Trong sơn dầu, 2 dung môi được sử dụng phổ biến nhất là dầu Thông và dầu Lanh. Thế nhưng để sử dụng thành thạo 2 dung môi này không phải người vẽ nào cũng biết
- Dầu Thông (Turpentine): Là dung dịch lỏng trong suốt, nhanh bay hơi, có mùi nồng hắc khó chịu.
- Dầu Lanh, còn gọi là dầu cá (Linseed) là dung dịch sệt, có màu vàng nhạt, mùi như dầu cá trong các lọ Vit A, Vit D bán ở tiệm thuốc
Khi nào dùng dầu thông?
- Khi cần pha loãng màu
- Khi cần màu nhanh khô, nên thường hay được sử dụng để lên màu lót
- Làm mỏng lớp sơn
- Do tính hòa tan tốt nên có thể sử dụng dầu thông để rửa cọ. Tuy nhiên, để tránh độc hại, người vẽ có thể rửa cọ bằng.. dầu ăn. Việc rửa cọ bằng dầu ăn còn giúp cọ không bị khô cứng vài ngày sau đó.
Nhược điểm khi dùng dầu thông
- Sơn nhanh khô, làm người họa sĩ không có cơ hội trộn màu trên mặt toan
- Sơn loãng làm rít cọ
- Màu tô có quá nhiều dầu thông sẽ mất độ óng ánh, tạo cảm giác bề mặt lớp sơn bị khô ráp.
Khi nào dùng dầu lanh
- Khi cần làm trơn nét cọ (tăng độ nhớt)
- Là chất kết dính giúp làm quánh màu, tạo màng, làm dầy lớp sơn.
- Làm sơn lâu khô, giúp người vẽ có thời gian điều chỉnh tranh nhiều lần
- Tăng độ bóng, giảm độ trong bề mặt sơn
Nhược điểm khi dùng dầu lanh
- Lâu khô (so với dầu thông) nên tranh dễ bị nứt màu nếu lớp sơn bên ngoài khô trước bên trong.
- Màu trộn bị ám vàng
Nhiều họa sĩ sử dụng dung dịch hỗn hợp dầu lanh và dầu thông theo tỉ lệ 2:1 để pha loãng màu khi vẽ.
Sử dụng kỹ thuật sơn trên lớp sơn còn ướt
Khi lên màu nhiều lớp, hãy nhớ nguyên tắc "béo trên gầy" (Fat over Lean hay Slow over Fast rule). Lớp sơn ở ngoài phải nhiều dầu tạo màng hơn lớp sơn bên dưới. Hay nói cách khác lớp ngoài phải lâu khô hơn để tránh bị hiện tượng rạn nứt (lớp ngoài khô rồi mà lớp trong vẫn còn ướt)
- Dùng dầu thông cho các lớp sơn lót nền
- Trong khi vẽ, tăng từ từ độ dầu trong sơn bằng cách dùng dầu lanh thay dầu thông cho những lớp sơn về sau.
Nguồn: https://www.cassart.co.uk/blog/how_to_oil_painting_mediums.htm https://giasunhanvan.com/ky-thuat-ve-tranh-son-dau.html