Cách tả một giọt nước đơn giản.

1.Đầu tiên là phân tích tính chất của giọt nước

- trong suốt - nên màu sắc của nó phụ thuộc vào màu nền mà nó bám vào.

- bề mặt phản chiếu mạnh ( 9/10) - gần như một tấm gương và rất trơn láng.bóng bẩy. Đơn giản nhất là tưởng tượng nó như một tấm gương cầu lồi.

- Ánh sáng sẽ chiếu và có thể nhìn xuyên thấu qua được

2.Cần phân tích cấu trúc của nó - giống như một chiếc bánh bao nằm bẹp trên mặt phẳng.Sau đó dựa vào nguyên lý sáng tối cơ bản để xác định các diện sáng/tối/bóng đổ,.... ( như khối cầu).

Nhưng mà do trong suốt nên sẽ không có độ sáng tối trên bề mặt như khối cầu đặc

Tuy nhiên là do tính chất trong suốt nên ánh sáng sẽ chiếu xuyên qua nó tạo phần sáng bên trên nền nó bám vào.

Độ chuyển này là phần bóng đổ trên bề mặt nền,do nước trong suốt nên có thể nhìn xuyên thấu

Sắc độ vùng này sẽ có độ chuyển tối dần ra xa.

p/s:Đơn giản nhất là hiểu nó là 1 tia sáng không bị bất cứ thứ gì cản phá quá lớn và vẫn đập vào mặt phẳng bề mặt nó bám vào.Tuy nhiên là năng lượng nó đã giảm bớt nên sẽ tối hơn 1 tí

3.Thêm vào phần phản chiếu của các vật xung quanh

( bao gồm hightlight- nguồn sáng chính và các vật xung quanh nó,) tương tự như một tấm gương cầu lồi.

P/s: Thứ mà chúng ta thấy được là phần bóng đổ lên nền và phần phản chiếu.Giọt nước trong suốt nên hầu như không thấy được gì.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe .

    Đạt Quốc Dương Bài viết này thú vị đấy, nhưng ad quên mất vài thứ thì phải.

- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí qua giọt nước khiến đường truyền sáng sẽ gãy khúc chứ không thẳng liền như ad minh hoạ.

- Chỗ bóng đỗ ad quên mất bouncing light và reflection light, nên hình vẽ chưa được tự nhiên và cast shadow của giọt nước sẽ sáng hơn hình minh hoạ.

- Ảnh phản chiếu của nguồn sáng sẽ là điểm tụ sáng trên giọt nước, tuỳ theo góc nhìn mà hình dạng của nguồn sáng sẽ thay đổi theo. Ad có thể làm thử thí nghiệm thật để có so sánh thực tế chắc chắn hơn.

May the art be with you.  

Dương Thanh Lâm -Phần bóng đổ (cast shadow ) thì mình nghĩ vẫn không có bouncing light/reflection light tác động vào được. Nó chỉ có thể bị ánh sáng phụ (fill light) tác động vào.
Nếu nguồn sáng mạnh và giọt nước căng tròn dày thì sẽ có một ít sáng từ chỗ sáng ở giọt nước hắt xuống tạo ra một vùng sáng nhỏ.
- Hiện tượng khúc xạ đúng là mình có vẽ sai thật, hi. Mình có hay lăn tăn ở chỗ này
- Cảm ơn bạn đã góp ý nhiều
 
Dinh Dai Da Nguyen cái sáng phía sau không phải là bouncing light đâu mà nó là caustic 1 dạng ánh sáng hội tụ qua thấu kính thôi, nhiều người cứ nhầm nó là bouncing light =)), làm sao có bouncing light từ giọt nước xuống cast shadow được =))
 

Nguyễn Thu Hiền :)) bỏ qua kha khá lý thuyết suông thì
thứ nhất: bạn đổ bóng bị gắt và sai vì bóng đổ không bao giờ gắt gỏng vậy đc x”D
thứ hai: bn tả đốm sáng trắng cũng bị y chang đổ bóng :)) đỡ gắt hơn tí nhưng lại bị lem nhem khá giống đường cưa hơn là ánh sáng
Thứ ba: bn phân tích ánh sáng bla bla các kiểu nhưng lại tả thiếu phản quang của phần bóng do giọt nước hắt lên :))
Thôi gửi bạn ảnh để bn tham khảo vậy

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User