Các thuộc tính màu sắc

 

Màu và Sắc

Độ Sáng màu

Màu Nóng - Màu lạnh

Chroma ()

từ thêm màu xám

từ màu tương phản

Tint - Shade

Tint

Tính chất quyết định vị trí

Màu và Sắc

MÀU (color, chroma)
Brown: Nâu

Red: Đỏ

Magenta: Hồng cánh sen

Orange: Cam

Yellow: Vàng
Green: Lục, xanh lá cây

Cyan: Xanh lơ

Blue: Lam, Xanh dương

Violet: Tím

Ngoài những màu chính có tên gọi riêng biệt trên thì những màu lai sẽ có tên ghép như:

Màu có vàng và nâu gọi là Vàng nâu, tương tự có cam đỏ, xanh tím..
hoặc tên theo kiểu mô tả: xanh rêu, vàng đất, xanh ve chai, màu da người..
Màu thuần (Hue): còn gọi là màu nguyên sắc, là màu ở trạng thái tươi nhất, không có lẫn màu nào (kể cả màu trắng và màu đen). Nó nằm trên cung chính của vòng thuần sắc

Màu sơ cấp (primitive color): Còn gọi là màu nguyên thủy, màu sơ khai, là các màu mà chúng có thể pha trộn với nhau để tạo ra tất cả các màu khác, mà không một màu nào pha ra được chúng. Màu sơ cấp ở mỗi hệ màu không giống nhau

Hệ màu cộng: là 3 màu RGB (Red: Đỏ; Green: Lục; Blue: Lam)
Hệ màu trừ:
màu in CMYK (Cyan: xanh lơ; Magenta: Hồng cánh sen; Yellow: Vàng)
màu vẽ RYB (Red: Đỏ; Yellow: Vàng; Blue: Lam)
SẮC (tone)

Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen

Trong dãy màu chính ở trên, màu vàng có độ sáng cao nhất, ngược lại là màu tím, đỏ và lam

Sắc độ (value): là độ sáng tối của màu: cùng 1 màu, nhưng độ đậm nhạt sẽ rất khác nhau
Màu xanh lá cây với nhiều sắc độ khác nhau

Màu tiêu sắc (Achromaticity - không màu) là màu trắng và màu đen, đây là 2 "màu" mà không được gọi là màu (chỉ được xem là "sắc"), vì khi sử dụng chúng người ta có thể tạo nên những trạng thái đậm nhạt khác nhau từ 1 màu ban đầu (giống như lúc ánh sáng mạnh và yếu vậy).

Sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi ánh sáng chiếu lên vật không còn là màu trắng nữa, vì khi đó màu của vật sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 màu khác.Vì thế trong thực tế người ta cũng dùng sắc cho 1 màu này có pha lẫn một ít màu kia. Ví dụ màu nâu của áo có sắc đỏ (ánh đỏ, phớt đỏ, một tí đỏ)

Tông màu và Gam màu

Tông màu

Tông màu (tone) là độ xám của màu đó

Gam màu

Trên đây là các màu chính, những màu lai tạp sẽ có tên ghép như:

Gam màu và Tông màu của sử dụng cho 1 sắc màu nghiêng theo 1 thuộc tính nào đó. Ví dụ: tranh có gam màu lạnh.

Màu nóng màu lạnh

Khái niệm NÓNG, LẠNH dựa cảm nhận của con người qua kinh nghiệm

Màu nóng: Tiêu biểu là màu đỏ cờ: lửa, sắt nóng,..
Màu ấm:màu cam, vàng..
Màu Lạnh: tiêu biểu là màu xanh biển: nước, bâu trời..
Như vậy trên vòng thuần sắc sẽ chia làm 2 cung màu
và như vậy màu nóng và màu lạnh là 2 màu tương phản nhau, cũng như đa số các màu tương phản cũng đều có 1 màu nóng và 1 màu lạnh.

Khái niệm lạnh và nóng không chỉ dùng cho 2 màu khác nhau mà còn dùng trong 1 màu (màu này lạnh hơn màu kia)

Độ tươi của màu
Còn gọi là độ no màu, độ bão hòa (Saturation), độ thuần khiết (purity), sắc độ (Chroma), hay cường độ màu (Intensity). Màu tươi là các màu thuần, là màu rực rỡ nhất, không có màu trắng hay đen trong chúng
Khi thêm sắc xám vào thì chúng không còn tươi nữa, màu mới này còn gọi là màu trung tính

Màu trung tính có thể được tạo ra từ 2 cách

Thêm màu xám vào màu thuần
Thêm màu tương phản (màu bổ túc) của chính nó  Loạt màu trung tính được tạo ra bằng cách hoà lẫn với màu tương phản của chính nó

Màu trung tính có tác dụng tạo nên chiều sâu cho tranh và tạo nên hiệu ứng dịu mắt

Độ sáng của màu
Mỗi một màu có độ sáng khác nhau, cứ thử so sánh màu Vàng chanh với màu Nâu thì sẽ thấy.
2 màu khác nhau nhưng có value bằng nhau

Độ sáng có các khái niệm Value (quang độ), Lightness (độ sáng), brightness (độ rực, độ chói) có rất nhiều thứ về chủ đề này, đọc thêm ở đây nha

Những mảng màu có value tương tự đặt gần nhau sẽ bị chìm lỉm (Flat)

Quan hệ màu sắc
Trên cùng 1 hàng: các màu có cùng Tone, cùng Value nhưng khác Hue

Trên cùng 1 cột: các màu có cùng Hue, khác Tone


https://sites.google.com/site/nqdart/art/color/properties

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan