KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI CHUYỂN ĐỘNG (KINETIC CHAIN)
Chuỗi chuyển động đóng, chuỗi chuyển động mở là gì?
Một chuỗi chuyển động (kinetic chain) là khái niệm nói đến các khớp và phân đoạn có ảnh hưởng lên khớp/phân đoạn khác trong khi vận động. Khi một khớp/phân đoạn vận động, nó tạo một chuỗi (dây chuyền) các sự kiện ảnh hưởng đến vận động của các khớp và phân đoạn lân cận.
Vận động mà khi đó các chi cố định - toàn thân di chuyển, như khi bàn chân tựa đất, ví dụ như bài Squat => chuỗi chuyển động được gọi là chuỗi đóng (closed kinetic chain).
Ngược lại,  nếu bàn chân hoặc bàn tay di chuyển tự do trong không gian, ví dụ như Leg Extension, Leg Curl => được gọi là chuỗi chuyển động mở (open kinetic chain).
Các bài tập chuỗi chuyển động đóng (closed kinetic chain) thường hữu ích trong #Functional #Training, và cả phục hồi tổn thương của cả chi trên lẫn chi dưới.
* HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ BẮP TRONG CHUỖI CHUYỂN ĐỘNG
Các hoạt động cơ xảy ra trong chuỗi chuyển động mở thường ngược với các hoạt động trong chuỗi chuyển động đóng. Trong bài tập chuỗi chuyển động mở, nguyên ủy là cố định và cơ co tạo nên vận động tại chổ bám tận. Trong bài tập chuyển động đóng, bám tận là cố định và cơ co di chuyển nguyên ủy.
- Ví dụ ở chuyển động Hip Flexion:
Nếu hai chân cố định trên mặt đất và chúng ta gập hông làm Iliopoas co lại, khi đó là bám tận của các cơ bắp như Iliacus, Psoas major cố định còn nguyên ủy thì di chuyển.
Nếu chúng ta co hai chân lên, thì hoạt động của cơ sẽ là người lại
Các bài tập chuỗi đóng và bài tập chuỗi mở có những thuận lợi và bất lợi khác nhau. Chọn lựa loại nào phụ thuộc vào mục tiêu mong muốn của người tập.
Các đặc tính của bài tập chuỗi đóng là tăng lực ép khớp, tăng sự ăn khớp hai mặt khớp (do đó gia tăng độ vững khớp/ổn định), giảm lực xé, giảm lực gia tốc, kích thích cảm thụ bản thể, và gia tăng sự ổn định động- tất cả điều này liên quan với chịu trọng lượng. Các đặc điểm của bài tập chuỗi mở gồm tăng lực gia tốc, giảm lực kháng, tăng lực xoay và tách khớp, tăng biến dạng khớp và receptor cơ học của cơ, các lực tăng tốc đồng tâm và giảm tốc ly tâm, thúc đẩy hoạt động chức năng. Đó là những đặc trưng của các hoạt động không chịu trọng lượng.
Từ quan điểm sinh cơ học, các bài tập chuỗi đóng an toàn hơn và tạo nên các lực ít ảnh hưởng các cấu trúc đang lành hơn là các bài tập chuỗi mở. Sự đồng hoạt hóa hoặc đồng co của các cơ chủ vận và đối vận phải xảy ra trong các vận động bình thường để đem lại sự vững khớp. Sự đồng chuyển, xảy ra trong các bài tập chuỗi đóng, giảm các lực xé ảnh hưởng lên khớp, do đó bảo vệ các cấu trúc mô mềm đang lành mà có thể bị tổn thương với các bài tập chuỗi mở (ví dụ sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước). Ngoài ra, các bài tập chịu trọng lượng gia tăng lực ép khớp, làm vững khớp hơn.
Người ta cũng cho rằng các bài tập chuỗi đóng, đặc biệt những bài tập với chân, mang tính CHỨC NĂNG hơn các bài tập chuỗi mở bởi vì đó là các hoạt động chịu trọng lượng. Phần lớn các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, như đi lại, lên xuống cầu thang, đứng dậy, cũng như những hoạt động thể thao, liên quan đến hệ thống chuỗi vận động đóng.
Với các bài tập chuỗi mở, vận động thường cô lập đến một khớp. Các hoạt động chuỗi động mở có thể gồm những bài tập để cải thiện sức mạnh hoặc tầm vận động. Các bài tập cô lập này thường sử dụng co một cơ/nhóm cơ chuyên biệt và thường tạo các vận động một mặt phẳng và đôi khi nhiều mặt phẳng.

Nguồn: https://www.facebook.com/kickboxing.muay.thai.kickfit.Pace/posts/1348015625563140/

No comments

Leave your comment

In reply to Some User