Bài vẽ chì đầu tiên là vẽ các khối cơ bản bao gồm dựng hình, cân bố cục và tô bóng.
Khối cơ bản ở đây là các khối lập phương, khối cầu hoặc hình chóp
Là bài cơ bản nhất nên sẽ rất chi tiết chia thành nhiều phần
- Phần 1: Định bố cục trong trang giấy (hướng dẫn sử dụng que đo, dây dọi..)
- Phần 2: Vẽ khối lập phương
- Xác định điểm vẽ đầu tiên
- Dựng hình trong không gian
- Tô bóng
- Phần 3: Vẽ khối cầu
- Dựng hình
- Tố bóng
- Phần 4: Vẽ hình chóp
- Dựng hình chóp
- Tô bóng
A. Đo đạc bằng que đo
Mục đích để hình giữ tỷ lệ và không bị đổ
- Vẽ khung bao lớn tạo bố cục hình.
- Đo tỷ lệ 2 thành phần lớn: Khối lập phương và cụm khối cầu, khối chóp
- Trong phần khối lập phương đo tỷ lệ 2 mặt chính để xác định vị trí cạnh giữa 2 mặt.
- Vẽ khối lập phương:
- Chọn góc trọng tâm (góc dưới do 3 cạnh tạo thành) là góc vẽ đầu tiên
- kẻ đường thẳng đứng làm cạnh giữa
- gióng độ nghiêng kẻ 2 cạnh đáy khối lập phương
- Đo và ước lượng phương song song để vẽ các cạnh còn lại theo nguyên tắc phối cảnh: cạnh gần thì lớn, cạnh xa thì nhỏ
- Vẽ khối cầu:
- khối cầu có đường kính bằng cạnh hình lập phương
- vẽ hình vuông bao ngoài khối cầu có cạnh bằng đường kính khối cầu
- kẻ chữ thập chia hình vuông thành 4 hình vuông nhỏ để xác định tâm khối cầu
- phát tròn để kẻ hình tròn nội tiếp hình vuông
B. Tô bóng
Dù có nhiều nguồn sáng, bạn chỉ nên nhấn mạnh nguồn sáng chính rọi bằng đèn pha. Bóng đổ chính sẽ là bóng đổ do đèn này tạo thành
- Chừa khoảng trắng nhất, phần còn lại được tô lớp chì đầu tiên
- Lớp thứ 2 sẽ đánh lên mảng tối hơn, lệch với hướng đánh trước khoảng 20-30o
- Cứ tiếp tục cho đến lớp đánh cuối cùng lên phần tối nhất
- Nơi chạm đất hay rìa tối nhất được nhấn mạnh bằng những nét kẻ không đều
- Mọi góc đánh bóng đều xuôi theo 1 hướng chủ đạo, những hướng trái chiều chỉ phụ thêm thôi
- Gôm sẽ là nét sáng phớt nhẹ chỉnh lại mảng đánh bóng bằng chì
- Lưu ý phần hắt sáng tương phản từ nền vải hay từ các khối khác.