Thời kỳ này Hy Lạp bao trùm toàn bộ khu vực Địa Trung Hải và biển Đen và kéo dài từ TK 7 TCN đến TK 4 TCN, kết thúc bằng sự xâm chiếm của quân La Mã Alexander đại đế.

Đặc điểm

  • Nghệ thuật Hy Lạp gắn với tôn giáo và xã hội đương thời. Đa số các tác phẩm trong khuôn khổ các việc tang chế, sinh hoạt, thờ thần; hoặc quy hoạch thành phố.
  • Những nghệ sỹ được đánh giá như một cai thầu, một kỹ thuật giỏi.
  • Sự chuẩn mực trong nghệ thuật đã dẫn đến một sở thích sâu sắc cho sự hòa hợp, cân bằng, đối xứng và cải biến tự phát của con người.
  • Con người là đề tài nghiên cứu đặc quyền của nghệ thuật; đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc. Hình ảnh con người được tái tạo mang tính thực tiễn và tính lý tưởng, nên bao giờ cũng sống động.
  • Sự hoàn hảo về đường nét và màu sắc
  • Sự hài hòa và tinh tế trong cách thể hiện con người hoàn thiện
  • Sự hoàn hảo về kỹ thuật
  • Sự đa dạng về chất liệu :đá, đồng, đất nung
  • Nghệ thuật Hy lạp phát triển một cách liên tục, không mang tính đột biến, bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mà nó phát triển một cách liên tục, nhưng lúc nhanh, lúc chậm,

Kiến trúc Doric

  • Đền thờ Parthenon trên đồi Acropolis
  • Đền thờ Hera ở Olimpie cuối TK VII
  • Đền Celimonte năm 550- 560
  • Đền Appolo ở Crinthe-540
  • Đền thờ Hera I” Nhà thờ Basilica-530
  • Đền thờ thần Zeus ở Pergam-170
  • Đền thơ Hera II ở Olimpie – 450
  • Đền thờ Parthenon ở Ictinos 447-432
  • Đền thờ Poseidon -420

Kiến trúc Ionic

  • Đền Artemision ở Ephese năm 560 TCN
  • Athena Nike ở Callicrates trên thành thượng Athenes thế kỷ V TCN
  • Artemis ở Sardes thế kỷ 3-1 TCN
  • Đền Artemision ở Ephese
  • Đền thờ Hera ở Samos -570
  • Đền thờ Artemise ở Ephes
  • Đền thờ Artemise ở Ephes
  • Đền thờ Artemise ở Ephes trên thành thượng Athena
  • Đền thờ Athena ở Prìene-340

Kiến trúc Corinthe (thế kỷ 5 TCN) ra đời kết hợp hai thức trên trong một công trình: bề ngoài giống Doric, bên trong là Ionic: đền Acropol ở Athene, đền Propylée

Điêu khắc thời kỳ hình học - trước thế kỷ 7 TCN 900-700

Điêu khắc phong cách cổ - Thế kỷ 7 TCN Khoảng từ năm 700 - 500

  • Sự đối xứng gần như tuyệt đối giữa hai bên cơ thể con người theo trục giữa: Tượng Bà Auxrre [BT Louvre, năm 640-630] mái tóc giả buông phía trước – giống tượng Ai cập. Tuy còn cứng nhưng đã thực hơn những tượng hình học trước đó.
  • Những tượng nam thanh, nữ thanh còn những nét vụng về người đứng thẳng, hai tay buông xuôi, sự đối xứng tuyệt đối, nhìn ngay, ngó thẳng, sức nặng của cơ thể đều dồn đều xuống hai chân:
    • Tượng Kouroi năm 620 [Bảo tàng Delphes, HL]
    • Tượng Koré năm 640-630 [Bảo tàng Louvre,Pháp]
  • Đến năm 550 TCN, xuất hiện tượng
    • Rampin của một nghệ sỹ người Athene, mặt nhìn sang một bên.
    • Tượng Critiot: tư thế đứng thẳng, nghỉ chân của quân nhân - trở nên sinh động, khác hẳn tượng Ai Cập. Tuy nhiên các tác phẩm vẫn còn cần có sự mềm mại, tự nhiên hơn trong tư thế, động tác.

Phong cách Trang nghiêm: tiền cổ điển (mấy chục năm đầu thế kỷ 5 TCN)

  • Sự trang nghiêm được thể hiện ở các khuôn mặt
  • Các nghệ sỹ đã làm chủ được không gian cũng như những động tác.

Nhiều tác phẩm gắn với đền thờ thần Zeus ở Olimpie (năm 460) đại diện cho phong cách Trang nghiêm là sự trộn lẫn giữa hiện thực và lý tưởng.

THẾ KỶ 5 TCN

Là thời kỳ mà các điêu khắc gia chú trọng đến việc nghiên cứu cơ thể con người:

  • Tỷ lệ cân đối
  • Động tác tạo hình
  • Hình dáng và động tác trở thành phương tiện phản ánh, xây dựng hình tượng nghệ thuật
  • Hình tượng con người gần với tự nhiên có sức nặng vật chất rõ nét.
  • Những nghệ sỹ Hy lạp thường quan tâm đến sự hoàn thiện cơ thể con người khi đang vận động.

Xung quanh đền thờ Olimpie có nhiều tượng các vận động viên đoạt giải:

  • Những người chiến thắng đã dâng cúng cho các thần linh.
  • Đầu người đánh xe [Bảo tàng Delphi, Gombrich, t.470]: tượng đồng, tóc, môi và mắt hơi mạ vàng. Tượng khá hiện thực, đẹp với gương mặt giản dị, tuy không hẵn là chân dung

Myron (giữa thế kỷ V TCN) là một trong những nghệ sỹ đầu tiên đạt được trình độ tinh vi của nghệ thuật.

  • Tượng “Người ném đĩa” [bản sao taị BT Quốc Gia Roma]
  • “Tượng Mars và Athena” [BT Roma],
  • Tượng Thần y Asklepy

THẾ KỶ 5

Thời kỳ Cổ điển

Polyclete đã đưa ra tỷ lệ vàng trong tác phẩm sách “Canon” (năm 440 TCN)

  • Tổng chiều cao của một ngừơi bằng 7 lần chiều cao của đầu người đó.
  • Sự cân đối vững vàng do hệ thống cơ lực lưỡng. Sự mềm mại của các chi và sự cân bằng của vai và háng.
  • Con người là một cơ thể hài hòa, thống nhất, mỗi phần đều có một sứ mệnh nhất định. Sự hài hòa bên ngoài, và vẻ đẹp tâm hồn. Tượng thường cho cảm giác hơi nặng, trầm tĩnh và nội tâm sâu sắc.

Polyclete đã kiểm tra lý thuyết của mình trong tác phẩm

  • Doryphore – Tráng niên cầm giáo (Bảo tàng Naples, Italia)
  • Nữ chiến binh Amazones bị thương (khoảng năm 430-420)
  • “tượng Diadumen" (khoảng năm 420-410, bản sao thời la Mã tại Bảo tàng Khảo cổ học Athene).
    Amazones (Bảo tàng Metropolitan, Mỹ).
  • Tượng Hera [đk H t74,77,79,85]

Phidias (Pheidias 490-430 TCN) là người chỉ huy công trình Acropolis ở Athene

Đặc điểm:

  • Sự kết hợp giữa cái cao cả và tự nhiên,
  • Vẻ uy nghi thần thánh
  • Quý phái và giản dị, lý tưởng và hiện thực
  • Sự hoàn hảo về đường nét trong những nếp xếp áo quần, hình khối... những phù điêu trang trí cho Parthenon

Tác phẩm

  • “Đầu tượng Hermes”
  • Cuộc tranh luận giữa Athena và Pocedon
  • “Hercules và bầu trời”
  • Đầu tượng Athena

Alcamine với các tác phẩm điêu khắc

  • Tượng Aphrodite trong vườn [bản sao, BT Louvre]
  • Nhóm tượng trên thành thượng Acropole,Athene
  • Hermes [đk H, t 93,95,96,99,100]

Cresilao với các tác phẩm

  • Tượng Diomed [H t.87]
  • Tượng Athena [H t. 88]
  • Mộ chí của Hegeso [khoảng năm 420, BT Cổ học Athene]

Praxitele (390-330 TCN) với các tác phẩm

  • Tượng Aphrodite
  • Hermes với Dionysos
  • Tượng Artemis (L- Diane) Brauronia
  • Tượng Aphrodit ở Arcle [năm 360, BT Louvre]
  • Tượng Hermes ôm Dionisos khi còn bé [BT Athene],
  • Tượng Marathon năm 340

Scopas (395-350TCN)

  • Lăng mộ vĩ đại của vua Molose ở Halicarnasse
  • Trận đánh của các nữ chiến binh Amazones [bản sao thời La Mã Bảo tàng UFFI]
  • Tượng Thần Herakles trẻ
  • Trang trí điêu khắc cho trong đền thờ Athena ờ Alea
  • Phù điêu Những nương tử quân [Bảo tàng QG Anh, BKTTNTt 235]

Lysippe (TK IV TCN) với tác phẩm Apoxyomene

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan