Một trong những việc mà học viên luôn phải sửa đi sửa lại, đó là quy cách viết luận văn. Viết sao cho đúng? cái gì được và cái gì không được viết? Thực sự nó không phải là quá khó, nhưng lại khá là vụn vặt làm người viết dễ bị thiếu trước hụt sau.

Dưới đây là phần tổng hợp của riêng tác giả trong quá trình học tập

 

QUY ĐỊNH CHUNG LUẬN VĂN MỸ THUẬT

 

Yêu cầu về nội dung

Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học về một chủ đề nào đó được gói trong 3 chương nội dung

  • Chương 1 - Thông tin về đối tượng (định nghĩa, khái niệm, lịch sử,..)
  • Chương 2 - Tình hình nghiên cứu (các hoạt động nghiên cứu đối tượng trong và ngoài nước từ trước đến nay)
  • Chương 3 - Những đóng góp của bản thân: các công trình của tác giả và ý nghĩa thực tiễn của những công trình này

Các bước thực hiện luận văn

  • Xác định đề tài (lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nguyên cứu)
  • Tập hợp thông tin (nguồn tài liệu)
  • Lập đề cương (khung luận văn)
  • Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu
  • Hoàn thiện luận văn (chỉnh bố cục, đánh số các đề mục, lỗi chính tả)

Quy cách:

  • Khổ giấy - A4 (210 x 297mm)
  • Font chữ - Time New Roman, cỡ 13 hoặc 14, cách dòng 1,5 lines.
  • Canh lề - Lề trên 3,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3,5 cm; lề phải 2 cm.
  • Đánh số trang ở giữa, bắt đầu từ phần nội dung (sau trang mục lục)
  • Số trang - Khoảng 80 trang (hệ Mỹ thuật Tạo Hình) - 150 trang (hệ Mỹ Thuật Lý Luận)

Không

  • Viết tắt quá nhiều
  • Tên chương trùng với tên luận văn
  • Không chèn hình, bảng biểu vào phần nội dung (các phần này để vào phần phục lục kèm theo)

Cấu trúc phần cứng

  • Bìa - Theo mẫu, in trên giấy cứng, giấy màu.
  • Trang bìa - Là bản chụp của bìa, giấy thường.
  • Lời cảm ơn (nếu cần)  - Cảm ơn những người đã giúp bạn hoàn thành luận văn, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn và gia đình.
  • Lời cam đoan - Đảm bảo luận văn k sao chép, đạo văn. Những số liệu là các kết quả chính xác từ các quá trình thực nghiệm. 
  • Mục lục.
  • Danh sách các chữ viết tắt (hạn chế).
  • Phần nội dung chính - Là phần trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn
    • Phần mở đầu (~ 10 trang)
    • Phần nội dung:
      • Chương 1 (~ 20 trang): Các khái niệm, lịch sử
      • Chương 2 (~ 20 trang): Tình hình thực tế
      • Chương 3 (~ 20 trang): Nghiên cứu của bản thân
    • Phần kết luận (~ 10 trang)
  • Danh mục tài liệu tham khảo;
  • Phụ lục (nếu cần) - Hình ảnh, bảng biểu,...

 

Nội dung chính Luận Văn

 

Là phần trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn. Nội dung chia thành nhiều mục nhỏ. Ví dụ bên trong chương 1 sẽ có 1.1, bên trong 1.1 sẽ có 1.1.1, và bên trong 1.1.1 sẽ có 1.1.1.1. (4 số là tối đa, không có 5 số)

  • I. Phần mở đầu
    • Nội dung đề tài nghiên cứu - Nghiên cứu cái gi?
    • Lý do và mục đích nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu và luận điểm nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu...
  • II. Phần nội dung
    • Chương 1 - Các khái niệm
    • Chương 2 - Lịch sử nghiên cứu
      Bao gồm nhiều phần nhỏ (thực trạng tình hình và phần các giải pháp). Phần thực trạng phải phân tích, đánh giá chung về thực trạng và nêu rõ những phần ưu, nhược điểm, đồng thời rút ra nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm đó... Phần giải pháp cần nêu phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chủ trương..., trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế...
  • III. Phần kết luận
    Tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu; nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu; cuối cùng, nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài.

 

Cách viết tài liệu tham khảo

 

Lưu ý chữ nghiêng, chữ thường

  1. Tham khảo từ sách, luận văn, báo cáo (trong một cuốn sách 1 nội dung): Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản
    Ví dụ: Nguyễn Phi Hoanh (1978), Một số nền Mỹ thuật Thế giới, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
  2. Tham khảo từ 1 bài báo trong tạp chí, bài trong 1 cuốn sách (trong 1 cuốn sách có nhiều bài): Tên tác giả (năm công bố), “tên bài báo”, tên tạp chí, tập, các số trang.
    Ví dụ: Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr. 10-16.

Bố cục tài liệu tham khảo

  • Xếp riêng ngôn ngữ theo thứ tự: Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật
  • Sắp xếp tên tác giả theo Alphabet. Như Ví dụ dưới đây là Â - B - Đ - H - E - W

Ví dụ (sách và tạp chí)

  1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr. 10-16.
  2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) Phát triển lúa lai, Hà Nội.
  3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Khương Huân (1999), “Niềm hi vọng về sự thăng hoa của nghệ thuật tượng đài từ một công trình”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 2 (176) 1999, tr. 64.
  5. Boulding K. E. (1955), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
  6. Burton G. W. (1988), “Cytoplasmic male-steility in pearl millet (pennisetum glaucum L.), Agromic Journal 50, pp. 230-231.
  7. http://www.moitruongvietco.vn/tin-tuc-su-kien/89-moi-truong-tu-nhien-la-gi.html
  8. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Bộ_Việt_Nam
  9. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hình ảnh minh họa phần phụ lục

Đánh số hình ảnh theo số đề mục của phần nội dung

Ví dụ: Hình 2.1: Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Xây dựng tại trung tâm thành phố Thanh Hoá năm 2004-2005

Chất liệu đá granít, cao 12.5m

Tác giả: Hoàng Nhân - Duy Độ - Khúc Quốc Ân

(Ảnh của tác giả luận án)

Luận Văn tham khảo

Luận văn Thạc sĩ Mỹ Thuật Tạo Hình
YẾU TỐ GIẢ TƯỞNG TRONG TRANH KỸ THUẬT SỐ
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan