Từ 2 mặt nhìn trực giao (top và right) bạn có thể dễ dàng đoán ra hình dạng khối của đối tượng.

Nhưng để dựng đối tượng với tỉ lệ chính xác trong phối cảnh thì không đơn giản tí nào. Bạn cần thiết phải có thêm 1 chút kiến thức về hình học trong toán nữa đó.

Hãy xem ví dụ 1 dưới đây

Ví dụ 1

Dựng Đồ thức phối cảnh (Groceries Perspective) phía dưới từ 2 mặt cắt 2 chiều phía trên

Trước tiên là đánh số các góc của khối bằng các chữ cái và bắt đầu từ mặt đáy. Các góc tương ứng ở các mặt trên sẽ có thêm dấu '

Các yếu tố cần xác định

  • Mặt tranh  là khung hình mà trên vùng nhìn top là một đường thẳng sao cho
    • Đi qua hướng ưu tiên phối cảnh mặt chính của vật thể
    • Đi qua 1 vị trí của vật thể
    • Góc giữa mặt tranh với mặt chính của vật thể α < 45o
  • Điểm nhìn M: Là điểm tự chọn sao cho
    • Đoạn MM' = (k) >> kích thước chiếu lớn nhất của vật thể
    • Góc β ≤ 60o (thuộc trường nhìn rõ)
    • Hướng nhìn MM’
      • Thẳng góc mặt tranh
      • Đi qua trung tâm vật thể
    • Độ cao điểm nhìn (h) thấp hơn 1/3 độ cao vật thể hoặc cao hơn 2/3 độ cao vật thể

Định vị các điểm lên  ở góc nhìn top

  • Điểm 3: là DC kéo dài
  • Điểm F: là đường thẳng đi từ điểm nhìn M song song với cạnh bên vật thể

tiếp theo là các giao điểm "đường thẳng" mặt tranh với các đường nối điểm nhìn M với các góc

  • Điểm 14: là đường nối điểm nhìn M với góc C, D
  • Điểm 2: là đường nối điểm nhìn M với góc G
  • Điểm 5: là đường nối điểm nhìn M với góc B
  • Điểm 6 : là đường nối điểm nhìn M với góc E
  • Điểm M‘ : là đường vuông góc từ điểm M lên 

Định vị các góc ở góc nhìn trực diện

Xác định đường tầm mắt (t) Đường tầm mắt (t) được chọn trong khoảng độ cao: Thấp hơn 1/3 độ cao hoặc cao hơn 2/3 độ cao vật thể

  • Gióng các cạnh và đường tầm mắt (t) để xác định các đường ngang chính
  • Áp đường  lên đồ thức phối cảnh, và gióng các đường thẳng đứng từ các điểm đã xác định trên 
    • Điểm C, D : giao điểm đường F’3 cắt đường 1o và 4o (đường thẳng đứng từ 1 và 4)
    • Điểm G : giao điểm đường F’ A cắt đường gióng đứng 2o
    • Điểm C’, D’: giao điểm đường F’ 3’ cắt đường gióng đứng 1o và 4o
    • Điểm B’: Đường ngang cạnh trên từ hình chiếu đứng cắt đường gióng đứng A tại 1 điểm, điểm đó nối với C’ cắt đường gióng đứng 5o tại B’
    • Điểm E’: giao điểm đường F’ B’ cắt đường gióng đứng 6o
    • Điểm A‘: Đường ngang giữa từ hình chiếu đứng cắt đường gióng đứng A (AA’ bằng với cạnh bên của hình chiếu đứng)
    • Điểm G’: giao điểm đường F’ A’ cắt đường gióng đứng 2o
    • Điểm B: đường nối F’ với giao điểm (đường giữa ngang và đường gióng đứng 3) cắt 1o tại 1 điểm. A’ và điểm đó cắt đường gióng đứng 5o tại B
    • Điểm E : giao điểm F’ B cắt đường gióng đứng 6o

Nối các điểm tạo ra dạng khối vật thể trong phối cảnh với độ chính xác tuyệt đối.

Ví Dụ 2:

        Ví dụ 3

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan