Xu hướng tự nhiên của mắt

  1. Điều đe dọa: mặt kinh dị, ma, quỷ, quái vật,
  2.  

1. Quan tâm đến những đường viền của mảng: Để nhấn mạnh chu vi, một số hoạ sĩ đã vẽ đường viền ở một vài nơi ven mảng. Hoặc là kỹ thuật chú trọng làm nổi bật hình mảng trên một mặt nền sẫm hơn (hoặc sáng hơn) để nêu bật đường viền ở đó.

2. Nhìn chậm lại trên những vùng phức tạp: Vì lẽ đó mà hoạ sĩ cần có ý định thanh lọc các hình mảng để mắt nhìn không bị chú ý một cách vô ích vào những chi tiết phụ hoặc chẵng ích lợi gì, lại có hại cho nhân vật chính. Về mặt hình hoạ, kỹ thuật thể hiện những nét thanh thoát càng phải được áp dụng tối đa.

3. Ưu tiên chú ý đến người: nhất là khuôn mặt, và trên đó là đôi mắt, rồi đến miệng, và cuối cùng là mũi

4. Chuyển động ngang: Trước hết, trái lại có vài điều chưa nói hết được về những chuyển động theo chiều dọc. Một bố cục hoàn toàn theo chiều ngang sẽ luôn tạo được sự "nghỉ ngơi" cho con mắt bởi vì mắt đưa ngang dễ dàng hơn. Nhưng kiểu bố cục này cũng có khi gây nhàm chán. Ngược lại, một bố cục có quá nhiều đường thẳng dọc "khó nhọc" để ngước lên, sẽ lại rất khó chịu cho mắt nhìn.

Mặt khác, đường xiên chéo gợi cảm giác dễ chịu hơn, vì nó trình bày một thoả hiệp có thể chấp nhận được giữa đường thẳng ngang và đường thẳng dọc. Điều này giải thích tính năng động của những bố cục hợc những khuôn hình đặt trên đường chéo góc của hình ảnh.

5. Khi 2 hình mảng đặt cách xa nhau có 1 điểm chuẩn chen vào giữa (chếch từ 20o hoặc 40o chẵng hạn) thì cái nhìn sẽ theo đúng nguyên tắt là đi tới mảng gần hơn

6. Một hình ảnh lớn, tập hợp những hình ảnh khác, giống hệt nhưng nhỏ hơn thì dễ gây chú ý và lôi cuốn người xem.

7. Một điểm duy nhất quan trọng ở quá gần khung tranh làm cho cái nhìn của ta phải vấp vào đường chu vi của tranh gây hại cho những yếu tố khác. Phần còn lại của hình ảnh do đó có thể bị bỏ qua. Điều này giải thích một phần sự thận trọng thường xuyên của người hoạ sĩ trong việc phân bổ và cân bằng những yếu tố khác nhau trong tranh

8. Hai điểm qua trọng cùng phải được chú ý lại ở quá xa nhau sẽ làm cho cái nhìn bị giằng co. Chẳng điểm nào làm trọn vai trò chủ yếu của mình là cuốn hút sự chú ý người xem. Trái lại, nếu chúng xích lại gần nhau thì sẽ giảm bớt được sự bất lợi nói trên.

9. Hướng xem hình ảnh của mắt giống như đọc sách (từ trái sang phải ở các nước phương tây). Con mắt ta quét trên hình ảnh bắt đầu từ góc cao bên trái, rồi đi dần xuống theo kiểu "dích dắc" từ phải sang trái cho đến tận góc thấp dưới cùng bên phải (xem hình)

Đó cũng là động thái của một chủ đề "động" làm cho chủ đề này trở nên năng động hơn khi nó được trình bày đi từ trái sang phải theo hướng chuyển của mắt nhìn. Còn ở phương đông, nơi có thói quen đọc sách lại khác (đọc từ phải sang trái) động tác tất nhiên phải ngược lại. Muốn phê phán một bức tranh khắc gỗ Nhật bản cho đúng với giá trị và trình bày được ý nghĩa cốt lõi của nó, một người phương tây sẽ phải cố gắng "đọc" bức tranh bắt đầu từ bên phải.

 

THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA THỊ GIÁC

Khi nhìn các thành phần trong 1 bức tranh, có vài thành phần sẽ giữ mắt người xem lâu hơn những thứ khác, đôi khi chúng còn tạo ra được cảm giác quyến rũ, thu hút. Vì vậy việc tìm hiểu và kiểm tra những gì đưa vào khung hình là cần thiết, để tranh luôn nêu bậc được chủ đề chính mà không bị tranh chấp từ những thành phần gây rối loạn, sao nhãn.

Mức độ quan tâm

1. Khuôn mặt người (hình ảnh phản chiếu của chính chúng ta)

Hình như luôn thu hút mắt người xem, do đó làm giảm bớt sự chú ý tới tất cả các yếu tố khác trong tranh, mà lại càng quyến rũ hơn nữa nếu nhân vật được nhìn từ phía trước mặt (hoặc ba phần tư) và sự hiện diện của người này được khẳng định ở tiền cảnh của bức tranh. Hơn nữa, một khuôn mặt người được thể hiên trong chuyển động bao giờ cũng được chú ý hơn so với khuôn mặt bất động.

Khuôn mặt cuốn hút sự chú ý hơn toàn thân trừ khi toàn thân được trông thấy toàn bộ và làm theo động tác. Đáng chú ý trong khuôn mặt trước hết là đôi mắt rồi đến miệng, trừ khi các nét khác trên khuôn mặt không gì lạ thường. Một bức "chân dung biếm hoạ" chắc chắn sẽ gây tác dụng ngược lại với nguyên tắt trên bằng cách phóng đại một trong những nét phụ của mặt như vẽ đôi tai quá to hoặc mũi dài ngoằng, buộc người ta phải chú ý hơn cả mắt và miệng.

2. Các loài vật: Đặt biệt là các loài vật nuôi trong nhà như chó, mèo, ngựa cũng có những điểm rất đáng chú ý nhưng không thể nào bằng được mặt người. Bởi vậy, trong một bức tranh có một người dắt chó hay ngựa thì bao giờ người cũng là nhân vật chính, trừ khi con chó, hay ngựa được đặt gần như trên cùng một diện với người.

Nhưng nếu một người được nhìn từ xa và một con vật lại ở tiền cảnh thì con vật sẽ được chú ý một cách thích thú hơn.

3. Những yếu tố động (sóng, mây, nước, xe): Dù là bất động vẫv

4. Những hình ảnh vô tri

 

 

Cắt xén

Không cắt ngay các khớp

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User