Tiếp nối phần 1, chúng ta sẽ tiếp tục với phần 2 bài dịch của cuốn How to find the perfect color trong tủ sách "Before and After"

 

làm sao để Chọn màu tiêu đề phù hợp với màu nền?

Bước tiếp theo là chúng ta sẽ làm việc với nhiều màu sắc hơn. Chọn bất kỳ màu nào trong loạt màu ở phần 1 và định vị nó trên vòng thuần sắc (color wheel), đây là bản đồ tương quan màu sắc thể hiện mối liên hệ các màu với nhau.

Chọn 1 màu mà đã được trích ra từ ảnh gốc ở bài trước - Do định hướng là một thiết kế theo hướng kinh doanh nghiêm túc nên tôi chọn màu xanh dương, và kể từ lúc này chúng ta quy ước gọi nó là màu B (base color), vì đây là màu cơ sở để chúng ta tìm ra các màu liên quan với nó trên vòng thuần sắc. Lưu ý màu B là màu có trong ảnh gốc và công việc chúng ta bây giờ là tìm ra các màu phối hợp với nó trong cùng 1 bản thiết kế. Hãy nhớ rằng, cho dù là màu nào, bạn cũng phải cần có 2 sắc độ sángtối để thể hiện được độ tương phản của nó với các màu khác trên 1 bản thiết kế.

* Vòng thuần sắc là kiến thức cơ bản về màu sắc, nên hiếm khi có được màu đúng với nhu cầu của bạn, nó là kim chỉ nam để tham khảo tìm ra giải pháp đáp ứng đúng với mong muốn của bạn mà thôi.

 

thử tìm các màu có liên quan với màu B

Từ màu B ở trên, bây giờ chúng ta có thể lập ra một dãy phối hợp các bảng màu sắc thú vị. Lưu ý là các sắc độ sáng tối có thể phối vào nhau, ví dụ như màu xanh dương trung bình đặt cạnh màu cổ vịt sáng và màu tím đậm.

Màu tương đồng - Monochromatic

Đầu tiên là các sắc độ của màu B là các màu trên cùng 1 nhánh của vòng thuần sắc: xanh tối, xanh trung bình và xanh sáng . Đây là bảng màu đơn sắc (mono- chromatic). Nó không có độ sâu màu, nhưng lại cung cấp một sự tương phản về sắc độ (sáng, tối, trung bình) là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra một bảng thiết kế đẹp.

Màu tương tự - Analogous

Các màu ở 2 bên nhánh màu B là màu tương đồng với nó. Sự phối hợp màu B với các màu này sẽ cho ra cảm giác dịu mắt (undertones) như hình trên ta có màu xanh dương, xanh lá và xanh tím (blue- green, blue, and blue-violet), tạo ra sự hài hoà đẹp, độ tương phản thấp. Bảng màu tương tự (Analogous) có nhiều màu hơn màu tương đồng (Monochromatic) mà lại tạo nên sự kết hợp dễ chịu.

Màu bổ sung - Complement

Các màu ở nhánh đối diện trực tiếp với nhánh màu B là các màu bổ sung (complement) hay còn gọi là màu bổ túc, trong trường hợp này đó là màu cam. Màu này có quan hệ bổ sung với màu B bởi vì nó tạo sự tương phản đặt biệt khi đặt kế cận (vì vậy cũng gọi là màu tương phản). Ý nghĩa bổ sung bởi vì trong màu B hoàn toàn không có màu Cam (thường thì màu này luôn có 1 chút màu kia như trong trường hợp màu xanh lá có 1 chút màu vàng). Sự có mặt của màu bổ sung sẽ tạo ra một sự chuyển đổi đột ngột, làm nổi bậc, tạo ra cảm giác truyền tải năng lượng, sức sống và hứng thú. Thông thường, các màu bổ sung được sử dụng rất ít để tạo điểm nhấn; như ảnh minh hoạ trên chúng ta có một tấm nền màu xanh dương và một điểm nhấn màu cam ở trên.

Màu bổ sung kép - Split complement

Các màu ở  2 bên nhánh đối diện là các màu tương tự với màu bổ sung với màu B. Ưu thế của các màu này là chúng rất hài hoà với nhau do có độ tương phản thấp của tính chất các màu tương tự (analogous). Trong hình minh hoạ trên thì màu B (xanh dương đậm) có thể đóng vai trò là điểm nhấn trên lớp nền các màu vàng, đỏ

Tương phản/ tương tự - Complement/analogous

Bảng phối màu này tương tự với màu tương phản kép (Split complement) nhưng có nhiều màu sắc hơn. Sự thêm vào nhánh màu ở giữa tạo sự liền lạc hài hoà bên phía màu nóng và làm tăng sự tương phản lạnh giá sắc cạnh bên phía ngược lại. Một sự kết hợp mãnh liệt thú vị.

Tương tự/ tương phản - Analogous/complement

Sự phối hợp các màu tương tự với màu B tạo sự hài hoà mát mắt và được điểm tô 1 điểm màu nóng từ màu bổ sung của nó.

 


2 màu tương phản có cùng sắc độ
 
2 màu tương phản khác sắc độ

 

Lưu ý là các màu tương phản cùng sắc độ sẽ có xu hướng tranh chấp nhau (ranh giới 2 màu bị lem nhem). Như trong ảnh minh hoạ trên, bạn sẽ thấy 2 ô màu phía bên trái bị "dính" vào nhau, còn 2 ô bên phải thì tách bạch rõ ràng. Đó là lý do tại sao mỗi màu bạn cần tách ra 3 sắc độ (tối, sáng và trung bình).



(Nguồn "How to find the perfect color") 6 Add to the colors The next step is to add more colors. Select any of the colors, and locate it on the color wheel. The purpose of a color wheel is to show you a color’s relationship to other colors. Pick any of the photo’s colors— let’s use this blue—and find its general vicinity* on the color wheel. We’ll call this the base color. We already know that the base color goes with the photo. Our job now is to find colors that go with the base color. Keep in mind that if type or other graphic is involved (pretty typical), you’ll need both dark and light colors for contrast. *Because the wheel is deliberately basic, you will rarely make an exact match. It’s only a guide. 7 Create color palettes From your base color, you can now create an exciting range of coordinated color palettes. Values can mix. For example, medium blue works with light teal and dark violet. Monochromatic First are the dark, medium and light values of the base color. This is a mono- chromatic palette. It has no color depth, but it provides the contrast of dark, medium and light that’s so important to good design. Analogous One color step either side of the base color are its analogous colors. Analogous colors share undertones (here, blue- green, blue, and blue-violet), which create beautiful, low-contrast harmony. Analogous palettes are rich and always easy to work with. 8 Complement Directly opposite the base color is its complement—in this case, the orange range. What the complement brings is contrast. A color and its complement convey energy, vigor and excitement. Typically, the complement is used in a smaller amount as an accent; a spot of orange on a blue field, as shown above. Split complement One step either way are the complement’s own analogous colors. This palette is called a split complement. Its strength is in the low-contrast beauty of analogous colors, plus the added punctuation of an opposite color. In this case, the blue would most likely be used as the accent. 9 Complement/analogous This mixed palette is the same as the split complement but with more color. Its added range yields soft, rich harmony on the warm side and sharp, icy contrast on the cold side, an intense and exciting combination. Analogous/complement Colors analogous to our base color make cool harmony punctuated by a hot spot of complementary color. Keep in mind that opposites of the same value tend to fight but complement when different (below). This is why you want to eyedropper dark, medium and light values of each color. Opposite colors, same value Opposite colors, different values

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan