(Dịch từ bài "Tree Tutorial" của Katherine Dinger - jezebel)

Sau bài hướng dẫn vẽ sóng biển, tôi nhận ra rằng mình chưa có một bài hướng dẫn thực sự đúng nghĩa, vì vậy tôi sẽ viết một bài về kỹ thuật vẽ cây


Bước 1 - Tìm một ảnh nền mà bạn vẽ cây lên đó. Giống như bài hướng dẫn vẽ sóng biển, chúng ta không mất thời gian vào các bước vẽ cảnh nền ;)

 

Bước 2 - Phát họa sơ vài cái cây vào các vị trí thích hợp, chỉ vẽ thân cây thôi. Tin tốt lành là cây cối không có một hình dạng "hoàn hảo". Bạn không cần phải có bàn tay chính xác, khéo léo mới có thể vẽ được 1 thân cây đẹp. Về cơ bản, thân cây sẽ to ở phần gốc và thon dần lên trên (một số loài cây có thân không thon lắm). Vẽ thân cây cho đặc trưng một chút, đừng tạo ra 1 thân cây thẳng đơ hay cứng ngắt - hãy cho nó có những cục u, hoặc những lồi, lỏm.

Nói về thân cây, chúng ta hãy trao đổi về nó 1 chút. Bạn đừng tạo 1 cái cây như cây kẹo mút (lollipop tree) có tán lá như một trái banh tròn cắm trên 1 cái que. Một số cấy có nhánh rủ xuống sát đất, một số có những đoạn rễ xương xẩu nhô từ dưới đất lên, còn cây số khác có cánh tay vươn ra gần như song song với mặt đất. Có rất nhiều trường hợp nên chúng ta cứ mặc tình sáng tác.

Bước 3 - Vì nguồn ánh sáng chiếu từ hậu cảnh, nên cây sẽ có các mảng sáng dọc theo 2 bên rìa thân (kiểu ảnh ngược sáng)

Có hàng trăm kiểu chất liệu vỏ cây, Một số trơn, mịn như sứ, số khác thì sần sùi nhiều khối u. Dù vậy vỏ cây khi nhìn chi tiết cũng khá dễ vẽ, miễn là bạn có 1 chút kiên nhẫn. Tôi đã tạo 3 phiên bản chất liệu vỏ cây ở đây và thử tìm hiểu và phân tích quy luật tạo thành để mô phỗng lại trên tranh vẽ

  1. Vỏ cây có những đường vân và các đường sọc ngang quanh thân, thêm vài vết xướt dọc để trông thật hơn
  2. Về cơ bản, vỏ cây kiểu này được tạo thành từ hàng loạt các đốm màu xếp kế tiếp nhau, khoảng trống giữa các đốm được tô đậm hơn. Các đốm có hình dạng, kích thước đa dạng một cách ngẫu nhiên.
  3. Vỏ cây kiểu này có nhiều đường sọc cẩu thả, có độ đậm nhạt khác nhau. Một số vệt có màu sáng hơn, nỗi bật lên nền. Thêm vài vết nứt ngang để phá thế đơn điệu.

Bước 4 - Giờ là lúc bạn chọn chất liệu cho vỏ cây, quyết định quy trình thực hiện và bắt đầu tô bóng. Tôi chọn mẫu chất liệu vỏ cây số 1 vì nó khá dễ và có vẻ thú vị khi thực hiện :D

Bước 5 - Do hiện tại các thân cây đang lơ lững, tôi neo chúng xuống đất bằng cách thêm 1 chút bóng đổ ở gốc cây. Tôi cũng tinh chỉnh chất liệu của vỏ cây bằng cách thêm mảng bóng sáng.

Bước 6 - Theo tôi, đây là phần đáng sợ thứ 2 trong tiến trình vẽ cây (cái đáng sợ nhất vẫn chưa đến MWAHAHA). Bạn giờ đã được trang bị kiến thức vẽ cây, bạn có thể bắt đầu vẽ thêm các cành và nhánh nhỏ. Kiểu cây tôi vẽ khá đơn giản nên không phải tốn quá nhiều công sức, nhưng nếu bạn vẽ một cây sồi thì sao? Bạn sẽ làm việc thật nhiều để thêm các nhánh cây. Đừng ngần ngại tìm các ảnh chụp để tham khảo các tư thế cây sao cho tự nhiên hơn.

Giờ chúng ta hãy nói một chút về các nhánh cây. Đừng sợ chúng! hãy yêu chúng! Đừng tạo ra một mớ hỗn độn  (a big wiggledly gobbledy-goop of a mess). Hãy xem cành cây như chúng có nhiều cái.. đầu gối. Vâng, cây với các khuỷu gối! Trên nhánh cây thường sẽ có một cục nhỏ ở nơi chúng chuyển hướng giống như khuỷu tay hay đầu gối. Cho dù các phầm uốn cong của cành cây rất duyên dáng, chúng vẫn có một cục nhỏ nếu nhìn cận cảnh. Hình dáng cành cây sẽ thật hơn nếu bạn thêm cho chúng các "khớp gối" ở những góc uốn cong.

Bước 7 - Bạn biết còn phần đáng sợ nhất trong tiến trình vẽ cây mà tôi từng nhắc tới ở phần trước? Vâng, nó là bước này đây. Những chiếc lá. Tất cả những chiết lá nhỏ xíu. Thực ra nó không đến nỗi đáng sợ lắm. Tất cả những gì bạn làm ở bước này là lao vào và tạo ra hàng loạt các điểm nhỏ. Có nhiều việc quá không? Chắc chắn là nhiều rồi, nhưng nó cũng thật sự rất dễ. Ở những tán lá dầy đặc bạn chỉ cần đổ màu nguyên một mảng và thêm các đốm lá ở phần rìa của mảng mà thôi.

Bước 8 - Ok, Để thực hiện được điều này, thao tác của bạn sẽ khác 1 chút. Sử sụng công cụ lasso tool "vẽ" một vùng chọn có hình dạng nguyên một nhánh lá nhỏ. Giống như kiểu vùng chọn dưới đây

Dùng màu hơi tối hoặc sáng hơn 1 chút, đổ đầy vùng chọn. Tại sao làm như vậy? Có vài lý do ở đây. Trước tiên là làm cho mảng nhánh lá sắc nét hơn, kế đó là bạn có thể tạo lấp đầy các mảng lớn tán lá một cách lộn xộn từ kỹ thuật này. Tôi thường tách mảng nhánh lá riêng ra một layer để có thể copy, paste ra thật nhiều và sắp xếp chúng lên nhau một cách lung tung tạo hiệu ứng chồng lấp, che phủ của tán lá. Kỹ thuật này hiệu quả trong việc tiết kiệm công sức và thời gian.

Bước 9 - Bước này cơ bản cũng sử dụng kỹ thuật như bước 8, ngoại trừ bạn sẽ rắc thêm màu vào phần sáng của tán lá. Trong mảng sáng của tán lá, tôi sử dụng cọ chất liệu (a textured brush) thêm vào các điểm màu tươi trộn vào tán lá làm màu sắc phong phú hơn.

Bước 10 - Là bước cuối cùng. Tiếp tục thêm các chi tiết sâu hơn cho đến khi bạn có được cảm giác vừa mắt như mong muốn. Tôi thêm các mảng sáng vô tán lá và vài chiếc lá rơi vương vãi trên mặt đất.

Vậy là xong. Hy vọng hướng dẫn này hữu ích cho mọi người :)

by jezebel


http://www.pocketmole.com/tutorials/trees/

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan