Đây là một nhận định về môn học Lịch Sử Mỹ Thuật Việt Nam hiện nay của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng. Mời các bạn tham khảo.

Thị hiếu thẩm mỹ - lịch sử mỹ thuật bị bỏ quên. Các nhà viết lịch sử mỹ thuật luôn chằm chằm viết về tác giả tác phẩm (các ông lớn trong nghệ thuật), mà không ngó ngàng gì tới lịch sử cái đẹp của xã hội mỗi thời.
Lịch sử mỹ thuật thực chất là lịch sử phát triển thẩm mỹ thị giác mọi thời đại và có tính xã hội. Lịch sử mỹ thuật vẫn dạy trong các trường mỹ thuật từ xưa tới nay chỉ nhỏ hẹp trong phạm vi "tác phẩm & tác giả" mà thôi.

Với cách nhìn viết và dạy lịch sử mỹ thuật như thế chỉ biết tới tiểu sử các danh họa và tác phẩm của họ. Không thể biết dân chúng thích "tranh Hàng Trống" hơn hay tranh "Đông Hồ" hơn. Không thể biết vì sao thịnh tranh thờ,.. v.v.

Nhiều danh họa đã nói họ học tập cái đẹp từ những nghệ phẩm dân gian của các nghệ nhân. Những nghệ nhân, họ là lớp nghệ sĩ tạo ra thị hiếu thẩm mỹ một thời, nhưng bị môn lịch sử mỹ thuật bỏ quên, bỏ quên luôn cả trào lưu thẩm mỹ khác trong xã hội. Chỉ dạy về cuộc đời các danh họa như giới showbiz và các sao trình diễn.

Bài viết của họa sĩ Nguyễn Hồng Hưng "Môn học lịch sử mỹ thuật hiện nay ở viet nam"

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan