Mỹ thuật học
Kiến trúc xếp đầu tiên do nơi cư trú là nhu cầu nguyên thuỷ, kế tiếp là những trang trí trong hang động,
cột, xà là 2 yéu tố tạo thành kiến trúc thoát khỏi hang động tự nhiên để tạo dựng nên 1 kiểu nhà ở sơ khai
Điêu khắc ra đời từ những tảng đá, cây gỗ được đẻo gọt làm vật thờ cúng.
Từ đẻo gọt, trang trí vật thờ cúng tạo nên hội hoạ bắt đầu tranh hang động từ hơn 3500 tước công nguyên
3 loại hình nghệ thuật này gắn kết kiểu thưởng thức thị giác trước đây được gộp chung là kiến trúc
Âm thanh dùng để báo tin, âm thanh có nhiều cung bậc tạo nên âm nhạc.. Có thể gõ, hú.. Âm nhạc ra đời
Thơ sơ khai mang âm hưởng từ những lời tán tụng, kể lể thương tiếc hay tôn sùng. Thơ ra đời bắt đầu khi ngôn ngữ đã phát triển hoàn chỉnh tạo nên văn học
Múa xuất phát từ điệu bộ và cử chỉ mô tả lại sinh hoạt hoặc sự kiện chiến thắng, tổng hợp từ âm thanh, ngôn ngữ.. Nghệ thuật sân kháu
Điện ảnh ra đời sau này tổng hợp gàn như tát cả các lạoi hình nghệ thuật trên có âm thanh, có múa, hát
Nhiếp ảnh k được xếp vào loại hình nghệ thuật nhưng k được xếp vào nghệ thuật thứ 8, do giới nghệ thuật k đồng tình
Theo cách xếp của Hegel
Các cách xếp khác: không gian, thị giác; thời gian
Có thêm đồ hoạ thoát thai từ hội hoạ
Mỹ thuật
K giải quyết vấn đề nguồn gốc, giải quyết chức năng các phưong thức trong tác phẩm, còn ứng dụng thì muôn mặt
Nghệ thuật ứng dụng xuất phát từ nghề tay trái các hoạ sĩ thời phục hưng, rồi tách dần ra khi công nghiệp phát triễn
Hội hoạ, đồ hoạ là nghệ thuật 2 chiều
Điêu khắc là 3 chiều
Hội hoạ mạnh nhất là chất liệu thị giác
Design là cơ bản về tạo hình
Đem mỹ thuật xúc giác vào

Sơn dầu là 1 trong những yếu tố quan trọng góp phần tách hội hoạ khỏi kiến trúc. Từ tk 11 đã xuất hiện nhiều tranh sơn dầu. Sơn dầu đã có từ thé kỹ 11, nhưng được xem như bí kiếp k truyền thụ về sau. Trước sơn dầu màu được lấy từ đất sét. Sau này lấy màu trộn với dịch đá vôi tạo kết dính trong tk đồ đồng cho đến đầu tk 15
Tranh lụa bắt nguồn tù chất liẹu giấy quyến. Vẽ trên giấy k được sửa. Vẽ ướt tạo nên độ loang huyền ảo

Việt nam có tranh sơn mài
Đồ hoạ: phải thông qua in ấn
Đặc tính là có thể tạo ra nhiều bản gióc qua in ấn, sao chép file gốc, xuất phát tùw vẽ tay đâu đó thời phục hưng, nhưng đồ hoạ phát triễn nhất cuối thập niên 80 tk 20 khi máy tính ra đời. Thâm nhập vào cuộc sống mà mọi người, ai ai cũng làm được. Nhưng vấn đề tuỳ thuộc vào ý tưởng, thiết kế k còn lệ thuộc vào giá cả, và kỹ năng vi tính.
Một trong những mẫu thiết kế đầu tiên là mẫu bao thuốc lá picasso
Viết bằng viết chì, Thiết kế đồ ký tên bên trái, bên phải ghi số 1/10, 2/200, 50/50 là số thứ tự bản in trên tổng số bản in. Cao su cũng là kỹ thuật đồ hoạ, in kim loại, in trên bảng kẽm, có 4 kỹ thuật chính. Khắc gỗ, khắc kim loại, in đá, in lưới
Khắc kim loại được ứng dụng trong in tiền. Bản khắc kim loại có thể khắc tay hoặc acid ăn mòn tuỳ theo thời gian mà có độ sâu mỏng khác nhau.. Điều lưu ý là hoạ sĩ vẽ bản in là phải vẽ ngược. Có miếng kiếng để thấy tác phẩm hoàn chỉnh
In gỗ là in nổi, in kim loại là in lỏm, in đá là in phẳng
In đá thường là đá vôi, dùng sáp vẽ trên mặt đá. Dùng acid loãng xuyên thấm phần k sáp tạo khuôn. Sau đó rửa sạch, rồi lăn mực. Mực sẽ k bám lên bề mặt có sáp
In độc bản chỉ tạo ra 1 bản duy nhất, cho phép can thiệp vẽ tay. vẽ sơn dầu cũng được xem là in độc bản
Déignmatic

Đường nét
Thống nhất đường nét là sự chuyển động của điểm

K có đường tâm lý các khái niệm k nối kết được nhau
Đường tâm lý nhà thiết kế tạo ra cho người xem phải dịch chuyển hướng mắt theo ý mình
Đường thật sự tạo nên hướng đường tâm lý
Tương phản hổ trợ các đường ngang george bellow, võ đài ở shakley
Đường nét muốn tạo khối thông qua đánh bỏng
Leonado bật thầy vẽ râu, tóc, Ma chealang tạo sáng tối
Vài tác phẩm có các đường thật sự k liền lạc, người xem phải nối bằng đường tâm lý


This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.


This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Ánh sáng trắng của mặt trời có 7 màu khác nhau về bước sóng, màu sắc vật chát là do ánh sáng k bị hấp thu, phản chiếu lại mắt người xem. Nếu hấp thụ hoàn toàn ánh sng mặt trời thì vật thể đó có màu đen. Bước sóng đỏ có bước sódng ngắn nhất nên tác động đến mắt người nhanh nhất. Nhóm màu đỏ kích thích nhiều hơn đó là nhóm màu dương, do thường thấy màu đỏ lớn hơn dù cùng kích thước so với màu khác.. Người nghĩ ra vòng thuần sắc đầu tiên là 1 nhà tâm lý chứ k phải là hoạ sĩ.
3 màu chính do k có màu nào pha ra chúng, màu vàng luôn nằm trên đỉnh trong vònh thuần sắc do là màu trung tính, k nóng, k lạnh. Màu trung tính còn có thêm màu tím.
Vàng chanh, đỏ Magenta và xanh Cobalt, Cyan. Màu bổ túc là màu thứ cấp
Sác thái khác sắc độ, sắc thái là thiên về màu nào đó, như ton màu. Sắc độ là pha trắng hay đen
Xu hướng tâm lý nhìn màu sắc tự nhiên kết nối nên đặt màu gần nhau sẽ cho hiệu ứng thị giác tổng hợp
Pha màu trên mặt bố luôn
Nóng lạnh là do bước sóng tạo cảm giác, ngã về đỏ ngã về màu nóng, về xanh lam là màu lạnh. Cảm giác nóng lạnh là có thực. Màu trắng là màu trung tính. Màu nóng cho cảm giác thoáng hơn, rộng rãi hơn. Xét vè mặt không gian, các màu lạnh cho cảm giác lùi xa hơn. PDo bước sóng dài hơn, đập vào mắt ngừoi xem chậm hơn, nên màu lạnh có cảm giác xa hơn màu nóng. Màu nóng cho cảm giác nặng nề hơn, cho cảm giác chiếm diện tích lớn hơn
Xử dụng màu nhìn thấy hơn là kiến thức hiểu biết máy trăm năm trước đây, nhóm trường phái ấn tượng đã tạo ra 1 cách mới mà đúc kết từ mấy trăm năm trước.
Màu còn tạo ra sự nhấn mạnh của tác phẩm, họ nhấn mạnh trước rồi mới tạo ra những nét phụ để tôn thêm
Màu là thuần, pha trắng, đen sẽ cho sắc độ dù tạo nên màu khác như đỏ trắng cho ra màu hồng. Hồng là sắc độ của đỏ. Khác biệt lớn nhất của màu và sắc độ là cường độ. Sắc độ có cường độ chậm hơn. Khi đã pha trắng, đen thì chấp nhận cường độ màu giảm.
Nhóm hoạ sĩ cổ điển từ tk thứ 5 TCN, nhóm thời kỳ hy lạp hoá chọn cách thực hiện khác cổ điển. Sau này xếp nhóm hy lạp hoá là k cổ điển. Nhóm cổ điển mất đi đến tk thứ 19 thời kỳ phục hưng. Tk 17 - 18 thời kỳ dị điển.
Quan niệm hình tượng là khác biệt duy nhất nhóm cổ điển và dị điển. Nhóm cổ điển quan niệm có thể vẽ trong nhà, dựa trên kinh nghiệm màu bất biến của cảnh lá thì xanh lục, trời luôn xanh lam.... Nhóm ấn tượng cho rằng vật thể chịu sự tác động của ánh sáng. Nên họ vẽ cái mà họ thấy. Hơn cái mà họ đã từng biết. Màu phong cảnh khác nhau theo từng thời điểm trong ngày.
Màu tương phản luôn có màu trung gian để tránh hiện tượng gắt, k tôn trọng của 2 màu tương phản tuyệt đối. K biết màu nào trước, màu nào sau.
Do sự phoqng phú màu nên k có tác phẩm nào lặp lại. Tác phẩm độc bản.
Hình trắng đen tạo cho ngừoi xem những cảm nhận khác nhau nếu tưởng tượng cho mình 1 sắc độ của 1 màu nào đó.
Cái quan trọng là chuyển tải thông điệp đến cho người xem.
Ý nghĩa màu sắc tuỳ thuộc văn hoá từng nước. Như màu tang ở việt nam là màu trắng, trong khi ở châu âu là màu tím.
Phối cảnh được hình thành từ 3 yếu tố là
Đường chân trời, hướng ngắm, vật thể mới tạo được yếu tố không gian
Phối cảnh hướng lên, điểm tụ là vô cực. Hướng xuống điểm tụ là tâm trái đất

 

 

Các loại hình nghệ thuật:

  1. Kiến trúc
  2. Điêu khắc
  3. Hội họa
  4. Âm nhạc (âm thanh)
  5. Thơ (ngôn ngữ)
  6. Múa (tổng hợp)
  7. Điện ảnh (tổng hợp)

( Hengel, Mỹ học, tập 2 (1999), Phan Ngọc dịch, NXB Văn học, tr. 29-362)
Nghệ thuật tạo hình – thị giác (không gian) (tịnh)
Kiến trúc
Điêu khắc
Hội họa
Đồ họa
Nghệ thuật âm thanh – thính giác (thời gian – động)
Âm nhạc
Văn học
Nghệ thuật biễu diễn thị - thính giác (không – thời gian/ tổng hợp – động)
Sân khấu
Điện ảnh
(Theo MF. Ốp-xi-an-nhi-cốp (2001), mỹ học cơ bản-nâng cao, NXB VHTT, tr. 392)

MỸ THUẬT
Mỹ thuật hiểu nôm na là “ nghệ thuật cùa cái đẹp” (“ mỹ) tiếng Hán – Việt, nghĩa là “đẹp”). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc. Theo cách nhìn khác, từ “ mỹ thuật” (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được.
Vì lý do này người ta còn dung từ “ nghệ thuật thị giác” để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của 1 bức tranh, giá trị mỹ thuật của 1 công trình kiến trúc. (bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Theo nghĩa rộng
Từ “ mỹ thuật” còn được dùng khi phân biệt những ngành của hội họa, mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí,… mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng.
Đôi khi thuật ngữ “ mỹ thuật” cũng được dùng cho nhiều loại hình nghệ thuật không gian – thời gian ( sân khấu, điện ảnh) và trong cuộc sống hằng ngày.

Theo nghĩa hàn lâm
Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào. Tuy nhiên, “ một tác phẩm được đánh giá là phần mỹ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viên (academi)”.
(Đặng Bích Ngân – chủ biên (2001)Từ điển mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, tr. 106-107.
Theo từ điển từ vựng mỹ học của Etienne Souriau – 1990, tiêu chuẩn mỹ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian, thời gian trong tranh; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mỹ học.
Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng.
Trên thế giới (cả Việt Nam) những người hoạt động trong ngành (mỹ thuật) thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật (hàn lâm) với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng.
Đơn giản hơn có thể hiểu là mỹ thuật là ngôn ngữ tạo hình được con người sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua chất liệu nào đó theo một cách riêng của mỗi người cho là đẹp.
Đây là khái niệm theo nghĩa hàn lâm và là cơ sở để đánh giá các tác phẩm mỹ thuật. Đặc biệt những loại hình mỹ thuật đương đại xuất hiện từ khoảng thập niên 1960 bao gồm:
Nghệ thuật Sắp đặt ( Installation art)
Nghệ thuật Biểu diễn (Performance art )
Nghệ thuật Hình thể (Body art)
… và nhiều loại hình khác.
(lưu ý, tên gọi các loại nghệ thuật thị giác này chưa thực sự thống nhất trong tiếng Việt)
Art gốc tiếng Latin ars có nghĩa là vừa là nghệ thuật vừa là thủ công, chỉ sự hiểu biết, khôn ngoan và theo nghĩa rộng là thợ thủ công hay một nghề nghệ thuật.
Làm chủ cái nhìn và bàn tay để tạo ra một vật hữu dụng để đáp ứng ước vọng sang tạo của con người.
Các lĩnh vực nghệ thuật:
Hội họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách trực tiếp (tác phẩm hội họa mang tính độc bản)
Đồ họa: nghệ thuật tạo hình trên bề mặt 2 chiều một cách gián tiếp qua các kỹ thuật in ấn ( tác phẩm đồ họa có nhiều bản).
Điêu khắc: nghệ thuật tạo hình trong không gian 3 chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều ( chạm khắc, chạm nổi).
Chất liệu ( texture)
Vật chất ( material tạm dịch – phương tiện) chủ yếu mà người ta dùng để thể hiện một tác phẩm nghệ thuật (vd: sơn dầu, sơn mài, màu nước, thạch cao, đồng,…). Vật chất được đặt trong tác phẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó.
(Đặng Bích Ngân – chủ biên (2001)Từ điển mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, tr. 40)
Chất liệu xúc giác là tên gọi ám chỉ các dạng vật liệu mà họa sĩ sử dụng để thể hiện tác phẩm mà ta có thể sờ mó bề mặt của chúng trực tiếp như gạch, gỗ, đá, đồng,…
Chất liệu thị giác để chỉ các hình thức diễn tả chất của bề mặt vật thể bằng sang tối trên mặt phẳng mà ta hoàn toàn có thể cảm được, nhận được bằng thị giác chứ không thể tiếp xúc trực tiếp bằng xúc giác.
(David A. Lauer, Stephen Pertak, Design Bassics (2000),)
Sơn dầu (Oil – màu dầu)
Sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố (pigment), thường dưới dạng bột khô được nghiền kỹ với dầu lanh (cây gai) hay dầu củ túc. Sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh (dễ dàng phủ kín lớp sơn khác ở dưới, trừ các màu có tính đặc biệt).
Về lịch sử
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết dùng màu trộn với dầu để vẽ, nhưng chất liệu lúc này vẫn rất thô sơ, nhiều nhược điểm và hạn chế.Trải qua thời gian, nhiều thế hệ họa sĩ đã dày công tìm tòi tự chế ra sơn vẽ.
Nhưng phải đến thời an hem họa sĩ Van Eyck ( khoảng 1390 – 1441) họ mới có thành công lớn trong việc hoàn thành và phát triển kỹ thuật vẽ bằng chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đến thời kỳ này đã trong trẻo tươi sang hơn, có độ bong đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian. Từ đó, sơn dầu được sử dụng rộng rãi hầu hết các nước trên thế giới. Có thể nói, việc hoàn thiện chất liệu sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh.
Tranh lụa
Tranh lụa có từ lâu đời tại Trung Quốc, Nhật Bản. Loại tranh duy nhất gọi theo nền tranh ( không gọi theo chất liệu vẽ) Tranh lụa hiện đại vẽ nhiều lần và có thể rửa, còn tranh lụa cổ vẽ trực tiếp trên nền khô.
Đồ họa
Đồ họa là một ngành vẽ, trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn để thể hiện tác phẩm, sản xuất ra nhiều bản để có thể phổ biến rộng rãi.
Tranh đồ họa có nhiều bản gốc do số tranh được in nhiều. (bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Đồ họa là nghệ thuật của nét, mảng, chấm. Với 3 yếu tố ấy, đồ họa tạo ra mọi thứ trên mặt phẳng gồm đủ thể loại như hội họa. Các sắc độ trong tranh được thể hiện bằng những nét gạch, chấm và các mảng hình đan xen, chồng chéo, song song …
Đồ họa cũng dùng màu sắc, nhưng chỉ xem đây là yếu tố phụ trợ điểm xuyết.
(GS. Phạm Công Thành (1998), Lược sử mỹ thuật & mỹ thuật học, NXB GD, tr.18)
Đồ họa là một trong những loại hình nghệ thuật tạo hình kinh viện. Tring mỹ thuật người ta thường dùng thuật ngữ “ đồ họa “ để chỉ đồ họa tạo hình ( đồ họa giá vẽ) như một khái niệm đồng nhất.
Một tác phẩm đồ họa được thể hiện bằng kỹ thuật in. Việc in tranh đồ họa khác với đồ họa công nghiệp. Mỗi tác phẩm được in riêng biệt, được đánh số và ký tên như một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là một bản sao. Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hình, còn phải có kỹ thuật in ấn đúng.
Các kỹ thuật in đồ họa
Bốn kỹ thuật in chính trong ngành đồ họa là khắc gỗ (wood block print), khắc kim loại (etching) in đá (lithography) và in lưới (silk screen printing/ serigraphy).
Ngoài ra còn có kỹ thuật in trên chất liệu giấy mỏng (chine-colle), collography, in độc bản, khắc nguội, khắc nạo, linocut (in trên ván lót sàn), aquatint (kỹ thuật khắc đồng bằng acid nitric) va in bằng sáp ong ( như trên vải hoa của người Mông).
Khắc gỗ
Khắc gỗ là kỹ thuật in khắc nổi cổ xưa nhất, có tại Trung Quốc từ thế kỉ thứ XIX. Phát triển mạnh vào thế kỉ XV với việc phổ biến giấy và kỹ thuật in chữ rời.
Khắc kim loại
Khắc kim loại ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ 15, phần lón là tranh in đen trắng, sau này mới phát triển them tranh in màu.
Kỹ thuật này là một nhánh phổ biến của kỹ thuật in khắc lõm ( intaglio). Tranh khắc kim loại có khả năng diễn tả sự vật bằng phương pháp chấm, nét, tạo mảng một cách tinh vi, tỉ mỉ, chính xác để tạo nên vẻ hấp dẫn kỳ diệu.
In đá
In đá (lithography – lithos tiếng Hy Lạp nghĩa là đá, graphy là vẽ, viết) là loại hình in tiêu biểu cho phương pháp khắc phẳng. Được khám phá vào năm 1798 bởi Alois Senefelder (1771-1834, người Đức gốc Tiệp) nhu một phương tiện để in kịch bản cho mình. Sau đó, tranh in đá ngay lập tức được phổ biến khắp Châu Âu.
(Lịch sử in đá trong tiến trình phát triển, by La Toàn Vinh)
Ở Việt Nam, tranh in đá được sử dụng để in quảng cáo từ thời thuộc địa của Pháp, và được giảng dạy tại trường Vẽ Gia Định. Kỹ thuật này được dạy trở lại tại trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM năm 1976 (từ khi mở khoa Đồ họa)
In lưới ( silk screen print, serigraphy, or silkscreen(printmaking)
(serigraphy – seri theo Latinh, có nghĩa là lụa lưới; còn chữ graphos, theo văn tự Hy Lạp là viết). So với các kỹ thuật in thủ công truyền thống của nhân loại, in lưới được xem là trẻ trung và mới mẻ nhất…
In lưới, kỹ thuật in ( thủ công) bằng lực tác động ép mực trực tiếp từ mặt lưới xuống sản phẩm (hình vẽ xuyên qua lưới) theo chiều từ trên xuống.
Nó có thể ứng dụng để in hầu hết các chất liệu khác nhau như giấy, nhựa, thủy tinh và đặc biệt là vải không chỉ trên mặt phẳng mà cả mặt cong như: chai lọ, mũ nón … đặc biệt có thể in theo chiều thẳng đứng …
In lưới tiếp tục phất triển vào những năm sau thế chiến thứ 2. Ở Mỹ, nhiều họa sĩ đã dùng in lưới để thể hiện tác phẩm của mình, điển hình là Marcel Duchamp. Còn ở Pháp kỹ thuật này được coi như nghệ thuật thứ yếu ( art mineur), nên không được chú truong5. Ở Anh, in lưới phát triển nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật và ứng dụng trong công việc quảng cáo, cổ động, yết thị …
Tranh độc bản
Thuật ngữ này thường dùng để chỉ tranh đồ họa in một bản duy nhất.
Tranh độc bản thường dùng tấm kính, kẽm, nhựa… phẳng để vẽ lên đó như bề mặt chế bản. Sau đó, họa sĩ phối hợp nhiều chất liệu, nhiều thủ pháp kỹ thuật khác nhau để in ra một bản tranh duy nhất. ( ví dụ kết hợp in với vẽ tay, in với vẽ chồng chéo các chất liệu khác nhau trong một tác phẩm, phun (vẽ) các mảng màu lên giấy rồi in nét lên sau …)
MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Mỹ thuật công nghiệp ( còn được gọi là design) là ngành thiết kế tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm công nghiệp, tạo mỹ thuật sản phẩm, thiết kế môi trường sống hay thế giới đồ vật. (Lê Huy Văn với Trần Văn Bình, Lịch sử design, NXB Xây dựng, 2002)
Từ design xuất xứ từ chữ disegno (Latinh), có từ thời Phục hưng, mang nghĩa là phác thảo, thuật vẽ, thiết kế, bản vẽ. Thời đó, thuật ngữ này gắn kết như một thuộc tính của họa sỉ, nhà điêu khắc hay các nghệ nhân chú chưa phải là một nghề chuyên nghiệp hoàn toàn (full-time professional).
Thế kỉ 16 ( Anh), khái niệm này đã mở rộng nghĩa hơn như là “ lập trình một cái gì đó để thực hiện:, “ thực hiện phác thảo một bản vẽ đầu tiên cho một tác phẩm nghê thuật” hoặc “ phác thảo của một sản phẩm mỹ nghệ”.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa cũng là quá trình hình thành lịch sử design (khoảng giữa thế kỉ XIX), từ design được hiểu là phác thảo, thiết kế, chế mẫu và lập kế hoạch cho sản phẩm công nghiệp.
Thuật ngữ này “nhập” vào Việt Nam trong thập niên 1960, bắt nguồn từ thuật ngữ Industrielle Formgestaltung (tiếng Đức) khi các giáo sư trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp Halle (Die Hochschule fsr Industrielle Formgestaltung – Halle) sang trường Trung cấp Mỹ nghệ Hà Nội trao đổi học thuật và được dịch thành “ Mỹ thuật công nghiệp” (MTCN). Từ đó thuật ngữ MTCN trở nên thông dụng, quen thuộc.
ĐƯỜNG NÉT
Đường nét được định nghĩa như là tập hợp của các điểm hoặc do sự chuyển động của điểm (hình học).
Trong nghệ thuật tạo hình, đường nét được hiểu là những “ hình” được tạo ra từ “ điểm” của công cụ tạo hình ( cọ, dao khắc, bút,…) với nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau.
Như vậy, cà hai khái niệm ( hình học lẫn nghệ thuật) đều cho ta thấy bản chất của đường nét được tạo nên là do sự chuyển động của điểm; cà hai gắn bó khắn khít với nhau, chuyển hóa và bổ sung cho nhau.
Từ xa xưa những người sống trong hang động đã biết dùng đường nét ghi lại hình ảnh trên vách đá bằng những thanh than củi.
Và những kinh nghiệm đó đã giúp cho con người khám phá hình thái biểu hiện đường nét bằng di chuyển ( vẽ hay viết) công cụ điểm (point) bất kỳ hướng nào, chiều nào.
Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, đường nét được biểu hiện cụ thể với hình dạng và kích thước nhất định.
Một vạch thẳng, những nét gạch đều đặn song song hoặc phức tạp với nhiều dạng to nhỏ khác nhau.
Phối hợp với mảng màu, đậm nhạt một cách uyển chuyển mà không cần xuất hiện với hình thức cụ thể…
Nhìn chung, trong tranh đường nét xuất hiện dưới 2 dạng:
Đường thật sự (actual line).
Đường tâm lý (psychic line).
Đường thật sự (actual line) là loại đường được biểu hiện bằng hình dạng và kích thước nhất định ( đường thẳng, đường cong, đường gảy khúc, đường gạch nối (implied line) – kiểu đường được tao nên bằng cách định vị một loạt đường có kích thước ngắn ( hoặc điễm cách với nhau)…
Nhìn từ góc độ tao hình, đường thật sự mang đến cho ta cảm giác về trọng lượng, về hình khối và cả ý nghĩa ẩn dụ tùy vào đặc trưng mà thiết kế muốn thể hiện.
Đường tâm lý (psychic line) là kiểu đường không có hình dáng hay kích thước cụ thể, chúng được hình thành khi mắt ta bị buộc phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác như có một đường cụ thể chia ra sự chuyển động đó.
Có thể đường tâm lý là đường liên hệ giữa các yếu tố, nhưng chúng không được thể hiện ra bằng hình thức cụ thể.

 

ĐƯỜNG NÉT VÀ SỰ DIỄN TẢ
Chiều hướng của đường nét
Chúng ta thường nói đường này diễn tả sự nóng nảy, phấn khởi, đường kia thể hiện sự im lặng, bình tĩnh; đường nọ như nhảy múa như thể hiện sự duyên dáng…
Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của đường nét vì nó có thể mang lại cho người xem cảm nhận nào đó.
Việc giải thích các cảm giác này có mối liên hệ nào đó với chiều hướng của tư thế hoạt động cơ thể của con người.
Đường nằm ngang gợi nên sự yên tĩnh, nghĩ ngơi giống như trạng thái cơ thể khi không hoạt động ( ngủ chẳng hạn).
Đường thẳng đứng mang đến cảm giác động tương tự như tư thế đứng của cơ thể, một tư thế luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Đường chéo lại gợi nên cảm giác di chuyển bởi nó gắn với các tư thế nghiêng mình chuyển động của cơ thể ( trượt tuyết, chạy, bơi, nhảy múa, trượt băng,…).
Khả năng diễn tả của đường nét: tạo khối
Đường nét đơn độc có thể mô tả hình dáng của đối tượng nhưng chỉ cho kết quả là hình phẳng bởi nó không gợi nên không gian của đối tượng đó.
Nhiều họa sĩ thường tìm cách khai thác mọi khả năng diễn tả mọi đường nét trong tranh bằng cách phát huy tối đa đặc trưng vốn có của nó. Họ có thể sử dụng đường viền đậm, độc lập để làm phương tiện hỗ trợ phân cách rõ ràng các hình thể.
Cũng có khi họ chỉ cho nó xuất hiện một vài chỗ như là đường nhấn mạnh nhằm tạo cho người xem có thể phân biệt được các yếu tố; còn các chỗ khác thì hoàn toàn chìm lẫn vào không gian cùng với khối, màu mà không hề lộ rõ một cách cụ thể (đường nét ẩn hiện).

ĐƯỜNG VIỂN VÀ ĐƯỜNG DIỄN TẢ ĐỘNG TÁC
Nhìn một cách tổng quát khi sử dụng đường nét là yếu tố chính để tạo nên bất kỳ hình ảnh nào thì kết quả đó được gọi là hình vẽ (drawing).
Và, hình vẽ được đường nét tạo thành có 2 loại: đường viền và diễn tả động tác.
Khi đường nét được sử dụng để phác họa dựa theo chu vi của hình thể nào đó thì kết quả mô tả đó được gọi là đường viền.
Đường diễn tả động tác là những nét phác gợi ý tưởng về đường viền mô tả các nhân vật. Bên cạnh đó, các đường khác chuyển động bên trong hình thể một cách tự nhiên vừa góp phần ( như đường viền) tạo thành hình dáng, vừa diễn tả hình của đối tượng ( tư thế nghiêng ngã, uốn éo của các nhân vật…)
Trong trường hợp này, việc sử dụng đường nét mô tả chính xác không phải là điều quan trọng, điều chính là biểu thị hành động hoặc tư thế chuyển động của đối tượng.
Trong nghệ thuật tạo hình
Đường nét vừa có thể tách biệt mọi yếu tố để gợi tả hình dáng, vừa có thể thu hút người xem chú ý đến đối tượng.
Góp phần chuyển tải nội dung chủ đề của tác phẩm.
Vì vậy đường nét mang một trọng trách quan trọng: tạo ra hình dáng và trao cho sự vật một sức sống…
Có thể sức sống, sức hấp dẫn của một tác phẩm còn có nhiều yếu tố khác, nhưng sự đóng góp của đường nét không phải là ít.

Hình (shape)
Thuật ngữ hình trong nghệ thuật mang khái niệm khá rộng, “ được dùng để chỉ một vật, nét hay mảng màu tương đương với dáng vẻ cấu trúc của vật đó trên tranh hoặc trên tượng”
(Đặng Bích Ngân – chủ biên (2001)Từ điển mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, tr. 86)
Nói cách khác, hình là một khái niệm ám chỉ một ( hay nhiều) vật thể được giới hạn bằng đường viền bao quanh (hoặc do màu sắc xác định) để gợi, tả một hình ảnh mà thị giác ta có thể nhận thấy.
Các giải thích trên cho thấy, khi nói đến hình là nói đến không gian nền và trên không gian ấy hình với tư cách là một vật thể biểu hiện với tính chất có thể là khối, nét hay màu…
Và, hình được hiểu như là sự biểu hiện toàn bộ kết cấu của đường nét, kích thước, màu sắc kể cả sự sắp xếp nhằm để biểu đạt một cái gì đó ngoài nó ( yếu tố nội dung – hình thức).
Trong thực tế, có rất nhiều hình tồn tại không cần đến màu sắc, thậm chí không phụ thuộc vào bất kỳ sự sắp đặt hay chất liệu nào.
Nhưng hầu như hình xuất hiện mà không cần đến cái giới hạn của nó với xung quanh ( tức đường viền )
Hình trong nghệ thuật thường diễn ra theo dạng lien tưởng và gợi nhớ. Trước các đối tượng, thị giác ta nhìn và khi ấy đã tạo cho mình một “ khái niệm”. Các “ khái niệm” này sau đó được chuyển thành “ hình” ở trong đầu nghĩa là dùng ngôn ngữ chỉ các đối tượng đó. Và, khi nói đến “từ” ấy thì mọi người đều có thể lien tưởng đến hình của chúng.
Hình khối (volume)
Khối là dạng hình có thể tích tức phần chiếm chỗ trong một không gian cụ thể.
Khối lượng (mass)
Khối lượng tức bao gồm cả hình và khối (thể tích) của vật thể trong quan hệ với sức hút của trái đất.
Sự tương đồng
Hình và khối bao giờ cũng được xác định cụ thể, có giới hạn và đo được kích thước của chúng trong một diện tích ( hay không gian) cụ thể.

Sự khác biệt
Hình trong hội họa được thể hiện trên mặt phẳng 2 chiều (dai và rộng), không gian là không gian ảo: đường viền xung quanh – với tư cách là sự khép kín của nét – là cái quan trọng nhất bởi chúng mang chức năng giới hạn thị giác.
Khối là hình có không gian 3 chiều ( dài, rộng, sâu). Chúng luôn mang theo cái không gian và trọng lượng vật lý mà chúng chiếm chỗ. (trong khi) hình hai chiều không thể can được trọng lượng như khối 3 chiều mà chỉ có thể xác định bằng thị giác.
Hình hai chiều có thể nhìn nhắm ở 1 số vị trí giới hạn.
Hình 3 chiều có thể xem từ nhiều hướng khác nhau và khi ấy hình của chúng cũng sẽ thay đổi theo các lần ta di chuyển.
Hình (khối): rỗng, âm, dương, ảo…
Ám chỉ cảm nhận tạo hình không gian
Hình theo khuynh hướng tự nhiên (naturalism)
Hình biến dạng (distortion)
Phong cách tự nhiên ám chỉ phương pháp kỹ thuật diễn đạt hình dáng bên ngoài của đối tượng một cách trung thực như sự tồn tại của nó trong tự nhiên.
Phong cách lý tưởng nhấn mạnh đến sự cải biến hình dáng (dù nghệ sĩ vẫn tái hiện hình ảnh cái đẹp nhất của thiên nhiên), nhưng mặt khác cũng tìm cách thay đổi, sửa chữa khi tái hiện nó nên có thể tạo ra hình dáng bất thường, thậm chí trông có vẻ phi lý.
(*) Phong cách tự nhiên có nôi hàm rất rộng, nó có thể dùng để chỉ một nền nghệ thuật, một trường phái, một phong cách. Do vậy, phong cách tự nhiên mang nghĩa tùy theo ngữ cảnh. ( Nghệ thuật cổ điển Hy Lạp là nền nghệ thuật “tự nhiên” đầu tiên, nghệ thuật Phục hưng: sự phục hưng có chủ nghĩa tự nhiên). Còn như để chỉ một khuynh hướng thì thuật ngữ này nhằm chỉ những người quan niệm “sao chép” hình ảnh tự nhiên một cách trung thành thay vì cách điệu nó.
Cách thức sử dụng kiểu hình biến dạng trong nghệ thuật là sự phát triển của nghệ thuật tạo hình thế kỷ XX?
(không cần phải diễn tả trung thực vì làm như thế không khác gì “sao chép” lại cái đã có)
Hình của 2 phong cách tư nhiên và lý tưởng không có gi mâu thuẫn nhau.
( Điêu khắc Hy Lạp có phong cách tự nhiên: làm chủ cơ thể học, nhưng phù hợp với phong cách lý tưởng: lập ra tiêu chuẩn về cái đẹp của cơ thể con người khác với thế giới thường nhật).
(Lê Thanh Lộc, Từ điển Mỹ thuật, NXN VHTT 1997, tr.773)
Sự đơn giản
Thể hiện đối tượng bằng cách quy về tính chất cơ bản của nó, những chi tiết không còn được chú trọng mà được rút gọn đến mức cao nhất.
Đơn giản không phải là kỹ thuật mới. Nó được sử dụng trong sang tác nghệ thuật hàng chục thế kỷ qua.
“ Đơn giản” vẫn có giới hạn riêng, nó thường được dùng để ám chỉ những tác phẩm mà trong đó đối tượng được đơn giản vẫn có thể được nhận thấy rõ ràng, đồng thời chúng vẫn có khả năng “nói” với người xem một cách hiệu quả.
Tất cà hình đơn giản đều có mẫu gốc từ đối tượng tự nhiên?
Không phải là nguyên tắc bất di bất dịch, bởi:
Không phải bất cứ hình nào đều phải có nguyên bản tù thiên nhiên. Chúng có thể không căn cứ vào tự nhiên và không nhất thiết phải gợi ra bất kỳ đối tượng nào (tức dạng hình không phụ thuộc vào đối tượng – nonobjective shapes)
Đây là dạng bình thường gặp ở nghệ thuật đương đại, chúng thường “buộc” phải nhận ra chúng theo năng lực nhận thức hơn là khả năng nhìn của thị giác.
Hình có tính trừu tượng có thể dẫn trí tưởng tượng lien tưởng đến đối tượng, chủ đề nào đó tùy cảm nhận của mỗi người ( vòng tròn: mặt trăng, bầu trời…) (trạng thái tình cảm trái ngược: buồn – vui, hạnh phúc – đau khổ…).
Đây là cách mà cac nghệ sĩ thường sử dụng để khai thác trí tưởng tượng của người xem về hình trong tác phẩm của họ.
Và như thế, hình (trừu tượng) không bao giờ lạnh lùng đến đọ thiếu vắng nội dung, tình cảm.
Trong nghệ thuật, mọi hình dù phức tạp đến đâu cũng có thể đơn giản thành dạng hình học. Tuy nhiên, không phải tất cả hình học là kết quả của đơn giản. Sai lẩm hơn khi nghĩ rằng đơn giản hóa sẽ cho hình nghệ thuật; dù rằng hầu hết hình trong tranh đều có chung đặc điểm là đơn giản.
Trong nghệ thuật hiện đại, khuynh hướng không tái hiện đầy đủ tất cả mọi chi tiết của đối tượng rất được ưa chuộng, ( dù với phương tiện hiện đại có đầy đủ khả năng mô tả chúng một cách tỉ mỉ).

Hình theo đường thẳng và đường cong (rectilinear and curvilinear)
Đường thẳng, đường cong là hai phương tiện dùng để mô tả hình dáng của vật thể dưới góc độ tạo hình thị giác.
Đường cong cho hình dáng mềm mại, uyển chuyển và “có vẻ chính xác” như hình tự nhiên;
Đường thẳng mạnh mẻ hơn, nhưng chúng “ có vẻ” ít gần gũi với nhiều vật thể xét từ góc độ mô tả.
Trong tranh, việc sử dụng đường thẳng hay đường cong không có một tiêu chí xác định, họa sĩ có thể căn cứ và từng đối tượng, từng chủ thể mà chọn lựa cách giải quyết thích hợp.
Ví dụ: khi vẽ bức tượng, con đường, mái nhà có thể nghĩ đến kiểu đường thẳng đứng, đường nằm ngang. Còn tạo nên vòm cửa, tang cây, đám mây… buộc phải dùng đến đường cong, đường lượn… Hoặc có khi phải phối hợp nhiều kiểu đường để diễn tả đối tượng.
Hình đối tượng (dương tính)
Hình nền (âm tính)
Trong tạo hình hai yếu tố hình của đối tượng (dương) và hình của nền(âm) gắn liền khắn khít với nhau, có tầm quan trọng như nhau cho dù hình (đối tượng) được đặt ở bất kỳ vị trí nào trong không gian (nền) ấy.
Nếu đối tượng là cái cần nói thì nền cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả chú ý đến đối tượng mà nghệ sĩ muốn người xem nhận ra đó là cái cần nói.
Cho thấy mảng hình đậm ( như chữ R) là “ hình của đối tượng” còn “ hình của nền” là toàn bộ nền giấy. Tác giả đã đặt chữ “R” thành hình nghiêng và nhấn mạnh bằng sắc đậm. Ngược lại, hình của khoảng không gian nền ( tưởng chừng như không được nhấn mạnh) nhưng thực ra nó đã góp phần tạo sự cân bằng cho bức tranh đồng thời nhấn mạnh chữ “R”.

Sự hợp nhất (integration)
Hình đối tượng (dương tính) và nền (âm tính) dù biến đổi khác nhau nhưng luôn có một sự hòa hợp nào đó để: trở thành một thể thống nhất.
Nghệ thuật hiện đại
Hình đối tượng (dương tính) và nền (âm tính) hòa nhập thành thể thống nhất ( không thể phân biệt một cách rõ ràng, cụ thể).
Ba cấp độ hợp nhất của hình và nền
Tối, đậm tương phản với nền nhạt, sáng hơn
Tối sang xen kẻ khi diễn tả vùng tiếp giáp giữa hình và nền
Đậm, nhạt và trung bình có mặt trong cà hình và nền

Sự hợp nhất của hình và nền luôn là sự quan tâm của họa sĩ. Bởi:
Kích thích chú ý
(nhờ hình thức đơn giản, đối nghịch với nhau, thậm chí chuyển đổi chúng ngược lại ( dương thàng âm) hiệu quả thị giác vẫn không đổi),
Ghi nhớ bởi tính độc đáo của chúng.
Màu sắc
Thế giới mà ta đang sống được ghi nhận bằng sự nở rộ màu sắc vô cùng phong phú. Màu sắc có mặt khắp nơi, khắp cùng mọi lĩnh vực từ thương mại, giao thông, xây dựng cho đến vô số các hình thức khác trong đời sống hằng ngày, bất cứ ở đâu ta đều tìm thấy sự hiện diện của nó.
Màu sắc có rất nhiều tên gọi khác nhau đến nỗi nhiều đến nỗi ngôn ngữ của ta vẫn không đủ để chỉ ra tất cả màu một cách chính xác.
Để nhận biết được màu con người cần 3 yếu tố chính: ánh sang, vật thể và thị giác. Nếu con người có thể nhận biết hình dáng của vật thể nào đó bằng xúc giác thì đối với màu sắc con người chỉ có thể nhận biết được bằng thị giác.
Nghiên cứu của Isaac Newton vào thế kỉ XVII, màu là tính chất của ánh sang chứ không phải là của tự thân vật thể (*)
Hệ thống bánh xe màu của Woflgang Goethe (thế kỷ XVIII) chia tất cả màu thành 2 nhóm: nhóm mang tính “dương” (từ đỏ qua cam đến vàng) tạo ra trạng thái hưng phấn, vui vẻ sảng khoái. Nhóm mang tính “âm” (từ xanh lá qua tím đến xanh) mang trạng thái yếu và tạo ra cảm giác không ổn định.
Sau đó, dựa trên hệ thống bánh xe màu này, Johanner Itten- một người Thụy Sĩ giảng dạy lý thuyết về nghệ thuật ở trường Mỹ thuật ứng dụng Weimarr, Đức- tiếp tục phát triển về sự “phối hợp màu sắc” (color chords) và giải thích tính chất của màu dựa trên 3 màu gốc: đỏ, vàng và xanh.
Theo nguyên lỳ này, nếu pha hai màu cạnh nhau ( hoặc bất kỳ) trên vòng tròn ta sẽ có được màu thứ ba.
Nếu từ điểm xuất phát là 3 màu gốc ( xanh, vàng, đỏ) của tiến trình phối hợp 2 màu, ta có được 6 màu, từ 6 ta lại có 12 màu, tiếp tục là 24, 36, 72 màu…
Sắc thái
Sắc thái mô tả sự chuyển biến tinh tế của một màu về đậm nhạt hoặc nóng lạnh trong phạm vi quang phổ của các màu.
Màu là tên gọi một sắc thái cụ thể (màu hồng, hồng nhạt, nâu, nâu sẩm, đổ thẩm…) sắc thái của chúng mang sắc thái đỏ. Như vậy, trong hệ thống màu, sắc thái có ít tên gọi hơn, ngược lại trong cùng một sắc thái sẽ có rất nhiều tên gọi để chỉ từng sắc cụ thể ( tức màu).
Tuy nhiên, việc ám chỉ sắc thái cũng không có tiêu chuẩn cụ thể mà tùy theo mối liên hệ mà người xem nhìn nhận. Thí dụ, ta gọi là sắc xanh vì trong đó gồm các màu từ xanh… xanh đậm cho đến tím, nhưng cũng có thể gọi sắc tím tùy số lượng màu nào chiếm ưu thế.
Sắc độ
Là độ sang tối của màu. Sắc độ được xem là “chuẩn” của một màu khi màu ấy còn ở dạng nguyên chất chưa pha trộn (mixing). (điều kiện bình thường, mắt người có thể phân biệt được khoảng 40 bậc sắc độ khác nhau).
Muốn có sắc độ sáng hơn ( tối hơn):
Pha thêm trắng (hoặc đen); hoặc pha với màu (sáng hoặc đậm) khác ( thêm vàng vào tím sẽ làm cho tím đậm hơn). Độ loãng hay đậm đặc của màu cũng làm cho sắc độ màu thay đổi. Đặc biệt loại màu trong suốt sẽ cho sắc độ sáng hơn khi được vẽ trên nền trắng.
Phối hợp màu xung quanh


Cường độ (intensity)
Ám chỉ độ sáng (chói) của màu. Mỗi màu có cường độ khác nhau, do vậy mà khi nhìn ta cảm thấy có màu dường như bật ra, lan tỏa sang màu khác; ngược lại có màu bị chìm đi và chịu tác động của màu khác.

Phân biệt sắc đô và cường độ
Cường độ của màu nói lên khả năng lan tỏa và “đập” vào mắt nhanh, trong khi ở sắc độ thì chỉ nói lên độ đậm nhạt mà thôi.
Để hạ thấp cường độ màu.
Pha xám để làm đậm màu (làm cho màu ít sáng hơn, trung hòa nhiều hơn và nhạt hơn nhưng không làm thay đổi sắc độ).
Pha với màu bổ sung của nó (màu đi trực tiếp ngang qua nó trên bánh xe màu).
Sự pha trộn màu của thị giác (Visual color mixing)
“Pha màu theo thị giác” (thay vì trộn 2 màu trên palette) là đặt 2 màu kế bên nhau ( có thể vẫn có khoảng cách nhỏ) để khi mắt ta nhìn trong một khoảng cách nào đó, việc “pha” màu sẽ được thực hiện.
“Pha màu theo thị giác” là một quan niệm xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX (trong các bức tranh của Van Gogh hay Seurat). Theo cách này, kỹ thuật chấm li ti và phân chia màu thành từng mảng nhỏ đặt kế nhau tao cho người xem cảm thấy sự khác biệt của các màu.
Ngày nay, ý tưởng căn bản này được các nghệ sĩ tiếp tục tìm tòi, khám phá trong nghệ thuật đương đại và không bó hẹp trong phạm vi vẽ tranh, “pha màu theo thị giác” còn được phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như ghép gốm hay dệt vải. (những mảnh gốm màu đặt kế cận nhau tạo ra nhiều sắc thái màu hơn là pha 2 màu với nhau, tương tự những sợi chỉ màu trên bề mặt vải tạo cảm giác cho nhiều sắc màu, sắc độ hơn).
Màu nóng, màu lạnh (warm, cool color)

No comments

Leave your comment

In reply to Some User