● Năm 384 – 322 trước Công nguyên, Aristotle cho rằng màu sắc là thuộc tính của bề mặt vật chất, ánh mắt, như động tác sờ chạm, đi từ mắt chạm vào vật chất khiến ta biết được màu của chúng. Ông cũng là người đầu tiên cho rằng 3 màu Đỏ, Lục và Lam của cầu vồng mà là 3 màu không thể pha ra được.

● Kế thừa lý thuyết màu sắc của Aristotle, nhà toán học François d’Aguilon (1567-1617) coi đỏ, vàng và lam là 3 sắc “cao quý” mà từ đó có thể tạo ra tất cả các màu khác.

● Cuối TK XIV, hoạ sĩ Cennino Cennini (1370-1440) đã cho ra đời mô hình màu đầu tiên về sắc độ thể hiện dạng khối cầu trên mặt phẳng 2 chiều. Ông đã dùng 7 màu Đen, Đỏ, Vàng, Lục (khoáng chất tự nhiên) và Trắng, Lam và Vàng.

● Năm 1664 nhà hóa học Robert Boyle (1627 – 1691) người Ái-Nhĩ-Lan đã sử dụng 5 màu cơ bản làm màu nhuộm trong kỹ nghệ dệt là màu đen, trắng, đỏ, vàng, và lam. Từ 5 màu sơ cấp này có thể mô phỏng sắc của vô số các màu khác nhau trong tự nhiên, tuy nhiên sự hòa trộn của ông thiếu độ lộng lẫy

● Năm 1671, Isaac Newton phát hiện ra dãy quang phổ khi cho ánh sáng mặt trời chiếu qua 1 lăng kính thuỷ tinh in lên 1 mặt phẳng, và ông đã đưa ra 2 khám phá vĩ đại vào thời đó

  • Ánh sáng trắng mặt trời là màu tổng hợp của tất cả các màu khác
  • Nối 2 đầu dãy quang phổ tạo nên vòng tròn màu khai sinh vòng thuần sắc đầu tiên là lý thuyết cơ bản của màu sắc hiện đại sau này
    • Ông sử dụng các nốt nhạc đặt tên cho các màu cơ bản
    • Phát hiện ra màu Magenta, là màu được thêm vào để nối 2 đầu dải phổ màu

Tuy nhiên lại vấp phải nghịch lý trong thực tế là vòng thuần sắc của ông không thể sử dụng để pha màu trong hội hoạ vốn chỉ sử dụng cho hệ màu trừ.

● Năm 1725, hoạ sĩ và thợ in khắc người Đức Jacob Christoph Le Blon (1667 – 1741) đã chỉ ra được sự khác nhau giữa các màu dùng trong hội hoạ (màu chất liệu) và các màu ánh sáng (màu quang phổ) làm cơ sở cho sự phân biệt 2 hệ màu cộng (màu dương tính) và hệ màu trừ (âm tính) có ý nghĩa trong ứng dụng thực tiễn.

● Năm 1810, Mô hình quả cầu hoà sắc được hoạ sĩ người Đức Philipp Otto Runge đề xuất dựa trên 3 màu sơ cấp Đỏ, Vàng, Lam cùng 2 màu đen và trắng để tạo ra tất cả các màu còn lại. Trên quả cầu của Runge

  • Độ sáng được xếp theo đường vĩ tuyến
  • Sắc độ màu được xếp theo kinh tuyến
  • Độ bão hòa màu được xếp từ tâm ra mặt quả cầu.

Đây là lần đầu tiên mỗi màu có vị trí chính xác trong tương quan với tất cả các màu khác (các màu nguyên cũng như các màu pha trộn.

● Năm 1905, Albert Munsell, giáo sư hoạ sĩ trường mỹ thuật Massachusetts, đã thể hiện được mối quan hệ giữa các thuộc tính màu sắc như độ biến thiên các màu nguyên, độ bão hoà và sắc độ trên 1 mô hình 3 chiều trên 1200 màu sắc còn được sử dụng đến ngày nay.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User