Phần 3 của loạt bài cài đặt WP trên Buffalo nas

Qua 2 phần hướng dẫn, chúng ta đã khá quen thuộc với NAS và Wordpress. Tuy nhiên để ai ai cũng có thể truy cập vào wordpress trên NAS thì chúng ta không thể cứ quanh quẩn trong nội mạng gia đình nữa, mà phải chường mặt ra với bàn dân thiên hạ, muốn được như thế bắt buộc chúng ta sẽ phải làm quen với 1 thiết bị quan trọng nữa, đó là Router WiFi 

Sắn sàng chưa? chúng ta đi vào phần 3 nhé

  • Phần 1: Kích hoạt web server trên buffalo nas
  • Phần 2: Cài đặt wordpress trên Nas
  • Phần 3: Làm sao để truy cập được wordpress trên Nas từ ngoài mạng
  • Phần 4: Những trục trặc thường gặp

Phần 3: Truy cập Wordpress từ ngoài mạng

 

Vai trò của Router WiFi

Router là bộ cấp phát định tuyến (tạo ra các số IP cho các thiết bị trong nội mạng gia đình), mà ngày nay kiêm luôn tính năng của 1 modem (chuyển tín hiệu ra vào từ internet và mạng nội bộ). Cho nên nếu không có router thì đừng mơ có NAS và internet, mặc khác để truy cập được trang web trên NAS, chúng ta phải thay đổi thông số trang thiết lập của router nữa đó.

Cụ thể Router WiFi trong bài này hiệu TP-Link, số hiệu 150M Wireless Lite N Router, Model No. TL-WR741N / TL-WR741ND, loại mà Vietel cấp miễn phí khi bạn đăng ký lắp cáp quang

Thử xem xét trường hợp một mô hình mạng gia đình đơn giản nhất. Giả sử chúng ta có 1 ổ NAS kết nối với 1 router WiFi và phần còn lại (1 máy tính để bàn và 1 laptop) kết nối với router qua sóng WiFi

Để truy cập được internet, các thiết bị như NAS, Desktop và Laptop phải kết nối đến Router (bằng WiFi hay dây) và được Router cấp cho 1 số IP trong nội mạng gia đình.

Cụ thể trong sơ đồ trên chúng ta có

  • Desktop có số IP là 192.168.1.101
  • Laptop  192.168.1.102
  • NAS là 192.168.1.103

Làm sao để biết các con số này? thì vào trang setting cúa Router nhé (http://192.168.1.1)

Tuy nhiên các con số này chỉ để router quản lý các thiết bị kết nối trong nội mạng gia đình mà thôi, chúng hoàn toàn vô nghĩa với người truy cập từ ngoài mạng. Mọi giao tiếp ra vào từ bên ngoài chỉ thông qua một con số IP đại diện là số IP của Router.

Vậy làm sao biết số IP của Router ?

Rất đơn giản, bạn chỉ cần vào internet truy cập trang web http://www.whatismyip.com là kết quả có ngay chình ình ở đầu trang (ở đây số của mình là 115.79.241.24)

Lưu ý: Đây là số IP động, sẽ thay đổi sau mỗi lần router tắt mở lại. Đau đầu ở chổ này đây, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này sau.

Làm sao để mọi người có thể truy cập vào wordpress trong NAS của bạn?

Trước tiên bạn phải mở port trong Router theo các bước sau

  1. Truy cập vào TP-Link qua số IP: http://192.168.1.1 bằng trình duyệt web
  2. Đăng nhập usernam: admin, pass: admin
  3. Vào Forwarding > Virtual Servers > Add New

Kể từ giờ muốn truy cập vào wordpress trên NAS thì

  • Với bạn (truy cập từ nội mạng gia đình) thì vào địa chỉ http://192.168.1.103:81
  • Với mọi người (truy cập từ ngoài mạng) thì gõ http://115.79.241.24:81

Tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng số IP 115.79.241.24:81 như 1 người "xa lạ" từ bên ngoài

Khai báo số IP trong trang setting của wordpress

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy, bạn phải thực hiện thêm 1 thao tác nữa là nhập dòng địa chỉ http://115.79.241.24:81 cho cả  ô Wordpress Address (URL) và Site Address(URL) trong mục Settings của wordpress có như thế các file CSS mới kết nối được với các file PHP.

 

Đăng ký 1 tên miền từ trang http://www.no-ip.com

Đến đây chắc là bạn muốn mọi người truy cập vào wordpress trên NAS qua 1 tên miền đàng hoàng hơn là con số 115.79.241.24:81 dài ngoằn và khó nhớ có phải không?

Kết nối domain với số IP của router

1. Đăng ký: Chọn Sign in và Sign Up for an account

2. Chọn gói dịch vụ: Tiết kiệm nhất là gói free.

3. Khai báo:

  • Username: (mình chọn ngquyetdinh)
  • Password: (********)
  • Confirm password: gõ lại y chang như trên
  • email: (This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
  • Hostname: có rất nhiều đuôi cho bạn chọn ở đây, nhưng theo mình, đẹp và dễ nhớ nhất là no-ip.org.

4. Kết nối tên miền của no-ip với số IP của router

Bạn chọn tên hostname (với điều kiện tên này chưa bị ai đăng ký, mình chọn duocvang) và từ giờ domain của bạn sẽ là "hostname".no-ip.org (của mình là duocvang.no-ip.org)

Hoàn tất phần đăng ký và kết nối. Kể từ giờ, mỗi khi muốn mời ai ghé qua trang wordpress trong NAS, bạn chỉ cần chia sẻ địa chỉ duocvang.no-ip.org (đẹp, dễ nhớ và chuyên nghiệp)

Lưu ý: Do kết nối theo kiểu Redirect nên sau khi gõ tên miền http://duocvang.no-ip.org, trang wordpress cá nhân hiện ra thì dòng địa chỉ hiện ra số IP nguyên thủy của nó (http://115.79.241.24:81). Hơi khó coi và khuyết điểm này mình sẽ khắc phục vào phần hướng dẫn sau.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan