉ với kỹ thuật chạm khắc chìm và nổi gồm hình người (thí dụ hình thiếu nữ như đang chơi một nhạc cụ) hình thần thánh, hình bò (bò quỳ, bò nằm), hình voi, hình cá, hình trâu , hình rùa, hình ngựa, hình các loài hoa (hoa sen, hoa cúc, hoa mai) và hình chữ như om Deva (thiên thần), Jaya (thắng lợi ), apramadam (cẩn trọng), Datavyam (phải được cúng hiển), Yastavyam (phải được yêu quý), Bhaktavyam (phải được tôn sùng)…

(5 ảnh IMG_0723)

5.- Đồ gốm

Nhóm đồ gốm khó có thể nhầm lẫn với đồ đương thời vì hình dáng đặc biệt và chất liệu đất nung do thời đó người ta còn chưa chế được men, như bình có vòi, phù điêu đậm chất Ấn Độ trang trí trên nền tháp, hình mặt người, đầu cột trụ, các viên gạch có hoa văn rất lạ, có in chữ vạn của nhà Phật.

Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có thể chia làm 3 loại hình chính: Vật liệu xây dựng - kiến trúc (gạch, ngói, điêu khắc, phù điêu trang trí...), công cụ sản xuất (bàn xoay, chì lưới, dọi se sợi, nồi nấu kim loại...), đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao...). Về chất liệu, gốm Óc Eo hầu hết là đất nung, xương gốm khá mịn, gốm màu đỏ hay nâu hồng hoặc xám đen, trừ các chén nhỏ và nồi nấu kim loại cứng chắc như sành do xương gốm pha nhiều sạn sỏi nên có màu xám.

(4 ảnh IMG_0728)

3.4.- Đặc điểm mỹ thuật tại Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15 km dọc theo hệ thống sông Đạ Đường - Đồng Nai

Lâu nay, việc xác định niên đại cho di tích Cát Tiên vẫn còn chưa có sự đồng nhất. Có chuyên gia cho là từ thế kỷ IV, có người nói thế kỷ VII - VIII, cũng có người lại cho từ VIII - XI... Trong nỗ lực tìm kiếm chủ nhân đích thực của thánh địa, vẫn chưa đạt sự đồng thuận. Các hiện vật lăng mộ và tháp tại Thánh địa Cát Tiên ra đời trong thời kỳ nào; thuộc phong cách nghệ thuật nào; chủ nhân là ai; nằm trong bối cành nào trong tiến trinh lịch sử phương Nam; có vai trò gi trong quá trình hình thành quốc gia cổ đại; mối quan hệ của thánh địa với cộng đồng dân cư bản địa đã sinh sống nơi đây từ những thế kỷ trước công nguyên thuộc di chỉ tiền sử Phù Mỹ ra sao.

1.- Kiến trúc

Kiến trúc của những phế tlch tại Cát Tiên bao gồm nhiều dạng đền tháp, đài thờ, hệ thống dẫn nước, nhà dài, đường đi, lò gạch, chủ yếu được xây dựng bằng gạch sản xuất tại chỗ và đá mang từ nơi khác đến.

Tất cả mọi đền tháp đều hướng về phía Đông, trước đền là những sân gạch lớn làm nơi hành lễ, có lối ra được xây, lát gạch đến tận bờ sông và nối các cụm gò di tích với nhau.

Toàn bộ gạch xây tháp dùng chất liệu đất nung và được chế tạo theo nhiều kích cỡ nhằm sử dụng ở nhiều vị trí, chức năng khác nhau, có đề tài trang trí phong phú gồm hoa văn hình học, hoa sen, mô hình núi Méru, lá lật v.v.

(2 ảnh IMG_0736)

2.- Tượng tròn, phù điêu và chạm khắc trang trí

Đã có khoảng 1.140 hiện vật các loại được phát hiện với nhiều chất liệu khác nhau như kim loại vàng (các mảnh phù điêu, nhẫn, linga nhỏ), thiếc và bạc (bình, vò), đồng (gương, đĩa, chân đèn, chũm chọe, chuông, vòng, nhẫn, mặt người, cánh tay, gương, hộp, dao, rìu, khuôn đúc), sắt (giáo, dao, đinh); đá, đá màu, đá quý và đá bán quý (các tượng thờ Ganesa, linga, linga-yoni, mi cửa, cột tiện tròn, bậc thềm, thanh ốp, rìu, mảnh khắc chữ Phạn); đồ gốm (các mảnh gốm, sứ, gạch ngói, mộ vò, đèn gốm) v.v. Mức độ quý hiếm của hiện vật tìm thấy ở Cát Tiên tuy không được đánh giá cao bằng các nền văn hóa Chămpa, Chân Lạp hay Phù Nam, song nó lại có một số cá thể mang giá trị vượt trội

(5 ảnh IMG_0739)

Đáng chú ý là 265 mảnh phủ điêu bằng vàng với kỹ thuật vẽ chìm và kỹ thuật gò. Các nét vẽ, nét gò mảnh mai, phóng khoáng, hòa nhập vào nhau tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về một thời kỳ rực rỡ, hưng thịnh.

Nhìn tổng thể, đề tài chủ đạo chạm khắc trên các lá vàng bao gồm hình ảnh các thần Slva, Umapavati, Brahma, tu sĩ, nam thần, nữ thần, vũ nữ, người dâng lễ, chiến binh; các chủ đề động vật dưới hình thái vật tổ luôn được tái hiện như sư tử, voi Airavata, lợn rừng, rắn, cá, bò Nandin, dê, chim, ngỗng Hamsa v..v.; các đề tài trang trí cung đình với hình sóng nước, hoa lá uốn lượn tự do, cánh sen két dải, hoa dây, ốc xoắn, quả cầu, mặt trăng khuyết, văn tự chữ Phạn cổ v..v.

(8 ảnh IMG_0740)

Trong số những hiện vật thu thập qua các đợt khảo cổ, đặc sắc nhất và cũng phong phú nhất về chất liệu, kiểu dáng là những bộ sinh thực khí linga, linga-yoni, yoni bằng vàng, bạc, đồng, thạch anh, đá. đất nung v..v. trong đó có những chiếc linga đã được đưa vào kỷ lục Guiness như: chiếc linga bằng vàng nhỏ nhất Đông Nam Á, với chiều dài 2,26 m; linga cao 2,1 m có đường kính 80 cm v..v. Thêm vào độ, có sự xuất hiện dày đặc những chiếc áo linga, có nắp, bên trong chứa các linga nhỏ hơn bằng vàng, bạc đồng và sắt. Sự phong phú của loại hình linga, yoni ở đây phần nào thể hiện sự giao lưu văn hóa của vùng đất này với văn hóa Champa, tuy nhiên chúng vẫn mang những nét riêng bản địa.

(6 ảnh IMG_0745)

LSMTVN_04 —————————————————————————————

4.- Mỹ thuật thời kỳ văn hoá Đại Việt (938 - cuối TK XIX)

Thời kỳ văn hoá Đại Việt cũng là thời kỳ tự chủ của đất nước và trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê và nhà Nguyễn. Đây là thời kỳ phát triển văn hoá truyền thống Việt Nam về bề rộng cũng như bề sâu. Trong đó tiêu biểu nhất là vừa ý thức đề kháng Trung Hoa vừa tự chủ thâu hoá văn hoá Trung Hoa và các dân tộc khác, đồng thời phục hưng và phát triển bản sắc văn hoá Văn Lang - Âu Lạc.

4.1.- Đặc điểm mỹ thuật các đời phong kiến Ngô, Đinh ,Tiền Lê (938 -1009)

Năm 938, với chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã giành được quyền độc lập tự chủ cho dân tộc. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi xưng là Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa -Năm 944 Ngô Quyền mất, nước ta rơi vào loạn 12 sứ quân.

Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân đã lên ngôi lập nên nhà Đinh, đặt tên nước là Đại cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư

Năm 980 , Lê Hoàn xưng đế lập nhà Tiền Lê. Ông có công phá tan quân nhà Tống xâm lăng và bình được Chiêm Thành.

Đặc điểm mỹ thuật

Thời gian Ngô Quyền trị vì chỉ có 5 năm, về mặt mỹ thuật, thì đến nay chưa thấy di tích của thời này.

Dấu vết những thành cũ của nhiều sứ quân ngày nay vẫn còn thấy như thành Quèn của Nguyễn Cảnh Thạc ở huyện Quốc Oai (Hà Tây), thành Hồ Đỗ của Kiều Thuận ở huyện Cam Khê (Phú Thọ), thành Độc Nhĩ của Nguyễn Khoan ở huyện An Lạc (Vĩnh Phúc), thành của Lý Khê tại siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh )... Nhưng đó là những thành nhỏ hình vuông hay hình chữ nhật, đắp bằng đất dựa theo thế thiên nhiên để phòng ngự của các sứ quân vì vậy chưa có gì giá trị về mặt nghệ thuật.

Giá trị nghệ thuật thực sự thời này tập trung tại Hoa Lư

(2 ảnh IMG_5523)

Các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An (còn được gọi là thành Nam) là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Ngày nay sau nghìn năm biến cố, có chỗ còn cao đến 6,5 m, chân rộng 15- 17 m, mặt thành rộng từ 8- 10 m.

(2 ảnh IMG_5526)

Sử cũ cho biết kiến trúc cung điện Hoa Lư rất nguy nga tráng lệ. Trên núi Đại Vân xây điện Bách Bảo Thiên tuế, cột của điện này được khảm bằng vàng và bạc. Phía đông là điện Phong Lưu, phía tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai,bên hữu là điện Cực Lạc. Ngòai ra lại làm lầu Đại Vân, điện Trường Xuân, điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc.

Sử cũ cũng ghi chép năm 973 Nam Việt Vương Đinh Liễn cho dựng 100 cột đá khắc kinh Phật. Hiện nay tìm thấy một số cột này, đó là những cột có 8 mặt ghi kinh Đát Nhã. Cho đến nay cũng đã tìm thấy một cột đá lớn cao 3m (chùa Nhất Trụ) đường kính 1 m

(1 ảnh IMG_5528)

Gạch xây tường đều là loại có hình khối chữ nhật dẹt (30,5 cm x 19 cm x 3,5 cm). Gạch lát nền có viên dài 74 cm, rộng 47 cm, dày 6 cm, trên mặt gạch trang trí hai bông sen đều được diễn tả chính diện với 8 cánh sen chính và 8 cánh sen phụ. Có loại gạch vuông (35 cm x 35 cm x 6 cm, 34 cm x 34 cm x 6cm), mặt gạch được trang trí hoa sen hay chim phượng. Hoa sen trang trí ở loại gạch này có 16 cánh chính xen kẽ 16 cánh phụ,viền xung quanh là đường diềm hình chữ triện. Chim phượng có hai con (một con to, một con nhỏ), mỏ quặp, thân thon, cánh và đuôi được tỉa nổi bằng những vạch cong, xếp lớp đang lượn nối đuôi nhau theo vòng tròn thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ

(2 ảnh IMG_5531)

Ngoài ra còn tìm thấy rất nhiều loại ngói lợp mái: ngói ống, ngói bò nóc, ngói mũi hài, ngói mũi lá nhiều tượng “uyên ương” có dáng thon lẳn, đường nét đơn giản nhưng rất chắc khỏe

Đã tìm thấy một đầu “linh thú” dưới dạng phù điêu diễn tả một khuôn mặt gồ ghề, trán dô nổi u tròn, mắt lồi, cung mày cong, miệng rất rộng, lưỡi thè dài. Một tác phẩm khác là mặt hổ có cùng phong cách, nhưng hàm răng có răng nanh to khỏe trông có phần dữ tợn hơn

Qua những hiện vật tìm thấy chúng tỏ mỹ thuật phát triển, đời sống văn hóa khá phong phú, có giao lưu với Trung Quốc (gốm men ngọc Chiết Giang và gốm trang Quảng Đông), và có giao lưu với Chăm Pa (ngói mũi lá)....có tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài, trên cơ sở phát huy truyền thống và nội lực để làm nổi bật đặc trưng riêng, khẳng định ý chí tự lực, tự cường dân tộc ở thời kỳ độc lập đầu tiên của đất nước.

4.2 - Mỹ thuật thời Lý

4.2.1- Đặc điểm văn hóa xã hội thời Lý. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình suy tồn Lý công uẩn lên làm vua.

Năm 1010 dời dô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long. Nhà Lý bắt đầu xây dựng chế độ phong kiến theo lối chính quy đứng đầu là vua rồi đến các quan chức. Khu vực hành chính gồm có lộ phủ, huyện, hương giáp, miền núi chia thành châu, trại. Hoạt động lập pháp của nhà nước bắt đầu phát triển. Tăng cường tổ chức quân đội.

Chính quyền coi trọng nghề nông và đề ra những chính sách chăm lo phát triển nông nghiệp

Các nghề thủ công như dệt, gốm, luyện kim, mỹ nghệ, và các nghề khai thác mỏ đồng, bạc, sắt vàng...phát triển. Việc giao thông buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong nước và với nước ngoài phát đạt với thương cảng chính là Vân Đồn.

Về văn hóa xã hội: Năm 1042 ban bố hình thư, 1054 đổi tên nước là Đại Việt, 1070 mở Văn Miêu Quốc Tử Giám, 1075 mở khoa thi đầu tiên, Phật giáo giữ vai trò quan trọng,

4.2.2.- Kiến trúc

a.- Kiến trúc cung đinh

Đại La được đổi tên là Thăng Long bắt đầu xây dựng với quy mô lớn và được chia làm hai khu vực riêng biệt: Hoàng thành và kinh thành. Phía giữa Hoàng thành còn có một khu vực gọi là Tử Cấm Thành.Trải qua suốt hai thế kỷ tồn tại của triều Lý, kinh đô Thăng Long được mở mang ngày càng rộng các cung điện, lầu gác, chùa tháp, kho tàng, cầu cống, chợ búa.... Được dựng lên và tu bổ liên tục. Hầu như không năm nào là không có chuyện tu tạo.Trong đó có 3 lần được xây dựng với quy mô lớn (1010 1029, 1203)

(2 ảnh IMG_5539)

b.- Kiến trúc Phật giáo

Hầu hết các chùa tháp lớn thời này đều do triều đình bỏ tiền xây dựng.Tại thủ đô Thăng Long có các chùa Một Cột, Báo Thiên, Thắng Nghiêm, Chân Giáo v.v.... Các địa phương đâu đâu cũng có chùa như chùa Giạm, Chương sơn (Ý Yên - Nam Định), Long Đọi Sơn (Duy Tiên - Hà Nam) v.v... Vùng núi Tiên Du gần như là một trung tâm của Phật giáo đời Lý ... Các vương hầu khanh tướng khắp các địa phương cũng tích cực tổ chức xây dựng và tu bổ chùa

Bên cạnh đó, các kiến trúc đền miếu thờ cúng thánh thần cũng đáng chú ý. Đó là đền thờ các vị anh hùng như đền Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Lý Phục Man, Lý Thường Kiệt .... Hoặc các đèn thờ các vị thánh siêu nhiên như đền thờ Tản Viên, Trấn Vũ, Voi Phục. Bạch Mã v.. v

(2 ảnh IMG_5542)

4.2.3 -Điêu khắc

Theo sử sách điêu khắc thời Lý rất phát triển. Hiện nay mới chỉ tìm thấy được tương đối chắc chắn hai pho tượng Phật bằng đá ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) và chùa Chương Sơn (Nam Định). Một số bệ đá ở chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Hương Lâng (Hưng Yên), chùa Thày (Hà Tây) chùa Tường Long (Hải Phòng).

Bên cạnh đó còn tìm thấy những tượng Kim cương tại chùa Long Đọi và Phật Tích, rồi các tương chim thần Kin na ri nửa trên là ngươi, nửa dưới là chim , một số tượng thú vật....

Hầu hết những tượng còn lại đến nay đều bằng đá, ngoài ra cũng còn tìm thấy một số tượng bằng đất nung đó là những bộ phận trang trí nhỏ trong kiến trúc. Còn theo sử sách còn có chắt liệu đồng, vàng và bạc. Về phong cách thấy rõ điêu khắc Lý còn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Quốc và Chiêm Thành.

(5 ảnh IMG_5549)

+ Chạm khắc trang trí

Các hoa văn trang trí thời Lý được cách điệu cao và thường được sắp xếp thành những đồ án trang trí cụ thể trong hình tròn, hình lá đề.... Mật độ hoa văn trang trí dày đặc trên bề mặt. Hình thường nhỏ li ti, đường nét chau chuốt mượt mà thanh thoát, tỉ mỉ chi tiết và sinh động. Các hình tượng hoa sen, hoa cúc, con rồng, sấu, sóng nước, nhạc công, vũ nữ.... là những mô tip chủ yếu

(2 ảnh IMG_5553)

4.2.4,- Đồ gốm thời Lý

Trong thế kỷ XI- XII, những trung tâm sản xuất đồ gốm phần lớn tập trung ở Thăng Long Thanh Hóa và một số vùng phụ cận Thăng Long như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng.

Đồ gốm trang trí kiến trúc

Đó là những viên gạch có hoa văn trang trí dùng để nát nền hoặc xây ốp trang trí mặt tường các cung điện chùa tháp. Loại gạch này có nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, với những dạng trang trí hoa văn phong phú gồm những hình rồng, phượng, hoa lá khắc chìm hoặc in nổi trên mặt gạch.

(5 ảnh IMG_5555)

Đồ gốm gia dụng

Ở thời Lý làm được nhiều sản phẩm gốm quý và đẹp. Đáng chú ý là gốm men ngọc. Nhờ chất đất được lọc kỹ tạp chất, nên xương gốm mịn, rắn chắc và nặng. Bên ngoài cốt gốm phủ một lớp men dày màu xanh mát trong bóng như thủy tinh làm ẩn hiện hoa văn được vẽ khắc chìm bên dưới. Đề tài trang trí thường là những sinh vật trong cuộc sống và thiên nhiên như người, vật, hoa lá, chim cá, ong bướm, sông nước.... Nhưng phổ biến vẫn là hoa sen, phù dung, hoa cúc.

(10 ảnh IMG_5557)

•Bên cạnh những đồ gốm men ngọc tinh tế, còn thấy xuất hiện một số đồ gốm kiểu thức phóng khoáng, chắc khỏe, nét vẽ trang trí mộc mạc. Đó là loại gốm đàn, chất đất thô hơn gốm men ngọc, cốt gốm dày, hình dáng mập khỏe. Bên ngoài cốt gốm phủ một lớp men mỏng màu nâu hoặc trắng ngà. Hình vẽ trang trí trên gốm theo lối khắc vẽ rồi tô men màu nâu hay trắng thành mảng trên nền thoáng, đường nét khắc họa giản dị mộc mạc.

(5 IMG_5562)

4.3.- MỸ THUẬT THỜI TRẦN (1226 -1400 )

THỜi HỒ (1400-1407)

(ảnh IMG_5565)

4.3.1. - MỸ THUẬT THỜI TRẦN

4.3.1.1. - Đặc điểm văn hóa, xã hội đời Trần

  • Sự thành lập nhà Trần

Do sự bố trí cùa Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thái Tông.

- Quốc gia phong kiến tập quyền tiếp tục phát triền

- Kinh tế vẫn phát triển mạnh. Quan hệ hàng hóa tiền tệ trong nước và với nước ngoài tiếp tục phát triển.

Đặc biệt ba lần kháng chiến chống Nguyên- Mông thắng lợi đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân. Do đó nền văn học đời Trần chứa đựng một tinh thần độc lập mạnh mẽ, ý thức tự hào dân tộc sâu sắc (Hịch tướng sĩ cùa Trần Quốc Tuấn, thơ văn của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh... )

Chữ Nôm bắt đầu được phổ biến và vận dụng trong sáng tác văn học (Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố).

Chế độ học hành thi cử ngày càng có quy củ và chính quy hóa .. Học vị cao nhất là Thái học sinh và đặt thêm danh hiệu Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa ) dành riêng cho ba người đỗ suất sắc cho ba kỳ thi.

Tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo và đẩy lùi dần thế lực tăng lữ trên lĩnh vực chính trị cũng như tư tưởng

4.3.1.2.- Kiến trúc

a.- Kiến trúc Cung đình

Nhìn chung kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc Lý, do đó có nhiều điểm gần gũi với kiến trúc Lý.

Năm 1289 triều đình nhà Trần đã tổ chức xây dựng lại lộng lẫy như xưa.

1239 xây dựng tai quê hương Tức Mặc hàng loạt cụng điện, lầu gác, 1262 được đổi là phủ Thiên Trường, bệ thế lộng lẫy như một kinh đô thứ hai của nước ta thời bây giờ.

b.- Kiến trúc dân sự

Các dinh thự của các cá nhân thời này cũng đươc xây dựng rất nhiều như trang ấp của quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương ở Vạn Kiếp (nay là Kiếp Bạc Chí Linh, Hải Dương), trang ấp của Trần Nhật Duật ở Tức Mặc. Nhận huệ Vương Trần Khánh Dư ở Vân Đồn, phủ đệ của Tĩnh quốc đại vương Quốc Khanh ở châu Diên (Nghệ An) v.v…

c- Kiến trúc tôn giáo

Đạo Phật vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội

Sử cũ ghi lại nhiều cuộc trùng tu sửạ chữa chùạ tháp như các chùa Một Cột (1240), tháp Báo Thiên (1258), chùa Khai Nghiêm, Yên Phong (Bắc Ninh, 1333-1335) v.v.. Những công trình xây dựng mới chùa tháp thời Trần đã được phân bố rộng rãi khắp mọi miền của đất nước như chùa Hương Tích ở núi Hồng Lĩnh (Can Lộc, Hà Tĩnh), chùa Hoa Long, chùa Thông (Thanh Hóa), tháp Bỉnh Sơn (Lặp Thạch, Phú Thọ), chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Tây), chùa Dương Liễu (Đan Phượng, Hà Tây), chùa Hào Xá (Thanh Hà, Hải Dương), chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Tắm (đảo Thừa Cồng, Cấm Phả, Quảng Ninh) v.v...

Có những khu vực thời Lý chưa có gì như vùng núi Yên Tử thời này mới mở mang phát triển thành một trung tâm Phật giáo. Tại đây có một hệ thống hơn 20 công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ do các nhà sư phái “Trúc Lâm Tam tổ” trông coi. Đó là các chùa như chùa Lân (Long Động), chùa Hoa Yên, chùa Giải Oan, chùa Bảo Sái, Am Van Tiêu, viện Thạch thất mị ngự, viện Phu đồ…

(4 ảnh IMG_5579)

Đ. ĐỀN AN SINH VÀ LĂNG MỘ NHÀ TRẦN

Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20 km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế “ thời Trần

Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng, triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều tòa điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết và cắt cử các quan về trông coi cẩn thận .

Tóm lại, Kiến trúc thời Trần vẫn phát triển mạnh, thời gian đầu quy mô và bố cục mặt bằng vẫn kế thừa Lý nhưng về cuối triều Trần thì có ảnh hưởng Trung Quốc (Kiến trúc lăng mộ)

4.3.1.3.- Điêu khắc

Hiện vật điêu khắc thời Trần sưu tầm được đến nay chưa nhiều. Trong số rất ít những tượng đá phát hiện được thì tượng ở các lăng mộ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối. Ngược lại, hầu như chưa thấy một pho tượng phật nào. Thay vào đó, lại tìm được khá nhiều những bệ tượng bằng đá có hình dáng gần giống như một khối hình hộp chữ nhật đặt nằm, trên có đài sen và những phù điêu, chạm khắc ở các di tích chùa tháp.

Tuy nhiên một phong cách mới được xác lập, đó là chuộng hình khối khỏe, đơn giản, hiện thực.

(5 ảnh IMG_5584)

.3.1.4.- Hội họa đời Trần

Qua các thư tịch, qua các bài văn thơ cho thấy hội họa thời Trần phát triển đa dạng và đã tồn tại độc lập trong nhiều thế loại: tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh lịch sử, tranh hoa điêu, nghệ thuật trang trí tiền, trang trí sắc phong, trang trí quạt, trang trí bình phong....

Năm 1253 triều đình cho lập viện Quốc học, đắp tượng Khổng Tử, chu Công và Mạnh Tử cùng vẽ hình 72 người học trò suất sắc của Khổng Tử để thờ.

Tranh chận dung được vẽ nhiều nhất vào năm 1289 sau ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên -Mông thắng lợi, nhà Trần duyệt định các công thần, xét công trạng cho những người tham gia kháng chiến, ai có công nhiều thì được vẽ hình và ghi chép vào sách “Trung hưng thực lục”. Ngoài ra những quan có phẩm chất tốt thì vua cho vẽ chân dung ban tặng. Cuối thế kỷ XIV tình hình suy yếu của nhà Trần làm nảy sinh tư tưởng mưu đồ phản loạn. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông sai thợ vẽ bộ tranh nêu gương những người có công giúp vua dựng nghiệp lớn ở Trung Hoa và Việt Nam như “ Chu Công giúp Thanh vương, Hắc Quang giúp Chiêu đế, Gia Cát Lượng giúp Thục hậu chúa, Tô Hiến hành giúp Lý Cao Tông" gọi là “tứ phụ đồ” ban cho Hồ Quý Ly…

4.3.1.5.- Đồ gốm

Gốm trang trí kiến trúc

Qua những hình đầu rồng, chim phượng băng đất nung khối tròn hoặc chạm nổi gắn trên các bờ nóc, đầu đao kiến trúc cho thấy những người thợ gốm thời Trần đắp nặn, gọt tỉa theo một thủ pháp thoáng đạt, đơn giản, khỏe mập chứ không tỉa gọt chau chuốt, rậm nét như thời Lý. Ngoài ra, còn những viên ngói mũi hài phủ men dầy dặn, hoặc những viên gạch vuông lát nền cỡ lớn mỗi cạnh từ 35 đến 40 cm, dầy 7 cm. Trên mặt gạch thường in nổi những hình hoa sen, cúc, hoa chanh cách điệu. Những viên gạch này thường nung già để mộc có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi.

(5 ảnh IMG_5591)

Gốm gia dụng

+ Gốm men ngọc vẫn tiếp tục sản xuất nhưng được thể hiện với một phong cách khác: tạo dáng chắc khỏe, cốt vuốt dày, giữa than và đế đã được chú ý thể hiện cân đối vững vàng.

Hoa văn trang trí trên gốm có 3 loại: hoa khắc, hoa in và đắp nổi với đề tài hoa sen, hoa cúc cách điệu. Đặc biệt có một số họa tiết mới xuất hiện như hình xoắn vỏ ốc, ngọc báu, sừng tê bắt chéo....

+ Gốm hoa nâu là loại gốm đàn, kiểu dáng to khỏe, cốt gom dày, chất đất thô xốp hơn gốm men ngọc, phủ ngoài một lớp men màu trắng ngà hay vàng nhạt. Ngoài những hình hoa thảo cách điệu, còn có hình chim, cò, voi, hổ hay những sinh vật sống dưới nước như tôm cá và đặc biệt có cả hình người.

  • Gốm hoa lam là loại tên gọi gốm phủ men màu trắng đục, vẽ trang trí màu lam với bút lông mềm. Cấu tạo hình dáng phong phú, cân đối. Cốt đất màu trắng xám, đãi sạch mịn, ngoài cốt phủ men trắng với kỹ thuật nhúng men đều, được nung với độ lửa khá cao nên lớp men dàn chảy mỏng đều. Đề tài trang trí ngoài hoa sen, hoa cúc còn có vân mây tản; còn đề tài về người và sinh vật khác ít thấy vẽ trên gốm hoa lam.

(4 ảnh IMG_5592)

4.3.2.- Đặc đim mỹ thuật nhà Hồ

Từ giữa thế kỷ XIV nhà Trần đã mất lòng dân đến cao độ. Nhân cơ hội đó Hồ Qúi Ly đã lấn át quyền rồi đến 1400 phế truất hẳn vua Trần lập ra triều Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu và chuyển kinh đô về thành Tây Đô ở Thanh Hóa. Nhà Hồ đã thi hành nhiều chính sách cải cách về kinh tế xã hội, nhưng do không được lòng dân nên 1407 nhà Hồ bị quân Minh xâm lược tiêu diệt. Đất nước ta rơi vào tay thống trị tàn bạo của giặc Minh. Nhà Hồ chỉ tồn tại 7 năm nên các công trình mỹ thuật không nhiều, phong cách nghệ thuật vẫn tiếp tục truyền thống nghệ thuật Trần.

Từ 1397 Hồ Quý Ly cho xây dựng ở Thanh hóa Ly cung (cung Bảo thanh) và thành Tây đô. Do xây dựng gấp nên Hồ Quý Ly cho dỡ các cung điện Đại An, Thụy chương....ở Thăng Long vào. Để đối phó với giặc Minh, Hồ Quý Ly còn tăng cường nhiều kiến trúc quân sự như thành Yên Mô (Ninh Bình), Thanh Oai (Hà Tây).

Vết tích còn lại đến nay về kiến trúc thành Tây đô. Công trình này do thượng thư Đỗ Tĩnh chỉ huy xây dựng từ 1397 đến 1400 hoàn thành. Địa thế xây dựng thành mang tính chất phòng thủ cao. Phía Bắc dựa vào núi Voi, phía nam núi Đôn Sơn che chắn, phía đông núi Hắc Khuyển cùng sông Bái bao bọc, phía tây sông Mã án ngữ.

(ảnh IMG_5600)

Trung tâm thành là hệ thống cung điện nguy nga nhưng nay chỉ còn lại phế tích gạch nát nền và đôi rồng cụt đầu dài 3,62 m làm thành bậc cửa

(3 ảnh IMG_5601)

Đôi tượng rồng này thể hiện sự kết hợp nhuần nhị giữa cái khỏe mạnh, đơn giản vững chắc của thời Trần với cái mềm mại tinh tế của thời Lý. Thân rồng hình ống, mập, uốn sóng đều đặn, nhịp nhàng và được phủ kín trên khắp mình tượng những hoa văn hình vòng cung khép kín.

Kết luận:

- Ở thế kỷ 13 - 14 là giai đọan thịnh nhất về mọi mặt trong xã hội phong kiến ở nước ta. Tinh thần đoàn kết, tự cường, tự hào dân tộc cao.

- Nghệ thuật chủ yếu vẫn phục vụ cung đình với phong cách mập khỏe, thoáng đạt, gần gủi với hiện thực.

Trong nghệ thuật tuy vẫn còn thấy rõ sự giao lưu, ảnh hưởng nghệ thuật với Chăm Pa và Trung Quốc nhưng đậm nét dân tộc hơn, màu sắc dân gian ngày càng đậm nét

4.4.-MỸ THUẬT THỜI LÊ SƠ (1427-1525)

4.4.1.- Bối cảnh lịch sừ xã hội

Trong suốt 20 năm thống trị đất nước ta, quân Minh đã tàn phá nặng nề nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc, hòng hủy diệt nền văn hóa dân tộc ta. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã thu hút nhiều sĩ phu yêu nước và nhân dân kéo dài trong mười năm (1417-1427) đã thắng lợi vẻ vang. Quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều đại nhà Lê và đã thi hành nhiều chính sách canh tân khá toàn diện nên sức mạnh của nhà nước Đại Việt phục hồi nhanh chóng.

Xây dựng chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế. Đến đời Lê Thánh Tông 1460-1497 bộ máy hành chỉnh cũng như tổ chức quân đội và hoạt động lập pháp đạt đến mức hoàn bị với những thiết chế chặt chẽ. Tiêu biểu là luật Hồng Đức (1483) gồm 721 điều, chia làm 6 quyển, 16 chương bao gồm cả luật hình, luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự và tố tụng

Về kinh tế nhà nước chú trọng phát triển nông nghiệp như công việc khẩn hoang và phát triển thủy lợi, thiết lập chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, xóa bỏ điền trang thái ấp. Nhiều trung tâm thủ công nghiệp hình thành, chính quyền còn lập ra những xưởng thủ công đúc vũ khí, chiến thuyền và đẩy mạnh nghề khai mỏ...

Nho giáo làm mẫu mực cho việc dựng nước trị dân. Ban hành nhiều đạo luật hạn chế Phật giáo và Đạo giáo phát triển. Nho sĩ được đề cao. Tuy nhà nước đề cao chữ Hán nhưng văn học chữ nôm vẫn phát triển (tiêu biểu “ Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi). Nảy sinh nhiều tác phẩm văn học phản ánh chủ nghĩa yêu nước, niềm tự hào, khí phách anh hùng của dân tộc: “ Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi, những bài phú của Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn...

Địa lý, y học, toán học thời kỳ này cũng phát triển: về sử học có Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, về toán học có Lương Thế Vinh, Vũ Hữu, về y học có Nguyên Trực…

4.4.2.- Kiến trúc

a- Kiến trúc cung đình

1430 Lê Lợi đổi Thăng Long thành Đông Kinh và bắt đầu cho tu sửa theo cấu trúc của thành Thăng Long cũ 1433 xây dựng ở Lam Sơn (Thanh Hóa) một khu cung điện đuợc gọi là Lam Kinh. Theo sử sách toàn bộ khu điện Lam Kinh gồm ba lớp nền cao dần trên đổi. Lớp nền thứ nhất gồm công ngoài, hồ, cống trong và sân. Điện chính nằm ở lớp nền thứ hai gồm có ba ngôi nhà bố cục theo kiểu chữ công. Lớp nền thứ ba còn lại dấu vết của 9 nền nhà nhỏ xếp theo hình vòng cung ôm lấy điện Lam Kinh. Toàn bộ khu điện cố kích thước 315 x 256 m….

(2 ảnh IMG_5614)

b- Kiến trúc tôn giáo

Kiến trúc Phật giáo không phát triển, chùa mới không được dựng thêm, qua sử sách công việc trùng tu các chùa cũ vẫn được duy trì. Trái lại kiến trúc đền miếu thờ những người có công với đất nước và Khổng Tử được nhà nước khuyến khích xây dựng,

c- Kiến trúc lăng mộ

Sau điện Lam Kinh, quần thể lăng mộ của sáu vua đầu triều Lê : 1- Lê Thái Tổ (1428-1433), 2- Lê Thái Tông (1434-1442), 3- Lê Nhân Tông (1443-1459),  4- Lê Thánh Tông (1460-1497), 5- Lê Hiến Tông (1497-1504) ,6- Lê Túc Tông. Ngoài ra còn có mộ của các bà hoàng hậu và công chúa như Nguyễn thị Ngọc Huyền, Ngô Thị Ngọc Giao và công chúa Thụy Hoa. Triều Lê Sơ còn một số vị vua khác nhưng không ai hưởng ngôi trọn vẹn nên đều an táng tại nơi khác.

4.4.3- Điêu khắc

Điêu khắc ở lăng mộ

Đặc điểm những tác phẩm điêu khắc có kích thước không lớn, so với điêu khắc Lý, Trần thì sơ lược không biểu cảm, khuôn thước.

Các lăng mộ thời Lê sơ thường trang trí bằng 10 pho tượng chia thành năm đôi gồm người, lân, tê giác, ngựa, hổ. Ở một số lăng muộn hơn có sự thay đổi nhỏ: tượng voi thay cho tượng hổ, kích thước trung bình là 1,1 m đôi với tượng người và 0,6 m với tượng thú. Cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng, khối, đường nét. Tỷ lệ giữa các phần chi tiết cũng chưa thật chính xác.

(ảnh Tượng Ngựa lăng vua Lê Thái Tổ, đá, cao 45 cm, 1433)

(ảnh Dãy tượng thú Lăng vua Lê Hiến Tông 1504)

Chạm khắc trang trí

So với tượng tròn thấy có biểu hiện nhiều sức sáng tạo hơn. Thành tựu nổi bật nhất là nghệ thuật chạm khắc trang trí bia

Trang trí trên bia cũng như trên các thành bậc đá, bệ tượng tuy mềm mại, nhưng không chi li như Lý mà mạch lạc hơn, bố cục thoáng hơn.

Hình tượng con rồng thời Lê Sơ thấy rối rắm, phức tạp có phần rập khuôn theo rồng thời Minh. Rồng thời Lê Sơ đã trở thành một biểu tượng văn hóa, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua nên hình lồng có sừng, râu dài, mắt lồi, mồm to... trông dữ tợn thiếu sức uyển chuyển như rồng Lý, Trần.

(ảnh IMG_5625)

4.4.4.- Hội họa

Những tác phấm hội họa đến nay hầu như không còn

Qua các tư liệu gián tiếp: trong thơ ca của hội Tao Đàn, của Nguyễn Trãi, trong Đại Nam Nhất Thống Chí, Đại Việt sử ký toàn thư thấy có hai thể loại phát triển nhất thời này là tranh phong cảnh và tranh chân dung. Bức chân dung Nguyễn Trãi tìm thấy tại đền thờ ông tại làng Nhi Khê thấy đã được tu sửa nhiều lần.

Khi nghiên cứu các hình vẽ trên gốm thấy bút pháp phóng khoáng, bố cục chặt chẽ, đậm nhạt phong phú/ đường nét sinh động càng cho ta lòng tin về sự phát triển hội họa Lê Sơ.

4.4.5.- Đồ gốm

Nổi bật nhất gốm men trắng ngà vẽ trang trí bằng màu men lam với bút lông mềm, nét bút thoáng đạt, tự do.

Thời kỳ đầu tạo hình đơn giản, nét vẽ thoáng mộc mạc. Đến giai đoạn cuối có khuynh hướng rườm rà, màu vẽ phối hợp nhiều màu như nâu vàng. Ngoài lối vẽ trực tiếp còn sử dụng trang trí đắp nổi.

(3 ảnh IMG_5629)

Một số đặc điểm nghệ thuật Lê Sơ

Thời Lê Sơ hầu như không có công trình gì to lớn đồ sộ như thời Lý, Trần.

Thời gian đầu nghệ thuật có kế thừa khá nhiều vốn cũ của Lý Trần, nhưng càng về sau càng ảnh hưởng nghệ thuật Trung Quốc.

Nghệ thuật mang tính chất cung đình cao cho nên nghệ thuật dân gian không phát triển được.

4.5.- Mỹ thuật thời Mạc (TK XVI)

4.5.1 Bối cảnh văn hỏa xã hội

1527 Mạc Đăng Dung thắng thế, phế truất triều Lê lập nên nhà Mạc.

Các phe phái phong kiến đối lập núp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống nổi dậy tại nhiều nơi, trong đó có Nguyễn Kim một viên tướng cũ chạy vào Thanh Hóa tập hợp các thế lực phong kiến chống Mạc thành lập một chính quyền riêng mang danh nghĩa triều Lê Trung Hưng.

Về kinh tế là thời kỳ tan vỡ hoàn toàn của điền trang thái ấp, là sự phá sản của chính sách quân điền sở hữu nhà nước về ruộng đất, là sự ra đời của quan hệ mâu thuẫn mới giữa nông dân và địa chủ.

Tư tưởng được cởi mở hơn, khiến các tôn giáo tín ngưỡng có điều kiện phục hồi và phát triển. Phật giáo phát triển trở lại như một vị cứu cánh tinh thần và tan vào làng xã.

4.5.2.- Kiến trúc

a- Kiến trúc cung đình

Tại Thăng Long, nhà Mạc tiếp quản gần như toàn bộ các công trình cung điện của thời Lê Sơ để lại, không xây cất thêm nhiều và cũng ít tu bổ. Một trong những lý do Thăng Long ít được xây cất và tu bổ vì chiến sự xảy ra thường xuyên, các vua Mạc nhiều lần phải chạy về Dương Kinh trước sự uy hiếp của Nam triều.

Những công trình cung đình quan trọng thời Mạc chủ yếu ở Hải Dương, - quê hương nhà Mạc. Tại Dương Kinh, Mạc Thái Tổ sai xây dựng điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc, điện Sùng Đức. Ngoài ra tại Cổ Trai, nhà Mạc cho xây dựng cung điện nguy nga làm chỗ triều kiến quan lại. Vùng Dương Kinh còn tập trung nhiều lăng mộ vua nhà Mạc, nhưng đến khi nhà Lê Trung Hưng đã phá huỷ toàn bộ các công trình kiến trúc tại khu vực này.

b- Chùa, đạo quán

Theo con số thống kê của các nhà nghiên cứu, trong tổng số 195 công trình thời Mạc thì 142 công trình kiến trúc là chùa, chủ yếu là tôn tạo (trong đó: Hải Phòng 27 chùa, Hải Dương và Hưng Yên 36 chùa; Hà Tây cũ 28 chùa...). Tiêu biểu nhất trong các công trình thời kỳ này là chùa Ba Tấm ở Gia Lâm (Hà Nôi) xây dựng từ thời Lý, chùa Câp Nhất ở Thanh Hà (Hải Dứớng) xây thời Lý; chùa Bối Khê ở Thanh Oai (Hà Nội) xây dựng từ thời Trần, chùa Trăm Gian ở Chường Mỹ (Hà NộI) xây dựng từ thời Trần, chùa Phổ Minh ở Mỹ Lộc (Nam Định) xây từ thời Trần...

Ba đạo quán có dấu tích từ thời Mạc còn đến nay là quán Hưng Thánh, quán Hội Linh và quán Linh Tiên đều nằm trên địa phận Hà Nội. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu qua tư liệu văn bia cũng xác định một số công trình đạo quán khác được trùng tu thời kỳ này gồm quán Thụy Ứng, quán Đê Thích, quán Chân Thánh (Hưng Yên), quán Viễn Dương (Hà Nội), quán Tiên Phúc (Hải Dương). Bố cục bài trí và Kiến trúc các đạo quán này về đại thể tương đồng với các chùa miếu đương thời.

c.- Đình làng

Đình làng trước kia để làm nơi nghỉ ngơi, nhưng bắt đầu có tư cách là trung tâm hành chính, sinh hoạt cộng đồng làng xã của người dân từ thời nhà Mạc.

Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời kỳ này là đình Lỗ Hạnh (x. Đông Lỗ, h. Hiệp Hòa - Bắc giang, xây năm 1576) và đình Tây Đằng (xây năm 1583). Ngoài ra, còn các đình Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang), Thanh Lũng (Ba Vì, Hà Nội), Thụy Phiêu (Ba Vì, Hà Nội) và La Phù (Thường Tín, Hà Nội). Tuy nhiên, qua nhiều lần trùng tu, dấu tích từ thời Mạc không còn. Bố cục của đình làng khá đơn giản, gồm một toà Đại đình hình chữ nhật với một gian hai chái (đình Tây Đằng, Thanh Lũng) hoặc ba gian hai chái (đình Lỗ Hạnh, Thổ Hà). Gian giữa là nơi tiến hành nghi lễ khi rước bài vị thần từ miếu trở về, hai bên là nơi hội họp và làm lễ hội. Trừ phần mái, các phần khác của đình đều làm bằng gỗ, được chạm khắc khá tinh xảo. Các hình khắc chạm khá phong phú như rồng, phượng, hoa sen hoặc mô tả cảnh sinh hoạt, hội hè.

(ảnh Đình Lỗ Hạnh sau khi trùng tu)

(ảnh Đình Thổ Hà - Bắc Giang)

4.5.3.- Điêu khắc

Điêu khắc thời Mạc khá ghát triền, chất liệu và loại hình khá phong phú, chủ yểu là từ gồ mít và gỗ vàng tâm.

a- Tượng tròn

Các nhà nghiên cứu hiện thống kê được tượng 30 chùa làm thời Mạc nên đã tìm được khá nhiều loại tượng Phật giáo khác nhau. Trước hết Thích Ca Mâu Ni Phật (chùa La Khê - thị xã Hà Đông), rồi tượng Tam thế Phật ở chùa Nanh, chùa Lệ Mật, chùa Thầy (đều ở Hà Nội); đặc đã phát triển và phổ biến hơn tượng Bồ Tát Quan Âm nhiều tay có quỷ hoặc rồng đội đài sen tại các chùa Đông Ngộ (Hải Dương) tạc năm 1582, chùa Thượng Chủng (Vĩnh Phúc) tạc năm 1592, chùa Đa Tốn (Hà Nội), chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), chùa Bối Khê (Hà Nội), Tam Giáo, Khôi Khê (Thái Binh)... Cũng thời này còn tìm thấy tượng Ngọc Hoàng (chùa Ngô Sơn - Tích Giang-Ba Vì-Hà Tây) và cả một vài pho tượng Thích Ca Sơ Sinh. Trong chùa thời Mạc còn tạc tượng những người có công đức xây dựng chùa. Chùa Trà Phương (Hải Phòng) có tượng Mạc Thái Tổ cao 0,75 mét, dáng dấp gần giống tượng Ngọc Hoàng ở chùa Ngọ (Hà Nội). Ngoài ra còn có tượng công chúa cao 0,74 mét, ngồi trên đài sen dáng vẻ trầm tư, tĩnh tại. Nhà tổ chùa Phổ Minh (Nam Định) có tượng chân dung bà chúa Mạc từng tu hành tại chùa này.

(ảnh Tượng tam thế Chùa Nhân Trai Hải Phòng)

(ảnh Tượng Quan âm Nghìn mắt nghìn tay Chùa Hạ, Vĩnh Phú)

(ảnh Tượng Quan âm Nam Hải, Chùa Mía, Hà Tây)

b.- Nghệ thuật chạm khắc trang trí

Bước chuyển dài từ trang trí chạm khắc nông trên mặt phẳng đến trang trí chạm khắc sâu nhiều lớp đã dẫn đến một hệ thống phù điêu đình làng dày đặc, về nội dung chối từ tôn giáo và hướng về đời sống thế tục làng xã, về hình thức gắn với kết cấu kiến trúc, trong đó các thành phần chịu lực căn bản vẫn chạm khắc nông, các thành phần bán chịu lực và tự do thường chạm khắc sâu nhiều lớp. Mô tuýp thay đổi, lớp tạo hình và không gian biến đổi, hình tượng biến dạng tạo thành kết quả phức hợp rất cao của phù điêu đình làng.

(3 ảnh IMG_5653)

LSMTVN_05 —————————————————————————————

4.6.- Mỹ thuật TKXVII-XVIII (Thời vua Lê chúa Trịnh, Trịnh - Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn)

4.6.1.- Bối cảnh văn hóa xã hội

Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều và chiếm được thành Thăng Long, rồi sau đó họ Trịnh xưng vương biến vua Lê thành bù nhìn. Các thế lực họ Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi cho đến những năm 70 của thế kỷ XVII mới bị họ Trịnh tiêu diệt.Trong lúc này tại phía nam ngay từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đã bắt đầu hình thành một cơ sở cát cứ mới. Do vậy chiến tranh liên miên giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn và được kết thúc bởi chiến thắng của khởi nghĩa Tây sơn của Quang Trung năm 1791

4.6.2..- Kiến trúc

  • Kiến trúc cung vua, phủ chúa ở đàng ngoài

Từ đầu TK XVII ở phía Nam hoàng thành, ngoài cửa Đại hưng, chúa Trịnh đã cho xây 52 cung điện lớn từ phường Báo Thiên trở xuống phía Nam và đều hướng về phía hồ Hoàn Kiếm. Phần trên hồ đặt tên là hồ Tả vọng, phần dưới hồ là Hữu vọng, ngụ ý hai phần hồ đều vọng về phủ chúa. Ven hồ xây nhiều nguyệt đài, thủy tạ. Giữa hồ Tả vọng dựng tả vọng đình là nơi nghỉ ngơi ngắm cảnh của chúa Trịnh.

(ảnh Hồ Tả Vọng và cung Thụy Khánh của chúa Trịnh Giang ở đảo Ngọc)

Đến TK XVIII chúa Trịnh lại xây gần hồ Hoàn Kiếm một lầu cao 30 thước mang hình 5 con rồng dát bằng mảnh sứ và đá cẩm thạch gọi là ngũ long lâu. Ở phía Nam hồ năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm xây một cung diện ở dưới đất gọi là Thưởng trì cung

Ngoài ra thắng cảnh thiên nhiên hồ Tây cũng được vua Lê chúa Trịnh khai thác làm nơi hành lạc như Trịnh Giang đã cho xây trúc lâm viện để nghỉ ngơi tại hồ Trúc bạch. Bên phía Hồ Tây lập hành cung cạnh chùa Trấn Quốc, ở mạn Nghi Tàm xây bến tắm cho chúa Trịnh cùng cung tần mỹ nữ và trên bãi nổi giữa hồ đã dựng nhiều cung điện nguy nga tráng lệ…

(2 ảnh IMG_5665)

b) - Kiến trúc phủ chúa Nguyễn ở đàng trong

Theo sử ghi năm 1558 Nguyễn Hoàng đóng quân ở Ái Tử, h. Đông Xương phía Bắc thị xã Quang Trị, đến 1570 Nguyễn Hoàng dịch bản doanh đến làng Trà Bát và đặt tên là Cát dinh. Thời Sãi vương (1623 - 1635) di đô tới làng Phúc Yên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, đến đời Công Thương vương (1635 -1648) lại di đô đến Kim Long (phía Tây thành Huế). Đến Ngãi vương 1691 lại dịch bản doanh tới làng Phú Xuân, huyện Hương Trà và đặt tên là chánh dinh và bắt đầu xây dựng với quy mô to lớn lộng lẫy.

Cung điện chúa Nguyễn ở Phú Xuân đã được P. Koffler khi đến đây vào giữa thế kỹ XVII miêu tả: “Cung điện quốc vương xếp đặt theo hình vuông, có ba vòng tường bao bọc, có bảy cổng, cổng chính có viễn vọng đài nhìn ra sông Hương… ”. Và tất cả các cung điện lầu gác ở đây: “không thấy .... tường vôi hay đá thường. Tất cả đều bằng đá hoa rất quý, được đánh bóng và chạm khắc, các cột bằng gỗ sơn son....Người ta tưởng đang ở trong phòng một nhà hát lộng lẫy có nền lát sáng như pha lê.”

- Kiến trúc Phật giáo

Sự sa đọa và những hành động tiêu cực của tầng lớp vua quan đã đưa Nho giáo ở nước ta vào tình trạng khủng hoảng chưa từng thấy, do vậy Phật Pháp đương thời như là một cứu cánh cho hệ tư tưởng xã hội. Nhiều người ở tầng lớp trên cũng “núp bóng” Phật đài. Giai đoạn này là thời cơ để các tông phái Lâm tế và Tào Động cùng nhiều nhà sư Trung Quốc du nhập mạnh hơn vào nước ta.

Ở trong Nam, dưới sự ủng hộ của các chúa Nguyễn, nhiều ngôi chùa lớn được dựng (Thiên Mụ ở Huế, Sùng Hóa ở Phú Vang, Đảo Châu ở Trà kiệu, kính Thiên ở Thuận Trạch, Chúc Thành ở Quảng Nam, Hội Tông ở Phú Yên ). Rất tiếc, tới nay các chùa trên không còn để lại vết tích của thời khởi dựng.

Trên đất Bắc, sự tham gia của tầng lớp trên (thường thông qua các bà hoàng, công chúa, quận công….) nhiều ngôi chùa được trùng tu, dựng lại với một quy mô mới khang trang, rộng rãi có kết cấu chữ “công”, chữ “nhị", hoặc “tiền công hậu nhất” với nhiều tòa ngang dãy dọc, tiêu biểu chùa Côn Sơn (Hải Dương), chùa Keo (Thái Bình-Nam Định), chùa Ngọc Khám, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Thái Lạc (Hưng yên), chùa Thày, chùa Mía (Hà Tây).

(ảnh chùa Keo, Thái Bình)

(ảnh chùa Thày, Hà Tây)

(ảnh Bút Tháp, Bắc Ninh)

Vào cuối thế kỷ XVII với sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật đình làng thì vai trò của ngôi chùa có giảm đi chút ít, nhưng nhiều ngôi chùa do dân tự quyên góp xây dựng cũng đã được đưa vào một vài yếu tố mới, như tháp quay (cửu phẩm liên hoa) ở chùa Phẩm, chùa Đông Ngọ ở Hải Dương ...và hình thức trang trí mang yếu tố dân gian tương tự như ở đình (chùa Chúc,  Văn Điển, Hà Nội). Đến thế kỷ XVIII nền kinh tế suy giảm. Tình trạng đói khổ gây thành cuộc chiến tranh nông dân triền miên. Trong khi đó tầng lớp quan liêu và địa chủ cũng sa đọa chỉ lo vơ vét. Tình hình như vậy khiến cho bước đi của ngôi chùa gặp trở ngại… Chỉ tới cuối thế kỷ với vương triều Tay Sơn, xã hội trở nên ổn định thì ngôi chùa cũng dần dần bước vào sự phát triển bình thường. Lúc này, tầng lớp trí thức đã mất lòng tin một cách sâu sắc với hệ tư tưởng Nho giáo. Nhiều người đã quay trở về với Phật giáo (Ngô Thời Nhiệm được tôn là tổ thứ tư của thiền phái Trúc Lâm, Phan Huy ích cũng rất tôn sùng Phật pháp). Trong tình hình như vậy dưới thời Tây Sơn, với sự tham gia ít nhiều của tầng lớp trí thức tân triều, nên các ngôi chùa được xâỵ vào thời kỳ này như là kết quả của sự dung hòa giữa hai hệ tư tưởng Phật và Nho. Đó là chùa Tây Phương và chùa Kim Liên.

(ảnh chùa Kim Liên, Hà Nội)

(ảnh chùa Tây Phương)

Phong trào dựng đình đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ 17, đặc biệt nửa sau thế kỷ 17, nơi tập trung xậy dựng nhiều nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ: đình Cao Thượng (Tân Yên, Bắc Giang), đình Thắng (Hiệp Hòa, Bắc Giang), (Đình Phù Lão (Lạng Giang, Bắc Giang), đình Diềm (Hòa Long, Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Quảng Oai, Hà Tây), đình Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà tây), đình Hoàng Xá (Ứng Hòa, Hà Tây ), đình Liên Hiệp (Quốc Oai, Hà Tây), đình Xúy Xá (Mỹ Đức, Hà Tây), đình Hương Lộc (Nghĩa Hưng, Hà Nam), đình Trùng Thượng và đình Trùng Hạ (Giá Viễn, Ninh Bình), đình Lâu Thượng (Việt Trì, Phú Thọ), đình Thổ Tang (Vĩnh Lạc, Vĩnh Yên), đình Hào Xá (Tam thanh, Phú Thọ), đình Hương Canh (tam Đảo, Vĩnh Phúc), đình Kiền Bái (Thủy Nguyên, Hải Phòng)….

(ảnh đình Chu Quyến, Hà Tây)

(ảnh đình Trà Cổ, Quảng Ninh)

(ảnh đình Bảng, Bắc Ninh)

Kiến trúc đền thờ, lăng mộ cũng phát triển, ngoài ý định gây dựng lại nơi thờ cúng các vị anh hùng dân tộc, những nhân vật lịch sử còn có vua chúa quý tộc tự xây dựng muốn đề cao bản thân mình.

Đền Lý Bát Đế (Đình Bảng, Bắc Ninh), dựng từ thế kỷ 13 -14, xây lại 1603 -1604. Đền vua Lê Đại Hành (Hoa Lư, Ninh Bình) xây dựng lại vào năm 1612, sau đó được trùng tu nhiều lần. Gần đó là đền Đinh Tiên Hoàng. Đền bà chúa Mụa (Kim Động, Hưng Yên) là một công trình kỷ niệm của quý tộc đương thời muốn khắc dấu ấn vĩnh viễn vào đời sống tôn giáo. Từ chi (đền lăng) Vũ Hồng Lượng (Ân Thi, Hưng Yên) được xây 1660. Lăng họ Ngọ (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Kiến trúc còn tương đối nguyên vẹn….

(ảnh Đền vua Lê, Ninh Bình)

(ảnh Đền Vua Đinh, Ninh Bình)

(ảnh Cửa lăng họ Ngọ Đá, 1697-1705, Bắc Giang) 

4.6.3. - Điêu khắc

Vào thế kỷ XVII sự hỗn dung tôn giáo dẫn đến sự đan xen điêu khắc về loại hình kiểu thức. Là thế kỷ rực rỡ và phong phú của điêu khắc cổ Việt Nam, sự mạch lạc và chuẩn mực trong hệ thống; loại hình kiểu thức đạt tới trình độ giáo khoa, có một nền tảng triết học và nghệ thuật học sâu sắc.

1.- Điêu khắc Phật giáo

+ Tượng chùa quyết đinh quy hoạch kiến trúc trong nôi thất

+ Mỗi loại tượng có một định hướng rõ rệt:

Tượng Phật, bồ tát, Quan âm thấm đượm triết lý an bình, từ bi nhân đạo

  • Tượng chân dung hiện thực và lý tưởng
  • Kỹ thuật sao tâm gỗ, bỏ đất, phủ sơn thếp vàng đạt đến mức hoàn chỉnh
  • Đã nảy sinh phong cách từng chùa, từng phường thợ, từng tác giả

Thế kỷ XVII tượng trong chùa đã phát triển đông đảo hơn, ngoài những loại tượng như của thời Mạc, đã tìm được bộ tượng Di Đà Tam Tôn, rồi Hoa Nghiêm Tam Thánh. Từ khoảng giữa thế kỷ này trở về sau, còn thấy cả Di Đà Phát Quang, Tứ Bồ Tát, rồi những tượng sư tổ và một số tượng hậu chùa gắn với tầng lớp trên.

Sang đến thế kỷ XVIII, có thêm tượng Tuyết Sơn, vào giai đọan cuối (thời Tây Sơn) thì hệ thống tượng chùa đã khá đầy đủ. Trong chùa bắt đầu có thêm các bộ tượng Di Lặc tam tôn mang tính chất chúa cứu thế, Bát Bộ Kim Cương, các tượng Tổ Truyền Đăng (thường gọi lầm là Thập Bát La Hán), Quan Âm Tống Tử….

(3 ảnh IMG_5695)

(3 ảnh IMG_5697)

Nghệ thuật điêu khắc ở thế kỷ 17 được diễn ra dưới hai hình thái rõ rệt, gần 70 năm đầu được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng liên quan tới Phật gịáo, những năm còn lại là đỉnh cao của nghệ thuật dân gian Việt Nam và chủ yếu gắn với các mảng chạm khắc trang trí ở đình làng. Nội dung phản ánh trong các mảng chạm khắc này chủ yếu phản ảnh về cuộc sống dân giã, rất hiếm đề tài vua quan. Mặt khác, đề tài về sản xuất hoặc về những bất công trong xã hội cũng rất hiếm - hiện nay mới chỉ tìm thấy một vài cảnh cày bừa ở đình Thổ Tang (Vĩnh Phúc) được diễn tả khái quát đơn giản, hoặc cảnh lợn đang ăn (đình Kiến Bái - Hải Phòng) hoặc hái dừa (đình An Hòa - Hà Nam). Những đề tài chủ yếu được thể hiện như: vũ nữ thiên thần, đấu võ, săn bắt thú, các cảnh chèo thuyền, chọi gà, chơi cờ, uống rượu, múa nhạc, đá cầu, tích truyện cổ và truyện lịch sử, cưỡi hổ báo, ôm rắn, nuôi con, trai gái tình tự đùa vui…

… Những hoạt cảnh này thường được chạm trên cốn, kẻ hoặc ván nong lá gió dưới nhiều hình thức chạm nổi, chạm bông, chạm lộng… xen kẻ nhau, nhưng tất cả không phải cùng chung cốt chuyện.

Sang thế kỷ XVIII phù điêu với các tập hợp chạm bông nhiều lớp và phức tạp của thế kỷ 17 đã ít dần, đường nét chạm của thế kỷ 18 nuột nà khéo léo dần, do đó tính phù điêu giảm đi, tính trang trí tăng lên, các nét chạm xúc tích, ít sự rắc rối của chồng lớp.

(4 ảnh IMG_5705)

Trong các đền thờ thế kỷ XVII, tượng chân dung và thần thánh không nhiều, nhưng là những sắc diện lý tưởng và cá nhân sinh động. Tuy chịu ảnh hưởng, điêu khắc chùa nhưng được tô vẽ sơn son thếp vàng lộng lẫy hơn. Tượng bà chúa Mụa đá thếp vàng cao 1 m toát lên lòng kiêu hãnh của con người khát vọng cả vương quyền và tôn giáo. Tượng Trần tướng công (bố của bà chúa Mụa ) cũng vậy. Cũng trong đền ba chúa Mụa còn có 4 tượng quan hầu đá (1 cặp văn, 1 cặp võ), mặc áo thụng dáng kính cẩn, tay dấu trong áo. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, đền Trẩn Vũ (Hà Nội) là pho tượng đồng lớn hiếm thấy, cao 3,36 m, chu vi đáy 8 m, nặng 4 tấn đúc năm 1677. Tượng ngồi trên bệ đá cao 1,5 m, hai chân dang ra thoải mải, hai tay thu trước bụng. Tay trái ngón tay trỏ lên trời, tay phải xòe tì đốc kiếm. Thân kiếm có rắn quấn, mũi kiếm chống lên con rùa. Đầu tượng tròn tóc xõa lật sau gáy, áo rủ che nhiều nếp. Tượng này mang tinh thần kiểu cách, u huyền.

Tới thế kỷ XVIII hầu như đền nào nỗi tiếng cũng thường có tượng thần được tạo ra dưới dạng một ông vua đương nhiệm. Thêm vào đó nhiều khi có cả tượng quan văn võ hay tượng phỗng quỳ hầu. Một trong những chứng tích điển hình là tượng ở đền thờ Phù Đổng Thiên Vương.

Tượng mồ khá to lớn so với thời Lý Trần (có khi to hơn cả người thật) như để biểu hiện sự giàu sang của chủ nhân. Như hai tượng canh mồ bằng đá ở mộ quận Đăng (Thanh Hóa, làm năm 1629) cao tới hơn hai mét. Vào thế kỷ XVIII tượng mồ vẫn được làm bằng đá, gồm các tượng canh mộ, người hầu, giám mã, quán tượng ... có dáng vẻ khá khô cứng, nghiêm nghị, lanh lùng, ở một số pho tượng còn mang tính chất áp chế, chú ý bề ngoài oai phong, ít quan tâm tới hiệu quả chiều sâu cảm xúc. Tuy nhiên cùng có một số tượng đẹp như tượng ở miếu mộ Đinh Hương (Hiệp Hòa- Băc Giang)…

(2 ảnh IMG_5710)

4.6.4.-  Đồ họa- hội họa

Dòng tranh Đông Hồ, sản xuất tại làng Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mỗi màu một ván khắc và in thứ tự theo một quy trình đồ họa khép kín, màu được in trước lên giấy đã quyelt điệp, nét đen in sau cùng. Nguyên liệu là giấy dó và các màu trong tự nhiên như xanh- chàm, vàng- hoa hòe, đỏ- đá son, trắng - điệp, đen — tro than lá tre, nâu - củ nâu. Hình không tạo khối mà có viền đen đồ lại; bố cục trong đăng đối. Ngoài hai thể loại chính là chúc tụng, thờ cúng còn có các thể loại khác như tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh phong cảnh.... Các tranh tiêu biểu như: “gà đàn", “lợn độc”, "đánh vật”, “đánh ghen”, “hứng dừa”, "vinh hoa”, “phú quý”, “rước trống", “chăn trâu thổi sáo"..

Dòng tranh Hàng Trống phát triển ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón (Hà Nội) trong đó có dòng họ Lê Văn nổi tiếng. Tranh in nét đen trước rồi tô vờn các màu phẩm lên sau nên màu sắc phong phú và gợi đựợc khối và không gian. Cách diễn hình tinh vi, phong phú, gợi cảm với khuynh hướng tranh trục quyển phương Đông nhằm tạo không gian có nhiều khoảng trống tạo thanh lịch, quý phái. Các tác phẩm nổi tiếng như “lý ngư vọng nguyêt”, “ thất đồng”, “ngũ hổ”,  “tố nữ”, “tam tòa thánh mẫu”, “tứ phủ”, “ngọc hoàng”....

(6 ảnh IMG_5715)

Theo thư tịch và những hiện vật sưu tầm được vào thế kỷ 17 - 18 hội họa rất phát triễn. Trong triều đình có những cơ quan chuyên trách để vẽ trang trí cho cung đình, trang trí chiến thuyền, tạc vẽ văn bia (như những mẫu vẽ về trang phục vương hầu, bá quan văn võ, các trang trí các kiệu lọng khỉ thực hành nghi lễ....) và “từ vua chúa tới các quan đều đặt vẽ để thờ và để chiêm ngưỡng, đề thơ.

Tranh chân dung cụ Nguyễn Chu Ái với nét mặt đôn hậu, nét vẽ hiện thực điêu luyện

Tranh chân dung quan hữu tư giảng Nguyễn Quý Cảnh (1693 - 1766) được vẽ trên giấy dó lụa, khổ lớn, mặc áo gấm thụng lam thêu hoa văn kim tuyến chìm, tư thế ngồi thiền, tay phải cầm quạt, trước mặt có bộ đồ trà, điếu bát ngồi trên sập vuông, nét mặt sáng suốt, râu tóc bạc phơ như tiên ông….

(2 ảnh IMG_5718)

Ngoài ra trong các đền chùa cũng đã tìm thấy nhiều tranh màu vẽ trên ván gỗ, sử dụng màu sắc sặc sỡ, nhưng toàn bộ toát lên sự hài hòa gần gũi với tranh dân gian

(5 ảnh IMG_5721)

4.7.- Mỹ thuật thời Nguyễn

4.7.1.- Hoàn cảnh xã hội thời Nguyễn

1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu Gia Long, định đô ở Phú Xuân.

Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ phong kiến và hệ tư tưởng Nho giáo đã lỗi thời và thi hành chính sách bế quan tỏa cảng.

Kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút. Phong trào đấu tranh của nhân dân nổi lên mạnh mẽ. Đối với công thương nghiệp lại thi hành nhiều chính sách hạn chế phát triển. Chế độ giáo dục và thi cử lạc hậu ra lệnh bỏ chữ Nôm, dùng chữ Hán. Mặt khác có nhiều chính sách về văn hóa khắt khe như nhà dân không được làm theo kiểu chữ Công, chữ Môn, không được dùng đề tài tứ linh, tứ quý…. để trang trí.

Quá trình tồn tại của triều Nguyễn có thể chia làm ba giai đọan: giai đọan từ 1802-1858 tương đối độc lập tự chủ; giai đoạn từ 1858-1885 mất dần chủ quyền; giai đọan 1885 -1945 mắt hẳn chủ quyền.

Tuy nhà Nguyễn lạc hậu thậm chí phản động, nhưng cũng có một số đóng góp cho sự phát triển văn hóa xã hội của dân tộc: nhà Nguyễn đã thống nhất được đất nước từ Mục Nam quan tới mũi Cà Mau, kiến trúc đô thị và hệ thống giao thông phát triển, đã xuất hiện một số nhà văn thơ lớn, những nhà kỹ thuật, những nhà canh tân như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn Tường Tộ.

Về mặt mỹ thuật thấy có ba dòng đan xen nhau là nghệ thuật “Bắc bộ” tiếp nối truyền thống và tinh thần thế kỷ 17-18. Nghệ thuật Huế như một phong cách riêng biệt và nghệ thuật “thuộc địa” lúc sơ khởi giao lưu trực tiếp với nghệ thuật Pháp.

4.7.2.- Kiến trúc

a.- Kiến trúc kinh đô Huế

Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vô băng (Vauban), có mặt bằng gần vuông, diện tích rộng gần 520 ha, chu vi gần 10 km, cao 6,6 m, dày 21 m. Thành có trổ 10 cửa để ra vào, mặt trước 4 cửa, ba mặt kia mỗi mặt hai cửa, trước cửa có cầu bắc qua hào nước và dựa vào phương hướng để đặt tên (Đông nam- Thượng Tứ; Chánh Đông - Đông Ba; Tây Bắc- An Hòa; Tây Nam- cửa Hữu....)

Dựa theo các nguyên tắc địa lý phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành, kinh thành Huế được quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình cao 104 m làm tiền án và hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là cồn Hến, Dã Viên làm "Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” chầu vào trước mặt kinh thành.

Gần chân thành có đào một hệ thống hào chạy quanh 4 mặt rộng 22,8 m, sâu 4 m và ngoài hào khoảng 200 m còn đào một hệ thống sông sâu, rộng hơn gọi là Hộ Thành Hà. Trên mặt thành xây 24 pháo đài, ở giữa mặt tiền kinh thành dựng kỳ đài ba cấp cao 17,5 m, trên có cột cờ cao 29,52 m.

Bên trong kinh thành có hàng chục công thự của triều đình như Lục Độ, viện Cơ mật, viện Đô sát, viện bảo tàng, trường Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, lầu Tàng Thơ, phủ Tôn Nhơn....Ngoài ra còn có hồ Tịnh Tâm, sông Ngự Hà để vua đi chơi bằng thuyền buồm

Nằm trong kinh thành và nhích gần tới mặt trước là Hòang Thành và Tử cấm Thành, gọi chung là Đại Nội. Với hơn 100 công trình kiến trúc, mặt bằng Đại nội chia ra làm nhiều khu vực khác nhau, giữ các chức năng riêng biệt và quanh mỗi khu vực đều có xây tường để ngăn cách nhau:

1/ + Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa: đây là nơi cử hành các cuộc đại lễ của triều đình như lễ đăng quang, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ nguyên đán, lễ Duyệt binh... và Đại triều mỗi tháng hai lần.

2/ + Triệu miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu và điện Phụng Tiên là khu vực dành riêng để thờ các vua chúa nhà Nguyễn. Tại đây, ngoài năm tòa miếu điện chính, còn có khoảng 30 công trình kiến trúc phụ thuộc

3/ + Cung Diên Thọ và cung Trường Sanh, mỗi cung có một tòa điện chính ở giữa và hơn mười tòa nhà phụ chung quanh. Đây là nơi dành cho Hoàng Thái Hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái Hậu (bà nội vua) ăn ở.

4/ + Phủ Nội Vụ: đây là các nhà kho tàng trữ đồ quý, các xưởng thủ công mỹ nghệ chế tạo đồ vàng bạc, ngọc ngà, gấm vốc...cho triều đình và Hoàng gia sử dụng.

5/ + Vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn là nơi học tập và chơi đùa của các hoàng tử và Hoàng nữ khi chưa xuất phủ.

6/ + Tử Cấm Thành là khu vực quan trọng nhất, có mặt bằng gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300 m có gần 50 công trình kiến trúc cung điện lớn nhỏ, chung quanh thành trổ 7 cửa để ra vào, mà cửa chính duy nhất ở mặt trước là Đại Cung Môn chỉ dành vua đi đến điện cần Chánh làm việc hàng ngày.

(3 ảnh IMG_5743)

(4 ảnh IMG_5744)

Những đặc điểm của kiến trúc kinh thành và hoàng cung Huế

1/ Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc hết sức chặt chẽ, cân đối. Phần lớn đốl xứng nhau từng cặp qua đường trục chính của Đại Nội, gọi là đường dũng đạo. Các nguyên tắc cổ điển được tôn trọng: tả văn, hữu võ, tả nam, hữu nữ, tả chiêu, hữu mục…. Các con số Dịch học đã được áp dụng tối đa, nhất là số 9 và số 5 trong hào “cửu ngũ” của Kinh dịch “ Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu”, cửu đỉnh, cửu vị thần công...

2/ Các công trình kiến trúc ở đây biểu hiện một cách rõ ràng tư tưởng độc tôn quân quyền. Tử cấm Thành là một tiểu vũ trụ của Hoàng gia, trong đó có đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt: ăn ở, làm việc, giải trí

3/ Đại nội Huế có đến 5 ngôi miếu thờ các ‘Tiên vương liệt thánh” của triều đại. Điều này chứng tỏ nhà Nguyễn rất tôn trọng tổ tiên và tôn sùng thế phả.

4/ Trên mặt mỹ thuật, cung điện Huế có phong cách, đặc điểm riêng trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội ngoại thất. Cung điện và đền miếu đều làm theo kiểu nhà kép, gọi là “trùng thiềm điệp ốc”, nhà trước và nhà sau liên kết lại với nhau bằng trần thừa lưu (vì vỏ cua). Mái được chia ra làm hai hoặc ba mảng để tránh sự nặng nề. Bờ nóc, bờ quyết thẳng chứ không có tàu đao uốn cong lên như đình chùa ngoài Bắc. Các bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm ở bên ngoài và các liên ba, đố bản ở bên trong đều được trang trí rất phong phú bằng thơ văn và hình ảnh cổ điển theo lối “nhât thi, nhất họa”, chạm trổ thật tỷ mỉ, tinh tế, nhất là ở các hệ thống vì kèo nóc và hệ thống con -xơn….

(3 ảnh IMG_5753)

b.- Kiến trúc tôn giáo

Nhà Nguyễn đề cao Nho giáo, vì vậy ngay năm 1803 đã cho xây dựng Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế, đồng thời Gia Long còn cho xây dựng Văn miếu hàng tỉnh ở các địa phương Đối VỚI Phật giáo ở ngòai Bắc chủ yếu là những đợt trùng tu mở rộng với quy mô lớn như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng, Bắc Giang ), chùa Keo (Thái Bình), chùa Liên Phái, chùa Trấn Quốc, chùa Láng (Hà nội)…. Chùa do nhà nước xây dựng chủ yếu tập trung tại Huế. Ngoài ra các làng, xã ở miền Nam đều có dựng chùa bằng kinh phí của địa phương cộng với công đức của khách thập phương. Những chùa được tu sửa thường vẫn giữ lối kiến trúc truyền thống. Chùa nhỏ chỉ chú ý khu Tam Bảo chữ công hoặc chữ đinh, thân nhà có xu hướng xây cao, hồi xây tường bít đốc, do đó cũng không có đầu đao. Các thành phần kiến trúc gỗ thường bào trơn đóng bén, soi gờ chạy chỉ, trang trí ít với đề tài đơn giản như mây lá hoặc tứ linh, tứ quý.

(ảnh IMG_5757)

Cùng với Phật giáo là tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thần của dân gian thời kỳ này vẫn tiếp tục phát triển, các công trình kiến trúc điện thờ vẫn được tu bổ và xây dựng thêm như Phủ Giầy (Nam Định), điện Hòn Chén (Huế), đền Quan Thánh (Hà Nội), đền Cờn (Nghệ An)...

Đạo Thiên chúa được truyền bá vào Việt Nam từ TK XVI- XVII nhưng cũng phải đến thời Nguyễn mới được công khai truyền đạo, do đó nhiều nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng: nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn), nhà thờ Lớn (Hà nội), nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình)…. Trong số các nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc kết hợp hai yếu tố phương Tây và dân tộc rất nhuần nhuyễn.

c.- Kiến trúc lăng tẩm

Triều Nguyễn có đến 13 vua, nhưng vì những lý do lịch sử phức tạp khác nhau, nên hiện nay ở Huế chỉ có 7 khu lăng tẩm. Đó là các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (ở đây còn có hai mộ vua Thành Thái, Duy Tân), Đồng Khánh và Khải Định.

Theo quan niêm “tức vị trị lăng", phần lớn các lăng tẩm đều được xây dựng khi nhà vua còn ở trên ngai vàng. Thành phần các lăng gồm: tượng chầu, bái đình, nhà bia, trụ biếu, tấm điện. Thành phần tự do gồm: hồ, cầu, la thành, nghi môn, cống.... Các thày địa lý được trọng dụng trong việc chọn đất theo nguyên tắc "vạn niên cát địa" (đất tốt vạn năm), "tiền án hậu chẩm” (núl án phía trước, núi gối phía sau), "tả long hữu hố” (núi chầu phải trái như rồng cuốn hổ phục), “huyền thủy chi lưu" (nước chảy lặng lẽ vòng veo hình chữ chi) "sơn triều thủy tụ" (núi hướng về, nước tụ về).

3.- Nghệ thuật điêu khắc

Điêu khắc cung đình Huế mang tính tượng trưng cao. Trong cung đình và lăng tẩm, ở những góc sân thường đặt đăng đối các con nghê bằng đồng. Kích thước to, bục cao, toàn thân đúc nồi vẩy, mặt, mũi, chân, móng tỉa kỹ càng, còn tạo dáng cô đọng.

Tiêu biểu cho điêu khắc cung đình Huế là hệ thống tượng người, voi, ngựa trong các lăng tẩm (trong mỗi lăng chỉ gồm có đôi voi, đôi ngựa, và mười tướng văn võ quan hầu), kích thước thường từ 1/2 đến 2/3 nguyên mẫu. Chất liệu bê tôn, đá. Nhìn chung, tượng lăng mộ Huế so với tượng mồ ở các thế kỷ trước ít nét đau buồn hơn, mặc dù bộ mặt vẫn đầy suy tư. Các tượng này đã tạo được vẻ tĩnh lặng, uy nghiêm, trang trọng, cung kính. Khối hình đơn giản, song trang trí trên mũ áo tượng rất được chú trọng với các họa tiết theo quy định của quan lại đương thời.

(12 ảnh IMG_5770)

(12 ảnh IMG_5772)

Điêu khắc Phật giáo vẫn tiếp tục phát tríển, trên cơ bản ngoài các tượng có từ thời trước, Phật điện được bổ xung các loại tượng mới như: Hoa Nghiêm (Thích Ca cầm hoa sen), Thích Ca kết ấn chuẩn đề, Cửu Long Thích Ca Sơ Sinh, Phạm Thiên, Đế Thích, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Đức ông, Thánh Tăng, Thổ địa, Thập điện Diêm Vương…. rất nhiều chùa đã kết hợp tín ngưỡng thờ Mẫu… đôi khi có cả thần linh gắn với ma thuật đồng cốt.

(3 ảnh IMG_5774)

4.- Đồ họa- hội họa

Bên cạnh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, có dòng tranh Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây). Người Kim Hoàng làm tranh từ rằm tháng Một (tháng mười một âm lịch) đến giáp tết và cùng đủ lọai thờ cúng, chúc tụng như tranh Đông Hồ, Hàng Trống nhưng kết hợp được nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó.. Nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ, màu sắc tươi chói như tranh Hàng Trống.

Tại Huế có dòng tranh Làng Sình

Qua các bản khắc gỗ còn lại và các mẫu tranh còn lưu giữ đến ngày nay cho thấy tranh Sình là tranh thờ, tranh cúng lễ, phục vụ tín ngưởng dân gian gồm một số bộ chính như sau: 1/ Bộ cúng gia tiên đầu năm; 2/ Bộ cúng thế mạng; 3/ Bộ cúng quan sát (cúng bệnh cho trẻ em); 4/ Bộ tranh cúng bà bổn mạng; 5/ Bộ tranh cúng lễ thành thai.

Tranh Sình là tranh giấy in bản khắc gỗ lấy nét và những mảng đen xong tô màu. Trước kia màu sắc lấy từ thực vật, hoặc sò điệp. Sau này sử dụng phẩm hóa học gồm ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh, từ đó pha chế những màu phối hợp như đỏ cánh sen, lục, tím và cộng màu đen của nét in và trắng cùa nền giấy mộc.

(4 ảnh IMG_5784)

Về hội họa đến nay còn một số tranh vẽ trên tường các chùa, tranh vẽ trên kính, trên vải với đề tài Phật giáo hoặc minh họa thơ các hoàng đế, quý tộc Nguyễn trong cung đình, lăng tẩm.

5.- Nghệ thuật trang trí ứng dụng

a/ đồ gốm

Gốm trang trí kiến trúc và gốm gia dụng vẫn phát triển mạnh, ngoài Bắc những trung tâm sản xuất gốm lớn như Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng vẫn tiếp tục truyền thống thế kỷ 17-18. Ở Huế các lò gốm “Nội Phủ” giữ vai trò chủ đạo trong việc sản xuất những đồ gốm phục vụ cho trang trí nội ngoại thất các cung điện và những đồ dùng hàng ngày của vua quan triều Nguyễn, ở miền Nam với những trung tâm sản xuất lớn như Cây Mai (Sài Gòn), Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai)

(3 ảnh IMG_5789)

b/ Pháp lam (đồ kim lọai tráng men màu)

Pháp lam được dùng rộng rãi, làm nổi bật các trang trí mặt ngoài kiến trúc như nghi môn, ô hộc, trụ liên ba, điện tháp, tam quan, trong nội thất như chân cột, bình phong, đồ thờ cúng như lư hương, mâm bồng; đồ dùng như khay trà, bình rượu, thạp lọ có màu sắc tương phản cao. Nhưng do kỹ thuật chưa hoàn hảo nên men có chỗ gợn sóng, độ dày mỏng không đều nên cuối thế kỷ 19 bị ngưng trệ.

c/ Đồ đồng

Kỹ thuật đúc và trang trí đồ đồng đạt đến đỉnh cao, tinh xảo. Tiêu biểu là những chuông đồng cũng như các vật cổ xưa của chúa Nguyễn đều có cấu tạo đồ sộ, uy nghi, trang trí cầu kỳ. Hoặc Cửu vị Thần công, Cửu đỉnh đã nâng đồ đồng ứng đụng lên mức tượng đài hoành tráng

(3 ảnh IMG_5795)

d/ Đồ gỗ

Kỹ thuật tạo dáng và chạm khảm, sơn thiếp đồ gỗ lên đến tuyệt đỉnh của sự cầu kỳ tinh vi. Thí dụ Ngai vàng và Bửu tán ở Thái Hòa điện được trang trí long, lân, quy, phụng kết hợp những hoa quả thiêng liêng dành cho Thiên tử

LSMTVN_06 —————————————————————————————

5. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại

Mỹ thuật Việt Nam hiện đại được tính kể từ khi người Pháp đô hộ Đông Dương, mở trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội (1925), đưa vào Việt Nam những bài học nghệ thuật đầu tiên theo truyền thống phương Tây. Cũng từ đây mới xuất hiện lớp người sáng tác, được gọi là họa sĩ, nhà điêu khắc lưu danh trên tác phẩm nghệ thuật của mình, khác hẳn với thời kỳ sáng tác phần lớn là khuyết danh trước đây của nghệ thuật cổ truyền. Mỹ thuật Việt Nam hiện đại có chia thành các phân kỳ như sau:

1/ Sự hình thành nền mỹ thuật Việt Nam hiên đại (từ cuối thế kỷ XIX đế 1945)

2/ Mỹ thuật Viêt Nam giai đọan đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước (1945 -1975 )

3/ Mỹ thuật Việt Nam từ 1975 đến nay

I. Sự hình thành và phát triển mỹ thuật Việt Nam hiện đại

  1. Sự tiếp xúc ban đầu của mỹ thuật cổ Việt Nam với văn hóa nghệ thuật phương Tây (1884 — 1925)

a/ Bối cảnh lịch sử

Sau hiệp ước Patenotre 1884, thực dân Pháp sơ bộ hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam. Pháp tiến hành khai hóa thuộc địa, dùng chính sách “chia để trị”, đồng thời thâu tóm mọi quyền hành trong tay, vua quan chỉ là bù nhìn, tay sai. Mọi hành động yêu nước, phản kháng đều bị thực dân Pháp đàn áp. Xã hội Việt Nam thời gian này là xã hội thuộc địa pha tạp, nửa thực dân, nửa phong kiến lạc hậu và bắt đầu có sự phân hóa và hình thành thêm các giai cấp như công nhân, tư sản, trí thức và tiểu tư sản thành thị.

Từ cuối thế kỷ XIX văn hóa tinh thần phương Tây cũng dần dần giao thoa và đan cài vào văn hóa Việt nam. Trước hết và tiêu biểu là chữ Quốc ngữ bắt đầu đi vào học đường, tiếp đến xuất hiện trên sách báo, rồi đến sáng tác thơ văn, các sách biên khảo, nghiên cứu.... Do sự phát triển chữ Quốc ngữ cho nên tư tưởng, văn hóa, khoa học kỹ thuật Âu tây cũng giao thoa vào văn hóa Việt Nam. Trong đó các tư tưởng tự do dân chủ, bình đẵng, nhân đạo được thức giả Việt Nam tiếp thu và phổ biến. Quá trình thâu hóa tư tưởng tiến bộ phương Tây, các nhà Nho Việt nam đã có chuyển biến tư tưởng. Tiêu biểu là Phan Bội Châu với Duy Tân hội; Lương Văn Can, Nguyễn Quyền với Đông Kinh Nghĩa Thục.

b/ Hoạt động mỹ thuật

Mỹ thuật cổ truỵền cuối thế kỷ XIX đầu XX vẫn tiếp tục phát triển, tại làng quê, bên cạnh đó, các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Làng Sình vẫn duy trì tồn tại. Các làng nghề, phố nghề trong cả nước với các phường thợ thủ công mỹ nghệ sơn ta, khảm, đồ mộc, đồ gốm, kim hoàn… vẫn tiếp tục hoạt động.

Tại Huế, bắt đầu từ lăng Tự Đức, Đồng Khánh các tượng quan hầu, voi ngựa đặt ở sân chầu bắt đầu có tỷ lệ gần với tỷ lệ thực. Điển hình là lăng Khải Định (1920 - 1931), kiến trúc, trang trí và các tượng ở đây được xây dựng theo cách nhìn mới ảnh hưởng rõ nét phương Tây. Tiêu biểu là cung Thiên Định và cung An Định.

Đầu thế kỷ XX một bộ tranh đồ hoạ đồ sộ mang tên Technique du peuple annamite (kỹ thuật của nhân dân Việt Nam) do H. Oger công bố. Trên 4000 bức vẽ minh hoạ trong sách do 30 thợ khắc in tại hai địa điểm là đình Hàng Gai và chùa Vũ Thạch (Hà Nội). Toàn bộ văn minh vật chất và tinh thần dân tộc Việt được phản chiếu trong Bách khoa thư họa này. Nét bút điêu luyện biến thiên theo từng công cụ, từng sự việc, từng nhân vật, chứng tỏ những người thực hiện chúng có một tay nghề vững vàng, một bộ óc quan sát tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm..

Pháp đã thành lập một loạt trường mỹ nghệ với mục đích “khai hoá”, trong đó có cả mục đích làm lợi cho mẫu quốc: năm 1903 mở trường mỹ nghệ đồ gốm và đúc đồng tại Biên Hòa: năm 1913 mở trường vẽ Gia Định; năm 1920 lập trường nghệ thuật thực hành tại Hà Nội.

Pháp còn thành lập các tổ chức nghiên cứu điền giã về khảo cổ học, dân tộc học, kiến trúc, văn hóa nghệ thuật và mỹ thuật Việt nam. Thời gian này có một số hoạ sĩ Pháp đã đến Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hội An vẽ phong cảnh và tranh kinh thánh…

(3 ảnh IMG_5904)

(ảnh Tranh vẽ vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt 01-11-1888)

(ảnh Feniz, Ấn phẩm “ Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” Thư viện EFEO, Paris)

(4 ảnh IMG_5911)

(ảnh Paul Harsac, Bến Nhà Rồng 1911, Sơn dầu, 1911)

(ảnh Andre Marie, Người đàn bà Nam Kỳ với cây quạt, sơn dầu, 1920)

(ảnh Tượng đài Đô đốc thủy quân Rigault Genouilly (đầu thế kỷ XX))

Văn minh phương Tây cùng với những luồng tư tưởng và văn hóa nghệ thuật mới lạ đã hấp dẫn và làm nảỵ sinh những nhu cầu nghệ thuật mới. Ngoài Lê Văn Miến có học bên Pháp về tranh sơn dầu, hay Huỳnh Đình Tựu có học trường trang trí ở Pháp còn có nhiều người theo học những trường nghệ thuật do Pháp mở và một số người tự hoc như ở Huế có Phan Vân Tánh, Lượng Quang Duyệt, ngoài Bắc có Nam Sơn, Thang Trần Phềnh, Nguyễn Đức Thục....

Lê Văn Miến (1870-1943), năm 1891 được triều đình Nguyễn chọn đi học trường Thuộc địa ở Pháp, sau đó học thêm tại trường mỹ thuật Paris đến cuối TK XIX về nước. Bức «Chân dung cụ Tú Mền» và bức «Bình văn» là hai tác phẩm duy nhất còn lưu giữ được đến ngày nay cho thấy họa sỹ đã kết hợp được truyền thống tạo hình phương Đông với bút pháp tả thực phương Tây. Các bức tranh này được vẽ bằng gam màu nâu mịn màng, bố cục cân đối, ánh sáng và phối cảnh theo lối cổ điến.

(ảnh Lê Huy Miến (1873-1943),”Bình văn” sơn dầu, 68x110 cm, 1905)

(ảnh Lể Văn Miến, "Chân dung cụ tú Miên”)

Họa sĩ Lương Quang Duyệt, làm Hàn lâm viện Thị độc đời Thành Thái, mặc dù chưa hề du học Pháp, nhưng vẫn sử dụng thành thạo chất liệu sơn dầu. Các bức tranh phong cảnh của ông như «cối kê sơn» (1900), «chùa Thiên Mụ», «Cửa biển Tư Hiền» (1904) được thể hiện bằng một bút pháp tả thực, tỷ mỉ đến từng chi tiết. Tranh đã thể hiện quy luật viễn cận làm nổi bật cả không gian ba chiều của cảnh sắc. Ông cũng là người được giao phó vẽ 6 bức tranh lăng tẩm tiền triều trang trí trên tường đại sảnh cung An Định. Đó là tranh sơn dầu nhấp nhô, phía dưới là những rặng tùng thông xen những đài tạ, cung điện, trụ biểu...đều được diễn tả kỹ càng tỷ mỉ đến từng chỉ tiết, vẽ trực tiếp lên tường khổ 1,8 m x 1,1 m và 1,6 m x 1,4 m. Cả 6 bức tranh đều được vẽ với ý thức đúng cảnh quan, bố cục tranh thoáng, bên trên là nền trời mây

(3 ảnh IMG_5933)

  • Quốc tự Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) là ngôi chùa độc đáo nhất nước với tuyệt tác bức tranh “Long vân khế hội" gồm 2 phần: trên trần gồm 5 con rồng vờn trong mây và 4 con rồng uốn trên 4 cột tại chánh điện chùa; miêu tả về 1 điển tích liên quan đến phật Thích Ca Mâu Ni. Mỗi con rồng một vẻ, tất cả đều oai phong lẫm liệt toát lên cái thần của con vật linh thiêng - uy quyền nhất trong 12 con giáp.
  • Bức tranh do ông Phan Văn Tánh (quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vẽ vào thời vua Khải Định cách đây hơn 100 năm.

(ảnh IMG_5937)

(5 ảnh IMG_5938)

Thang Trần Phềnh (1895-1968) tự học vẽ là chính, chuyên vẽ trang trí sân khấu và nổi tiếng ở lĩnh vực này. Ngoài ra ông cũng vẽ nhiều tranh phong cảnh và tranh lịch sử. bức “Chùa Trấn Quốc khi mặt trời lặn” (mn) dự Đấu xảo thuộc địa 1913 ở Hà Nội được giấy khen của ban tổ chức. Hai bức tranh “Hai Bà Trưng” và “Phạm Ngũ Lão” (sd, 1923) cho thấy một lối vẽ khá chân xác, tỷ mĩ, màu rực rỡ, nhiều yếu tố ảnh hưởng từ trang trí dân gian.

Nam Sơn (Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973). Tự học vẽ là chính, song các tác phẩm đầu tay của ông cho thấy sở trường hội họa và một khả năng quan sát tinh tế, chính xác, tiêu biểu là các bức “Chân dung cụ đồ nho Sĩ Đức” “Cô gái Bắc Kỳ”, “Tĩnh vật” cho thấy kỹ thuật sơn dầu và bút pháp tả thực linh hoạt, điêu luyện. Năm 1924 ông được cử đi khảo sát và học một năm tại trường mỹ thuật Paris. Khi về nước, họa sĩ Nam Sơn là người đóng góp nhiều công lao ý tường giúp Victor Tardieu trong việc mở trường MTĐD.

(ảnh Thang Trần Phềnh (Trần Phềnh),” Phạm Ngũ Lão sơn dầu, 71x 95 cm,1923)

(ảnh Nguyễn Văn Thọ (Nam Sơn ) 1890-1973, " Chân dung nhà Nho”, Sơn dầu, 1923)

(ảnh Nam Sơn (1880-1773), “Thôn nữ", chì sáp, 64 x 50 cm, 1937)

(ảnh Nam Sơn (1890 -1973), “Chân dung lão nông", sơn dầu 52 x 40 cm, 1926)

Như vậy, trước khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập (1925), nền hội họa dân tộc đã thực sự chuyển sang giai đoạn hiện đại. Các nghệ nhân và các họa sỹ với tinh thần cầu thị, ham học hỏi đã tiếp thu phong cách, kinh nghiệm qua sách báo và qua những ấn phẩm mỹ thuật của các họa sĩ phương tây, tiếp thu chất liệu kỹ thuật Tây Âu và vận dụng nhuần nhuyễn họa pháp truyền thống đã sáng tác những tác phẩm vừa mang hồn dân tộc và hơi thở của thời đại. Chính họ là những người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho hội họa Việt Nam hiện đại.

2.- Mỹ thuật hiện đại Việt Nam từ 1925 đến 1945

a/ Bối cảnh lịch sử

Pháp tăng cường thiết lập bộ máy cai trị, ra sức bóc lột nhân dân, mở rộng khai thác thuộc địa

Các cuộc nổi dậy của nông dân, công nhân ngày một nhiều, ban đầu còn mang tính tự phát sau đó dần đi vào có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Năm 1943, Đảng đưa ra đề cương văn hóa Việt Nam. Ngày 22/12/1944 thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính hất cẳng Pháp. Tháng 8 năm 1945 Liên Xô và đồng minh đánh bại phát xít Nhật. Ngàỵ 19/8/1945 cách mang tháng tám thành công. Ngày 2/9/1945 Hồ Chủ Tịch đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

Những năm 1925 - 1945, phong trào Âu hóa ngày càng mở rộng. Hoạt động văn hóa nghệ Thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng phát triển với những xu hướng mới. Một số phong trào như tự lực văn đoàn, Thơ mới, văn học hiện thực phê phán, tân nhạc.... đã góp phần quan trong vào việc đổi mới, cải cạch văn nghệ dân tộc theo hườn hiện đại hóa, phê phán lễ giáo phong kiến, đề cao tinh thần giải phóng cá nhân

b/ Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương

Tháng 10 năm 1924, toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương theo đề nghị và Sự vận động của họa sĩ Victor Tardieu

Tháng 11-1925, trường khai giảng khóa đầu tiên với 10 sinh viên. Đây là trường mỹ thuật đầu tiên ở Việt nam đào tạo các sinh viên hội họa, điêu khắc, kiến trúc chính quy, bài bản, theo chương trình giảng dạy và phương pháp đào tạo khoa học, của các Trường Mỹ thuật Pháp. Có bài học về hình họa, luật viễn cận, giải phẫu, bố cục, màu sắc, lịch sử nghệ thuật, khảo cổ học.... Năm 1932 trường CTĐD mở xưởng nghiên cứu sơn ta. Giai đoạn 1938 -1943 có thêm xưởng Mỹ nghệ và gốm.

Trong 25 năm tồn tại, trường Cao đẵng Mỹ thuật Đông Dương đã tuyển sinh được 18 khóa có 149 người trúng tuyển, 128 người tốt nghiệp gồm 118 hội họa và 10 điêu khắc. Nhiều người tốt nghiệp đã trở thànn những họa sĩ xuất sắc đã kết hợp được phương pháp tạo hình hiện đại châu Âu với tịnh hoa của nghệ thuật truyền thống và đã thành công trên nhiều Chất liệu như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ… nhiều tác phẩm của họ đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

(ảnh Victor Tardieu, Tranh tường trang trí ở giảng đường viện Đại học Đông Dương)

(ảnh Inguimberty," Đi chợ về", sơn dầu)

c/ Hoạt động triển lãm

Thời kỳ này các đấu xảo thuộc địa (triển lãm thuộc địa quốc tế) vẫn tiếp tục hoạt động. Triển lãm thuộc địa quốc tế Paris 1931 được coi là nơi trưng bày kết quả đầu tiên của trường MTĐD như “chơi ô ăn quan” (lụa, 1931, Nguyễn Phan Chánh ), “ bến thuyền sông Hồng” khắc gỗ, 1931 của Đỗ Đức Thuận ), “Người con gái Việt Nam” (đồng, 1929 của Georges Khánh)… Tại Salon de Paris 1932 bức “Chân dung mẹ tôi” (SD) của Nam Sơn được giải bạc, “Lá thư”, lụa của Tô Ngọc Vân được bằng danh dự. Triển lãm tại Roma 1932 Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê văn Đệ có tranh tham dự và triển lãm tại Milan 1934 Lê Văn Đệ cũng có tranh treo….

(ảnh Lê Văn Đệ (1906 —1966 ), "Thánh Madeleine dưới cây thánh giá Bích họa, 1936, BTNT công giáo Va Ti Can)

(ảnh Lê Phổ (1907-2002) " Mẹ con” 1938)

Tháng 5 năm 1934 Hội An Nam khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ được thành lập (viết tắt là SADEAI) đã tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm. Triển lãm SADEAI lần I năm 1935 đánh dấu một bước trưởng thành về nghề nghiệp, bút pháp và các xu hướng sáng tác.. Triển lãm SADEAI lần 2 năm 1936 gây xôn xao dư luận bởi sự táo bạo, lãng mạn về chủ đề, đa dạng về bút pháp và chất liệu. Triển lãm SADEAI lần 3 và 4 năm 1937, 1938 cũng được các họa sĩ hai miền Nam Bắc hưởng ứng tham gia. Rất tiếc sau khi Tacdieu mất nên hội này cũng tan rã.

Cũng năm 1938, một Hiệp hội các nghệ sĩ Đông Dương ra đời với mục đích thúc đẩy sự phát triển của sơn mài và giúp các họa sĩ vẽ tranh sơn mài tiêu thụ sản phẩm.. Hiệp hội đã tổ chức triển lãm vào tháng 12 năm 1940 tại trường MTĐD chuyên về tranh sơn mài.

Năm 1940 một nhóm họa sĩ tự đứng ra thành lập Hội nghệ thuật An Nam (viết tắt là FARTA) ở Hà nội do Lê Văn Đệ làm chủ tịch. FARTA đã tổ chức được hai cuộc triển lãm vào 1943 và 1944 tại nhà Khai trí Tiến Đức. Cũng vào thời gian này chính quyền thuộc địa Pháp lập ra một tổ chức mỹ thuật lấy tên là Salon Unique (triển lãm Duy nhất) và cũng đã tổ chức hai cuộc triển lãm vào tháng 12 năm 1943 và tháng 10 năm 1944….

d/ Những nét mới trong mỹ thuật

+ Sự thay đổi trong nội dung chủ đề, đề tài và khuynh hướng sáng tác về hình tượng thành công nhất chính là vẻ đep của người phụ nữ Việt Nam mềm mại nhẹ nhàng duyên dáng và kín đáo về nội dung tuy chưa phản ánh đầy đủ nhưng củng đã bước đầu phản ảnh cuộc sống dân giã của con người Việt Nam. Ngoài thành công về đề tài sinh hoạt, tranh phong cảnh về vẻ đẹp của đất nước cũng khá phong phú

Khuynh hướng sáng tác khá phong phú. Bên cạnh khuynh hướng lãng mạn có nhiều họa sĩ tham gia còn có khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng tân kỳ

  • Sự đổi mới về kỹ thuật chất liệu

Sơn dầu: Kỹ thuật vẽ sơn dầu phát triển vào Việt nam qua ba con đường: một là từ các họa sĩ đã được đào tạo tại Pháp, hai là qua con đường văn hóa phẩm, ba là từ phương thức đào tạo của trường cao đẳng MTĐD. Tranh sơn dầu Việt Nam có đầy đủ những phẩm chất như tranh sơn dầu châu Âu nhưng được sáng tác theo một quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông

Những tranh sơn dầu nổi tiếng: “Thuyền trên sông Hương”, “hai thiếu nữ và em bé", “thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, “Thiếu nữ Huế” của Mai Trung Thứ, “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn, “Thuyền Hạ Long” của Trần Bình Lộc, “Thiếu nữ Mường tắm" của Trần Văn Thọ, “Cảnh quê" cùa Hoàng Lập ngôn, “Việt Bắc” của Lưu Văn Sìn..

(4 ảnh IMG_5991)

(ảnh Tô Ngọc Vân (1906-1954), “Buổi trưa', sơn dầu 98 x 74cm, 1943)

(ảnh Tô Ngọc Vân (1906-1954), ‘“Hai thiếu nữ và em bé”, Sơn dầu ,102 x 77 cm, 1944)

(ảnh Tô Ngọc Vân( 1906-1954 ), “Thiếu nữ”, sơn dầu, 32.5 x 30cm, 1940)

(ảnh Lưu Văn Sìn, "Việt Bắc", sơn dầu)

(ảnh Trần Văn Cẩn, "Em Thúy”)

(ảnh Tràn Văn cần (1910 - 1994), "Chân dung thiếu nữ”, sd, 50 x 43 cm, 1941)

(ảnh Nguyễn Dung (1912), “Hai cô gái thổi sáo”, Sơn dầu, 110 X 77 cm 1938)

(ảnh Lưu Đỉnh Khải (1910),“Hòa nhạc”, sơn dầu, 1936)

(ảnh Hoàng Lập Ngôn (1910-2005), “Ngây thơ”, sơn dầu 122 x 90 cm, 1940)

(ảnh IMG_6016)

(ảnh Huỳnh Văn Thuận , “Hàng Xanh”)

(ảnh Nguyễn Gia Trí (1908-1993), "Bến Hồng Quảng”, sd, 50 x 65cm,1948)

(ảnh Tôn Thất Đào (1910 - 1979 ) "Thiếu nữ”, sơn dầu 56 x 45cm, 1940)

(ảnh Tôn Thất Đào (1910 - 1979), “ Chân dung”, sơn dầu 70 x 55 cm, 1937)

(ảnh Mai Trung Thứ (1906 -1980) “Thiếu nữ’, sơn dầu, 80 x 52cm 1934)

(ảnh IMG_6028)

• Sơn mài: Việc tìm hiểu, nghiên cứu, khai thác chất liệu cổ truyền này bắt đầu từ năm 1930 , đến năm 1933 khi họa sĩ Trần Văn Cẩn cùng nghệ nhân Đinh văn Thành tìm được kỹ thuật mài mới tạo nên những đột phá lớn về khả năng diễn tả của sơn mài. Người thành công nhất đưa sơn mài đến đỉnh cao là họa sĩ Nguyễn Gia Trí với tác phẫm “Đầm sen", “ Thiếu nữ bên cây phù dung”. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm đẹp khác như “Ngày xuân trảy hội” của Nguyễn Tường Lân, Đánh cá đêm trăng” của Nguyễn Khang, “Hội chùa” của Lê Quốc Lộc, “Bờ ao” của Trần Quang Trân, “Rước lên chùa của Nguyễn Xuân Bái, “ Tiễn anh khóa đi thi” của Trần Văn cẩn đã phát huy được vẻ đẹp đặc thù của chất liệu phẳng-bóng-trong và độ sâu thẳm của màu.

(ảnh Phạm Hậu (1903-1995), "Gió mùa hè”, sơn mài, 68 x 150 cm, 1940)

(ảnh Nguyễn Gia Trí(1908-1993), "Thiếu nữ bên hoa phù dung", sm,129 x 176 cm,1944)

(ảnh Nguyên Gia Trí (1908-1993), "Trong vườn” (bình phong), sm, 160 x 400 cm,1939)

(ảnh Nguyễn Xuân Bái (?), “cảnh rước lên chùa”, sơn khắc, 148 x 195 cm, 1935)

(ảnh Nguyễn Gia Trí (1908 — 1993 ) " Lùm tre nông thôn”, Sơn mài, 1939)

(ảnh Nguyễn Khang, “Đánh cá đêm trăng, son mài)

(ảnh Nguyễn Khang (1912-1989), “Ông nghè vinh quy”, sơn mài, 80 x 184 cm, 1943)

(ảnh Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992), "Thiếu nữ và mèo đen”, sm, 50,5 x 80,5cm, 1943)

(ảnh Hoàng Tích Chù (1912-2003), “cảnh chùa Thày", sơn mài, 1944)

(ảnh Nguyễn Văn Quế (1914-?) - Lê Quốc Lộc (1918-1987), "Hội chùa" sơn mài, 80 x 160, 1939

(ảnh Nguyễn Khang (1912-1987), “Hai thiếu nữ Mường", SM, 82 x 183 cm, 1943)

  • Tranh lụa: Tranh lụa vốn là sản phẩm truyền thống của hội họa phương Đông, người đầu tiên thành công trong tranh lụa hiện đại là họa sĩ Nguyễn Phan Chánh như “Chơi ô ăn quan”, “ Rửa rau cầu ao”. Nhiều họa sĩ khác cũng vẽ chất liệu này và cũng đã để lại nhiều tác phẩm đẹp, với nhiều cách vẽ khác nhau “Bên cầu ao” của Lê Văn Đệ, “Lọ hoa” của Lê Phổ, “Hiện vẻ hoa” của Nguyễn Tường Lân, “Đi chợ tết" của Nguyễn Tiến Chung, “Gia đình hạnh phúc” của Lương Xuân nhị, “Bức thư” của Tô Ngọc Vân, “Hal cô gái trước bình phong” cùa Trần văn cẩn, “Thiếu nữ và hoa cúc” của Nguyễn Thị Nhung

(ảnh Lê Thị Lựu (1911-1998) "Mẹ con", lụa, 1945)

(ảnh Lê Văn Đệ (1906 -1966 ), "Thiếu nữ", lụa, 96 x 39 cm, 1945)

(ảnh Tôn Thất Đào (?), "cá về", lụa, 40 x 76,8 cm, 1937)

(ảnh Lê Văn Đệ (1906 - 1966), "Thiếu nũ”, Iụa)

(ảnh Nguyễn Tường Lân (1906 -1947),  "Hiện vẻ hoa”, lụa, 64 x 42 cm, 1943)

(ảnh Trần Bình Lộc (1914-1941) "Vũ nữ Căm Pu chia", lụa, 56 x 32 cm, 1936)

(ảnh Lê Phổ (1907 - ? ), “Người đàn bà ngồi”, lụa, 1934)

(ảnh Nguyễn Văn Long (1907-1992), "Thiếu nữ chái tóc”, Lụa, 57 x 42 cm, 1941)

(ảnh Nguyễn Thị Nhung (1914 - ), "Thiếu nữ bên hoa cúc", lụa, 32 x 43 cm, 1940)

(ảnh Nguyễn Phan Chánh, "Trốn tìm", lụa)

(ảnh Nguyễn Phan chánh (1892 -1984), "Chơi ô ăn quan”, lụa, 1931)

(ảnh Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), "Lên đồng", lụa, 1931)

(ảnh Nguyễn Phan Chánh, "Rửa rau cầu ao”, lụa)

(ảnh IMG_6093)

(ảnh Nguyễn Phan chánh (1892-1984) "Em bé cho chim ăn", lụa, 85 x 62 cm, 1931)

(ảnh Nguyên Tiến Chung (1914-1976), "Đi chợ tết", lụa, 89 x 55 cm, 1944)

(ảnh Trần Văn Cẩn, “Hai cô gái trước bình phong”, lụa)

  • Khắc gỗ màu: Phát huy những tinh hoa truyền thống nghệ thuật tranh khắc gỗ của dân tộc nhiều họa sĩ đã kết hợp được nét đẹp truyền thống với cách nhìn khoa học hiện đại từ bố cục cho đến xử lý ánh sáng, xây dựng nhân vật, nên đã mở ra một hướng phát triển mới cho nghệ thuật tranh khắc Việt Nam. Tiêu biểu có những tác phẩm: “bến thuyền sông Hồng”, của Đỗ Đức Thuận, “Gội đầu” của Trần Văn Cẩn, “Hậu Giám” của Vũ Đăng Bối ....

(ảnh Đỗ Đức Thuận 1898-1970, "Bên thuyền sông Hồng, Khắc gỗ, 47 x 40 cm, 1930)

(ảnh Vũ Đăng Bốn (1914- 1979) " Hậu giám", khắc gỗ, 39 x 44 cm, 1940)

(ảnh Trần Đình Lộc (1914- 1941) "Thiếu nữ", khấc gỗ màu, 55 x 33 cm, 1940)

(ảnh Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992), " Hai cô gái Mường", khắc gỗ 67 x 36 cm, 1943)

(2 ảnh IMG_6116)

(ảnh Nguyễn Tường Lân (1906-1946), "Bà và cháu", bột màu, 48 x 47cm, 1946)

(ảnh Nguyễn Tường Lân (1906-1946), “Thiếu nữ Trung Hoa”, bột màu, 52 x 69 cm, 1946)

(ảnh Lương Xuân Nhị (1913 - 2005), “Chân dung thiếu phụ”, chì than, 47 x 36 cm, 1938)

Điêu khắc giai đoạn này không phát triển như hội họa, chỉ là những thể nghiệm sáng tác tượng tròn và phù điêu trong trường mỹ thuật, có những ảnh hưởng của người thầy ban đầu là Jonchere. Tượng tròn chủ yếu theo xu hướng tả thực cổ điển, diễn tả khối mượt mà, chau chuốt.

Một số tác giả được nhắc đến nhiều là Vũ Cao Đàm, George khánh, sau đó có Phạm Gia Giang, Vũ Văn Thu, Nguyễn Đức Thục, Nguyễn Thị Kim

(ảnh Vũ Văn Thu ( 1894-1966), "Chân dung tư cụ đền Ngọc Sơn”, Gỗ, 65 cm, 1940)

(ảnh Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) "Chân dung người đội mũ tế”, Đồng, cao 58cm, 1939)

(ảnh Vũ Cao Đàm, "Em bé cài lược", đồng, 1929)

(ảnh Phạm Gia Giang ( 1912- 2005 ), "Hạnh phúc”, sơn đắp, 54 x 75 cm, 1900)

(ảnh Nguyễn Đức Thục, “Cụ già”, Thạch cao, 1927)

LSMTVN_07 —————————————————————————————

Mỹ thuật Việt Nam 1945-1975

1 - Mỹ thuật giai đoạn kháng chién chống Pháp 1945 -1954

2.- Mỹ thuật giai đọan 1954 -1975

2.1- Mỹ thuật Miền Bắc

2.2- Mỹ thuật Miền Nam

2.2.1. Mỹ thuật vùng Sài Gòn tạm chiếm

2.2.2. Mỹ thuật vùng giải phóng

1.- Mỹ thuật giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 -1954

a/ Bối cảnh lịch sử

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã mở ra một trang sử mới đối với dân tộc

Thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh đêm 22 rạng 23/9/1945 gây hấn tại Nam bộ mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 19/12/1946 bắt đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên phủ 7-5-1954.

Chín năm kháng chiến chống Pháp là thời kỳ cả nước thi đua đẩy mạnh kháng chiến. Nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc với tinh thần yêu nước, yêu nghệ thuật, đã tự nguyện đem tài năng để phục vụ kháng chiến. Họ lấy cuộc sống kháng chiến hào hùng của dân tộc làm đối tượng sáng tác với tư tưởng, tình cảm, lý tưởng cách mạng mới.

b/ Hoạt động mỹ thuật buổi đầu cách mạng

Trong khí thế đất nước vừa giành được độc lập, văn nghệ sĩ đã cùng toàn dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Giới mỹ thuật dấy lên phong trào sáng tác, vẽ tranh cổ động bảo vệ chính quyền cách mạng như: “ Nước Việt Nam của người Việt nam” của Trần Văn Cẩn, “Toàn dân đoàn kết đấu tranh cho độc lập thống nhất Việt Nam” của Nguyễn Sáng, những tranh tường của nhóm họa sĩ Phan Thông, Mai Văn Nam, Thân Trọng Sự, những tranh khắc gỗ màu cổ động cho phong trào bình dân học vụ của Huỳnh Văn Thuận, Lê Phả. Ngoài ra các họa sĩ Nguyễn Sáng, Mai Văn Hiến, Nguyên Huyến tham gia vẽ mẫu tiền mới cho ngân hàng…

(ảnh IMG_6151)

Triền lãm văn hóa cuối năm 1945 tại nhà khai trí Tiến Đức, trong đó có mỹ thuật cho thấy có những chuyển biến bước đầu về quan niệm nghệ thuật. Triển lãm tranh cổ động nhân ngày quốc tế lao động 1-5-1946 tại nhà hát lớn Hà Nội với đề tài “chống áp bức bóc lột", “bài trừ mê tín dị đoan”, đã thu hút hầu hết các họa sĩ thủ đô tham gia.

Triển lãm mỹ thuật 8-1946 tại nhà hát lớn được coi là triển lãm mỹ thuật toàn quốc đầu tiên đã nêu bật các chủ đề về con người và cuộc sống mới: hình ảnh các chiến sĩ tự vệ, các nữ sinh quyên tiền ủng hộ tuần lễ vàng, bình dân học vụ

Một số tác phẩm tiêu biểu: “ Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ” ( khắc gỗ) của Tô Ngọc Vân, "Xuống đồng" (lụa) của Trần Văn Cẩn, "Chợ Bờ" (sơn mài) cùa Nguyễn Văn Tỵ, “Tự vệ Huế" (sơn dầu) của Nguyễn Văn Bình, “Lớp bình dân” (bột màu) của Dương Bích Liên,” Lửa” (lụa) của Lương Xuân Nhị, “Góc phố hàng Bút” (khắc gỗ) của Phạm Văn Đôn, “Chân dung Hồ Chủ Tịch" (đồng) của Vũ cao Đàm, “Tượng Hồ Chủ Tịch” (đồng) của Nguyễn Thi Kim…

(4 ảnh IMG_6154)

19-12-1946 Nghe theo lời kêu gọi “toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, hầu hết các họạ sĩ đều ra chiến khu, các nhóm mỹ thuật kháng chiến được thành lập và hoạt động không hoàn toàn cố định mà di chuyển cơ động theo tính chất nhiệm vụ thời chiến, làm việc trong các tổ chức văn nghệ, vẽ tranh, làm tuyên truyền địch vận, tổ chức triễn lãm...

Tại Việt Bắc, ngày 3-10-1947, Hội văn nghệ Việt Nam được thành lập. Từ ngày 16 đến 20-7-1948 đã diễn ra Đại hội văn hóa Việt nam lần hai. Đề cương văn hóa “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng” của Đảng là tư tưởng chỉ đạo của Đại hội. Cũng trong thời gian này đã diễn ra triên lãm mỹ thuật toàn quốc lần hai trưng bày gần 100 tranh lụa, khắc gỗ, chì... với chủ đề chính “vận động toàn dân kháng chiến xây dựng đất nước”. Từ 25 đến 28- 9-1949 cũng đã diễn ra Hội nghị tranh luận về văn nghệ và cuộc trạnh luận thẳng thắn, công khai về “Tranh tuyên truyền và hội họa” và khả năng tả thực của sơn mài

Trong điều kiện kháng chiến gian khổ, nhiều xưởng họa được thành lập, mở nhiều lớp vẽ đào tạo cấp tốc các họa sĩ phục vụ kháng chiến.

Ngày 1-9-1949 trường Cao đẳng Mỹ thuật được mở lại tại Phú Thọ do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Tuy nhiên, đến 1-8-1950 khóa Mỹ thuật Kháng chiến mới chính thức khai giảng tại Đại Từ, Thái Nguyên với 22 học viên. Ngày 1-7-1951 trường tổ chức triển lãm với hơn 50 tranh ký họa, cổ động phục vụ nhân dân Lào Cai, mừng “Lào Cai giải phóng".

Triển lãm MTTQ lần thứ ba, khai mạc ngày 10-12-1951 tại Chiêm Hóa- Tuyên Quang nhân dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần II và kỷ niệm 5 năm toàn quốc kháng chiến, trưng bày hơn 300 tác phẩm, gồm các tranh trực họa, minh họa, tranh cổ động tuyên truyền bằng các chất liệu sơn mài, sơn dầu, lụa, thuốc nước, mực nho, khắc gỗ, với sự tham dự của nhiều họa sĩ MTĐD và mỹ thuật kháng chiến.

(2 ảnh IMG_6160)

Đây là triển lãm quy mô lớn nhất trong kháng chiến chống Pháp, đánh dấu một bước phát triển về đội ngũ cũng như sự chuyển biến trong sáng tác. Bác Hồ gửi thư khen ngợi, động viên các họa sĩ, trong thư có câu: “Văn hóa ngệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Họa sĩ Tô Ngọc Vân phát biểu: “ Triển lãm này ý thức phục vụ thật rắn rỏi, cái tình phụng sự thật đằm thắm”.

Năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Ngày 5-10-1954, Hội văn nghệ Việt Nam đã tổ chức triển lãm với hơn 150 tác phẩm gồm các chất liệu lụa, sơn dầu, thuốc nước, bột màu, chì, in đá... phản ánh nhiều khía cạnh của con người và cuộc sống kháng chiến.

Ngay sau khi về tiếp quản thủ đô, giới mỹ thuật đã tổ chức triển lãm MTTQ tại nhà hát lớn Hà Nội với 151 tác giả với 548 tác phẩm. Triển lãm này có thể coi như tổng kết thời kỳ mỹ thuật kháng chiến chống Pháp.

d.-Tác giả- tác phẩm tiêu biểu

Họa sĩ Tô Ngọc Vân: “Ông lão du kích” (chì, màu nước, 1947), “Du kích bảo vệ làng” (lụa,1948), “Xưởng quân giới” (sd,1951). Các bức sơn mài: “Chạy giặc trong rừng”, “Khi giặc đã qua”, “Nghỉ chân bên đường”. Những ký họa, trực họa: “Bừa trên đồi”, “Đốt đuốc đi học", “Chị cốt cán", “Con trâu quả thực”, “Đấu tố địa chủ”, “Bủ Kiên”, "Qua đèo Lũng Lô”, “Hành quân qua suối”, “Đi chiến dịch”....Các nhân vật của ông chất phác, đôn hậu, được thể hiện trong dáng vẻ tự nhiên, thoải mái, bằng nét bút tả thực sinh động.

(8 ảnh IMG_6169)

Trần Văn cẩn ngay từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đã vẽ một loạt tranh: "Cứu nông dân", “Trừ giặc đói", “Phá xiềng”, trong đó tiêu biểu là bức tranh cổ động “nước Việt Nam của người Việt Nam" rộng hàng chục m2. Kháng chiến bùng nổ Trần Văn Cẩn công tác tại hội văn nghệ và trường Mỹ thuật, kết hợp giảng dạy, sáng tác và phuc vụ kháng chiến. Các tác phẩm: “Cùng nhau học tâp" (khắc gỗ, 1948), "ở hang” (lụa, 1951), “Nhớ ơn người chiến sĩ vô danh” (tranh cỏ động, 1951), “Con đọc bầm nghe" (lụa, 1954).

(3 ảnh IMG_6171)

Họa sĩ-nhà điêu khắc Diệp Minh Châu vào bộ đội ở Bến Tre, hoạt động ở mặt trận khu 8 và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, vẽ rất nhiều như ký họa: “ Trong những ngày đầu kháng chiến ở Nam Bộ”, “Du kích Bến Tre", “Vệ quốc quân"...Bức tranh nổi tiếng “Bác Hổ với các cháu thiếu nhi Trung Nam Bắc", “ Nhà Bác Hồ ở chiến khu” (sơn dầu 1953).

(3 ảnh IMG_6173)

Nguyễn Sáng năm 1945 tham gia vẽ mẫu giấy bạc, vẽ áp phích tuyên truyền địch vận, vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến. Tại chiến khu, ông sáng tác tranh: “Chợ Bờ” (in đá , 1953), “Tình quân dân” (khắc gỗ, 1951), “Giặc đốt làng tôi" (sơn dầu, 1954).

(2 ảnh IMG_6179)

Nguyễn Đỗ Cung tham gia kháng chiến ở khu 5, trong đoàn cán bộ Nam tiến. Những tranh tiêu biểu: "Bộ đội Nam tiến” (bột màu, 1946), "Hà Nội" (1946), "Làm kíp lựu đạn", "Họp tiểu đội", “Ném lựu đạn", "Buổi luyện quân", "Du kích tập bắn”...

(2 ảnh IMG_6182)

Nguyễn Tư Nghiêm năm 1947 lên chiến khu Việt Bắc, tham gia đoàn Vân hóa kháng chiến, là họa sĩ của báo "Toàn dân kháng chiến", báo "Sông Lô", vẽ tranh tuyên truyền, phụ trách xưởng họa ở Xuân Áng. Tại đây ông đã nghiên cứu thể nghiệm tranh sơn mài theo ngôn ngữ hiện thực, sáng tác các bức "Bộ đội thổi sáo dưới nhà sàn", “Tiểu đội pháo” (sơn mài). Bức "Dân quân Phù Lưu” được giải nhất triển lãm mỹ thuật 1948.

(2 ảnh IMG_6185)

Ngoài ra, cồn có thể kể tên một số họa sĩ tiêu biểu có nhièu đóng góp cho mỹ thuật kháng chiến thời kỳ này như Mai Văn Hiến, Phan Kế An, Trịnh Phòng, Lương Xuân Nhị, Huỳnh Văn Thuận, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Hiêm, Văn Giáo, Phạm Thanh Tâm, Tạ Thúc Binh, Huỳnh Vàn Gấm, Nguyễn Trọng Kiệm, Nguyễn Văn Binh, Nguyễn Như Huân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Lỉốn...

Mỹ thuật thời kỳ kháng chiến 1945 - 1954 là những bước đi đầu tiên của nền nghệ thuật hiện thực cách mạng, đồng thời mở đầu cho một xu hướng nghệ thuật chính thống, đó là xu hướng hiện thực XHCN.

Thành tựu nổi bật của mỹ thuật thời kỳ này là các tư liệu ghi chép về kháng chiến, sau này được các nghệ sĩ xây dựng chuyển thành tác phẩm lớn, có giá trị nghệ thuật cao ở những năm 1954 - 1964.

(3 ảnh IMG_6191)

(4 ảnh IMG_6194)

(2 ảnh IMG_6195)

(5 ảnh IMG_6200)

(ảnh Nguyễn Văn Tỵ; Du kích Cảnh Dương (1949). Xe cứu thương (in đá-1950)

(4 ảnh IMG_6206)

2. -Mỹ  thuật giai đoạn 1954-1975

Năm 1954 với chiến thắng lịch sừ Điên Biên Phù, cuộc kháng chiến chông Pháp kết thúc thăng lợi, hiệp định Geneve được kỵ kết, hòa bình được lập lại trên toàn cõi Đông Dương. Đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau : miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục đấu tranh đòi đế quốc Mỹ thực hiện nghiêm chình hiệp nghị Geneve thống nhất đất nước.

2.1.- Hoạt động mỹ thuật tại miền Bắc

Có thể chia làm hai giai đoạn phát triển: giai đoạn 1955-1964 là giai đoạn tương đối hòa bình đã cho phép người nghệ sĩ tạo hình nghiên cứu kỹ càng nội dung, tìm kiếm sâu về chất liệu nên mỹ thuật có nhiều tiến triển vượt bực. Giai đoạn 1964- 1975 là giai đoạn cả nước có chiến tranh và được kết thúc bởi chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

2.1.1- Mỹ thuật giai đoạn 1954-1964

Mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn và nghèo nàn, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc xây dựng kinh tế văn hóa. Hà Nội trở thànn trung tâm của đời sống văn hóa nghệ thuật. Tại đây tập trung các trường đại học, viện bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm, các tòa soạn báo chí liên quan đến văn học nghệ thuật như “Văn nghệ", “Văn nghệ quân độỉ”, “Văn hóa", “Văn học”... Một loạt các hiệp hội văn nghệ được thành lập: Hội liên hiệp VHNT Việt Nam, Hội Văn học, HộI âm nhạc, Hội sản khấu...

Ngày 26-3-1957 Hội Mỹ thuật việt Nam được thành lập 20-8-1957, nhà nước phê chuẩn mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam tại 42 Yết Kiêu-Hà Nội, đào tạo theo phương thức đại học chính quy. Năm 1962. Viện Mỹ thuật-Mỹ nghệ được thành lập, năm 1965 nâng cấp trường Trung cấp Mỹ thuật công nghiệp lên đào tạo ớ trình độ cao đẳng. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra đời.

Các hoạt động triển lãm được tổ chức thường xuyên. Triển lãm MTTQ tháng 11-1954 trưng bày chủ yếu các ký họa và phác thảo bố cục tuyển chọn từ những tác phẩm đã được giới thiệu trước đây tại Việt Bắc, Liên khu V, Nam Bộ cùng một số tác phẩm mới. Đây cũng có thể coi là triển lãm tổng kết mỹ thuật kháng chiến.

Triển lãm Mỹ thuật 1955 đánh dấu một bước tiến nhanh chóng của nghành Mỹ thuật, tranh sơn mài đã xuất hiện nhiều hơn (26/239 tác phẩm), ngoài ra lần đầu tiên sau nhiều năm nhiều tác phẩm điêu khắc xuất hiện tuy kích thức không lớn, hình thức thiên về tả thực song đã phần nào thể hiện được sự cố gắng nâng cao chất lượng nghệ thuật.

Triển lãm MTTQ 1958 được ghi nhận là sự nở rộ của Mỹ thuật cách mạng, chẳng những về số lượng tác giả mà còn phong phú về nội dung đề tài và đa dạng về chất liệu thể hiện (75 tranh sơn mài, 78 tranh lua, 117 tranh sơn dầu trên 469 tác phẩm). Một số tác phẩm sau được đưa sang Moskva tham dự Triển lãm Mỹ thuật các nước XHCN lần thứ nhất 1959. Tại đây, Mỹ thuật Việt Nam được đánh giá cao, đặc biệt là chất liệu sơn mài và lụa.

Tại triển lãm MTTQ 1962, Bác Hồ đã xem và khen ngợi: “ Các tranh tượng đã nói lên được tình ngươi, tả chân thật những người lao động bình thường. Anh chị em đã cố gắng đi sâu vào đời sống thế là tốt…."

Theo đánh giá của các họa sĩ và các nhà nghiên cứu: “giai đoan 1955-1964 là thời kỳ nghệ thuật nước ta phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Nhiều tác phẩm tốt xuất hiện, các chất liệu được nghiên cứu và sử dụng thành công, truyền thống dân tộc được khai thác và bảo tồn một cách có ý thức. Giai đoạn này là một trong những giai đoạn rực rỡ nhất của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại”.

      • Về nội dung: phản ánh hiện thực cách mạng khá toàn diện, đầy đủ, kịp thời.
      • Về thể lọai: phát triển phong phú như tranh chân dung, tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, chiến đấu, sản xuất. Đặc biệt thành công ở các thể loại chiến đấu và lao động sản xuất.
      • Về chất liệu: rất đa dạng, sơn mài được đẩy lên đỉnh cao về ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều biểu hiện tìm tòi độc đáo
      • Về xâỵ dựng hình tượng nghệ thuật: đã xây dựng thành công nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp như “Bác Hồ người chiến sĩ cách mạng, người công nhân, người nông dân

Tranh sơn mài: bảng màu của sơn mài được mở rộng, phát triển ngày một hoàn chỉnh, phong phú hơn. Nhiều tác phẩm sơn mài xuất sắc với lối vẽ tiến gần hiện thực, trong sáng, đầy chất trữ tình, lãng mạn cách mạng, đánh dấu một bước phát triển về ngôn ngữ cũng như chất lượng, kỹ thuật của tranh sơn mài như “Tát nước đồng chiêm’’, “Mùa đông đang đến” của Trần Văn Cẩn, “Nhớ một chiều Tây Bắc”, “Gặt lúa ở Việt Bắc” của Phan Kế An, “Qua bản cũ”, “Giữ lấy hòa bình” của Lê Quốc Lộc, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng, “Nhà trạnh gốc mít” của Nguyễn Văn Tỵ, “Ra đồng” của Trần Đình Thọ, “Hòa Bình Hữu Nghị” của Nguyễn Khang, “Bình minh trên nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “Con nghé quả thực”, “Đêm giao thừa bên bờ Hồ Gươm” của Nguyễn Tư Nghiêm, ‘Trái tim và nòng súng”, “Cô Liên” của Huỳnh Văn Gấm, “Đi chợ Bắc Hà” của Mai Văn Nam, ‘Tổ đổi công miền núi” của Hoàng Tích Chù, “Hành quân đêm” của Nguyễn Hiêm, “Đổi ca” của Sĩ Ngọc, “Thôn Vĩnh Mốc” của Huỳnh Văn Thuận, “Kéo pháo vào Điện Biên” của Dương Hướng Minh... là những tác phẩm sơn mài nổi tiếng của mỹ thuật cách mạng Việt Nam thời kỳ này.

(ảnh Tràn Văn Cẩn (1910-1994), “Tát nước đồng chiêm”, sơn mài, 1958)

(ảnh Trần Văn Cẩn (1910-1994), “mùa đông sắp đến”, SM, 70 x 100 cm, 1957-1960)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiêm, “con nghé quả thực”, sơn mài, 1960)

(ảnh Nguyến Đức Nùng (1914-1986), “Quay sợi dệt vải”, sơn mài, 70 x 85cm,1956)

(ảnh Nguyễn Đức Nùng (1914-1983) “ Binh minh trên nông trang”, SM , 63 x 91cm, 1960)

(ảnh Nguyền Sĩ Ngọc, “ Đổi ca”, sơn mài, 1960)

(ảnh Huỳnh Văn Gấm, “Trái tim và nòng súng”, sơn mài, 1960)

(ảnh Phan Kế An (1923 )," Nhớ một chiều Tây Bắc”, 70 x 120 cm, sơn mài,1955)

(ảnh Nguyễn Hiêm, “ Qua cầu khỉ”, sơn mài, 1960)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiêm (1922), “Giao thừa bên Hồ Gươm", sm, 1957)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiêm (1922), “Một điệu múa cổ", sơn mài 62 x 83 cm, 1959)

(ảnh Phan Kế An (1923 ), “ Mùa gặt ờ Tây Bắc", sơn mài, 1955)

(ảnh Huỳnh Văn Thuận 1921 , “Thôn Vĩnh Mốc”, sơn khắc, 97 x 148 cm, 1958)

(ảnh Nguyễn Kim Đồng (1922- ? ),"Được mùa", sơn mài, 76 x 120 cm, 1962)

(ảnh Phạm Đức Cường (1916-1990 ), "Công trường suối Rút”, SM, 70 x 90,1960)

(ảnh Hoàng Tích Chù (1912- ), “Tổ đổi công miền núi”, SM, 76 x 100 cm, 1958)

(ảnh Nguyễn Sáng (1923-1988), “Giờ học tập”, sơn mài, 80 x 120, 1960)

(ảnh Lê Quốc Lôc (1918-1987), ‘Giữ lấy hòa bình', sm, 70 x 120 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Văn Tỵ (1917-1992), “Nhà tranh gốc mít*, sm, 67 x 105 cm, 1958)

(ảnh Lê Quốc Lộc (1918-1987), “Qua bản cũ”, sơn mài, 93 x 131 cm, 1957)

(ảnh Nguyễn Kim Đổng (1922-200 ),”Lò gốm thủ công”, SM, 80 x 100 cm,1958)

(ảnh Dương Hướng Minh 1919, “Kéo pháo”, sơn mài, 66 x 100 cm, 1957)

(ảnh Bùi Trang Chước (1915-1992), “Khu gang thép Thái Nguyên “, 150 x 117, 1962)

(ảnh Phạm Đức Cường (1916-1990), “Lò chum” sơn mài, 80 x 120 cm, 1965)

(ảnh Trần Đình Thọ (1919-2010), "Chuyên Phân ra đồng”, SM, 57,5 x 87,5 cm,1961)

(ảnh Mai Văn Nam (1921-1986 ), “Đi Chợ Bắc Hà”, sơn mài, 59 x 95 cm, 1957)

(ảnh Nguyễn Sáng (1923-1988), “Kết nạp Đảng ờ Điên Biên Phủ”, sm, 112 x 180 cm, 1963)

(ảnh Nguyễn Đức Nùng, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Huỳnh văn Thuận, Nguyễn Văn Tỵ, " Xô Viết Nghệ Tinh”, sơn mài, 1957)

(ảnh Huỳnh Văn Gẩm ( ), “Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940”, sơn mài, 1960)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiêm (1922), “Nông dân đáu tranh chống thuế", sm, 1963)

(ảnh Lê Huy Hòa (1932-1997), “Tĩnh Vật “, sơn mài, 40 x 60 cm, 1960)

(ảnh Trần Hữu Chất (..), “Mùa xuân trên Tây Nguyên”, Sơn khắc, 1962)

về tranh lụa có : “Bữa com vu mùa thắng lợi”, “ Nhà trẻ nông thôn” của Nguyễn Phan Chánh, “Ghé thăm nhà” của Trọng Kiệm. “Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch” của Trần Đông Lương, “Ra đồng” của Ngô Minh Cầu....

Về tranh sơn dầụ có: “Mùa gặt” của Dương Bích Liên, “ Một buổi cày” của Lưu Công Nhân, “Nữ dân quân miền Biển” của Trân Văn Cẩn, “Công nhân Cơ Khí”, “ Học hỏl lẫn nhau” của Nguyễn Đỗ Cung......

Về tranh khắc gỗ có “ Cày ruộng” của Phạm Văn Đôn, “ Chợ quê” của Nguyễn Tiến Chung.

(ảnh Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), “Bữa cơm vụ mùa thắng lợi", 63 x 78cm,1960)

(ảnh Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), “Nhóm trẻ hợp tác”, lụa, 51 x 72 cm, 1959)

(ảnh Nguyễn Trọng Kiệm (1934-1991), "Ghé thăm nhà", 45 x 65 cm,1955)

(ảnh Trần Đồng Lương (1925-1993), “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch”, lụa, 49 x 64 cm, 1958)

(ảnh Lê vinh (1923 - ), “Bế Văn Đàn”, lụa, 60 x 80 cm, 1958)

(ảnh Ngô Minh cầu (1927-2009 ), “Về nông thôn sản xuất”, lụa, 50 x 60 cm, 1958)

(ảnh Vũ Giáng Hương 1930, “Hợp tác xã đánh cá về”, lụa, 63 x 85 cm, 1960)

(ảnh Lương Quý 1933 , “Khai hoang”, lụa, 107 x 69 cm, 1964)

(ảnh Ngô Tôn Đệ (1926-2010), “Tổ Đảng hợp tác xã hội ý”, lụa, 50 x 62,5 cm,1958)

(ảnh Tạ Thúc Bình (1919-1998), “Góp thóc vào kho”, lụa, 78 x 87 cm, 1960)

(ảnh Phan Thông (1921-1976), “Hành quân mưa”, lụa, 41 x 61 cm, 1958)

(ảnh Nguyễn Bích (1925), “Trưa hè”, lụa, 1956)

(ảnh Nguyễn Cao Thương (1918- ? ), “Chữa đập Bái Thượng”, lụa, 1955)

(ảnh Nguyễn Trọng Kiệm (1934-1991), “Hòa binh xây dựng", sd, 150 x 200 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Trọng Kiệm (1934 -1991), “Khi đứa con ra đời”, sơn dầu, 1960)

(ảnh Dương Bích Liên (1923-1988), “Mùa gặt”, sơn dầu, 100 x 150 cm, 1954)

(ảnh Trần Văn Cẩn, “Nữ dân quân vùng biển”, sơn dầu, 1960)

(ảnh Nguyễn Đổ Cung (1912-1977), “Công nhân cơ khí”, sơn dầu, 1962)

(ảnh Lưu Công Nhân (1930-2009), “Một buổi cày”, SD, 82 x 105 cm, 1960)

(ảnh Bùi Xuân Phái (1920-1988), “Phố Hàng Bè”, sơn dầu, 34,9 x 49,9 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Sĩ Tốt (1925-2006), "Tiếng đàn bầu", sơn dầu, 90 x 120 cm, 1962)

(ảnh Nguyễn Văn Thiện (1925- ? ), “Tết trung thu”, SD, 70 x 83 cm, 1964)

(ảnh Nguyễn Cao Thương (1918- ), “Mỏ thiếc tĩnh Túc”, SD, 77 x 100, 1957)

(ảnh Phạm Công Thành 1932 , “ Công nhân đọc báo “, sơn dầu,120 x 155 cm, 1962)

(ảnh Lưu Văn Sìn (1910-1983), “Cảnh nông thôn thanh bình”, SD, 64 x 98 cm, 1958)

(ảnh Lương Xuân Nhị (1913- ), “Đồi cọ”, sơn dầu, 73 x 50 cm,1957)

(ảnh Phạm Viết Song 1917, “Hoàng Lệ Kha ra pháp trường”, Sơn dầu, 80 x 65 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Văn Giáo (1916-1996), “Đồn Voi Phục”, bột màu)

(ảnh Phan Thị Hà 1933 , “Ao làng”, bột màu, 40 x 55 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Tiến Chung (1914-1976), “Ngày chủ nhật", k. gỗ, 32 x 46 cm, 1960)

(ảnh Lê Nguyên Lợi (1929-2010), “Việt Trì xây dựng”, khắc gỗ, 50 x 110 cm, 1957)

(ảnh Nguyễn Thế Vinh (1926-1997), “Lớp học bình dân”, khắc gỗ, 20 x 30,1960)

(ảnh Nguyễn Trọng Hợp (1918-2000), “Lớp học miền Núi", k.gỗ, 33 X 50 cm, 1964)

(ảnh Nguyễn Tiến Chung (1914-1976), “Chợ Nhông", Khắc gỗ, 44 x 55 cm, 1959)

(ảnh Đăng Đức (1932-1995), “Dệt vải”, 30 x 45 cm, 1964)

(ảnh Vũ Quốc Ái (Lê Lam) 1931, “Học tập”, in đá, 20 x 29 cm, 1961)

Tranh cổ động cũng phát triển mạnh, tập trung ở đề tài xâỵ dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tiêu biểu có những tranh: “Thi đua lao động XHCN” của Huy Tòan, “Nam Bắc nhất định phải thống nhất” của Lương Xuân Nhị, “Vui lòng người mẹ miền Nam” của Nguyễn Chi...

Về Điêu khắc có: “Chân dung Bác Hồ", “Võ Thị Sáu trước quân thù” của Diệp Mịnh Châu, “Cắm thẻ nhận ruộng” của Trần Văn Lắm, “Giúp đỡ gia đình”, “ Hai chị em" của Đào Văn Can, “ Đảng là mẹ hiền” của Phạm Xuân Thi, “ Anh hùng lao động Lê Minh Đức” ( chạm nổi) của Phạm Gia Giang, “Gia đình” (chạm nổi) của Lều Thị Phương….

(ảnh Nguyễn đỗ Cung (1912 - 1977))

(ảnh Diệp Minh Châu, “công nông binh”, Thạch cao, 1956)

(ảnh Diệp Minh Châu (1919-2000), “Lòng miền Nam”, đồng, cao 72 cm, 1957)

(ảnh Diệp Minh Châu (1919-2002), “Võ Thị Sáu”, đồng ,127 cm, 1956)

(ảnh Lê Thược, “Sau giờ thao diễn”, Thạch cao, 1960)

(ảnh Lều Thị Phương 1933, “Đọc báo”, thạch cao, 120 cm, 1960)

(ảnh Nguyễn Văn Lý (1918-1988), “Nữ du kích”, thạch cao, 54 cm, 1958)

(ảnh Trần Văn Lắm (1915-1979), “Cắm thẻ nhận ruộng”, Thạch cao, 78cm, 1956)

(ảnh Phạm Xuân Thi (1914-1996), “Nắm đất Miền Nam”, đồng, 116 cm,1955)

(ảnh Song Văn 1925, “ Con trâu quả thực”, thạch cao, 1958)

(ảnh Van Hoe (1912-1984), “Chien sĩ cảm tử”, đồng, cao 100 cm, 1960, BTMTVN)

(ảnh Đào Văn Cẩn (1894 -1988), “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cao 67 cm, 1960)

(ảnh IMG_6372)

2.1.2.- Mỹ thuật giai đoạn 1964 -1975

Năm 1964, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, vì vậy miền Bắc bước vào một thời kỳ mới với những nhiệm vụ nặng nề: vừa sản xuất để chi viện cho miền Nam vừa phải chiến đấu đế chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đặc điểm nổi bật của mỹ thuật thời kỳ này là sự tiếp tục của mỹ thuật giai đọan trước về mọi mặt. Đó là sự kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được. Các nghệ sĩ đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ với một chất lượng khác hẳn so với thời kháng chiến chống Pháp. Họ có mặt khắp các chiến trường, tới các đơn vị không quân, hải quân, đi với những đoàn vận tải suốt Trường Sơn đầy bom đạn, về với các hợp tác xã nông nghiệp, các xí nghiệp, xưởng máy, ra hải đảo....hoàn toàn với tư cách của một người nghệ sĩ XHCN, đàng hoàng hơn, tự tin hơn, ý thức đầy đủ về chức năng và nhiệm vụ của mình.

(ảnh IMG_6376)

(ảnh IMG_6377)

Tuy hoàn cảnh chiến tranh, nhiều cuộc triển lãm với quy mô nhỏ vẫn đuợc tổ chức. Đó là những cuộc triển lãm phục vụ kịp thời tại các đơn vị bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã… Khi có điều kiện thì tổ chức triển lãm với quy mô lớn với những chuyên đề về điêu khắc, sơn mài, lụa, hoặc triển lãm cá nhân như triển lãm mỹ thuật xuân 1967 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; triển lãm ký họa chiến trường miền Nam; triển lãm đi thực tế của các họa sĩ vào vùng tuyến lửa; triển lãm cá nhân của Nguyễn Phan chánh 1962, 1972; triển lãm Phạm Văn Đôn 1965; triển lãm nhóm Văn Đa - Quang Thọ - Nguyễn Thụ 1965; triển lãm Nguyễn Văn Tỵ 1971; triễn lãm 10 năm điêu khắc Việt Nam 1963 — 1973; triển lãm mỹ thuật toàn quân 1974….

Thể loại tranh ký họa, cổ động, đả kích đã chứng tỏ ưu thế của mình trong việc phản ánh cuộc sống và phục vụ kịp thời những nhiệm vụ của cách mạng. Tuy nhiên các họa sĩ vẫn tranh thủ sáng tác những tác phẩm có nội dung lớn.

Về đề tài chủ yếu ca ngợi tinh thần yêu nuớc, những con người bình thường nhưng sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc.

So với sáng tác thời kháng chiến chống Pháp ta thấy tranh của các họa sĩ thời chống Mỹ ít chất lãng mạn hơn và có cái gì đanh chắc, bình tĩnh, tự tin hơn trong phong cách thể hiện.

Đồ họa

Đồ họa với các thể loại ký họa, tranh in đá, tranh khắc gỗ, tranh cổ động tuyên truyền, minh họa báo… chiếm một vị trí đặc biệt trong MTVN hiện đại bởi tính năng động và tính đại chúng: kỹ thuật không phức tạp, có thể sáng tác và phục vụ ngay trong những điều kiện chiến tranh gian khổ nhất.

Tranh khắc sau năm 1960 tiếp tục phát triển, có những đổi mới về nội dung và kỹ thuật thể hiện. Tranh khắc thời kỳ này thấy có hai xu hướng: 1- Xu hướng “hiện đại hóa”, thấp thoáng xuất hiện ở các tranh in khắc gỗ đen trắng, in khắc cao su, in đá, in khắc kim loại, với những cái nhìn mới, đa dạng, kỹ thuật học hỏi chủ yếu từ Đông Âu do một số họa sĩ trẻ đi học về. Xu hướng này thường có bố cục khá táo bạo, đôi khi diễn tả sáng tối, tương phản mạnh, hình nét cô đọng, tượng trưng, biểu cảm, hoặc đôi khi tìm đến tả thực chi tiết tỷ mỉ; 2- Xu hướng kế thừa tranh khắc gỗ truyền thống ở kỹ thuật, nét và màu, nhưng bớt đi tính ước lệ, tiến đến gần tả thực hơn ở hình vẽ, tỷ lệ…

Những tranh khắc tiêu biểu: “Chúng em chăm ngoan” (k.gỗ 1969), Hoa quả” ( kgỗ, 1970), “Hoa huệ” (kgỗ, 1972) của Phạm Văn Đôn (1917 - 2001); “Du kích Cô Tô" (kgỗ, 1965), “Xương rồng" (kthcao, 1972) của Dường Ngọc Cảnh (1925 - 2001); “ Hành quân mưa” (kgô, 1970) của Cửu Long Giang (1934 - 1984); “ Đi biển về” (kgô màu, 1969) của Lê Thiệp (1925 - 2000); “Chăm học chăm làm” (kgỗ, 1971), “Tuổi già” (kgỗ, 1972), “ Phong cảnh” của Trần Nguyên Đán (s.1941).

Tranh cổ động tiếp tục phát triển nhằm tuyên truyền, phục vụ kịp thời các yêu cầu thời sự xã hội. Hầu hết các họa sĩ chuyên nghiệp cũng như không chuyên, đều ít nhiều có tham gia vẽ tranh cổ động. Một xưởng tranh in lưới của cục xuất bản được thành lập 1971 với sự giúp đỡ của chuyên gia Cu Ba.

(ảnh Quang Thọ, Chiến sĩ cồn cỏ, 1965)

(ảnh Trần Huy Oánh (1937 ), “Ông cháu”, k. gỗ, 57 x 44 cm, 1969)

(ảnh Nguyễn Thụ, “Canh gác bầu trời”, 1965)

(ảnh Cửu Long Giang (1934-1984), “Hành quân mưa”, 1970)

(ảnh Phung Pham (1934), "Nuoc bac com vang", k.go, 57 x 44 cm, 1970)

(ảnh Hòang Trầm, Ba thế hệ)

(ảnh Cao Trọng Thiềm( 1942), “Qua phà đêm”, khắc gỗ, 42 x 46 cm,1972)

(ảnh Trịnh Phòng (1922), “Cấy hét diện tích’, khắc gỗ, 1972)

(ảnh Trịnh Kim Vinh 1931, “Gang ra lò”, khắc gỗ màu, 50 x 78 cm, 1969)

(ảnh Lê Toàn 1923 , “Hòa bình”, khắc gỗ, 29 x 36 cm, 1968)

(ảnh Nhà máy xe lửa Gia Lâm, khắc gỗ, 50 x 80 cm, 1971)

(ảnh Vũ Trung Lương, “Cây bàng trước ngõ”, khắc gỗ, 1972)

(ảnh Lê Thiệp (1925-2000 ), "Đi biển về”, k.gỗ, 38 x 59 cm, 1969)

(ảnh Nguyen Tien Chung (1914-1976), ‘Phong canh Sai Son”, K.go, 23 x 43 cm, 1970)

Chủ đề cơ bản tranh cổ động thời kỳ này là chiến đấu, sản xuất, lòng tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Một số trann cổ động nổi tiếng: “'Tự hào” (1973) của Huỳnh Văn Thuận, "Thừa thắng xông lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" (1968) của huỳnh Văn Gấm, “Không bao giờ tôl quên thù này" (1965) của Nguyễn Văn Tỵ, “Mây của ta trời thắm của ta” (1967), "Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1969) của Phan Thông, “ Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” (1970 ) của Huy Oánh - Nguyễn Thụ; “Bảo vệ chính quyền nhân dân” (1968) của Lê Lam, “Toàn dân trồng cây" (1967), “Thêm nhiều than cho Tổ quốc" (1969) của Nguyễn Tiến Chung; “ Giải phóng Miền Nam, bảo vệ miền Bắc” (1968) của Nguyễn Bích; “Giặc phá ta cứ đi" (1968) của Đào Đức; “Vì tương lai con em chúng ta” (1968) của Minh Mỹ; “Giữ lấy quê hương, giữ lấy tuổi trẻ” (1965) của Đường Ngọc Cảnh; “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” (1968) của Đặng Công Ngoãn; “Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" (1970) của Lê Thiệp

(ảnh Nguyễn Thụ (1030), Huy Oánh (1037). “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, 1970)

(ảnh Phan Thông, ”Không có gì quý hơn độc lập tự do”, 1969)

(ảnh Phạm Giang, “Cha truyền con nối", bột màu, 1967)

(2 ảnh Trường Sinh, Huỳnh Văn Gấm)

(ảnh Quang Phòng (1920), 1972)

(ảnh Phan Thông, “Mây cùa ta trời thắm của ta”, 1969)

(ảnh Đường Ngọc Cảnh (1925 - 2001), “Giu lay que huong, giu lay tuoi tre”, 1965)

(ảnh Đặng Công Ngoãn (1942 ). "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", 1968)

(ảnh Minh Mỹ (1923), “Vì tương lai chúng ta", 1968)

(ảnh Huỳnh Văn Thuận-1919, “Tự hào”, 1973)

(ảnh Đao Due (1929), “Giac pha ta cu đi”, 1968)

(ảnh Phan Thong (1921 -1976), “Khong có gì quý hon doc lap tự do”, 1967)

(ảnh Đo Huu Hue (1935 ), tranh co dong, 1974)

(ảnh Huynh Van Gam (1922 - 1987), tranh co đong, 1970)

(ảnh Le Huy Trap (1933) Tranh co đong, 1970)

(ảnh Nguyễn Tiến Cảnh)

Ký họa nổi bật nhất với các chất liệu bút chì, than, mực nho, màu nước. Nhiều bức ký họa trở thành những tác phẩm ghi dấu ấn của thời đại. Đó là những ký họa của các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Phan Kế An, Quang Thọ, Văn Đa, Huỳnh Phương Đông, Cổ Tấn Long Châu….

Tranh đả kích xuất hiện hầu hết trên các sách báo, tạp chí với những tên tuổi như Nguyễn nghiêm, Lương Khôi, Đào Đức

Hội họa

Vào đầu những năm 1970 trong các cuộc triển lãm xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh kịp thời cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Về sơn dầu có: "Sài Gòn vùng lên” (1968 Chiến đấu ở cửa ngõ Sài Gòn” (1968) của Trang Phượng; “Những chiến sĩ phòng không ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội” của Nguyễn Cao Thương; "Đồng Hới sau cuộc ném bom của giặc Mỹ” của Nguyễn Văn Ty - “ Hà Nội 12 ngày đêm 1972" của Huy Oánh; “ Nguyễn Văn Trỗi" của Trần Văn Cẩn; “Sông Hồng- một đêm tháng 12- 1972” của Nguyễn Đức Thọ; “Gia đình bộ đội” của Đặng Thị Khuê; “Thiếu nữ với hoa sen” của Nguyễn Sáng; "Lão dân quân Hoàng Trường” (1968) của Đinh Trọng Khang…

(ảnh Trần Văn cẩn (1910-1994), "O du kích Hoàng Trường”, Màu nước, 39 x 27,5 cm, 1969)

(ảnh IMG_6434)

(4 ảnh IMG_6436)

(ảnh Đinh Trọng Khang, “Lão dân quân Hoàng Trường- Thanh Hóa”, sơn dầu, 1970)

(ảnh IMG_6438)

(ảnh Nguyền Cao Thương ( ), “Bác Hồ thăm trận địa pháo phía Bắc Hà Nội”, sơn dầu, 1969)

(ảnh Quang Thọ ( ), “Bác Hồ với các dũng sĩ miền Nam”, sd, 1969)

(ảnh Nguyen Tien Chung (1914-1976), ‘Mỏ than Đèo Nai", sd, 84 x 128 cm, 1969)

(ảnh Đổ Xuân Doãn 1937, “Những đường thẳng”, sơn dầu, 135 x 200 cm, 1971)

(ảnh Đinh Trọng Khang 1936, “Hà Nội 12 ngày đêm”, sơn dầu, 1973)

(ảnh Phạm Thanh Tâm 1932, "Sau trận bom", 70 x 70 cm , Sơn dàu, 1973)

(ảnh Nguyễn Văn Đa 1928 , “Long Biên những năm đánh mỹ“, SD, 140 x 100,1970)

(ảnh IMG_6450)

(ảnh Huy Toàn, “Tháng tư năm 1972”, bột màu)

(ảnh Cửu Long Giang, “Tập quân sự”, bột màu, 37 x 54 cm, 1967)

Về Sơn mài có: “ Vượt trọng điểm” của Lê Trí Dũng; “ Hà Nội 12 ngày đêm" của Nguyễn Văn Tỵ; “ Gặp gỡ” của Dương Viên; “ Mưa mãi trên sông Kiên” của Trần Văn Cẩn; “Hà Nội 12 ngày đêm 1972” của Phan Kế An; “Đội nữ pháo binh Ngư Thủy” của Hoàng Trầm....

Về lụa có: “Sau giờ trực chiến”, “Rạng ngày cho con bú”, “Cô gái tập võ” của Nguyễn Phan Chánh; “Mùa xuân trên biên giới”, “Mưa” của nguyễn Thụ; “Đội nữ giao liên ở Trường Sơn” (1972) của Vũ Giáng Hương; “Mùa xuân” của Quang Thọ

(ảnh Hoàng Trầm 1928, “Tự vệ Hà Nội”, sơn mài, 1970)

(ảnh Hoàng Tích Chù ( ), "Bác Hồ trồng cây với thiếu  nhi”, sm, 1972)

(ảnh Huy Toàn, “Tọa độ lửa”, sơn dầu , 90 x 127 cm, 1974)

(ảnh Lê Trí Dũng (1949), “Vượt trọng điểm sơn mài”, 90 x 120 cm, 1974)

(ảnh Dương Viên 1931 , " Gặp gỡ”, sm, 90 x 100 cm, 1973)

(ảnh Dương Ngọc Viên 1931, “ Đọc thư nhà”, sơn mài, 90 x 100,1973)

(ảnh Nguyễn Đức Nùng, “Nguyễn Du đi săn" , sơn mài, 1970)

(ảnh Nguyễn Phan Chánh, “Sau giờ trực chiến", lụa, 1965)

(ảnh Nguyễn Thụ, “mưa”, lụa, 1972)

(ảnh Nguyỗn Thụ ( )," Ghé qua bản", lụa, 1970)

(ảnh Đào Đức 1929, “Bên chiến hào Vĩnh Linh”, lụa, 47 x 59 cm, 1971)

(ảnh Trần Lưu Hậu (1928), "Bộ đội về bản’’, lụa, 68 x 80 cm, 1975)

Điêu khắc

Nếu vào thời kỳ 1954 - 1964 hội họa có những bước tiến dài thì nó đã không có những tiến bộ nhanh như điêu khắc vào những năm 1970. Tiêu biểu là triển lãm 10 năm điêu khắc Việt nam 1963 - 1973, có 101 tác phẩm của 49 tác giả đã thể hiện sự trưởng thành rõ ràng của một đội ngũ tác giả. Bên cạnh lớp nghệ sĩ điêu khắc đi trước như Diệp Minh Châu, Nguyễn Thị Kim, Trần Văn Lắm, Phạm Gia Giang, Văn Hòe, Phạm Xuân Thi, Nguyễn Văn Lý, Song Văn, Đào Văn Can…. xuất hiện thêm những tên tuổi mới thể hiện tiềm năng sáng tạo như Nguyễn hải, Lệ Thựợc, Lê Công thành, Phạm mười, Võ Văn Tấn, Cần Thư Công, Đinh Rú, Lê Đình Quỳ, Trần Tía….

Ngôn ngữ điêu khắc thời kỳ này chủ yếu vẫn dừng ở tả thực trường quy, cổ điển dưới hình thức tượng tròn, phù điêu, nhưng một số tác phẩm cho thấy có sự cách tân về hình thức, phần nào đã đáp ứng được việc thể hiện những nội dung mới và việc khai thác tượng dân gian đã tạo hiệu quả rõ ràng như “Thánh Gióng”, “ Nguyễn Văn Trỗi", "Chiến thắng Điện Biện Phủ" của Nguyễn Hải, “Vân dại”, “Cuộn chỉ”, “ Ba má nghiền trầu” (gỗ, 1973), “ Lên công trường” (thcao, 1972) của Lê Công Thành, “Cô gái vót chông” của Phạm Mười, “Bà má miền Nam” của Trần Tía, “ Đánh cồng” của Mồ Lô Kai....

Ngoài ra, thời kỳ này cũng bắt đầu phát triển phong trào xây dựng tượng đài để tưởng niệm chiến công các anh hùng liệt sĩ giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, tự hào dân tộc. Một số tượng đài tiêu biểu thời kỳ này có: “ Dân quân Nam Ngạn” (bê tông,1967) của tập thể sinh viên trường Mỹ thuật, “Bác Hồ ở đảo Cô Tô” (bê tông) của Nguyễn Phước Sanh, “Chiến thắng Kép” (bê tông, 1968) của Nguyễn Hải, “Du kích làng Nguyễn” của Võ Văn Tấn, “Thành phố dệt anh hùng” (bê tông, 1970) của Phạm Gia Giang, “ Căm thù giặc Mỹ ném bom Khâm Thiên” (1972) của Nguyễn Tự….

(ảnh Mô Lô Kai (1946), “Tiếng cồng Tây Nguyên”, Thạch cao)

(ảnh Phạm Mười (1935), “Vót chông”, thạch cao, 82 cm, 1969)

(ảnh Lê Đình Quỳ (1940), “Lão dân quân Hoàng Trường”, Thạch cao, 80 cm, 1968)

(ảnh Vũ Long (1941), "Hai công nhân”, Thạch cao, 36 cm, 1967)

(ảnh Đinh Rú (1937), “Hũ gạo kháng chiến”, Thạch cao, 120 cm,1970)

(ảnh Nghiem Xuan Hung (1953), “Bao ve cuoc song", gom, cao 120 cm, 1974)

(ảnh Le Cong Thanh (1932 ), “Van dai”, dong, cao 125 cm, "Ba ma nghiên trau", go, cao 92 cm,1973)

(ảnh Nguyễn Hải (1937), 'Thánh Gióng", đồng, cao 100 cm, 1972)

(ảnh Tran Tia (1933 -1993), “ Ba ma mien Nam", go, cao 53 cm, 1967)

(ảnh Lê Đức Lai (1942), “Nữ công nhân”, gỗ, 1973)

(ảnh Nguyễn Duy Độ (1942), “Mẹ con”, thạch cao, 1974)

(ảnh Nguyên Phước Sanh, “Cây phảng”, Thạch cao, 1964)

(ảnh “Nam Ngạn chiến thắng”, Bê tông, 1967, Tập thể sinh viên trường ĐHMT)

(ảnh Nguyên Hải (1933), “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, Đồng, cao 165 cm, 1965)

(ảnh Nguyễn Hải (1933 ), “Chiến thắng Kép”, Bê tông, cao 12 m, 1968)

(2 ảnh IMG_6491)

Về đặc điểm nghệ thuật thời kỳ này cho thấy rõ tính tuyên truyền, cổ động, phục vu kịp thời được đề cao khiến cho nghệ thuật đồ họa, ký họa, tranh vẽ trực tiếp ngoài chiến trường, biếm họa, tranh cổ động đặc biệt phát triển. Ngôn ngữ tranh cổ động thời kỳ này phát huy được ưu thế của nó, phổ biến sâu rộng về các địa phương, trường học, cơ quan nhà máy..., khích lệ con người trong sản xuất, chiến đấu và lòng tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên do những khó khăn và nhiệm vụ của thời chiến, sự khan hiếm của vật liệu, họa phẩm… nên mỹ thuật giai đoạn 1964 - 1975 nhìn chung còn bị hạn chế ở kích thước và chất lượng nghệ thuật của một số tác phẩm chưa cao, ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách cá nhân chưa phong phú

3. Mỹ thuật miền Nam.

1. - Mỹ thuật vùng bị tạm chiếm

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, để thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ không những tăng cường viện trợ tài chính kinh tế để xây dựng và nuôi dưỡng bộ máy ngụy quyền và quân đội đồng minh, cung cấp hàng loạt vũ khí và phương tiện chiến tranh, xây dựng các căn cứ quân sự hiện đại mà còn ra sức tăng cường du nhập và truyền bá lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ ở khắp miền Nam Việt Nam nhầm thực hiện trọn vẹn ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới.

Sự tác động và lan tỏa của chủ nghĩa thực dân mới đã ảnh hưởng và chi phối đến nhiều khía cạnh đời sống xã hội ở miền Nam trong suốt giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn đã tạo nên một cục diện mới đầy tính phức tạp cho văn hóa - nghệ thuật miền Nam trong đó có mỹ thuật.

Đầu tiên là sự ra đời của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn vào năm 1954 và họa sĩ Lê Văn Đệ được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Do đó, bên cạnh trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định được thành lập từ năm 1913 lại có thêm trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cùng song song tồn tại cho đến sau 30/4/1975. Nội dung giảng dạy của trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn được xây dựng dựa trên nền tảng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Thứ hai là sự hiện diện của nhóm “Sáng tạo” do một số họa sĩ ở miền Bắc di cư vào Nam thành lập như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Vị Ý, Thái Tuấn, Tạ Tỵ ... với quan điểm đề cao tự do tư tưởng cá nhân, phá bỏ quá khứ, truyền thống, họ cố tình truyền bá dòng tư tưởng mới bằng các khuynh hướng sáng tác Hậu Ấn tượng, Lập thể, Dã thú, Siêu thực hay các bài viết Lý luận mỹ thuật đăng trên tạp chí Sáng tạo nhằm ca ngợi "Khung trời tự do" mà họ đã lựa chọn ở miền Nam.

Năm 1966 các hoạ sĩ trẻ có năng lực thành lập "Hội hoạ sĩ trẻ Việt Nam" để khơi dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật và “nuôi tham vọng hình thành một Hội họa tổng hợp đặc biệt giữa kỹ thuật Tây Phương và tinh thần Đông Phương” [134,tr.4]. Đây là các họa sĩ và điêu khắc gia trẻ tốt nghiệp từ trường quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và một số anh em tốt nghiệp từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế như họa sĩ: Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Hiếu Đệ ... Vì thế, khi “đề cập đến nghệ thuật tạo hình Sài Gòn của những năm 60 và 70, trên bối cảnh chung là tất cả nền nghệ thuật có từ trước cùng với lớp họa sĩ đứng tuổi, kỳ cựu, phải nhắc đến họa sĩ, điêu khắc gia quy tụ quanh Hội Họa sĩ trẻ việt Nam, có thể nhìn nhận họ là những đại biểu đặc sắc nhất của một giai đoạn lịch sử mỹ thuật của Sài Gòn và miền Nam trước đây …”

Nhìn chung giai đoạn đầu những năm 1960 một số hoạ sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, các trường Mỹ thuật ứng dụng miền Nam và một số họa sĩ từng du học ở Pháp, là hạt nhân của phong trào mỹ thuật hiện đại đầu tiên ở miền Nam, như Lê Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Thuận Hồ, Châu Văn Lang, Thái Văn Ngôn, Nhan Chí, Ngô Văn Hoa, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Siên, Nguyễn Văn Anh... có lối vẽ trường quy cổ điển, miêu tả sát hiện thực, gần như minh hoạ, mô phỏng cho cảm xúc cuộc sống lấy từ ý tứ văn chương, chịu đôi chút nghệ thuật ấn tượng Pháp chú ý tới sự thay đổi của ánh sáng, không gian...tạo nên một vẻ tươi mát cho tác phẩm. Các hoạ sĩ này vẫn giữ nguyên bút pháp nghệ thuật của mình đến tận về sau.

Về điêu khắc có một số công trình tượng đài được xây dựng ở các trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn như: Tượng ‘Hai Bà Trưng", “Trần Hung Đạo” ở bến Bạch Đằng, tượng “Trần Nguyên Hãn” ở bùng binh trước chợ Bến Thành, tượng “Thánh Gióng” ờ ngã sáu Phù Đổng, tượng “An Dương Vương” ở bến Chương Dương, tượng “An Dương Vương" ở ngã sáu Nguyễn Tri Phương, tượng “Phan Đinh Phùng” ở trước Bưu điện quận 5, tượng “Quang Trung" ở cổng chợ Nguyễn Tri Phương, tượng “Lê Lợi” ở giao lộ Hùng Vương - Ba Tháng Hai... Cùng một số tượng ca ngợi, hoặc có hình tượng các chiến binh quân đội cũ, đã bị quân dân ta kéo sập và đập bỏ khi tiếp quản Thành phố như tượng đài "Biệt dộng quân”, tượng đài “ Thủy quân lục chiến”, tượng đài “Thương tiếc” của điêu khắc gia Nguyễn Thành Thu.

Nói tóm lại, Nghệ thuật trong vùng do Mỹ-Ngụy tạm thời kiểm soát phân hoá rõ thành hai con đường: Phản kháng chiến tranh bằng cách thể hiện những đề tài xa rời chiến tranh, chán nản, thoát ly thực tại hay cuộc sống tự do ảo mộng, hướng về những tình cảm cá nhân dĩ vãng. Một sổ ít văn nghệ sĩ trẻ có thái độ tích cực và trách nhiệm, đã tố cáo vạch trần sự tàn bạo của chiến tranh bằng bút pháp tả thật, thể hiện khát vọng hoà bình, những nghệ sĩ này phần lớn sau đều vào chiến khu hay tham gia đấu tranh cách mạng ở các đô thị miền Nam. Đó là một Trần Kim Hùng đi sâu vào những chủ đề gay gắt hơn, dũng cảm hơn là cuộc đấu tranh giành tự do, với bức “Nô lệ” vẽ từ 1960 diễn tả những người bị giam cầm trong ngục tối với nét mặt căm hờn. Đó là họa sĩ Bửu Chỉ, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) đấu tranh bằng ngay vũ khí của mình là hội họa. Biểu hiện cao hơn cả ở những họa sĩ có tư tưởng tiến bộ là tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, vừa cầm súng chiến đấu, vừa làm hội họa ngay trên chiến trường. Đó là các anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kính....Trang Phượng và nhiều họa sĩ khác.

(ảnh Tạ Tỵ, “Lệ Ngọc”, sơn dầu, 60 x 80 cm, 1957)

(ảnh Vị Ý, “Người chơi ghi ta”, sơn dầu, 106 x 122 cm, 1962)

(ảnh Duy Thanh, “Thiếu nữ”, sơn dầu, 50 x 70 cm, 1961)

(ảnh Ngọc Dũng, “Thiếu nữ”, sơn dầu, 50 x 70 cm, 1962)

(ảnh Thái Tuấn, Chân Dung, sơn dầu, 55 x 80 cm, 1973)

(ảnh Đổ Quang Em, “Hai chị em”, sơn dầu.1972)

(ảnh Lê Văn Đệ, Nắng hè, Lụa, 60 x 80cm, 1961)

(ảnh Văn Đen, “Thổi chai”, sơn dầu, 65x78cm, 1961)

(ảnh Bửu Chỉ (1948-2002), “Ta phải thấy ánh mặt trời”, bút sắt, 1970)

(ảnh Tượng đài Trần Nguyên Hãn, xi măng cốt thép, 1972)

(ảnh Tượng Trần Hưng Đạo, bê tông, cao 2,5 m, bệ 6 m, 1965-1966)

(ảnh Lê Thanh Nhơn, “Chân dung cụ Phan Bội Châu”, đồng, cao 2,55 m, 1973)

(ảnh Mai Chửng (1940-2001), Chân dung, vỏ đạn đồng, 1970)

2/.- Mỹ thuật trong vùng giải phóng

Cuối những năm 60, bên cạnh các họa sĩ từ phong trào đấu tranh quần chúng ở đô thị, thoát ly ra vùng giải phóng hoạt động cách mạng như Cổ Tấn Long Châu, Nguyẫn Văn Kính, Trang Phượng, còn liên tục có các đoàn họa sĩ miền Bắc vào bổ sung cho đội ngũ mỹ thuật như Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Lê Lam, Lê Hông Hải, Thái Đắc Phong, Nguyễn Quốc Trọng, Nguyễn Thanh Châu… Các họa sĩ- chiến sĩ được đưa về cơ sở hoạt động, sáng tác tại chỗ, phục vụ kịp thời nhiệm vu tuyên truyền chính trị. Họ sáng tác tranh cổ động, tranh đả kích và chủ yếu là ký họa chiến trường, phản ánh nhiều mặt về cuộc sống, chiến đấu. Phòng hội họa giải phóng liên tục mở những lớp ngắn hạn cung cấp cán bộ mỹ thuật, lực lượng hạt nhân phong trào mỹ thuật cho các tỉnh, các cơ quan, các đơn vị bộ đội chính quy và bộ đội địa phương.

Hoạt động mỹ thuật làm cho vùng chiến khu và vùng giải phóng có bộ mặt khang trang. Các địa phương có phòng thông tin treo cờ ảnh, tranh cổ động khang trang. Triển lãm mỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều đoàn triển lãm lưu động phục vụ cho các cơ quan thuộc trung ương cục, một số địa phương và các sư đoàn, quân đoàn bộ đội chủ lực. Sau hiệp định Pa-ri, triển lãm mỹ thuật liên tục được tổ chức tại Lộc Ninh vào các năm 1972, 1973, 1974, 1975 với quy mô ngày càng lớn. Nhiều tranh, ký họa của các họa sĩ giải phóng đã được chuyển ra Bắc giới thiệu cho công chúng trong và ngoài nước xem

Nổi bật và được coi là thể loại chủ yếu của mỹ thuật vùng giải phóng là những ký họa chiến trường, được sáng tác bằng bút sắt, mực nho, màu nước, chì than. Tranh và ký họa chiến trường cho thấy bên cạnh việc phản ánh trung thực các diễn biến ác liệt của chiến tranh, còn có những rung cảm nghệ thuật mãnh liệt và chân thực về con người và phong cảnh miền Nam, những cảm xúc trong sáng, tự tin, lạc quan cách mạng…

(ảnh Thái Hà (1922-2004), “Trước giờ xuất kích", sơn khắc, 1972)

(ảnh Huỳnh Phương Đông (1927), “Trận Ấp Bắc", bột màu, 80 x 180 cm, 1963)

(ảnh Huỳnh Phương Đông (1927 ), ‘Qua Bình Thuận", màu nước, 18 x 23,5cm, 1966)

(ảnh Huỳnh Phương Đông (1925 ) " Nữ du kích", sơn dầu, 25 x 18,5 cm, 1966)

(ảnh Huỳnh Phương Đông 1925, “Trận mở màn trên đồng nước”, SD, 79 x 120)

- Lê Lam (Vũ Quốc Ái ) vẽ nhiều chân dung chiến sĩ, anh hùng bằng bút chì than, màu nước với nét bút tinh tế, có sức hút mạnh mẽ về tinh thần: “Má Năm” (mn, 1967), “Đi đấu tranh" (mn, 1967); “Dừng lại" (sd, 1967)... Cổ Tấn Long Châu với đường nét dứt khoát chân thực đã lột tả được sự khỏe mạnh, anh dũng kiên cường trong những ký họa về người chiến sĩ giải phóng: “Được lệnh xuất kích” (mn, 1967), “Đánh đến cùng” (mn, 1965)… Nguyễn Thanh Châu có những bức màu nước phóng khoáng ấn tượng: “ Trên chặng đường chiến dịch" (lụa, 1975), “Những ngày cuối tháng tư năm 1975” (mn, 1975)...

Mỹ thuật vùng giải phóng miền Nam là một nguồn tư liệu sống động, phản ánh được một chặng đường hào hùng, oanh liệt của dân tộc với đầy đủ tính chân thực và ý nghĩa lịch sử của nó.

(ảnh Lê Lam, “Bảo vệ chính quyền”)

(ảnh Lê Lam (1931), “Chân dung má Năm”, Màu nước, 24 x 16,1967)

(ảnh Lê Lam (1931)," Đi đấu tranh”, màu nước, 1967)

(ảnh Lê Lam (1931), “ Dừng lại", sơn dầu, 120 x 150 cm, 1967)

(ảnh IMG_6552)

(ảnh Nguyễn Thanh Châu, “Quân giải phóng tiến về ngoại ô Sài Gòn”, 1975)

(ảnh Cổ Tấn Long Châu (1938), ‘Đánh dến cùng”, màu nước, 21 x 31,7 cm, 1965)

(ảnh Cổ Tấn Long Châu (1938), ‘Ngoan cường trong chiến đấu”, màu nước, 1967)

(ảnh Cổ Tấn Long Châu (1938 ), “Được lệnh xuất kích", màu nước 26,8 x 20,8 cm, 1965)

(ảnh Hồng Chinh Hiền (), “ Tự vệ nhà in Giải phóng”, màu nước, 1968)

(ảnh Trần Hoàng Sơn (), “Trên đường ra tiền tuyến”, màu nước, 1968)

(ảnh Nguyễn Vĩnh Nguyên (), “Làm hầm chông diệt Mỹ", màu nước, 1966)

(ảnh Hữu Phước (), “Sau đợt chống càn", màu nước, 1966)

(ảnh IMG_6561)

(ảnh Hoàng Công Thi (), “Bám mục tiêu”, khắc gỗ, 1968)

LSMTVN_08 —————————————————————————————

MỸ THUẬT VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

I.- Mỹ thuật Việt Nam giai đọan 1975-1985

Sau cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước vĩ đại thắng lợi, nước ta thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đất nước Việt Nam tưởng như sẽ yên bình lâu dài, chiến tranh sẽ không còn nữa, mọi người an tâm bắt tay khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Nhưng từ năm 1979 sảy ra chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam bộ, sau đó là cuộc chiến biên giới phía Bắc làm cho kinh tế thêm phần khó khăn hơn và tác động đến nhiều các hoạt động của toàn xã hội trong đó có lĩnh vực mỹ thuật.Đứng trước tình hình đó, giới văn nghệ sĩ với quyết tâm và lòng nhiệt tình cách mạng đã sáng tác được nhiều tác phẩm phản ánh trung thực, kịp thời bằng những kỹ thuật chất liệu khác nhau vừa là phương tiện để tuyên truyền cách mạng, vừa là đáp ứng nhu cầu thẫm mỹ của quần chúng nhân dân.

1- Triễn lãm mỹ thuật toàn quốc 1976

Có thể nói, đây là một triển lãm trọn vẹn nhất kể từ ngày cách mạng tháng tám năm 1945 thành công; một triển lãm mỹ thuật tòan quốc hội đầy đủ nhiều thế hệ tác giả của tất cả các vùng miền trong cả nước và các họa sĩ đã từng sống trong vùng Mỹ-Ngụy kiểm soát.

Toàn bộ triển lãm có 672 tác phẩm, gồm 442 hội họa-đồ họa, 108 điêu khắc, 122 tác phẩm mỹ nghệ. Trong số đó có 36 tranh, tượng tiêu biểu của giai đọan 1945-1963, còn lại hầu hết là những tác phẩm được sáng tác trong giai đọan chống Mỹ và một số sáng tác mới sau ngày miền Nam hòan tòan giải phóng. Giải thưởng có 8 giải A, 9 giải B và nhiều giải C....

Bên cạnh sự thành công về đề tài chiến tranh cách mạng, ngôn ngữ điêu khắc có nhiều cách tân khá táo bạo thoát hẳn khỏi sự miêu tả hiện thực tầm thường, nhưng không hề xa rời cuộc sống và rất truyền cảm, đã có nhiều tranh cổ động đẹp “xứng đáng xếp vào hàng kinh điển của tranh cổ động việt Nam”. Đó là các bức “ Kỷ niệm lần thứ 85 ngày sinh của Hồ Chủ Tịch" (1890-1975) của Nguyễn Bích, “Mây của ta trời thắm của ta" của Phan Thông, “Khôi phục đường tàu thống nhất” của Cẩn Văn Lê, “Lao động-hạnh phúc-ấm no” của Đặng Thị Khuê, “Nước yếu tố hàng đầu của lúa" của Nguyễn Đảng Phú, “Chung một ngọn cờ" của Hùynh Phương Đông….

(ảnh Nguyễn Đỗ Cung (1012-1977), “Tan ca mời chị em đi họp để thi thợ giỏi” Sơn dẩu, 104 X118 cm , 1976. Giải A TLMTTQ 1976)

(ảnh Kim Bạch, “Mẹ con”, sơn dầu 1976. Giải B TLMT1976)

(ảnh Trần Huy Oánh “Cầu Hàm Rồng”, sơn mài, 99 x 195 cm , giải A TLMT1976)

(ảnh Xu Man (1925), “Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên”, 1975, Giải A TLMT 1976)

(ảnh Quang Thọ, “Nắng xuân 1975”, sơn dầu, 80 x120, 1975)

(ảnh Nguyễn Trung (1940), "Thanh niên xung phong làm thủy lợi", SD, 1976)

(ảnh Hùynh Phương Đông, “Chung một ngọn cờ”)

(ảnh IMG_6585.JPG, IMG_6586.JPG)

(ảnh Câu Văn Lệ 1976, IMG_6587.JPG)

(ảnh Đặng Thị Khuê, Gỉài B TLMTTQ 1976, IMG_6588.JPG)

(ảnh IMG_6589.JPG, IMG_6590.JPG)

2- Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980

Tuy đât nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự bảo trợ hỉệu quả của nhà nước cùng với tình yêu nghề mãnh liệt của các họa sĩ và nguồn cảm hứng trào dâng từ chiến thắng vĩ đại của dân tộc đã tạo nên một cuộc triển lãm với số lượng đông nhất so với trước đây (gồm 825 tác phẩm của 507 tác giả), nhiều tranh có kích thước khá lớn và ngôn ngữ tạo hình bắt đầu phong phú.

Ban tổ chức triển lãm đã trao 10 giải thưởng hạng A, 10 giải thưởng hạng B và 31 giải khuyến khích.

Bên cạnh các giải thường cá nhân còn có những giải thưởng tập thể cho các đơn vị, địa phương đã có phong trào mỹ thuật cao và có nhiều tranh tham gia triển lãm.

(ảnh Hoàng Trầm (1927), “Mẹ chiến sĩ”, sơn mài, giải A TLMTTQ 1980)

(ảnh Đặng Thị Khuê 1946 ,”Giặc Mỹ” sơn dầu, 95 x 115 cm , 1980 Giải A TLMTTQ 1980)

(ảnh Nguyẫn Hoàng (1931) “Lán trú quân ở phòng tuyến“, sơn dầu, 50 x 70 1980 Giải B TLMTTQ 1980)

(ảnh Đỗ Thị Ninh, “Công nhân đóng giày”, SD, 96 x 130, 1980, giải D TLMTTQ 1980)

(ảnh Phạm Việt (1939), “Trong lòng đất”, sơn mài 1980 (giải B TLMTTQ))

(ảnh Cổ Tấn Long Châu, ‘Bàn tay người thành phố", Sơn dầu, 1980)

(ảnh Bùi Đình Lan (1936 ), “ Xưởng đóng tàu sơn dầu ,1980)

(ảnh Lê Huy Tiếp, Sáng tác, sơn dầu, 1978,175 x 129 cm)

(ảnh Tạ Quang Bạo, “Đảo tiền tiêu”, gò đồng, 1980 (Giải A-1980))

(ảnh Nguyễn Hải (1937), "Thánh Gióng", đồng, cao 100 cm)

(ảnh Nguyễn Đại Lượng, “Bác Hồ đi công tác”, đất nung, giải KK TLMT1980)

(ảnh Lò An Quang, “Xây trụ cầu Thăng Long”, SM, Giải A TLTQ 1980)

(ảnh Ngô Phương Cúc (1933), “Công trường than”, sơn dầu, 61 x 114 ,1980)

(ảnh Lưu Vĩnh Yên (Lưu Yên-1930), “Chiếc áo thổ cẩm”, Sơn mài, 55 x 80, 1980)

(ảnh Nguyễn Anh Thương (1930), “Quê ngoại”, bột màu, 1980)

(ảnh Hoàng Công Luận (1930), “Công nhân luyện thép”, Sơn dầu, 70 x 100,1980)

(ảnh Nông Công Thắng (1928-2001), “Học bổ túc văn hóa”, 1978)

(ảnh Văn Cao (1923-1995), “Thanh niên vùng cao”, 1979)

(ảnh Linh Chi(1921), “Thiếu nữ Dao”, Lụa, 1980)

(ảnh Phạm Vân Đôn (1917-2004), “Chiến thắng mùa xuân”, Khắc gỗ màu, 53 x 38 cm, 1978)

(ảnh IMG_6617.JPG)

(ảnh Nguyễn Phước ( ?), “Sản xuất gốm”, sơn dầu, 1980)

(ảnh Bửu Chi, IMG_6619.JPG)

(ảnh Nguyên Khai, “Hai cô gái thợ sơn”, sơn dầu, 120 x 96 cm, 1980)

(ảnh Nguyễn Trung (1943 ), “Mẹ con”, sơn dầu, 1980)

(ảnh Trịnh Thanh Tùng, “Hát cho đồng bào tôi nghe", SD, 130 x130 cm, 1980)

3-Triển lãm mỹ thuật năm 1985

Triển lãm có 716 tác phẩm của 506 tác giả, trong đó có 80 nữ, 16 tác giả dân tộc ít người, 244 sơn dầu,105 lụa-vải phin, 80 sơn mài, 14 sơn khắc, 44 bột màu, 65 khắc gỗ-khắc cao su-khắc thạch cao, 14 khắc kẽm-khắc đồng, 8 in đá, 34 gò đồng-gò nhôm, 32 tượng gỗ, 28 tượng thạch cao, 10 đá...

Giải thưởng gồm 7 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 34 huy chương đồng. Theo đánh giá ngôn ngữ tạo hình phong phú hơn nhiều so với các kỳ MTTQ trước đó

(ảnh Nguyên Trọng Kiệm (1934-1991). 'Bác Hồ đi công tác”, SD, HCV TLTQ 1985)

(ảnh Lê Anh Vân, “ Chiến lũy", sơn dầu, 100 x 130 cm, 1984, Huy chương vàng TLMTTQ 1985)

(ảnh Trịnh Ngọc Lâm (1938), “ Dân công kháng chiến”, lụa, 60 x 90 cm, 1984)

(ảnh Trần Việt Sơn (1935), Giã gạo , khắc kẽm, 1985)

(ảnh Vũ Duy Nghĩa (1935), “Thuyền về bến”, khắc kẽm, 1985)

(ảnh Phạm Việt Hải (1934), “Phong cảnh” sơn mài, 62 x 91, 1985)

(ảnh Nguyễn Trọng Cát (1929), “Khâu nón”, lụa, 1985)

(ảnh Trần Lưu Hậu (1928), “Khâu áo”, bột màu, 1982)

(ảnh Đặng Đúc Sinh (1927-1997), “ở mỗi xóm”, 85 x 115 cm, 1984)

(ảnh Vi Kiến Minh (1927-1981), “Giao Iương”, lụa, 1985)

(ảnh Bùi Xuân Phái (1920-1988), “phố hàng Mắm”, sơn dầu, 60 x 80 cm, 1984)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiêm(1922), “Cô gái", sm, 46 x 46 cm, 1984)

(ảnh Trần Trọng Vũ, “Thài lài tím”, sơn dầu, 1985)

  • Nhìn chung, đặc điểm nghệ thuật ở giai đoạn này mang tính hiện thực, tính chiến đấu và thiên về hình thức tuyên truyền, động viên, cổ vũ và “hầu như một sự đơn điệu của một chủ đề. Chỉ đếm được trên đầu ngón tay những tác phẩm mang đề tài khác”. Đề tài sáng tác chủ yếu là chiến tranh cách mạng và lao động sản xuất, một số ít họa sĩ thể hiện đề tài phong cảnh. Bút pháp hiện thực hay ấn tượng được xem là phong cách thể hiện chủ đạo của các họa sĩ.

II- Mỹ thuật Việt Nam từ 1986 đến nay

1.- Đặc điểm văn hóa xã hội

Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới có nhiều biến động mang tính chất toàn cầu trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa: Liên -Xô (cũ) và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thực hiện cải cách không thành công dẫn đến khủng hoảng và tan rã; cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh, đưa nhiều nước phát triển bước sang thời kỳ hậu công nghiệp; xã hội dịch vụ, tin học, nền văn minh tin học và trí tuệ phát triển vượt bậc đưa thế giới chuyển qua thời kỳ toàn cầu hóa về kinh tế và thông tin, truyền thông đại chúng. Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội trong những năm cuối thập niên 80 không thuận theo ý muốn. Sản xuất tuy có tăng nhưng tăng chậm, đời sống khó khăn kéo dài, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, lưu thông phân phối ách tắc, hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, những hành vi lộng quyền và tham nhũng gia tăng v..v….

2.- Những đổi mới về hoạt động, nội dung, ngôn ngữ và quan niệm nghệ thuật

- Về hoạt động mỹ thuật: Các thế hệ tác giả đã thực sự tự do sáng tác, công bố, tiêu thụ sản phẩm của mình trong các cuộc triển lãm nhóm, cá nhân tự do diễn ra liên tục, có tính chuyên nghiệp cao.

Song song với các cuộc triển lãm tự do đó, các phong trào mỹ thuật do Hội Mỹ thuật quản lý và tổ chức vẫn được duy trì. Tiếp tục có các cuộc triển lãm MTTQ 5 năm một lần, triển lãm chuyên đề điêu khắc mười năm một lần, triển lãm các chuyên đề và các triển lãm chào mừng những ngày kỷ niệm lớn….

Các triển lãm trao đổi, giao lưu với nước ngoài phát triển mạnh, có tính toàn cầu, đặc biệt là sau khi Mỹ bỏ cấm vận.

Bắt đầu có sự hình thành các nhóm nghệ thuật trẻ tự đo ở cả hai miền Nam-Bắc.

Các gallery, các sưu tập nghệ thuật phát triển ồ ạt, chính thức đi vào hoạt động, tạo nên một thị trường nghệ thuật sối động. Song song là các họat động quảng cáo nghệ thuật phát triển mạnh thông qua gallery, mạng internet…

Kinh tế thị trường có tác dụng kích thích sự phát triển của nghệ thuật thời kỳ đầu đổi mới, song từ giữa thập kỷ 90 bắt đầu thể hiện những mặt trái của nó, đó là hiện tượng thương mại hóa nghệ thuật, sao chép, sản xuất tranh, làm tranh “du lịch”, tranh giả..

- Đổi mới về nội dung

Đề tài chiến tranh cách mạng ít dần, thay thế bằng hoài niệm, ký ức đồng quê...

Phát triển mạnh các đề tài về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, triết lí âm dương..., trở về với văn hóa làng truyền thống, thông qua đó tìm cách thể hiện bản sắc dân tộc.

Hướng về đời sống nội tâm, về tình cảm riêng tư như: tình yêu, giới tính, thân phận con người...

Các vấn đề của xã hội hiện đại như ô nhiễm môi trường, chiến tranh, bạo lực, giới tính, tòan cầu hóa...

Tóm lại, mỹ thuật đổi mới ngày càng nhiều hư cấu tưởng tượng, mang tính chủ quan cá nhân. Nội dung đa dạng, nhiều lớp ký hiệu, ẩn dụ, buộc phải giải mã, liên tưởng, thể hiện sự phức tạp của tư duy con người và xã hội trong thời đại toàn cầu hóa.

  • Đổi mới về ngôn ngữ và quan niệm nghệ thuật

Nếu như các nghệ sĩ thế hệ đầu sáng tác theo lối hiện thực cổ điển pha ấn tượng, còn gọi là phong cách Mỹ thuật Đông Dương, thế hệ hai và ba có thêm ảnh hưởng phương pháp hiện thực XHCN, thì thế hệ trẻ tiến rất nhanh trên con đường thử nghiệm và tìm tòi ngôn ngữ riêng của mình, có sự tiếp thu ảnh hưởng các thế hệ đi trước, đồng thời có sự ảnh hưởng đa chiều của các trào lưu nghệ thuật trên thế giới: từ những trào lưu xuất hiện từ cuối TK XIX đầu TK XX như lãng mạn, dã thú, biểu hiện, trừu tượng, lập thể... cho tới các hình thức nghệ thuật đương đại cuối TK XX như Pop-art, sắp đặt, trình diễn, video-art…

Sự thay đồi mạnh về thẫm mỹ, về quan niệm nghệ thuật và tính quốc tế hóa thể hiện rõ hơn cả ở các hình thức nghệ thuật đương đại....Những hình thức nghệ thuật này có mặt ở Việt nam thời kỳ đổi mới như một lẽ tự nhiên của quá trình hội nhập toàn cầu trong xu hướng chung của nghệ thuật quốc tế, nhằm tiến tới xã hội hóa nghệ thuật, đồng thời qua đó cho thấy những thay đổi, bức xúc của con người trước những vấn đề phức tạp mới của xã hội tiêu dùng, tin học, công nghệ cao… cuối thế kỷ XX đầu TK XXI. Tuy nhiên, các ảnh hưởng này trong nhiều trường hợp đã ảnh xạ qua lối tư duy thị giác độc đáo và thẫm mỹ riêng biệt của người việt Nam, còn nguyên sơ cảm xúc gắn với làng mạc, thiên nhiên và một đời sống văn hóa đậm tính dân gian và tín ngưỡng.

Triển Lãm MTTQ 1990

(2 ảnh IMG_6664.JPG)

  • Theo tư liệu của hoạ sỹ Trần Khánh Chương Triển lãm có 840 tác phẩm là “‘...số lượng tác phẩm được bầy nhiều nhất trong một triển lãm MTTQ".
  • Giải thưởng MTTQ 1990 gồm rất nhiều thứ hạng: 01 giải Nhất cho tranh sơn mài Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm, 01 giải Nhì cho bức tượng gỗ Bác Hồ về bản của Hứa Tử Hoài, 01 giải Ba cho bức sơn khắc Chùa Thầy của Công Văn Trung. Tiếp theo, có 08 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 16 Huy chương Đổng …

(ảnh Nguyễn Thanh Châu (1939), “Chiến dịch mùa xuân 1975”, lụa, 90 x 120, 1988)

(ảnh Đặng Hồng Vân (1961), “Lên chùa”, sơn dầu, 1990)

(ảnh Nguyễn Hữu Ngọc (1940 ), “Phỗng đá”, sơn dầu, 100 x 120,1987)

(ảnh Nguyễn Văn Liễu (Trịnh Cung-1939), “Thành phô thất lạc”, SD, 120 x 150, 1990)

(ảnh Đặng Trần Sơn (1938), “Xuân về bản Lự”, sơn mài, 90 x 120,1990)

(ảnh Quách Phong (1938), “Tiến về Sài Gòn”, sơn mài, 80 x 160, 1989)

(ảnh Nguyễn Thế Minh (1937 ), “ Lên vùng cao”, lụa , 1987)

(ảnh Đặng Quý Khoa (1936 ), “Nguyễn Trãi”, lụa, 53 x 87 cm, 1990)

(ảnh Phùng Phẩm (1934), “Chống hạn”, sơn mài, 113-133,2,1990)

(ảnh Lê Ngọc Hiếu (1934), “Trước giờ biểu diễn”, sơn mài, 1990)

(ảnh Nguyễn Tư Nghiẻm (1922), “Gióng”, sơn mài, 100 x 120, giải 1 TL1990)

(ảnh Công Văn Chung (1917), Phong cảnh Sài Sơn, sơn khắc , giải 3 TL1990)

Triển lãm MTTQ năm 1995

Năm 1995 công cuộc đổi mới mở cửa đã tiến hành được 9 năm và đã có hiệu quả thực tiễn được 6 năm, toàn dân được no ấm, các cuộc chiến biên giới và hải đảo đã chấm dứt hoặc lắng dịu gần như hoàn toàn. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với cả Trung Quốc (từ 1989) và Mỹ (từ 1994), đồng thời tái nhập ASEAN (từ 1995). Đó cũng là lúc dòng khách du lịch không ngớt đổ vào nước ta...

... Nếu ở thời bao cấp, mọi họa sỹ đều đành phải sống đời công chức thì nay lác đác đã có những người sống thuần bằng vẽ tranh. Việc triển lãm cá nhân ở các nước tư bản Âu - Mỹ hay Hồng Kông bắt đầu trở thành chuyện mà họa sỹ nào cũng có thể làm. Các chủ nghĩa, trường phái trong nghệ thuật VN bắt đầu trở nên phong phú, cũng như các loại vật liệu vẽ tranh, đúc tượng ngày càng đa dạng

Ban Tổ chức TL đã nhận định: “Đây là giai đoạn phát triển đa dạng nhất của Mỹ thuật Việt Nam từ trước đến nay”.

Có 1192 tác giả đã gửi 2697 tác phẩm đến tham dự, chỉ có 977 tác phẩm được HĐNT lựa chọn, trong đó 806 tác phẩm hội họa - đồ họa và 171 tác phẩm điêu khắc. Phần hội họa và đồ họa gồm: 312 sơn dầu, 3 sơn nước, 2 acrylic, 162 sơn mài, 21 sơn khắc, 01 khắc mika, 115 lụa, 2 tempera/lụa, 01 tempera/giấy, 85 bột màu, 23 mực nho, màu nước, thuỷ mặc, giấy dó, tổng hợp trên giấy, 7 phấn màu, sáp màu, 11 hội họa tổng hợp, 45 khắc gỗ, khắc thạch cao, thủ ấn họa, 3 khắc đồng, khắc kẽm, 01 in đá, 01 in lưới trên vải, 01 dán giấy, 6 bút sắt, 4 đồ họa tổng hợp. Phần điêu khắc gồm: 68 ĐK gỗ, 4 thạch cao, 18 gốm, đất nung, 11 đá, 35 đồng, gò đồng, nhôm, 22 xi măng, bê tông, 2 điêu khắc tổng hợp, 2 đồng + xi măng, 2 gỗ + đồng, 5 composit, 01 tượng bồi lụa phủ sơn ta, 01 điêu khắc sơn mài. Như vậy là đã xuất hiện thêm khá nhiều chất liệu mới, đồng thời vắng hẵn ký họa, tranh cổ động, mỹ nghệ và số tượng thạch cao rút xuống tối thiểu để đá, gốm, đồng vượt lên.

(ảnh Lê Quảng Hà, “Tinh yêu", sơn dầu, 93 x 110cm, 1995, Huy chương bạc TLMTTQ 1995)

(ảnh Nguyễn Hải Nguyễn, Đầu ngựa, chất liệu: Đồng, 50 x 20 cm, Huy chương bạc TLMTTQ 1995)

(ảnh Đào Minh Trí (1949), “Theo dòng thời gian”, SM, 88 x 131 cm, 1995 Giải III (huy chương đồng) Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995)

(ảnh Nguyễn Đức Hòa, “cổ tích đồng quê”, Khắc gỗ, 55 x 80 cm, Huy chương đồng TLMTTQ 1995)

(ảnh Nguyễn Trung (1940), “Cao Ốc”, SD, 100 x 120, 1993)

(ảnh Nguyễn Trung (1940), “Cô gái áo trắng", SD, 90 x 90,1993)

(ảnh Trần Quốc Khánh (1963 ), “ Đất mùa hạ”, sơn dầu,100 x 140 cm, 1995)

(ảnh Nguyễn Thị Mộng Bích, Chân dung NSND Quách Thị Hồ, lụa, 1995)

(ảnh Trần Văn Thảo (1961), “Ánh sáng Xanh”. Sơn Dầu, 1994)

(ảnh Lưu Thế Hân (1961), “Không lời”, khắc gỗ, 1994)

(ảnh Trần văn Bình (1955), “Quan họ Bắc Ninh”, sơn khắc, 70 x 100, 1902)

(ảnh Vân Thuyết (1954 ), “Ngọc trai", đồng, 23 x 39 x 45 cm, 1994)

(ảnh Trần thị Hồng (1946), “Hà Nội Nghìn Năm Văn Hiến”, Gò Nhôm, 1995)

(ảnh Hoàng Minh Hằng (1946 ), “Bản Thái”, lụa, 78 x 165 cm, 1995)

(ảnh Hà Cẩm Di (1943), "Mẹ day con biết chữ Bác Hổ", lụa , 70 x 90 cm, 1993)

(ảnh Nguyễn Văn CHữ (1943), “Thu mUa Nông Sản”, sơn mài, 90 x 120, 1995)

(ảnh Trần Gia Bích (1937), “Hà Nội một thời đạn bom”, sơn dầu, 135 x145, 1991)

(ảnh Budi Ngọc Tư, “Bố Cục”, 80 x 120 cm, sáp màu, 1995)

(ảnh Diệp Quý Hải. Nămbơxát, sơn mài, 70 x 90 cm)

Triền lãm ITLMTTQ năm 2000

Việc vẽ tranh và tạc tượng lúc này thuận tiện hơn thời bao cấp rất nhiều. Các gallery xuất hiện nhiều ở Thủ đô, TP HCM, Hội An, Huế... chứng tỏ việc bán tranh là dễ dàng. Các dịch vụ cung ứng Mỹ thuật cũng xuất hiện ngày một nhiều ở những thành phổ nói trên như bán vật liệu - hoạ  phẩm, đóng khung, căng toan, chép tranh, mở lớp dạy vẽ

Lượng thí sinh thi vào các trường Mỹ thuật tăng lên rõ rệt, khách nội địa bắt đầu chơi tranh. Cũng vào lúc này, nước VN đã có tới 2 Bảo tàng Mỹ thuật ở 2 thành phố lớn ở hai đầu đất nước. Mỹ thuật ngày càng đa dạng và có vẻ hướng ngoại nhiều hơn...

Có 44/59 tỉnh thành tham dự với 2535 tác phẩm của 1436 tác giả; trong đó có 78 tác giả nữ và 15 tác giả dân tộc thiểu số, Hội đồng NTQG đã chọn 835 tác phẩm của 697 tác giả trưng bày.

Hội hoạ - Đồ hoạ gồm: 229 sơn dầu, 152 sơn mài, 14 sơn khắc, 49 lụa, 11 acrylic, 1 sơn nước, 27 bột màu, 5 màu nước - thuỷ mặc - giấy dó, 3 bút sắt - bút kim, 51 khắc gỗ - khắc thạch cao -khắc bìa - mộc bản - thủ ấn hoạ, 3 đồ hoạ, 2 in đá, 4 khắc kẽm, 1 chì màu, 1 nho mài, 2 thảm len, 16 tổng hợp. Phân loại Điêu khắc gồm: 65 đồng, 9 nhôm, 4 sắt - thép, 3 kim loại (?), 1 inox, 29 gốm - đất nung - sành - sa mốt, 18 đá-cuội-granito, 2 than đá, 13 xi măng - bê tông, 46 gỗ, 24 composit, 22 tổng hợp, 7 thạch cao, 3 sắt + gỗ, 1 đá + thuỷ tinh, 1 gỗ + đồng, 1 gỗ + nhôm, 1 gỗ + inox, 1 inox + gốm, 1 inox + kính, 1 đồng + sắt, 1 đồng + nhôm. Ban TC nhận định: “Ngành Điêu khắc ra quân với tỷ lệ trên 90% là chất liệu quý hiếm như đồng, đá, kim loại quý, gỗ quý”.

Triển lãm MTTQ 2000: không có HC Vàng. Có 10 Huy chương Bạc, 13 Huy chương Đồng và 36 Giải Khuyến khích

(ảnh Hồ Hữu Thú (1941), “Tiếng vọng 1”, sơn mài,100 x 120,1996)

(ảnh Nguyễn Vĩnh Phối (1938 ), “Cấu trúc chát xám thời đại”, SD, 135 x 97cm,1996)

(ảnh Nguyễn Lâm 1941, “Tĩnh Lặng”, Sơn mài, 1996)

(ảnh Phạm Luận (1954), “ Ấn tượng phố IV”, bột màu, 75 x 84 cm, 1997)

(ảnh Lò An Quang (1947), “Trăng đầu tháng”, sơn dầu,110 x 130 cm,1998)

(ảnh Nguyễn Đức Hòa (1957), “Gánh quà rong”, Khắc gỗ, 1998)

(ảnh Quang Ngọc (1955 ), “Cha và con”, sơn dầu, 157 x 135 cm, 1999)

(ảnh Dương Văn Sen (1949 ), “Tải đạn ra mật trận”, sơn mài, 90 x 120 cm, 1999)

(ảnh Phạm Binh Chương (1973 ),”Phố Hàng Buồm”, sơn dâu, 1998)

(ảnh Đào Quốc Huy, Hạnh phúc vàng, sơn dầu, 189 x 189cm, 2000)

(ảnh Đỗ Phấn “Nhức nhối da cam”, Sơn dầu, 155 x 230 cm, Huy chương bạc TLMTTQ 2000)

(ảnh Đỗ Phấn (1955),"Mưu sinh”, sơn dầu, 110 x 130 cm, 1099)

(ảnh Nguyễn Quốc Huy 1971, Đường giải phóng, Sơn mài 160 x 160, 2000)

(ảnh Trần Nguyên Hiếu (1955), “Bến Hội An”, khắc kẽm, 20 x 30 cm, 1999)

(ảnh Nguyền Trung Tín (1956 ), “Dòng sông", sơn dầu, 175 x 300 cm, 1999)

(ảnh Nguyễn Trung Tín (1956), "Giấc mơ chiến tích”, SD, 150 x 200 cm, 2000 Huy chương Bạc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000)

(ảnh Lê Thị Kim Bạch (1938), “Vì sự bình yên của đất nước”, sơn mài, 120 x 240, Huy chương đồng TLMTTQ 2000)

(ảnh Đinh thị thắm Poong (1970), “Phụ nữ H mông”, giấy dó, 60 x 80cm, 1999)

(ảnh Ngô Đồng (1954), “Trong lòng thành phố”, sơn dầu, 150 x 200 cm, 2000 Huy chương Bạc triển lãm Mỹ thuật tòan quốc năm 2000)

(ảnh Lô Thanh Trừ (1935), “Cuộc chiến sau 1975", sơn mài, 60 x 120 cm, 2000 (Giải C khu vực VI nám 2000))

(ảnh Nguyễn Nghĩa Phương (1970), "Lời ru cùa bà”, khắc kẽm, 34 x 48 cm, 2000)

(ảnh Lưu Chí Hiểu ( 1978 ), “Sót sa tuổi thơ”, sơn dầu, 160 x 200, 2000)

(ảnh Đào Quốc Huy 1971, Thời đại mới, Sơn dầu)

(ảnh Nguyễn Huy Hoàng (1963 ), “ Trở về”, sơn mài, 1998)

(ảnh Nguyễn Ngọc Long (1961 ), “Chợ tình”, sơn dầu, 2000)

(ảnh Hà Tri Hiếu ( 1959 ), “Thôn nữ với con bò”, sơn dầu , 2000)

(ảnh Bùi Hữu Hùng (1957), "Người đàn bà sang trọng”, SM,122 x 122, 2000)

(ảnh Phạm Tấn Chương 1953, Kịch bản Tổng hợp, 2000)

(ảnh Tạ Quang Bạo (1941) Vọng Phu, gỗ, 1997)

(ảnh Trần Tuy (1942 ), “Hùng khí Thăng Long”, com po dit, 1996)

(ảnh Nguyễn Xuân Thành (1953 )," Tiếng vọng", đá đen, 140 x 120 x 100cm, 1997)

(ảnh Hoa Bích Đào (1954), “Nghi ngơi”, gỗ, 1998)

(ảnh Phạm Văn Đình 1950, “ Bất tận”, gỗ, 1999)

(ảnh Nguyễn Trọng Cần (1961 ), “ Khổ hạnh”, sơn thếp, 90 cm 2000)

(ảnh Lê Lạng Lương. Mùa đông Bắc Hà, đá, 102 cm TLMTTQ 2000)

(ảnh Đặng Quốc An. Thời gian, đá + thủy tinh, 35 x 90 cm)

(ảnh Lê Liên (1950), Khi cuộc chiến đã đi qua, Đồng sắt, 115 x 50 cm, 2000)

(ảnh Lê Duy Ngoạn (1938) Con rồng, gốm, 2000)

(ảnh Phạm Văn Hạng (1947), “Nhà đày Lao Bảo “, bê tông + đá đỏ, 2000)

(ảnh Phạm Đại (1947), “ Bố cục nét đen”, sơn dầu, 2000)

(ảnh Trần Công Phú (1945), “Nữ công nhân tuyển than”, SD, 100 x 120 cm, 2000)

(ảnh Đỗ Văn Đức (1945), “Chợ bán thảo quá”, khắc gỗ, 38 x 56 cm, 1996)

(ảnh Phạm Ngọc Sĩ (1943), “ Sởi lửa”, sơn mài, 1996)

(ảnh Nguyễn Bằng Lâm (1943), “Đọc báo trên đảo Trường Sa”, SD, 2000)

(ảnh Phạm Đức Phong (1943), “ Nắng Việt Bắc”, sơn dầu, 75 x 90 cm, 2000)

(ảnh Trịnh Thanh Tùng(1942), “Màu da cam và sự hủy diệt”, Sơn dầu, 2000)

(ảnh Hoàng Đăng Nhuận (1942),” Hà Nội qua trí nhớ”, sơn dầu, 100 x 160, 2000)

(ảnh Trương Bé (1942), “ Vòng luân chuyên”, sơn mài, 145 x 293 cm, 2000)

(ảnh Lô Quảng Hà. Công xưởng, sơn mài, 80 x 200 cm)

(ảnh Cổ Tấn Long Châu 1938, Nhớ buối tiễn con lần cuối, Sơn dầu, 120 x 126 cm, 2000)

(ảnh Lọi Hoan Trang (1932), “Phiên chợ vùng cao”, sơn khắc, 120 x 400, 2000)

Triển lãm MTTQ năm 2005

Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 2005 khai mạc vào ngày 9/12/2005, kéo dài đến 9/1/2006 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá nghệ thuật VN

Đây là cuộc tập hợp những tác phẩm xuất sắc tổng kết quá trình sáng tạo của giới mỹ thuật VN trong 5 năm đầu của thế kỳ 21.

Có 2979 tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc cùa 2145 tác giả trong cả nước gửi đến tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn để trưng bày 737 tác phẩm tiêu biểu. Trong đó gồm 540 tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ, 197 tác phẩm điêu khắc.

Một phần ba số tác giả có tranh, tượng triển lãm thuộc diện trẻ (dưới 35 tuổi). 45% số tác giả không phải là HộI viên Hội Mỹ thuật VN;

Bộ VHTT quyết định trao giải thưởng cho các phẩm xuất sắc tại triển lãm. Huy chương Vàng được trao cho Tan ca (sơn mài của Nguyễn Quốc Huy - HN); Khát (tổng hợp của Siu Quý TP.HCM) và một tác phẩm điêu khắc: Thượng võ (sắt hàn của Nguyễn Huy Tính HN). Có 8 tác phẩm được nhận Huy chương Bạc; 12 Huy chương Đồng và 30 giải khuyến khích. Ngoài ra, 13 tác phẩm được chọn trao giải thưởng của Quỹ phát triển văn hoá Thuỵ Điển-Việt Nam.

Về nội dung, các tác phẩm đã tỏ ra nhạy cảm hơn trong nắm bắt các vấn đề bức xúc của cuộc sống và xã hội đương đại, như môi trường, giao thông, cuộc sống con người trong cơ chế thị trường... Các hoạ sỹ ngày càng có ý thức mạnh mẽ về tính cá nhân đặc sắc của mình. Tuy nhiên, “nhiều tác phẩm xuất sắc, song chưa có đột biến”.

(ảnh Siu Quý (1964)," Khát”, tổng hợp, 190x190cm, Huy chương vàng TLMTTQ 2005)

(ảnh Nguyễn Huy Tính, Thương võ, sắt hàn, Huy chương vàng TLMTTQ 2005)

(ảnh Nguyễn Ngọc Long, “Nhịp sống mới”, sơn dầu,150 x 190cm Huy chương đồng TLMTTQ 2005)

(ảnh Đào Quốc Huy, “Người giấy”, sơn dầu, 189 x  180cm Huy chương bạc TLMTTQ 2005)

(ảnh Đỗ Minh Tâm, “Gióng", Sơn dầu, 150 x 200 cm).

(ảnh Lê Lạng Lương, “Khởi thủy", composit-nước, 80 x 80 x 80, Huy chương đồng TLMTTQ 2005)

(ảnh Khổng Đỗ Tuyền," Mắt bão”, sát hàn, 100 x 120 cm Huy chương bạc TLMTTQ 2005)

(ảnh Đoàn Văn Bằng,Chất liệu tổng hợp, 160 x 160 cm, Giải khuyển khích TIMTTQ 2000)

(ảnh Đinh Ý Nhi (1967), “Chân dung người đàn ông”, Bột màu, 90 x 120 cm 2001)

Triển lãm MTTQ năm 2010

BTC đã nhận được 5.000 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc và sắp đặt của các tác giả ở 61/63 tỉnh thành phố tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 836 tác phẩm của 735 tác giả. Qua 4 vòng bỏ phiếu vả phân tích, thảo luận, trao đổi về các tác phẩm vào vòng dự thưởng các thành viên Hội đồng nghề thuật đã chọn được 48 tác phẩm trao giải thường, bao gồm 3 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ và 30 giải Khuyến khích.

Theo một số nhận định thì chưa thấy cái “mới" thật sự chuyển động mạnh trong giải Vàng giải Bạc, còn trong giải Khuyến khích thì lại đọng nhiều cái nhàn nhạt lặp lại.

(ảnh Vũ Cương (Hà Nội), “ Mầm đá “, sơn dầu, 100 x 220 cm, 2009 Huy chương vàng TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Trường Linh (Hà Nội), “Hà Nội có cẩu Long Biên ", sơn mài, 120 x240, 2010

Huy chương vàng TLTQ 2010)

(ảnh Mai Thu Vân (Hà Nôi),"Những câu chuyện gò đông,155 x 320 cm, 2009, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Đào Châu Hải (Hà Nôi), “ Phia dưới”, sắt hàn ,120 x 200 cm, 2008 Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Lưu Danh Thanh (Hà Nôi), “Tư tình , đồng Cao 80 cm, 2006 Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ2010)

(ảnh Tạ Quang Bạo (Hà Nôi), “Thiếu nữ”, đá , 40 cm Hội dòng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Anh Vân (Hà NộI), "Nhớ người những sáng tinh sương tổng hợp, 120 x 180, 2009 Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Huỳnh Văn Mười (TP HCM), "Hải quân làm theo lời Bác”, acrylic, 100 x 140 cm, 2009 Hội đòng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Đăng Mậu Tựu (Thừa Thiên Huế), “Phế đô”, sơn dầu, 120 x120 cm, 2009 Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Trọng Lân (Hà Nội), “Ngôi nhà nhỏ”, sơn dầu, 90 x 100 cm, 2008 Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Ngọc Long (Hà Nội), “Chợ sớm”, sơn dầu, 130 x150 cm, 2008, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Đức Hòa ( Hà Nội), “Phiên chợ Hoa Lư năm 1000”, sơn khắc, 96 x132 cm, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Đào Quốc Huy (Hà Nội), “ Đô thị ảo”, sơn dầu, 156 x215 cm, 2010, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Thành Chương (Hà Nôi), “Giấc mơ trâu”, sơn dầu, 2008, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Thanh Châu (TP HCM), “ Đêm tối qua rồi giã từ Angko”, SD, 100x200, 2009, Hội đồng nghệ thuật TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Hồng Yến (Hà Nội), “Tuổỉ thơ”, đồng, 105 cm, 2010 Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Lương Văn Trịnh (Ninh Bình), “Góc phổ 1000 năm”, đá, 40 x 40 x 185, 2010 Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Ngọc Thái (Quảng Bình), “Hiệu ứng Kính”, tổng hợp,100 x 100 x 100, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Đinh Rú (TP HCM), “ Tần tảo lo toan”, gỗ xà cừ, 110 x 29 cm, 2010, Giái khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Huỳnh Thanh Phú (TP HCM), “Luồn chỉ”, composit ,60 x 80 cm, 2009, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Thái Nhật Minh (Vĩnh Phúc), “Rừng hoa”, gỗ + sơn mài ,160 x 110 x 170, 2009, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Nguyên Hà (Hà Nội), “Lọ hoa”, đồng + đá, 60 cm, 2007, Giải Khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Xuân Công (Hà Nội), “Bài ca người lính”, Đồng, 85 cm, 2007, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Dương Đăng Cẩn (Hà Nội), “Niềm đam mỏ bất tận”, đồng, 85 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Vinh (Gia Lai), “dưới phố”, composit, 160 x 38 x 90 cm, 2009, Huy chưomg đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Văn Thức (Hà Nội), “Ngóng”, chất liệu tổng hợp, 90 x 110 x 200 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Đoàn Văn Bằng (Hà Nội), “Nơi đầu sóng”, composit, 125 x 160 x 110, 2010, Huy chương đòng TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Quang Vinh (TP HCM), “Chiều về”, gồ, 80 x 80 x 163 cm, 2010, Huy chương bạc TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Huy Tính (Hà Nội), “Phổ”, sắt hàn, 110 x 170 x 70 cm, 2006, Huy chương bạc TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyển Quốc Thắng (TP HCM), “Lá thư thời chiến”, đồng, 40 x 140 x 190, 2010, Huy chương vàng TLMTTQ 2010)

(ảnh Phúc An (Phan Văn út) (TP HCM), “Ngọt ngào sữa mẹ", SD, 130 x 110, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Phạm Thành Vân (Hà Nội), “Không gian 3", lụa, 70 x 145 cm, 2009, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Phạm Tuấn Tú (Hà Nội), “Ở đời”, acrylic ,150 x199 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Phi Trường (Hà Nội), “Cảm xúc Tây Nguyên”, SM, 120 x 180, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Mai Thu Trang (TP HCM), “Giảm béo”, sơn dầu, 130 x 180 cm, 2010, Giải khuyến khich TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Huy Tiếp (Hà Nội), “Thành cổ Quảng Trị”, In độc bản, 80 x 60 cm, 2006, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Văn Thảo (TP HCM), “Ngày mới” < tổng hợp >, 220 x 120 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Cao Trọng Thiềm (Hà Nội), “Hạt gạo làng ta”, sơn mài, 90 x120 cm, 2009, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Bùi Thanh Tâm (Hà Nội), “Hạnh phúc-Hạnh phúc”, sơn dầu, 180 x 200 cm, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Khắc Tài (Thừa Thiên Huế), “Nhịp chợ vùng cao”, khắc gỗ,140 x 160, Giải khuyển khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Văn Quyên (Hà Nội), “Bình và hoa”, in độc bản, 40 x 60 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Mai Xuân Oanh (Hà Nôi), “Mùa chim”, sơn dầu ,135 x 135 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Văn Hải (TP HCM), “Niềm hạnh phúc”, thủy mặc, 96 x 136, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Quang Huy (Hà Nội), “Cộng sinh”, sơn dầu, 167 x 270 cm, 2010, Giải khuyến khich TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Khắc Hân (Bắc Ninh), "Nhà hộp", khắc gổ in trên vải,108 x 160, 2009, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Ngọc Dân (Hà Nội), “Cao tốc”, sơn dầu,150 x 150 cm, 2010, Giải khuyến khich TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Văn Chuyên (Hà Nôi), “Huyền thoại bãi đá cổ”, sơn mài, 120 x160, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Nguyên Chính (Quảng Nam), “Hóa thân”, sơn dầu, 140 x 200 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Trương Bé (Thừa Thiên Huế), “Mạch nguồn sự sống”, sơn mài, 120 x160, 2008, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Hổ Văn Hậu (Đắc Lẳc), “S. 0. S”, sơn dầu, 150 x 150 cm, 2010, Giải khuyến khích TLMTTQ 2010)

(ảnh Vũ Đình Tuấn (Hà Nội), “Nước sông đầu nguồn”, Khắc gỗ, 190 x135 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Trung Tín (TP HCM), “Buổi chiều”, sơn dầu, 180 x130 cm, 2009, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Duy Ninh (Đà Nẵng), “Lời rừng”, in độc bản, 70 x70 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Văn Sừu (Hà Nội), "Trước giờ lên đường”, lụa, 68 x 138 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Nguyễn Đức Khởi (Bắc Ninh), “Dưới mưa”, sơn dầu, 135 x 180 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Trần Xuân Bình (Hà Nội), “Ngày yên binh”, lụa, 80 x 140 cm, 2010, Huy chương đồng TLMTTQ 2010)

(ảnh Bùi Tiến Tuấn (TP HCM), “Đàn bà, mặt nạ và bóng tối”, lụa, 80 x150, 2009, Huy chương bạc TLMTTQ 2010)

(ảnh Phạm khắc Quang (Hà Nội), “Kịch bản đương đại”, Khắc gỗ, 100 x 70 cm, 2010, Huy chương bạc TLMTTQ 2010)

(ảnh Võ Nam (TP HCM), “Giấc xuân thì”, sơn mài, 153 x 240 cm, 2009, Huy chương bạc TLMTTQ 2010)

(ảnh Lê Thế Anh (Hà Nội), “Sống chết”, sơn dầu, 135 x 155 cm, 2010, Huy chuơng bạc TLMTTQ 2010)

Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2015

Năm nay triển lãm lấy tên là Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 và là triển lãm định kỳ 5 năm một lần để đánh giá về hoạt động sáng tạo mỹ thuật Việt Nam. Ban tổ chức đả lựa chọn 409 tác phẩm có chất lượng nhất trong số 4076 tác phẩm tham gia.

Giải thưởng cao nhất - 2 Huy chương Vàng - đã được trao cho tác phẩm Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, chất liệu đá Granite của tác giả Đinh Gia Thắng (Đà Nẵng) và tác phẩm A di đà phật, chất liệu khắc gỗ của tác giả Nguyễn Khắc Hân (Bắc Ninh), 04 Huy chương Bạc được trao cho cảc tác giá: Phạm Thái Bình (tác phẩm “Phiên chợ chiều" - tượng tròn, đồng mạ), Trần Huy Oánh (tác phẩm "Chiều biên giới" - sơn dầu), Trần Quốc Giang (tác phẩm “Lên đồng” - sơn mài), Vũ Quang Sáng (tác phẩm “Rùa biển" - tượng tròn, sắt hàn). Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 12 Huy chương Đồng và 20 giải Khuyến khích cho tác phẩm xuất sắc tại triển lãm.

Qua số liệu thống kê, tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, các tác giả dưới 45 tuổi chiếm hơn 1/2 số lượng tác giả tham gia triển lãm. Điều này cho thấy lực lượng sáng tác trẻ đang chiếm ưu thế. Sự phát triển về số lượng họa sĩ, nhà điêu khắc thuộc thế hệ 8x phản ánh rõ thực tế sự phát triển ở đầu ra của các cơ sở đào tạo mỹ thuật trong cả nước.

Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, diện mạo mỹ thuật nước nhà 5 năm qua cho thấy, trong khi hội họa tiếp tục lúng túng để tìm ra cái mới, nghệ thuật tranh đồ họa đã có những bứt phá trong ngôn ngữ sáng tạo và kỹ thuật in ấn; điêu khắc đã hướng đến nhiều hơn những giá trị thẩm mỹ phục vụ đời sống xã hội. Một điểm mới quan trọng là năm nay, Ban tổ chức mời được tất cả các loại hình như video art, nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, body art dù số lượng thực tế tham dự chưa nhiều.

(ảnh Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng của tác giả Đinh Gia Thắng (Đà Nẵng) đoạt Huy chương Vàng)

(ảnh A di Đà Phật của tác Nguyễn Khắc Hân (Bắc Ninh) đoạt Huy chương Vàng)

(ảnh Tranh sơn dầu “Chiều biên giới” của Trần Huy Oánh - Giải Bạc Tác phẩm là sự kết hợp lối vẽ hiện thực được kết hợp với chủ đề hiện đại về đời sống của bà con dân tộc miền biên cương)

(ảnh Tranh sơn mài “Lên Đồng” của Trần Quốc Giang - Giải Bạc)

(ảnh Tác phẩm Giao mùa (sơn dầu) cùa tác giả Phạm Hà Hải)

(ảnh Tác phẩm Ngày đơm hoa (lụa) của tác giả Trần Xuân Bình)

(ảnh Tác phẩm Ngày mới (sơn mài) cùa tác giả Lương Thùy Trang)

(ảnh Tác phẩm Tháng 3 (sơn dầu) của tác giả Mai Xuân Oanh)

(ảnh Tác phẩm Nhà xưa (sơn mài) của tác giả Nguyễn Thị Loan Phương)

(ảnh Tranh đồng “Ký ức về nguồn" của Phan Văn Thăng)

(ảnh Tranh sơn dầu “Tuần tra vì binh yên cuộc sổng” của Trần Quang Thái)

(ảnh Vú mẹ (điêu khắc gỗ) của tác giả Tạ Quang Bạo)

(3 ảnh IMG_6945.JPG, IMG_6946.JPG, IMG_6947.JPG)

No comments

Leave your comment

In reply to Some User