Vẽ chì là môn học gần như là đầu tiên khi bước đầu làm quen với hội họa, và nó xuyên suốt trong những khoá học sau đó bao gồm vẽ chân dung, vẽ người hoặc phong cảnh.

Vậy lựa chọn chì thế nào và mua bao nhiêu loại cho đủ?

Viết chì - pencil

Vẽ chì thì tất nhiên là phải có viết chì, viết chì để vẽ ở đây là viết chì chuốt, trên thị trường có 2 loại H và B (9H, 6H, 3H, 2H, HB, 2B, 3B, 6B, 9B)

  • Số H càng lớn càng chì càng lợt và cứng: Loại chì này để phát nét, ký họa cho những nét rõ, nhưng không cần đậm
  • Số B càng lớn càng chì càng mềm và đậm: dùng để tô bóng, nhấn đậm các mảng tối
  • HB: là bút chì có độ đậm và độ cứng vừa phải
  • F (Fine): kiểu chì thông dụng tương tự như HB

Nếu là người mới học bạn cần có 1 bộ viết chì gồm 5 cây: 6H, 3H, HB, 3B, 6B (tối thiểu là 3 cây: 3H, HB và 3B) hiện tại mình đang xài hiệu COLLEEN, xài ổn mà khá rẻ.

Tại sao không dùng bút chì máy cho tiện (khỏi chuốt)? 

Bạn có thể sử dụng bút chì máy nếu quen tay, nhưng với bút chì chuốt bạn vẽ sẽ linh hoạt hơn do ruột chì có độ dầy có thể tô bóng hay kẻ nét đều được.

DỤNG CỤ HỖ TRỢ

  1. Cán nối viết: với những cây viết chì cụt ngủn thì cán nối là 1 dụng cụ thật sự cần thiết để không bỏ phí

    Cán nối viết cũng có loại có thể dùng bảo vệ đầu chì (chút ngược đầu viết vô) hoặc có kèm đồ chuốt viết chì ở cán viết.

  2. Dao chuốt: bạn có thể sử dụng dao rọc giấy văn phòng

Gôm - eraser

Gôm mềm, màu đen, bạn có thể dùng dao cắt tam giác để có đầu nhọn dùng để gom các ngóc ngách.

Giấy - paper

Nếu vẽ ký họa, bạn chỉ cần 1 quyển tập, vẽ giấy canson, khổ A3, A4 có bán sẵn ở các hiệu sách cửa hàng, hoặc 1 quyển sổ tay giấy photocopy cũng được. Còn vẽ chân dung hay toàn thân khổ lớn (50 x 70 cm ) thì mua giấy việt trì khổ Avề cắt ra tuỳ theo khổ vẽ. Giấy Việt Trì màu vàng ngà ngà có 1 mặt nhám để ăn chì khi tô bóng,

DỤNG CỤ HỖ TRỢ

  1. Ống đựng giấy: thuận tiện vận chuyển bằng cách cuộn giấy cho vào ống
  2. Băng keo giấy (30-50mm): để dán giấy lên bảng vẽ

Giá đỡ - easel

Giá đỡ có thể bằng gỗ hoặc sắt để giữ bảng vẽ và giấy ở vị trí ngang tầm mắt người đứng vẽ

Giá vẽ có thể là giá vẽ lớn dựng đứng từ mặt đất hay giá nhỏ dựng trên mặt bàn

DỤNG CỤ HỖ TRỢ

  1. Bảng vẽ: gi
  2. Băng keo giấy (30-50mm): để dán giấy lên bảng vẽ

Dụng cụ đo đạc

1. Que đo: Là 1 que bằng kim loại hay bằng gỗ có chiều dài từ 30 - 40 cm. Các tiệm hoạ phẩm họ bán que đo là căy căm xe đạp. Có công dụng: Nhắm, đo mẫu để giữ hình vẽ theo đúng tỷ lệ.

2. Dây dọi: Là  1 đoạn dây có 1 đầu treo 1 vật nặng ở đầu (thường là 1 cục chì), rất hay thấy trong xây dựng, kiến trúc. Có công dụng gióng các điểm theo phương đứng, giúp dựng hình không bị đổ, xiên.

Dụng cụ khác

1. Thước kê tay: Khi cần vẽ chi tiết các khu vực nằm sâu bên trong tranh, bạn cần 1 "chiết cầu" bằng mica trong để tì cườm tay không phạm vào các nét chì trên giấy. Cái này bạn có thể tự chế hoặc tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ vẽ kỹ thuật cho dân kiến trúc.

2. Đồ chuốt chì: Để chuốt nhọn đầu các chì máy, phần bột chì mịn sau khi chuốt được sử dụng để tô bóng.

 

 

VÀI CỬA HÀNG HỌA PHẨM (Tp.HCM)
ART FRIEND

24 Lê Thị Riêng, Q1, TP. HCM  ĐT: (08) 39255001 DĐ: 0908213119 Đây là nơi chuyên bán hàng hiệu nên giá khá chát, bù lại bạn sẽ mua được các hoạ phẩm chất lượng cao từ Châu Âu, Nhật Bản mà không dễ gì tìm thấy ở những nơi khác.

TÝ PHƯỚC

138B, Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3,Tp HCM (Đối diện ĐH Kinh Tế) Số điện thoại: (08)38225998

62 NGUYỄN DUY

62 Nguyễn Duy, P.3, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM luyenthikientruc-mythuat.com ĐT: 08.38416668 (0903944539)

ĐÔNG LỢI

34 Nguyễn Lâm, P.7, Q.PN, TP. HCM ĐT: 08.35513398 (0939 415 356)

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan