Quy luật này có tên tiếng Anh là "Rule of thirds" mà thường dịch ra là "Quy luật 1/3".

Thực ra quy luật này nên được xem như 1 tham khảo (guideline) hơn là một nguyên tắc. Quy luật này đơn giản, nhưng rất hiệu quả thì mạnh mẽ, và đây cũng là quy luật bị nhiều nhà nghệ sĩ luôn chực phá bỏ. Ngày nay có khá nhiều tác phẩm nghệ thuật thị giác (visual art) đạt độ thẩm mỹ cao mà không theo quy luật này. Thế nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác (hội hoạ, nhiếp ảnh, điện ảnh, truyện tranh..) nó vẫn được xem là một chuẩn mực hài hoà nhất, đến mức các khung hình máy ảnh hiện nay đều có in sẵn các vạch chia khung hình.

Bạn có thể tìm thấy khá nhiều từ khoá liên quan đến quy luật này như rule of thumb, power point, crash point, golden ratio...

Thế nào là quy luật 1/3

Chia đều khung cảnh làm 3 phần theo chiều đứng và chiều ngang, ta sẽ có các vạch chia khung hình làm 9 phần bằng nhau như trên.

Đường mạnh và điểm mạnh

Bố cục được xem là vừa mắt và tự nhiên khi đối tượng chính nằm trên các đường chia 3, đặc biệt là ở 4 nút giao nhau của chúng (trên hình màu xanh lá cây). Các đường này được gọi là đường mạnh, và các điểm nút đó gọi các điểm mạnh

Trên hình minh hoạ, bạn có thắc mắc tại sao đường chân trời chỉ nên 1/3 chiều cao tranh? đối tượng cô bé che dù đặt lệch ở đúng 2 trong 4 điểm mạnh của tranh bên phải?

Tại sao nhân vật chính không nên đặt ở giữa tranh?

Khu vực trung tâm nằm ở giữa tranh, thế sao đưa đối tượng chính vào giữa tranh lại không ổn?

 

Nhiều tài liệu cho rằng một khám phá của các hoạ sĩ thời phục hưng là con mắt người xem không dừng lại ở điểm giữa khung cảnh mà có xu hướng tha thẩn loanh quanh

Khi đối tượng chính nằm giữa tranh thì điều gì xảy ra

  1. Ta sẽ có một tác phẩm có 4 góc giống nhau điều nên tránh trong bố cục do đơn điệu .
  2. Khoảng cách từ đối tượng đến 4 cạnh khuôn hình đều nhau tạo ra trạng thái cân bằng, làm đối tượng trở nên đông cứng, bất động (ảnh tĩnh). Ánh mắt bị ngừng lại và nhanh chóng rời khỏi. (không có gì đáng xem nữa)

Bản thân mình có 2 nhận xét

  • Tính tự nhiên: Chủ thể nằm ngay giữa khung hình gây mất tự nhiên (có sự sắp đặt)
  • Lệch 1 bên. Ở vị trí này khung cảnh có 1 khoảng hở là khoảng thoát cho mắt, ánh mắt sau khi nhìn đến chủ thể sẽ trôi sang bên có không gian lớn hơn. Nếu khoảng trống 2 bên đều nhau, ánh mắt sẽ dừng lại do phân vân giữa 2 ngã rẽ. Mặt khác nếu đặt chủ thể nằm ngay giữa khung hình giống như 1 sự chạm mặt trực diện hơn là một tác phẩm nhìn ngắm (thường cái nhìn ngắm nghía không ở hướng trực diện).

Tại sao ở vị trí 1/3 lại làm cho người xem thuận mắt hơn?

Ngày nay quy luật này được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh, thế nhưng người phát hiện ra quy luật này lại là các hoạ sĩ thời phục hưng (TK 16), thời hoàng kim của hội họa

 

 

Quy luật 1/3 và mảng

 

 

Quy luật 1/3 sử dụng sao cho đúng?

 

Để không sa vào máy móc, rập khuôn khi sử dụng quy luật 1/3

Khi nào không thể sử dụng quy luật 1/3

 

Các vị trí vi phạm trầm trọng:

  • Bị cắt bởi cạnh khuôn hình
  • Nằm gần cạnh khuôn hình

Bản thân mình có 2 nhận xét

Ở trạng thái tự nhiên thường thấy nhất khi chủ thể lệch 1 bên. Ở vị trí này khung cảnh có 1 khoảng hở là khoảng thoát cho mắt, ánh mắt sau khi nhìn đến chủ thể sẽ trôi sang bên có không gian lớn. Nếu khoảng trống 2 bên đều nhau, ánh mắt sẽ dừng lại do phân vân giữa 2 ngã rẽ. Mặt khác nếu đặt chủ thể nằm ngay giữa khung hình giống như 1 sự chạm mặt trực diện hơn là một tác phẩm nhìn ngắm (thường cái nhìn ngắm nghía k ở hướng trực diện).Hiểu 1/3 thế nào cho đúng?

Thành công của tác phẩm là giữ được ánh mắt người xem càng lâu càng tốt. Như vậy tranh phải có yếu tố ấn tượng, thích thú lôi kéo người xem ngắm mãi không chán.

ánh mắt di chuyển liên tục: có đường dẫn cho mắt

Quy luật là quy luật, nhưng một khi đã là công việc sáng tác thì người nghệ sĩ muốn bay bổng, tự do

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan