Value quyết định độ tương phản?
Value là gì?
Value (dịch là Quang độ) là độ sáng của màu. Vấn đề này hiểu nôm na là mỗi màu có một độ sáng khác nhau, cứ thử so sánh màu VÀNG CHANH với màu TÍM THAN hình trên sẽ rõ. Nếu tăng value sáng nhất thì sao? Có 2 định nghĩa về Value- Khi tăng Value hết cỡ thì tất cả các màu chuyển thành màu trắng
- Value trong mô hình màu của Munsell
- Lightness trong hệ màu HSL và Lab
- Khi tăng Value hết cỡ thì màu đạt giá trị Hue
- Value trong hệ màu HSV có nghĩa khác 1 chút: value càng cao thì màu càng tươi (Hue).
- Brightness trong HSB (dùng trong photoshop) cũng có nghĩa tương tự
- Trên máy tính: Chuyển chúng về grayscale
- Trên bản in: so sánh với thang độ xám
Value để làm gì?
Để kiểm soát được mức độ tương phản sáng tối màu sắc nằm gần nhau. Hãy xem 2 ví dụ về value dưới đâyTối thiểu bao nhiêu để tạo tương phản?
Mức sai biệt tối thiểu của độ sáng để tạo nên sự tương phản (contrasts) của 2 màu kế cận là 40%
Làm sao xác định được Value?
Thang độ value: Có 2 thang độ value thang 14 và thang 10, trong hội họa thang 10 hay sử dụng hơn Cách tạo ra thang độ xám 10- Lập thang độ Value trên máy tính: 100%; 87.84%; 74.9%; 62.35%; 50.2%; 37.65%; 25.1%; 12.43%
- Pha thang độ xám bằng màu
Những tác nhân ảnh hưởng đến Value
-
- Độ lớn của mảng: Màu sắc có tính cộng hưởng, nếu bạn đã ưng ý với 1 mẫu màu xám để sơn tường nhà thì sau khi sơn lên bạn sẽ thấy nó... đậm hơn
Mảng xám lớn cho cảm giác đậm hơný nghĩa: với những mảng màu lớn bạn không nên chọn màu từ 1 mẫu màu bé tí, hoặc bạn trừ hao 1 chút (chọn nhạt hơn 1 chút)
- Từ value các mảng xung quanh: Value sẽ sáng hơn nếu đặt kế bên màu tối hơn nó
Bạn có thấy đầu B của thanh xám sáng hơn? Không thanh xám là 1 màu đồng nhấtĐâu là nơi tối nhất? là những nơi khuất sáng, và nơi khuất sáng tối nhất là những chỗ gần nơi sáng nhất. Nguốn càng sáng sẽ làm chỗ khuất kế cần càng tốiMảnh giấy sau bức tường sáng hơn? KHÔNG 2 mảnh giấy hoàn toàn giống nhauCó 1 vệt xám đậm phía sau các tấm chữ nhật? Không, nền là màu xám đồng nhấtÝ nghĩa:
-
- Đo value trong thực tế cần che các mảng màu xung quanh đi (khum tay, dùng mảnh giấy đụt lổ) để tránh sai lệch do thị giác.
- Có 2 cách để tăng sáng 1 mảnh màu
- Làm mảng màu đó sáng lên
- hoặc làm các mảng màu xung quanh tối xuống
- Luôn tô các khoảng hở trong tán cây tối hơn nền trời 1 chút, để tránh chỏi màu
B sẽ tối hơn A 1 chút do hiệu ứng mảng tối của tán cây
-
- Hiệu ứng ranh giới: với 2 mảng màu nằm kế nhau tạo cảm người xem cảm giác đường biên rõ và sáng lên hơn
- Độ lớn của mảng: Màu sắc có tính cộng hưởng, nếu bạn đã ưng ý với 1 mẫu màu xám để sơn tường nhà thì sau khi sơn lên bạn sẽ thấy nó... đậm hơn
Thay đổi Value
Tác động lên mảng màu- Giảm Value (làm đậm hơn)
- GIảm giữ nguyên Hue
- Giảm value và giảm saturation
Thắc mắc
Trong photoshop: chức năng desaturation và grayscale có phải chuyển màu về value của nó?there are two ways that graphics programs can produce a "grayscale" image. I discovered this when playing around with this in op color charts. One way is that the program does a "Desaturate" in which all color information is removed. This produces a "grayscale" like image but may distort some of the values. Another way is to use the Modify or Convert Color Depth function and converter the truecolor image to a true 8 or 16 bit Grayscale image. IMHO, the second method is probably more accurate, espcecially in certain color gamuts such as the yellows which may appear as radically different "values" when desaturated vs. converting color mode. It is probably best to make the converstion by scanning the image first in truecolor then using the scanner interface to scan a grayscale image.SĂC ĐỘ (TINT)
Vòng thuần sắc chúng ta chỉ bàn đến những màu thuần, có nghĩa là chưa đụng đến "sáng tối' hay "độ no màu". Những màu thuần là các màu nguyên thủy, nên rất tươi và rực rỡ.. nên chỉ thích hợp trong vai trò tạo các điểm nhấn, nếu lạm dụng tác phẩm của bạn nhìn lâu sẽ gắt, nhức mắt, khó chịu
Vòng thuần sắc với sắc độ (The color wheel with tint) |
Bản chất màu sắc trong tự nhiên bạn nhìn thấy được là do ánh sáng phản xạ từ vật thể đến mắt người (cho nên nếu không được chiếu sáng, mọi vật sẽ tối thui!!). Như vậy nếu ánh sáng mạnh lên hay yếu đi thì chúng ta có màu đậm nhạt khác nhau. Cũng màu đó khi tối nhất sẽ trở thành màu đen và sẽ thành màu trắng nếu tăng độ sáng hết cỡ.
Để tăng độ đậm nhạt của màu người ta dùng 2 màu đen và trắng thể hiện sáng tối. Nhưng trên đó bạn sẽ không thấy 2 màu: màu đen và màu trắng vì đen và trắng là 2 màu đặc biệt, thường không được gọi là màu, mà gọi là sắc: sắc đen và sắc trắng.
- Sắc đen: Khi thêm 1 chút đen vào bất kỳ màu nào đều làm cho màu đó sẫm, tối hơn
- Sắc trắng: Pha thêm màu trắng vào bất kỳ màu gì sẽ làm cho màu đó nhạt và sáng màu hơn.
Vì vậy sắc đen và trắng dùng để điều chỉnh độ đậm nhạt của các màu nguyên sắcng. Ta có thang độ xám thể hiện độ đậm nhạt như sau
Cho nên có quan niệm không xem đen, trắng là MÀU mà gọi là SẮC: sắc đen và sắc trắng, chỉ gọi là MÀU khi có lẫn 1 chút màu nào khác thôi. Ví dụ màu tím thẫm. Nhưng vẫn nhiều người không chấp nhận quan niệm đó vì thực tế thì chúng cũng là màu, nếu xét theo định nghĩa màu và ánh sáng, ta sẽ thấy vật có màu đen khi hấp thụ hoàn toàn 100% ánh sáng, hoặc màu trắng thì khi chúng phản xạ ánh sáng hoàn toàn.
https://sites.google.com/site/nqdart/system/app/pages/subPages?path=/art/color