Đường lên đỉnh vinh quang luôn thấm đẫm những câu chuyện về nghị lực phi thường...
Nội dung
- Đạo diễn nhiều cá tính
- Thành công vang dội về mặt nghệ thuật và doanh thu
- Giải quyết kinh phí bằng 1 quyết định mạo hiểm
- Hiệu ứng đông cứng thời gian Bullet Time
- Những yếu tố đem lại thành công
- Nội dung pha trộn giữa 2 thế giới thực và ảo
The Matrix
Phát hành tập đầu tiên vào năm 1999
game màu chủ đạo: xanh lá cây
Bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn Lana Wachowski và Lilly Wachowski và được hãng phim nổi tiếng Warner Bros phát hành.
Trước khi chuyển giới, hai anh em Larry và Andy đã cùng nhau đạo diễn ba tập The Matrix với diễn xuất của Keanu Reeves. Sinh ra trong một gia đình gốc Ba Lan, với trí tưởng tượng siêu phàm trong việc tạo ra những thế giới siêu thực, bộ đôi Wachowskis được đánh giá cao cả về tài năng lẫn độ "quái dị". Năm 2012, Larry chuyển giới và đổi tên thành Lana. Bốn năm sau, người em Andy cũng chuyển giới và đổi tên thành Lilly. Cả hai vẫn không ngừng sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, từ điện ảnh, truyền hình tới truyện tranh, video games.
Thành công vang dội
Về mặt doanh thu - Cho đến hiện tại, thương hiệu Ma Trận đã mang về con số doanh thu 2.4 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu. Trong đó phần 2 “The Matrix Reloaded” đạt con số cao nhất 742 triệu USD, từng nắm giữ kỷ lục phim được gắn nhãn R có doanh thu cao nhất mọi thời đại với tổng doanh thu gấp 5 lần kinh phí bỏ ra. Có thể đánh giá “The Matrix” là loạt phim khá thành công về mặt thương mại của Warner Bros.
Về mặt nghệ thuật - Phần đầu tiên được ra mắt năm 1999 được chấm 88% trên thang đo Rotten Tomatoes, và 8.7 trên IMDb từ hơn 1,8 triệu tài khoản. Đặc biệt, bộ phim còn nhận được 4 đề cử Oscar danh giá và chiến thắng cả 4, bao gồm hạng mục “Kỹ xảo xuất sắc nhất” khi đã tạo ra thế giới ma trận kinh điển trên màn ảnh Hollywood. Phim cũng chiến thắng nhiều giải thưởng đình đám khác như BAFTA, MTV và đề cử “Nhạc phim xuất sắc nhất” tại Grammy và Brit Awards. Tổng cộng, cả 3 phần phim “The Matrix” đã giành được 37 giải thưởng trên khắp thế giới.
Không nằm ngoài dự đoán, “The Matrix” là bệ phóng giúp đưa tên tuổi dàn diễn viên lên một tầm cao mới. Người thành công nhất không ai khác ngoài nam tài tử Keanu Reeves – nam chính vào vai Neo. Thực ra trước Keanu, đã có không ít sao hạng A được nhắm đến cho vai Neo như Will Smith, Nicolas Cage, Johnny Depp hay thậm chí Leonardo DiCaprio.
Giải quyết vấn đề kinh phí bằng một quyết định mạo hiểm
Khi tìm kiếm thông tin trên mạng, những câu chuyện đằng sau hậu trường phim Matrix đã bị lấn át bởi sự kiện ra mắt phần 4 "bom tấn" của loạt phim này. Khó khăn đến với tuyệt phẩm này ngay vào tập đầu tiên. Kinh phí ban đầu mà anh em nhà Wachowskis, đạo diễn và là người biên kịch phim Matrix, đề nghị với hãng phim Warner Bros là hơn 80 triệu USD cho tập 1 của bộ phim, nhưng chỉ nhận được có 10 triệu USD mà thôi. Đứng trước rủi ro thiếu hụt kinh phí, họ đã quyết định dùng toàn bộ số tiền này chỉ để thực hiện cảnh mở màn của nhân vật Trinity, và thành quả đã gây ấn tượng đến nổi các nhà sản xuất ở Warner Bros hào hứng cung cấp đủ số tiền anh em Wachowskis mong muốn để thực hiện bộ phim.
Cảnh mở màn phim đã mất 6 tháng luyện tập, chuẩn bị và chỉ quay trong vòng 4 ngày. Bài học cho vấn đề này là mọi chuyện tuỳ thuộc vào cách chúng ta thuyết phục người khác như thế nào. Khi bạn đã có niềm tin và biết cách thể hiện niềm tin đó 1 cách trọn vẹn thì không có chuyện gì là không thể.
Kỹ thuật quay phim Bullet Time
Trong bộ phim tài liệu Making ‘Matrix’ (1999), một phần quá trình đoàn phim thực hiện các cảnh hành động sử dụng hiệu ứng Bullet Time đã được hé lộ. Giám sát việc dàn dựng và thực hiện các cảnh này là chuyên gia kỹ xảo hình ảnh John Gaeta.
Bullet Time là hiệu ứng hình ảnh “đóng băng thời gian”. Nó mang lại cho người xem cảm giác mọi yếu tố xuất hiện trong cảnh phim đều bất động hoặc chuyển động rất chậm, chỉ có máy quay di chuyển vòng quanh với vận tốc bình thường, bắt trọn khoảnh khắc một tư thế đẹp từ nhiều góc độ. The Matrix (1999) là bộ phim đầu tiên sử dụng hiệu ứng này.
Trước khi bấm máy, mô hình giả lập các cảnh phim đã được thiết kế trên máy tính. Đây là cơ sở để bố trí máy móc cũng như chỉ đạo diễn xuất sau này. “Tôi có thể ghi hình một cách chính xác cùng một hành động hàng trăm lần. Tôi có thể tua nhanh các hành động, dừng lại hoặc tua ngược. Tôi có thể xây dựng mô hình 3D của mọi chuyển động. Mọi thứ bắt đầu từ bản giả lập trên máy tính và vận hành theo thiết kế ấy”, Gaeta cho hay.
Phim trường được sử dụng cho các cảnh này là một căn phòng được dán phông xanh. Bên trong, ê-kíp lắp đặt 120 máy ảnh và hai máy quay thấp dần theo hình bậc thang thành một cung tròn. Họ cần hai nhà quay phim để vận hành số thiết bị. Khi hoạt động, tất cả các máy ảnh sẽ chụp 1 lượt, cùng 1 thời điểm và như thế dàn máy sẽ bắt trọn mọi chuyển động của diễn viên, làm tư liệu cho khâu xử lý kỹ xảo hình ảnh sau này.
Trong khâu hậu kỳ, dữ liệu từ các máy quay sẽ được tổng hợp thành chuyển động hoàn chỉnh trước khi ghép vào hậu cảnh. Kết quả thu được là những gì khán giả thưởng thức trên màn ảnh. Năm 2000, The Matrix đã mang về cho John Gaeta và ê-kíp một tượng vàng Oscar cho Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc.
Sau thành công của The Matrix, hiệu ứng Bullet Time đã được các nhà làm phim sử dụng rộng rãi trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Cụm từ “bullet time” John Gaeta sử dụng trong bộ phim tài liệu cũng trở thành tên gọi chính thức cho hiệu ứng đóng băng thời gian độc đáo này
Cảnh phim nổi tiếng nhất The Matrix sử dụng hiệu ứng Bullet Time chính là màn tránh đạn của Neo (Keanu Reeves) trong một phân đoạn đánh nhau trên nóc nhà. Nhận ra mình không kịp chạy khỏi tầm sát thương, anh đã ngả người về sau, lưng song song với mặt đất, khéo léo tránh được những viên đạn Agent Smith (Hugo Weaving) bắn ra.
Kỹ thuật này cũng được sử dụng trong cảnh Neo và Trinity (Carrie-Anne Moss) đối đầu Agent Smith. Hiệu ứng Bullet Time bắt trọn trong cảnh Trinity tung cước đá Agent Smith. Tương tự, pha đấu súng giữa Neo và Smith trong sân ga tàu điện ngầm cũng được Bullet Time “phù phép”. Trong cả hai trường hợp, hiệu ứng đều tạo ra ấn tượng các nhân vật như đang đạp không khí bay lên.
Những yếu tố đem lại thành công
Những đại cảnh hoàng tráng
- Cảnh đế chế máy móc
- Cảnh rượt đuổi trên cao tốc
- cảnh rượt đuổi trên mái nhà
- cảnh đánh nhau trên khoảng mở cao ốc
- cảnh đánh nhau dưới ga tàu điện ngầm
- Cảnh đánh nhau dưới cơn mưa tầm tả
- Đường, hẻm vắng lặng đến ghê người
- Cảnh thành phố Zion
- Cảnh trận chiến cuối cùng ở Zion
Võ thuật đẹp mắt
Ý tưởng tuyệt với
- Giao thoa giữa thế giới thực và ảo bằng 1 cú điện thoại
- Giao thoa giữa thế giới thực và ảo bằng tấm gương soi
- Hình ảnh con mèo đen trở thành tín hiệu, điềm báo đáng chú ý
- Cánh cửa mở ra từ..mặt đất
- Cánh cửa đóng lại, mở ra 1 thế giới khác
- Cánh cửa mở ra cái j tuỳ thuộc vào chìa khoá mở nó
- Đào tạo kỹ năng cấp kỳ bằng ... upload phần mềm
Nhân vật, sinh vật quái dị
- Cặp song sinh bạch tạng
- Những cổ máy khoan khổng lồ
- Những con mực máy
Nội dung pha trộn giữa 2 thế giới thực và ảo
Bộ phim kể về anh chàng lập trình viên là Thomas A.Anderson (Keanu Reeves thủ vai) và còn được biết đến với biệt danh Neo. Ngay cả bản thân anh còn chưa biết mình có đến 2 thế giới cho đến khi uống viên thuốc màu đỏ
Có thể nói anh sống một lúc hai cuộc đời, một bên là nhân viên làm trong một công ty phần mềm, có số an sinh xã hội, nộp thuế đầy đủ nhưng ở một cuộc đời khác, Neo lại là 1 hacker khét tiếng, chuyên đột nhập vào các hệ thống an ninh mạng để lấy thông tin.
Cho đến một ngày, Neo gặp được một nhóm người bí ẩn và biết đến một thuật ngữ xa lạ “Ma trận”. Anh được người phụ nữ tên Trinity (Carrie-Anne Moss thủ vai) đưa đến gặp người thủ lĩnh Morpheus (Laurence Fishburne thủ vai).
Ngay đêm Neo gặp được Morpheus, ông ta đã đưa ra hai viên thuốc và buộc anh phải lựa chọn. Nếu chọn viên thuốc màu xanh, anh sẽ trở về với cuộc sống thường nhật và tiếp tục sống trong thế giới mà anh tin tưởng. Nếu chọn viên màu đỏ, anh sẽ được hiểu rõ về Ma trận và đối mặt với thực tế rằng thế giới thực chỉ là mô phỏng và chúng ta đều đang bị máy móc chi phối.
Sự tò mò muốn tìm hiểu về Ma trận đã khiến Neo không ngần ngại chọn viên thuốc màu đỏ. Sau đó, anh đã rơi vào trạng thái vô thức và được Morpheus phục hồi cơ thể yếu đuối của mình.
Kể từ đó, anh (và khán giả) mới nhận ra thể giới tươi đẹp mình đang sống chỉ là một không gian giả lập trong Matrix còn cơ thể con người thật sự thì đang bị gói trong 1 cái kén, sinh ra năng lượng cho đế chế máy móc hoạt động. Nói cách khác con người là đang bị máy móc bắt làm nô lệ, trở thành "cục Pin" sinh năng lượng cho máy móc và Ma trận là 1 dạng thế giới ảo được tạo ra để giữ cho con người tồn tại như là thật ở trong đó.
Từ đây toàn bộ câu chuyện được hé lộ.
- Con người tạo ra máy móc để chúng phục vụ con người... cho đến 1 ngày máy móc có thể tạo ra nhận thức cho riêng mình (AI - trí thông minh nhân tạo).
- Con người lúc này càng lúc càng nhận ra mối nguy hiểm từ chính thứ mình tạo ra thì đã quá trễ... vì máy móc đã đủ trí khôn để thoát ra khỏi sự kiềm toả của con người. Mâu thuẫn đưa đến chiến tranh và tất nhiên phe máy móc chiến thắng, nhưng con người đã kịp tạo ô nhiễm để che sáng bầu trời cắt đứt nguồn năng lượng chính cho máy móc hoạt động.
- Máy móc bắt giam con người vừa để tiêu trừ đối kháng vừa để làm nguồn thu năng lượng cho mọi hoạt động của chính mình.
- Vì bản chất con người là không khuất phục (hoặc nổi loạn hoặc là chết) nên máy móc cần phải tạo ra 1 thế giới ảo để con người tưởng rằng mình đang tự do và giải toả tinh thần trong đó. Thế giới ảo đó là Matrix, là không gian với đầy đủ các cảm xúc để con người tin rằng mình đang tồn tại trong một thế giới yên bình.
- Tuy nhiên cũng có những người thoát được, và điều này hoàn toàn nằm trong % dự tính "không hoàn hảo" của máy móc. Những người thoát ly này rút sâu trong lòng đất xây dựng căn cứ hình thành nên thành phố Zion.
- Để đảm bảo mọi chuyện trong tầm kiểm soát, máy móc reset thế giới Matrix và Zion trở về trạng thái nguyên thuỷ ban đầu sau mỗi 70 năm.
- NEO là nhân vật giúp phe nổi dậy sau mỗi lần reset. Chú ý chữ NEO là ngược lại của chữ ONE - the one (người được chọn)
- Đặc vụ Smith - là một "virus hệ thống" truy đuổi và tiêu diệt những kẻ nổi dậy làm cho sự thoát ly giống thật hơn.
- Oracle (nhà tiên tri) - là người hỗ trợ NEO hoàn thành nhiệm vụ vì "không ai thắng được SMITH" và đảm bảo chu kỳ reset 70 năm đi đúng quỹ đạo của nó
- Architect - là người kiến tạo ra Matrix và đây cũng là người toàn quyền quyết định reset Matrix và Zion sau mỗi 70 năm. Có thể xem đây là vòng luân hồi trong triết lý nhà Phật
Vòng lặp hoàn hảo của Matrix và Zion cứ như thế cho đến lúc bị phá vỡ bởi 1 thứ quyền năng tối thượng: TÌNH YÊU. Neo đã yêu Trinity sâu sắc đến mức anh quyết định cứu sống Trinity và bỏ qua quá trình reset lại Ma Trận và Zion. Hậu quả là virus Smith lớn mạnh, gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống AI. Neo thỏa hiệp với AI là mình sẽ hợp nhất với Smith, triệt tiêu lẫn nhau để hòa bình trở lại giữa con người ở Zion và đế chế người máy AI.
(nhưng như vậy liệu con người có chịu an phận sinh sống trong lòng đất không?)