Tìm trên mạng với dòng "những phụ nữ việt nam nỗi tiếng" gặp toàn các nữ cách mạng và lạc vào các triều đại vua chúa xa xưa. Bực cái "body", mình làm 1 bài viết riêng về những phụ nữ việt nam nỗi tiếng đã từng biết, những người mà ít nhất mình cũng thưởng thức được các tác phẩm của họ đóng góp còn đến tận ngày nay.
THẪM THUÝ HẰNG
Trước năm 1975, Thẩm Thúy Hằng là minh tinh màn bạc nổi tiếng. Bà không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn tham gia nhiều phim của các nước trong khu vực.
Thẩm Thúy Hằng sinh năm 1941 tại Hải Phòng. Bà tên thật là Nguyễn Kim Phụng. Từ khi đi học, Kim Phụng đã nức tiếng là hoa khôi trong giới học sinh.
Tên Thẩm Thúy Hằng là do ông bà chủ hãng phim Mỹ Vân đặt khi Kim Phụng vượt qua 2.000 cô gái đẹp khác trong cuộc thi tuyển diễn viên của hãng. Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là vai “Tam Nương” trong phim “Người đẹp Bình Dương” của đạo diễn Năm Châu năm 1958. Bà còn đóng nhiều vai trong các phim như: Tấm cám, Sự tích Trầu Cau, Nửa hồn thương đau…
Với tài năng diễn xuất và gương mặt đẹp chuẩn mực, Thẩm Thúy Hằng ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng công chúng đưa bà lên đỉnh vinh quang và trở thành ngôi sao đứng trên đỉnh cao danh vọng.
Thẩm Thúy Hằng với vẻ đẹp chuẩn mực như cằm chẻ, môi mọng hình trái tim, mũi thẳng, mắt sâu…Bà khiến người đối diện cuốn hút bởi vẻ đẹp sắc sảo, tự nhiên của mình
Những phim tham gia
- Người đẹp Bình Dương (1958)
- Áo dòng đẫm máu (1960)
- Oan ơi ông Địa (1961)
- Tơ tình (1963)
- Bóng người đi (1964)
- Nàng (1970)
- Như hạt mưa sa (1971)
- Xin đừng bỏ em 1970
- Sóng tình (1972)
- Tứ quái Sài Gòn (1973)
- Điệp vụ tìm vàng (1973)
- Năm vua hề về làng (1974)
- Giỡn mặt tử thần (1975)
KIỀU CHINH
Nữ diễn viên Kiều Chinh (tên khai sinh là Nguyễn Thị Chinh, sinh 3 tháng 7 năm 1937 tại Hà Nội) là nữ diễn viên nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và từng tham gia trong một số phim của Hollywood.
Năm 1954, Kiều Chinh được gia đình người bạn của cha đưa vào miền Nam di cư, khi đó bà 15 tuổi. Hai năm sau, Kiều Chinh kết hôn với người con trai của gia đình ân nhân đã cưu mang mình và có với chồng 3 người con.
Đúng vào năm 18 tuổi, Kiều Chinh có cơ duyên tham gia vào đoàn làm phim của ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân với vai nữ chính Như Ngọc trong bộ phim nổi tiếng một thời "Hồi chuông Thiên Mụ". Kể từ lúc đó bà mới chuyển hẳn sang dùng nghệ danh Kiều Chinh. Ngay sau khi bộ phim công chiếu, bà đạt được thành công lớn với vai diễn đầu tiên của mình và liên tục được mời tham gia nhiều phim khác.
[caption id="" align="aligncenter" width="400"] Kiều Chinh và nét đẹp thánh thiện[/caption]
Sau vai diễn đầu tiên, Kiều Chinh liên tiếp gặt hái những thành công trong các phim kế tiếp như “Mưa rừng” của Alpha Films - đạo diễn Thái Thúc Nha, đồng diễn với Kim Cương, Xuân Phát và Ngọc Phu. Đến phim thứ ba là “Ngàn năm mây bay”, phỏng theo tiểu thuyết của Văn Quang, do Hoàng Anh Tuấn đạo diễn thì Kiều Chinh đã là hàng "sao". Bộ phim này đươc trình chiếu khắp các màn ảnh lớn Sài Gòn , Cần Thơ, Huế vào năm 1962.
[caption id="" align="aligncenter" width="535"] Kiều Chinh cùng với nữ diễn viên Đài Loan Lâm Kỳ tại sân bay Đài Bắc ngày 19 tháng 5 năm 1966[/caption]
Bằng tài năng của mình, Kiều Chinh đã đặt chân tới nhiều Liên hoan phim thế giới như: Tây Đức, Ấn Độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan…
[caption id="" align="aligncenter" width="400"] Kiều Chinh sánh đôi cùng Alan Alda trên màn ảnh[/caption]
Trong thập niên 1960, bà cũng xuất hiện trong các bộ phim của Hoa Kỳ như
- A Yank in Vietnam (1964)
- Operation C.I.A. (1965) (diễn với Burt Reynolds).
- Destination Vietnam (1968) (diễn với Philippines Leopoldo Salcedo, Nguyễn Long và Ðoàn Châu Mậu).
- Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ (1969) (diễn với Thẩm Thúy Hằng, Đoàn Châu Mậu và Lê Quỳnh.
- The Evil Within (1970) (diễn với ngôi sao Ấn Độ Dev Anand , Rod Perry , Vimal Ahuja , Zeenat Aman , Henry Feist)
- Hè muộn (1973) (diễn cùng Nguyễn Tất Đạt, Bội Toàn, Như Loan).
- Người tình không chân dung (1971) ở vai trò nhà sản xuất
Cho đến hiện tại, Kiều Chinh là diễn viên Việt Nam đầu tiên và cũng là duy nhất đạt được những thành tích đáng nể này tại Hollywood.
THANH NGA
Thanh Nga (1942–1978) là nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng của Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1942, quê quán ở Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Thanh Nga là một Phật tử, có pháp danh Diệu Minh.
Các vai diễn
- Áo cưới trước cổng chùa (vai Xuân Tự)
- Bên cầu dệt lụa (vai Quỳnh Nga)
- Bông hồng cài áo (vai Nga )
- Bóng tối và ánh sáng (vai Vân)
- Bọt biển (vai Mía)
- Chuyện tình An Lộc Sơn (vai Dương Thái Chân)
- Con gái chị Hằng (vai Trinh)
- Đoạn tuyệt (vai Loan)
- Đời cô Lựu (vai Kim Anh)
- Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
- Gió ngược chiều (vai Hoàng hậu Mã Nhi Nương Bửu)
- Hoa Mộc Lan tùng chinh (vai Hoa Mộc Lan)
- Khói sóng tiêu tương (vai Bàng Lộng Ngọc)
- Nắng sớm mưa chiều (vai Tuyết Vân)
- Ngã rẽ tâm tình (vai Uyên)
- Người vợ không bao giờ cưới (vai Sơn nữ Phà Ca)
- Ni cô Diệu Thiện (vai Diệu Thiện)
- Nửa đời hương phấn (vai Hương)
- Phạm Công – Cúc Hoa (vai bé Nghi Xuân)
- Phụng Nghi Đình (vai Điêu Thuyền)
- Sân khấu về khuya (vai Giáng Hương)
- Sau ngày cưới (vai Bà mẹ cách mạng)
- Sông dài (vai Lượm)
- Tấm lòng của biển (vai Thanh)
- Thái hậu Dương Vân Nga (vai Dương Vân Nga)
- Tiếng hạc trong trăng (vai Xuyên Lan)
- Tiếng trống Mê Linh (vai Trưng Trắc)
- Xử án Bàng Quý Phi (vai Bàng Quý Phi)
TRA GIANG
Nguyễn Thị Trà Giang (sinh năm 1942 tại Quảng Ngãi) là một diễn viên điện ảnh Việt Nam. Bộ phim đầu tiên bà tham gia là phim Một ngày đầu thu năm 1962 (đạo diễn Huy Vân), và bộ phim cuối cùng là Dòng sông hoa trắng năm 1989 (đạo diễn Trần Phương). Trà Giang cũng tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng và đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Chị Tư Hậu (huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (vai Dịu, đoạt giải diễn viên nữ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Quốc tế Moskvanăm 1973).
Bố của nghệ sĩ Trà Giang là nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Khánh. Chồng của bà là Nghệ sĩ ưu tú, giáo sư âm nhạc Nguyễn Bích Ngọc. Hai vợ chồng có một người con gái cũng nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật là nghệ sĩ dương cầm Bích Trà.
Các phim đã tham gia
- Một ngày đầu thu (1962)
- Chị Tư Hậu (1962)
- Làng nổi (1965)
- Lửa rừng (1966)
- Cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn (1969)
- Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972)
- Bài ca ra trận (1973)
- Em bé Hà Nội (1974)
- Ngày lễ thánh (1976)
- Mối tình đầu (1977)
- Cho cả ngày mai (1981)
- Huyền thoại về người mẹ (1987)
- Hoàng Hoa Thám (1987) vai vợ ba của Đề Thám
- Kẻ giết người (1988) vai bà Phượng, (đạo diễn Hoài Linh)
- Dòng sông hoa trắng (1989), (đạo diễn Trần Phương)
Bên cạnh điện ảnh, Trà Giang còn thử sức trong lĩnh vực hội họa và đã có triển lãm tranh vào năm 2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bà còn liên tiếp 7 lần là thành viên Hội đồng Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.
DIỄM MY
Diễm My sinh năm 1962, tại Nha Trang, trong một gia đình có 3 chị em. Sau khi bố mất, năm 1972 gia đình Diễm My chuyển vào Sài Gòn sinh sống và định cư đến giờ.
Năm 1979, khi là một nữ sinh 17 tuổi ở trường trung học Nguyễn Bá Tòng (nay là trường Bùi Thị Xuân, quận 1), Diễm My được đạo diễn Lê Dân phát hiện và mời đóng vai phụ trong bộ phim Trang giấy mới, tuy chỉ là vai nhỏ, nhưng nó đã đưa chị đến với điện ảnh như một cái duyên tiền định.
Khoảng năm 1980-1981, khi My mới 19 tuổi, mua bánh mì trên đường Trần Hưng Đạo, bên cạnh tiệm chụp hình Phan Bá Đương, chị đứng ngó nghiêng xem hình ở tiệm thì tình cờ ông đi ra và hỏi: "Cô muốn chụp hình không, tôi chụp cho". Mừng quá, chị gật đầu liền vì hồi đó chụp hình còn là cái gì đó xa xỉ lắm. Mấy tấm hình này thỉnh thoảng lên vài tạp chí, rồi thôi, vì sau đó Phan Bá Đương đi Mỹ.
Năm 1983, đạo diễn Lê Dân lại mời chị tham gia vai chính - cô giáo Dung trong phim Tiếng sóng.. Tuy nhiên, bộ phim không mang thành công về cho Diễm My như mong đợi.
Năm 1984, Diễm My gặp gỡ Nguyễn Kỳ. Có người bạn chụp hình chị rồi rửa ở tiệm Nguyễn Kỳ. Khi chị đi lấy hình thì gặp ông, ông mời chụp mẫu. Lúc đó Diễm My không biết là chị được lên lịch, lại lên lịch điện ảnh cùng với các chị Hà Xuyên, Bích Liên, Thúy Lan, Thanh Loan... nữa.
Trong suốt 4 năm từ 1985 đến 1988, Diễm My nghiễm nhiên trở thành top model ảnh lịch. Công nghệ chụp hình và in ấn của Sài Gòn ngày ấy tốt hơn ở Hà Nội nên lịch Diễm My được tiêu thụ mạnh ở ngoài Bắc. Diễm My gọi đó là thời kỳ mà đi vào nhà nào cũng thấy hình của chị.
Thời đó, khán giả khắp mọi miền đất nước biết đến chị với tư cách là một người mẫu hơn là một diễn viên điện ảnh. Nhưng cũng từ đó, các vai diễn của chị trong hàng loạt phim truyện nhựa: Rừng lạnh, Vết thù năm tháng, Bí mật thành phố cấm, Dòng sông hoa trắng, Phía sau cuộc chiến... dần trở nên hoàn thiện.
Năm 1994, sau khi hoàn thành vai nữ chính trong bộ phim 'Về trong sương mù', Diễm My kết hôn với doanh nhân Hà Tôn Đức và rút lui khỏi làng giải trí để thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Mãi đến 10 năm sau, năm 2004, Diễm My mới trở lại với điện ảnh qua bộ phim '39 độ yêu', đóng vai một người mẹ và phần II phim Hướng nghiệp dài 50 tập của đạo diễn Châu Huế.
THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
Nhan sắc nỗi tiếng cuối cùng không phải là một người, mà là một bức chân dung. Bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Tác phẩm này được coi là bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất cho mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20
[caption id="" align="aligncenter" width="488"] tác giả: Tô Ngọc Vân, tranh sơn dầu, sáng tác năm: 1943[/caption]