Ảnh số trên màn hình (hay trên trang giấy in) được hình thành từ một ma trận điểm li ti lắp ghép lại với nhau.

Hình ảnh được tạo thành từ các điểm

Tất cả ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình hoặc in trên trang giấy đều hình thành từ các điểm - gọi là điểm ảnh (Pixel). Độ sắc nét ảnh tùy thuộc vào số lượng của các điểm này trên 1 đơn vị ô vuông màn hình = 1 inch.

ở độ phân giải thập thấp sẽ ảnh sẽ hiển thị pixel ở dạng dưới ô vuông
  • Trên màn hình là điểm ảnh là pixel và đơn vị là inch, vì vậy độ phân giải là ppi (pixels per inch) = số pixel trên 1 cạnh của 1 inch vuông.
  • Trên giấy in là điểm tram, cho nên độ phân giải là dpi (dots per inch).

Càng nhiều pixel ảnh càng nét do chứa nhiều màu hơn, tuy nhiên càng nhiều pixel thì ảnh càng nặng nề.

Pixel có hình dạng là các ô vuông?

Bình thường pixel có hình vuông, nhưng có nhiều trường hợp chúng là hình khác. Ví dụ trong điện ảnh chúng có thể có hình chữ nhật

Pixel có kích thước là bao nhiêu?

Pixel không có kích thước cố định, vì thế các điện thoại cao cấp bây giờ có màn hình nhỏ xíu mà có độ phân giải hơn cả màn hình. 

Cùng 1 kích thước nhưng ảnh bên phải sẽ chi tiết hơn do có độ phân giải cao hơn (hạt pixel nhỏ hơn) 

Trường hợp cùng kích thước, nhưng ảnh bên phải có số pixel gấp đôi bên trái --> Vậy độ phân giải sẽ gấp đôi và ảnh nét hơn.

Ảnh bên phải lớn hơn nhưng độ phân giải lại nhỏ hơn

Ảnh bên phải và trái đều có 10 pixel trên mỗi cạnh vuông, nhưng ảnh bên phải lớn hơn gấp đôi, và như vậy độ phân giải giảm đi 1/2. Như vậy nếu giảm kích thước ảnh bên trái nhưng vẫn giữ số lượng pixel là 10 x 10 thì chúng ta đã tăng độ phân giải của chúng.

Độ phân giải bao nhiêu là vừa đủ?

Như vậy độ phân giải càng cao, số pixel càng nhiều, kích thước pixel càng nhỏ --- ảnh cảng rõ nét, dung lượng ảnh càng lớn. Bạn có thể tăng độ phân giải bao nhiêu cũng được, nhưng mắt người thì có hạn, ở 1 ngưỡng nào đó thì dù có tăng độ phân giải thì kết quả độ rõ nét cũng không khác biệt nhiều. Khác biệt không bao nhiêu mà dung lượng lại tăng lên kinh khủng, thì sự tăng này là 1 sự lãng phí. Vậy ngưỡng đó là bao nhiêu?

  • Để ảnh nhìn đẹp trên màn hình: 72 ppi, 96 ppi, 144 ppi
  • Để ảnh nhìn đẹp khi in lấn giấy: 300 ppi, 355 ppi,..
Độ phân giải ảnh dùng trong in ấn luôn cao hơn ảnh hiển thị trên màn hình

Trong lĩnh vực in ấn thì độ phân giải 150 ppi có thể cho ra 1 bản in tạm được, nhưng để đảm bảo chất lượng thì độ phân giải bản in phải là từ 240 - 600 ppi, phổ biến nhất là 300 ppi.

xem thêm Ảnh số - độ phân giải trong in ấn

Ảnh lớn độ phân giải thấp = ảnh nhỏ độ phân giải cao

Như vậy nếu bạn có 1 ảnh kích thước 3000 mm (72 ppi) nhưng nhu cầu thì cần ảnh đó ở kích thước nhỏ 300 ppi thì sử dụng phương pháp bóp nhỏ điểm pixel ảnh lại.

Để chuyển hình to có độ phân giải thấp thành hình nhỏ có độ phân giải cao - bỏ kiểm Resample image

Ảnh lớn (độ phân giải thấp) và ảnh nhỏ (độ phân giải cao) có cùng số pixel và cùng dung lượng (ảnh gốc ở unsplash)

Theo cách này thì cách để tăng độ phân giải 1 ảnh (cho đủ chuẩn in) là giảm kích thước của chúng mà vẫn giữ nguyên số lượng pixel và như thế chất lượng ảnh không thay đổi.

Tại sao chuyển 1 ảnh sang màn hình có độ phân giải cao lại... nhỏ hơn?

Với 2 màn hình có cùng kích thước, màn hình nào có độ phân giải cao hơn (điểm ảnh pixel nhỏ hơn) sẽ hiển thị ảnh nhỏ hơn và rõ hơn. Như vậy với ảnh 1920x1080 ở màn hình này thì full màn hình, còn qua màn hình kia thì chỉ chiếm có 1 góc (muốn full thì cần nhiều pixel hơn).

Độ phân giải ảnh và độ phân giải màn hình

Màn hình máy tính khởi đầu có độ phân giải là 72 ppi, rồi 96 ppi. Quá trình tiến hóa của màn hình theo xu hướng hình ảnh hiển thị ngày càng rõ nét cũng đồng nghĩa với kích thước pixel ngày càng nhỏ lại để tăng lượng pixel trên mỗi inch vuông. Ví dụ như máy tính xách tay có màn hình 16.5 inch, chiều rộng phổ biến là 1980 pixel, nếu giữ độ phân giải là 72 ppi thì kích thước chiều ngang sẽ phải là 68.58 cm (= 1980/72 = ~ 27 inch) quá cồng kềnh cho 1 thiết bị cơ động. Vì thế các điểm pixel sẽ được nén nhỏ lại ở độ phân giải 120 ppi để giữ nguyên số lượng pixel 1980 pixel trên màn hình 16.5 inch.

Kích thước màn hình

Các màn hình TV hiện nay, do các quá nhiều kích thước như 27 inch, 32 inch, 45, 55,... nên độ phân giải thường được gọi là tổng số điểm ảnh trên chiều ngang và chiều đứng màn hình

  • Màn HD (High Definition) có độ phân giải là 1280 x 720 pixels, tối ưu ở các màn hình nhỏ hơn 35 inch
  • Màn hình Full HD (Full High Definition) có độ phân giải là 1920 x 1080 pixels, tối ưu ở các màn hình nhỏ hơn 60 inch
  • Màn hình 2K - độ phân giải gấp đôi Full HD. Màn hình lớn thì càng cần có nhiều điểm ảnh để giữ độ nét mịn
  • Màn hình 4K - độ phân giả 4 lần full HD
1 pixel trên màn hình gồm 3 bóng đèn màu RGB cơ bản
Độ phân giải phổ biến trên các màn hình

Trong cuộc đua về chất lượng hiển thị, các hãng chế tạo màn hình không dừng lại ở độ phân giải 72 ppi cơ bản mà tăng dần để tăng chất lượng hiển thị mà chủ yếu là để câu khách.

  • 72 ppi - là độ phân giải đạt mức độ hiển thị trên màn hình (screen size), thường thấy ở các ảnh jpg, png,..
  • 96 ppi (jpg, png)
  • 144 ppi (HiDPI, retina screens = 72 x 2)
  • 192 (96 x 2)
  • 300 ppi - là độ phân giải đạt chuẩn in ấn. Thường thấy ở các ảnh tif, psd, jpeg, png
  • 400 ppi - là độ phân giải in ấn đòi hỏi độ chất lượng cao. Thường thấy ở các ảnh tif, psd, jpeg, png
Phóng to 1 hình ảnh hết mức sẽ thấy chúng hình thành từ các pixel

 

Kích thước và độ phân giải

 


http://www.frankschrader.us/image-resolution-72ppi-vs-96ppi-vs-300ppi/

http://screensiz.es

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan