Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean.
Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.
Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách vẽ fat over lean:
- từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ.
- giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi vẽ.
- Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền.
Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima):
Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn (muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì.
Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima - Bắt đầu là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể.
Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can đảm”.
Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn.
Vẽ trên sơn đã khô (Painting over dry paint):
Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ những bức phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu (miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô.
Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là:
- Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay.
- Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những lớp mầu một cách dễ dàng.
- Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng hơn.
Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị xỉn đi.
Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái hay của sơn dầu và mầu sắc không bền.
Vẽ trên nền tráng dầu (Painting over a Base of Oil):
Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil) lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu. Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour): Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng có cái đẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua.
sơn dầu là chất liệu khá dễ tiếp cận nhưng là rất khó để có thể nắm bắt và vận dụng thuần thục, điêu luyện. người vẽ sơn dầu cần có kiến thức căn bản và thực hành rất nhiều mới có thể thành công, tạo cho mình một lối bút pháp riêng.