Tôi thích NGHỆ THUẬT CHỮ (typography) và tôi đã được học qua về nó trong thời kỳ đại học. Tuy nhiên, khi được nhận trách nhiệm nghiên cứu và giảng dạy thì tôi thấy những gì học được không là gì so với thế giới kỳ thú của chữ viết.

Truyền thuyết tháp Babe trong kinh thánh, giải thích vì sao có nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới
Pieter Bruegel the Elder (1563)

Lịch sử của nghệ thuật Typography cũng là lịch sử của chữ viết kéo dài xuyên suốt quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại. Trước khi chữ viết xuất hiện, có lẽ ÂM THANH là kiểu truyền tải thông tin tiến bộ nhất vào thưở bình minh của loài người (các tín hiệu sơ khai hơn là CỬ CHỈ, HÀNH ĐỘNG,.. xuất hiện mặc nhiên như một bản năng sẵn có).

Bắt đầu từ những khát khao lưu giữ kỷ niệm của người xưa

Như đã nói ở trên, âm thanh là một trong các kiểu truyền tải thông tin sơ khai nhất (tất nhiên là sau cử chỉ, hành động). Nó là phương tiện giao tiếp nhanh chóng, đầy đủ, nhưng cũng rất dễ tan biến vào không gian, rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng. Những kinh nghiệm, cảnh báo được kể lại cho nhau nghe từ thế hệ này sang thế hệ khác càng ngày càng bị sai lệch mông lung. Âm thanh chỉ là kiểu thông tin tạm thời, và con người cần có 1 thứ gì đó để đóng gói nó lại, giữ lại nó lâu hơn để đảm bảo có thể lưu giữ, kế thừa kinh nghiệm từ đời này sang đời khác

kỹ thụât in stencil cổ xưa nhất trên vách đá ở Patagonia Argentina

Những dấu in bàn tay trong hang động ở Patagonia Argentina vào khoảng 25000 TCN thật đáng kinh ngạc. Có đầy đủ dấu tay ÂM (hình trắng trên nền tối) và DƯƠNG (hình tối trên nền sáng)

Từ âm thanh đến hình ảnh

Những nỗ lực đầu tiên để ghi lại sự kiện, sinh hoạt là những bản vẽ trên vách các hang động vào khoảng 25000 TCN (Trước Công Nguyên). Đó là những hình vẽ đơn giản hay chữ tượng hình ở giai đoạn sơ khai nhất nhưng rõ ràng chúng giữ được 1 thời gian lâu hơn âm thanh, bằng chứng là chúng còn tồn tại cho đến tận ngày nay mặc cho thời gian hủy hoại sau hàng thiên niên kỷ. 

Các hình vẽ trên vách hang động Queensland, Australia

Tranh vẽ trên vách đá ở hang động Queensland, Australia (khoảng 13.000 TCN) là một trong những ví dụ sớm nhất về hình thức giao tiếp bằng văn bản.

Từ hình ảnh đến chữ tượng hình, ký hiệu, biểu tượng

Những hình vẽ, hình khắc trên đá càng lúc càng trở thành những nét vẽ nhanh theo cảm xúc và tiến đến mức độ đơn giản nhẩt... để dần dần trở thành Chữ Tượng Hình sau này. 

các hình vẽ trên vách đá càng lúc càng trở nên đơn giản

Hình không cần tô vẽ quá kỹ, chỉ cần nhìn vào là nhận ra ngay là được. Điều đó nói lên hình chỉ cần dùng để truyền đạt thông tin chứ không nhằm để trang trí trên các khung vách hang động thời tiền sử.

Rồi 1 ngày hình ảnh có thể mã hoá cho lời nói

Sẽ không có gì đáng nói nếu như muốn nói về cái gì thì vẽ ra cái ấy. Ví dụ nói về con bò thì vẽ con bò, mặt trời thì vẽ mặt trời. Thế nhưng ngôn ngữ không đơn giản như thế. Có hàng lô hàng lốc những thứ mà mà chúng ta không thể vẽ ra được như "ngày hôm qua", "người khó tính",... 

Ý tưởng sử dụng hình ảnh là 1 dạng lưu giữ của lời nói thì nó phải phản ánh được âm thanh. Nghĩa là những từ nói giống nhau phải cùng 1 cách thể hiện về hình dạng. Ví dụ như ĐƯỜNG (con đường - road, street) và ĐƯỜNG (cục đường - sugar) sẽ cùng 1 cách "viết" dù chúng hoàn toàn không liên quan đến nhau tí nào cả. Và như thế chữ viết không còn là hình ảnh nữa mà phải đưa về dạng ký hiệu (symbol) vì 2 đối tượng này có hình dạng hoàn toàn khác nhau.

