iPad sử dụng hệ điều hành iPadOS và phiên bản hiện tại là iPadOS 16.3 trên thế hệ iPad mới nhất là iPad Pro 2022 với màn hình 12.9 inch.
Khởi đầu iPadOS là hệ điều hành iOS đơn giản do được định hướng chạy trên điện thoại di động của Apple: iPhone với vai trò chính là gọi và nhắn tin bằng điện thoại. Nhưng iOS trên iPad thì mọi chuyện sẽ khác, vì iPad không dành để gọi điện dù là có loa, mic và sim đầy đủ, nhưng iPad có màn hình lớn và tính năng làm việc, giải trí thông qua các thao tác trên màn hình đa chạm linh động và mượt mà
Vào những ngày đầu tiên, dù hệ điều hành iOS còn rất đơn giản (so với máy tính) nhưng có khá nhiều điều để nói ở đây. Mình mạn phép trích dẫn một đoạn ý kiến của nick qwerty80 trên diễn đàn Tinh Tế lúc iPad mới ra thị trường Mỹ.
"Không có ai – kể cả Jobs, khi tự cho phép mình – có thể chắc chắn rằng khách hàng sẽ dùng iPad để làm gì. Tôi mạn phép dự đoán nó sẽ trở thành chiếc máy tính đầu tiên cho mọi nhà.
Những chiếc máy để bàn cồng kềnh phải ở lỳ trong phòng học; máy xách tay đôi lúc được chạy ra phòng khách. Còn iPad sẽ là chiếc máy đầu tiên có thể du ngoạn khắp căn nhà, truyền tay từ người này sang người khác, dạo chơi thoải mái từ phòng khách đến nhà bếp, đến phòng ngủ và đến cả phòng tắm. Thoải mái mọi nơi, không bị ràng buộc với cái gì. Đó không phải là một cuộc cách mạng, nhưng đó là một thay đổi thực sự, một thay đổi khiến cho mọi người đều phải chú ý.
Đây là điều mà từ khi sử dụng ipad tôi cực kỳ tâm đắc. Có thể làm việc và giải trí bất kể đâu. Khi đi ngủ, đi làm , uống cf ,.. Thậm chí trong cả toilet nữa ... Là cái mà tôi chưa bao giờ làm được với laptop. Phải sử dụng thì bạn mới cảm nhận được"
Vậy iPad làm được gì với hệ điều hành iOS?
iPad làm được gì tuỳ thuộc vào người ứng dụng ra cho nó, giống như trên máy tính vậy. Vậy nên càng có nhiều lập trình viên tham gia, số lượng ứng dụng càng nhiều thì tính năng iPad càng mạnh mẽ.
Sau đây là bảng liệt kê mình đã list ra từ buổi đầu iPad mới ra mắt cách đây 5 năm để bạn tham khảo (ngày nay thì số lượng các ứng dụng vô vàn không thể kể ra hết được)
- Ghi chép thay thế một quyển sổ tay
- phác thảo: (Penultimate, DukePen)
- ghi chép: (Notekata)
- danh bạ: (Contacts)
- nhắc lịch: (GoTasks)
- tính toán: (Digits, Calculator LCD)
- bản đồ: (Maps)
- Dùng để đọc sách điện tử: (iBooks, ReaddleDocs, GoodReader)
- định dạng: pdf, epubs
- chức năng: tra từ, phóng to chữ, đánh dấu trang
- Văn phòng
- Soạn thảo: (Pages, Ext Keyboard, Viet Editor)
- Bảng tính: (Number, excel, sheets)
- Trình chiếu: (Keynote, powerpoint, Slide)
- tính toán: (Digits)
- nhắc việc: (Gotasks)
- lập lịch: (Calendar, Pretty Planner)
- Sơ đồ tư duy: (Mythoughts, Mindmaps, iThoughts)
- Thao tác trực tuyến
- Duyệt web: (Terra, Atomic Web)
- lưu trực tuyến: (Dropbox, 4shared)
- Chat: (IM+ pro, Yahoo)
- Học tập, tra cứu
- Ngoại ngữ (Anh Văn, Nhật, Hàn, Trung..)
- Từ điển: (HEdictEV, WordBook XL, MDict, DioDict, Advanced)
- Học: (Introduction A, busuu)
- Giáo trình: (PDF)
- Dịch trực tuyến: (Tap-Translate)
- Khoa học: (iScience)
- Nhiếp ảnh: (Night Light, SoftBox Pro, Bokeh)
- Âm nhạc: (GarageBand)
- Ngoại ngữ (Anh Văn, Nhật, Hàn, Trung..)
- Thiết kế
- Quản lý ảnh: (Photos)
- Phác thảo: (Penultimate, DukePen)
- Tô màu: (ArtRage,SketchBook, Color Fill, Font and Color reference)
- Xử lý ảnh: (Pixelmator, Adobe fix)
- Vẽ vector: (iDesign, InkPad)
- Website: (SnippetEditor, myTexts pro, Edhita)
- Vẽ: Procreate, Adobe Sketch, Artrage,...
- Tiện ích
- Đồng hồ: (DockClock)
- Máy tính: (Digits)
- Thu âm: (QuickVoice)
- La bàn: (Compass)
- Chuyển đổi đơn vị đo lường: (Converter)
- Đo đạc: (MyRuler Pad)
- Giải trí
- Đọc sách, truyện tranh: (iBooks, ReaddleDocs, Truyen Viet)
- Nghe nhạc: (Music)
- Xem phim: (Videos)
- Chơi game: (Game Center)
iPad Pro ra đời và khả năng loại bỏ con chuột máy tính
Thao tác trên máy tính thật sự linh hoạt kể từ khi con chuột máy tính ra đời. Nó như là "cánh tay nối dài" của người sử dụng vào "bên trong lòng" máy tính vậy.. đồ họa phát triển là nhờ vào các thao tác chính xác và linh hoạt của công cụ tuyệt vời ấy.. và rồi kỹ thuật cảm ứng đa chạm ra đời, mọi động tác chạm, kéo, thả.. được thực hiện ngay trên màn hình y như trên mặt giấy, thao tác trở nên gần gũi và quen thuộc hơn rất nhiều với kiểu di di con trỏ chuột trên màn hình.
Thế nhưng cũng như quan hệ con chuột và bàn phím, quan hệ giữa màn hình cảm ứng và con trỏ chuột cũng sẽ tồn tại song song, khi mà bạn ở cách xa màn hình thì con trỏ chuột sẽ là công cụ thích hợp nhất. Nhưng với máy tính bảng thì thao tác chạm sẽ luôn là thuận tiện nhất.
Màn hình 12 inch, CPU 2 nhân trên kiến trúc ARMv8, xung nhịp 2,26GHz. Bộ xử lý đồ họa 12 nhân, Ram 4 GB, 4 loa ngoài, Pin 10 tiếng.., iPad Pro được đánh giá có cấu hình mạnh mẽ nhất trong tất cả các dòng máy tính bảng hiện nay, thậm chí hơn cả 1 chiếc laptop thông thường.
Mạnh mẽ, đủ sức chạy các ứng dụng phức tạp, hiệu năng tối đa do phần cứng, phần mềm tương thích, thao tác tiện lợi trên màn hình đa chạm (đó là còn chưa nói đến Apple pencil và bàn phím bán riêng), iPad trở thành 1 thiết bị đầy tiềm năng cho nhà thiết kế, hoạ sĩ, dân làm việc văn phòng.... luôn mang theo bên mình.
- Bạn muốn vẽ 1 bức tranh mà không cần lo màu sắc hay rửa cọ?
- Bạn muốn sáng tác ngay khi cảm hứng, ý tưởng vừa chợt đến?
- vân vân và vân vân..
Thiết bị này sẽ lo cho bạn tất cả, việc của bạn lúc này chỉ còn là sáng tác.. và bạn có thể sáng tác mọi lúc mọi nơi.
iPad và màn hình hiển thị màu sắc
(viết xong ngày 7/12/2015)
http://www.anandtech.com/show/10265/understanding-the-97-ipad-pros-true-tone-display