Vòng thuần sắc chúng ta chỉ bàn đến những màu thuần, có nghĩa là chưa đụng đến "sáng tối' hay "độ no màu".
Những màu thuần là các màu nguyên thủy, nên rất tươi và rực rỡ.. nên chỉ thích hợp trong vai trò tạo các điểm nhấn, nếu lạm dụng tác phẩm của bạn nhìn lâu sẽ gắt, nhức mắt, khó chịu
Bản chất màu sắc trong tự nhiên bạn nhìn thấy được là do ánh sáng phản xạ từ vật thể đến mắt người (cho nên nếu không được chiếu sáng, mọi vật sẽ tối thui!!). Như vậy nếu ánh sáng yếu đi, hoặc mạnh lên thì màu sẽ đậm nhạt khác nhau. Cũng màu đó khi tối nhất sẽ trở thành màu đen và sẽ chỉ thể hiện màu đúng của chính nó khi sáng hết cỡ. Như vậy để tăng độ đậm nhạt của màu người ta sẽ dùng 2 màu đen và trắng. Vậy ta có thang độ xám thể hiện độ đậm nhạt như sau
Cho nên có quan niệm không xem đen, trắng là màu mà gọi là sắc đen và sắc trắng. Thực tế thì chúng là màu, ta sẽ thấy màu đen khi vật thể hấp thụ hoàn toàn 100% ánh sáng, còn màu trắng thì khi chúng phản xạ ánh sáng hoàn toàn.
Màu sắc và các biến thể
1. Sáng và tối
Như đã nói, màu sắc ảnh hưởng rất nhiều bởi ánh sáng , ánh sáng tối dần thì màu sắc sẽ sạm đi. Các màu trên vòng thuần sắc là màu thuần, là màu tươi nhất. Dưới cường độ của ánh sáng màu đó có thể sáng lên (pha với màu trắng), hoặc tối đi (pha với đen)
Như vậy với 1 màu, ta có thể có vô số những biến thể của nó chỉ bằng cách thêm màu trắng hoặc màu đen. Điều này được ứng dụng để tăng độ tương phản tuỳ thuộc màu màu nền.
2. Nhạt và Tươi
Màu sắc nếu để ngoài ngoài, sẽ bị bạc đi theo năm tháng. Giả sử lọc bỏ màu cam hoàn toàn thì mảng màu giờ chỉ còn 1 màu xám có độ đậm bằng với màu trước đó.
Được tạo thành từ bắng cách thêm vào màu trắng hay đen.
https://sites.google.com/site/nqdart/art/color/tint