  • Typography (chữ nghệ thuật) - là ngành nghệ thuật mà đối tượng là chữ
  • petroglyph (tranh khắc đá) - hình khắc trên đá thời tiền sử
  • pictograph - tranh vẽ lên đá thời tiền sử nét mỏng như chữ tượng hình
  • pictogram (chữ tượng hình) - nét vẽ đơn giản minh họa 1 từ ngữ nào đó 
  • ideogram (chữ tượng ý) - là hình ảnh đại diện cho 1 ý tưởng, 1 khái niệm
  • phonogram (chữ tượng thanh) - là biểu tượng đại diện cho lời nói

 

3000 TCN - Những hình thức văn tự đầu tiên trên các mảnh đất sét

Việc lưu lại hình ảnh mang tính tự phát vì thuở ban đầu có thể do nhu cầu trang trí, tín ngưỡng. Nhưng ý tưởng dùng hình ảnh lưu lại tiếng nói mới thực sự là phát minh vĩ đại của loài người, vì như thế "tiếng nói" mới có thể được đóng gói cất giữ, lưu lại cho đời sau hay di chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không bị thất thoát, sai lệch? Công lao sử dụng chữ viết mã hóa cho ngôn ngữ thuộc về dân tộc người SUMER vào khoảng 3000 TCN.

Cuneiform - Chữ cổ xưa của người SUMER ở Nam Lưỡng Hà thời kỳ đồ đồng, được viết bằng cách dùng những que nhọn ấn vạch trên các mảnh đất sét còn ướt 

là khu vực mà phần lớn nằm trên quốc gia Iraq ngày nay
Vị trí vùng đất SUMER trên bản đồ thế giới ngày nay

Các chữ này là hình thức đầu tiên "tiếng nói" được giữ lại lên một mặt nền vững chắc để truyền lại đời sau 1 cách nguyên vẹn

Một trong những hình thức văn tự cổ xưa nhất của nhân loại

Người Sumer dùng số đếm theo hệ lục thập phân, mà con người đương đại chúng ta còn sử dụng ở việc đo đạc thời gian 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây. Chúng ta kế thừa số đếm này qua trung gian người Hy Lạp cổ đại.

NGƯỜI AI CẬP - Cũng vào thời gian này người Ai Cập cổ đại cũng đã phát triển 1 hệ thống Chữ Tượng Hình, Chữ Tượng Ý và Chữ Tượng Thanh cho riêng mình

Các mẫu tự Hieroglyphics Ai Cập cổ đại trong Book of the Dead

Tuy nhiên theo chuyên gia Irving Finkel ở Viện Bảo Tàng Anh Quốc, các ký hiệu này chưa thật sự được xem là CHỮ, nó chỉ nhằm cố ghi lại 1 điều gì đó mà đa phần là sổ sách ghi chép số lượng hàng hoá hay các ký hiệu tín ngưỡng. Ví dụ người Lưỡng Hà cổ đại thường vẽ sơ sài các hình ảnh để tượng trưng những gì mà họ muốn ghi chép.. nên giai đoạn này có thể được xem là giai đoạn Tiền Văn Tự

Lời bình: Cũng có thể có các hình thức chữ viết cổ xưa hơn nhưng vì thể hiện trên các mặt nền kém bền mà ngày nay không còn tìm thấy được chăng?

Một số ví dụ về chữ tượng hình, chữ tượng ý và chữ tượng thanh

Thông tin trao đổi bằng cử chỉ dễ hiểu nhất là 2 động tác phổ biến cho mọi dân tộc mà còn tồn tại đến ngày hôm nay

Gật đầu ⟶ Ừ, đồng ý
Lắc đầu ⟶ từ chối 

Nói về giai đoạn Tiền Văn Tự,  chúng ta có tiến trình phát triển từ tranh trên vách đá, chữ tượng hình, chữ tượng ý và đến chữ tượng thanh như dưới đây

petroglyph, pictograph ⟶ pictogram ⟶ ideogram ⟶ phonogram

Chữ tượng hình nhiều lắm cũng chỉ vẽ ra những đối tượng, những danh từ.. nhưng thông tin lại cần biểu đạt cả những ý nghĩa, hành động. Chữ Tượng Hình có lẽ ai cũng đã biết, thế còn chữ tượng ý là sao? Chắc hẵn bạn đọc sẽ thắc mắc về các khái niệm này và cần được giải thích ngay để thông suốt vấn đề.

Ví dụ về chữ tượng hình, chữ tượng ý và sự kết hợp giữa chúng trong thời... hiện đại

Bây giờ là chữ tượng thanh. Như đã nói ở trên, âm thanh, ngôn ngữ là thứ có trước rồi sau đó chữ viết mới xuất hiện. Như vậy thì CHỮ phải đại diện được cho lời nói để có thể lưu chúng lại trên... mặt đá. 

Đầu tiên mỗi âm được đại diện là 1 "ký tự" như chữ a (đọc là a), nhưng về sau sẽ có những âm được đại diện bằng 2, 3 ký tự như nh, ngh, ... do số âm điệu trong lời nói nhiều hơn số lượng ký tự rất nhiều. Bằng cách này chữ viết "mã hóa" được đầy đủ, trọn vẹn được giọng nói (là hình thức giao tiếp trước đó) mà không cần phải "đẻ" thêm ký tự mới vốn là thứ khó học, khó nhớ.

Chữ HIGH gồm 4 ký tự đại diện cho 2 âm. Tương tự chữ SHEEP đại diện cho 3 âm

Trong lịch sử Việt Nam, chữ viết của chúng ta hiện tại là chữ La tin mà cần phải thêm các dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) vào để mã hoá được tiếng NÔM lúc bấy giờ. Nói như vậy để thấy được kỳ công của cha đẻ Chữ Quốc Ngữ - giáo sĩ Alexandre de Rhodes.

- Xin cám ơn thầy Nguyễn Long đã cho tôi kiến thức và niềm đam mê về bộ môn nghệ thuật này

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan