Để tính ngày tháng người ta phải dựa trên một hiện tượng tự nhiên nào đó lặp đi lặp lại đều đặn theo 1 chu kỳ nhất định để làm đơn vị

  • Một ngày (ngày và đêm): Là 1 vòng quay trái đất tự xoay quanh mình mà người trên trái đất "thấy" được nhờ vào sự xuất hiện của mặt trời ở phía đông và cuối ngày chìm mất ở phía tây.
  • Một tháng (theo con trăng): Là 1 vòng quay của mặt trăng quanh trái đất, biểu hiện trăng có xuất hiện dạng hình lưỡi liềm, tròn dần, khuyết lại và biến mất.
  • Một năm: Là chu kỳ của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông biểu hiện sự thay đổi thời tiết rõ rệt, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh vật trên mặt đất.

Hiện tượng tự nhiên mang tính chu kỳ rõ ràng nhất sau ngày đêm, là con trăng. Cứ mỗi tháng mặt trăng đều đặn khuyết - tròn - khuyết rồi.. biến mất (đêm 30). Vì hiện tượng này lặp đi lặp lại gần như không thay đổi (khoảng 30 ngày) mà nó nhanh chóng được dùng làm lịch trong các phiên bản đầu tiên. Vậy là thuở bình minh sơ khai, con người dựa theo con trăng để chia thời gian theo từng tháng.

Trăng tròn rồi lại trăng khuyết

Sao lịch âm lại không mang tính thực tiễn?

Thế nhưng lịch không chỉ để đo lường thời gian mà còn là cái khung để gắn kết mọi sinh hoạt sống của con người vào đấy như mùa màng trồng trọt, chăn nuôi.. Lịch âm dựa trên con trăng để chia ngày tháng, nhưng mùa vụ lại phụ thuộc vào vòng quay của trái đất quanh mặt trời, mà nay gọi là 1 năm. Vì trên 1 vòng quay lượng ánh sáng mặt trời chiếu lên trái đất khác nhau nên có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông biểu hiện thời tiết thay đổi. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động sinh học trên trái đất, ví dụ như mùa Đông lạnh lẽo, thực vật ôn đới rụng lá, nguồn thực phẩm cho gia súc không có: không thuận lợi về mặt chăn nuôi và tất nhiên là không thể trồng trọt được. Vậy cuộc sống của sinh vật phụ thuộc chủ yếu vào mặt trời chứ không phải mặt trăng. (mà hồi đó mặt trời và mặt trăng đều "xoay" quanh trái đất)

Lịch tạo ra là để phục vụ cho đời sống của con người, do đó 1 năm lý tưởng phải bằng đúng thời gian quay 1 vòng của trái đất quanh mặt trời gói trọn 4 mùa xuân, hạ, thu đông, .. mà tiếc thay đó là 1 số vô cùng lẻ: 365,242199 ngày.

Tiến trình dưới đây là những nỗ lực tính toán ra con số đó của con người trong lịch sử

Dương lịch từ đâu mà có?

 

Julius Caesar (49 TCN - 44 TCN)

Dương lịch là lịch của người La mã bắt nguồn từ lịch âm (nhưng không phải lịch Trung quốc hiện nay). Lúc bấy giờ mỗi tháng trong lịch La Mã cổ chỉ có 29 hay 30 ngày.. mà tổng số 12 tháng thì chỉ có 354 ngày nên càng lúc lịch càng lệch xa với mùa màng thực tế, vốn theo đúng với 1 vòng quay của trái đất quanh mặt trời (hơn 365 ngày một chút).

Để có thể ứng dụng được vào nông nghiệp, người La Mã lâu lâu phải thêm 1 tháng trong năm. Đến khoảng năm 46 trước Công nguyên, Hoàng Đế La Mã Julius César sửa lại lịch cho đủ 365 ngày, sát với chu kỳ xoay quanh mặt trời của trái đất, gọi là lịch Julius. Từ lúc này trở đi, mỗi tháng trong lịch Julius không còn lệ thuộc theo con trăng nữa. Lịch Julius cũng có 12 tháng, giữ nguyên tên trước đó là Ianuarius, Februarius, Martius, Aprilis, Maius, Iunius, Quintilis, Sextilis, September, October, November và December (theo ngôn ngữ La Mã cổ đại). Chỉ khác là chia làm 2 loại tháng xen kẻ nhau: tháng đủ và tháng thiếu

  • Tháng đủ: có 31 ngày (cho những tháng lẻ)
  • Tháng thiếu là tháng có 30 ngày là những tháng chẵn (2,4,6,8,..)

Vậy tổng số ngày của 12 tháng sẽ là 6 x 31 + 6 x 30 = 366 ngày

Một vòng quay trái đất quanh mặt trời

Tại sao tháng 2 là tháng có số ngày ít nhất?

Vì lúc đầu căn cứ vào 1 chu kỳ quay của mặt trăng nên số ngày trong tháng là 30 chứ không phải 1 con số nào khác.

Nhưng mỗi năm trái đất quay quanh mặt trời chỉ khoảng 365 ngày thôi (chính xác là 365 ngày + 5h48'46'' = 365.2425 ngày) → Vậy phải bớt đi 1 ngày, bớt tháng nào đây??

La mã thời đó, các tử tù thường bị hành hình vào tháng 2, tháng 2 được gọi là tháng đau buồn, nên người ta muốn nó ngắn lại → vậy trừ bớt 1 ngày ở Tháng 2 → Nên tháng 2 chỉ còn 29 ngày.

Sau này, khi hoàng đế Julius băng hà, để tưởng nhớ, người La mã lấy tên ông đặt cho tháng 7 (Quintilis), là tháng sinh nhật ông, thành Julius.

Augustus kế tục sau này, muốn được lưu truyền, ông lấy thêm 1 ngày của tháng 2 đắp cho tháng sinh nhật mình, là tháng 8 và đặt tên nó là August. Vì thế, mà tháng 2 lại chỉ còn lại 28 ngày, còn tháng 8 có 31 ngày (để thành tháng đủ, cho bằng tháng sinh nhật của Julius). Do hám danh, muốn tự đề cao mình mà lịch dương lúc bấy giờ có 3 tháng đủ liền nhau (tháng 7, 8, 9). Để giải quyết điều bất ổn đó, Augustus lấy một ngày của tháng 9 đưa sang tháng 10, và lấy một ngày của tháng 11 đắp vô tháng 12. Vì thế dương lịch mà ta đang dùng có 7 tháng đủ mỗi tháng có 31 ngày là các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Như vậy sự xộn lộn của lịch dương ngày nay có nguồn gốc từ lòng hẹp hòi của người xưa.

 

Vết tích Đế Chế La Mã ngày nay

Thực ra lịch sử lịch dương còn nhiều thay đổi, nhưng sau mỗi triều đại đều được trả về phiên bản trước đó, duy Augustus vẫn được giữ cho đến ngày nay là do công lao giúp đế chế La Mã hưng thịnh thời trị vì.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan