Nói về màu sắc là nói về một thế giới đầy mê hoặc trong mỹ thuật. Bạn cũng sẽ thấy những tác phẩm đỉnh cao với 2 màu đen trắng, nhưng cái mà gây cho bạn sự chú ý, yếu tố tác động đến thị giác mạnh mẽ là phải nói đến màu sắc.

Màu sắc quan trọng là thế nhưng trong mỹ thuật lại có 1 nguyên tắc: "Dùng càng ít màu càng tốt". Màu sắc là thứ dễ cám dỗ người họa sĩ nhất, dù ai cũng biết với cùng 1 hiệu ứng mà càng dùng ít màu càng khó.

Vậy có bao nhiêu màu trong thế giới màu sắc?

Câu trả lời là vô số. Những màu bạn biết chỉ là 1 phần nhỏ trong cái thế giới ấy, phần mênh mông còn lại là các màu lai tạp, có những màu không tên vì không biết gọi chúng là sao ngoại trừ các thông số kỹ thuật.

Trước khi bắt đầu bước vào thế giới phức tạp của màu sắc, chúng ta hãy bắt đầu từ các màu thường thấy nhất trong sinh hoạt thường ngày.

1. Màu vô sắc

TRẮNG và ĐEN là 2 màu dễ liên tưởng nhất khi nói đến màu sắc, nó như cái nền đặt mọi thứ ở bên trên. Tuy nhiên xét về mặt thị giác thì 2 màu này chỉ đóng vai trò làm đậm nhạt cho một sắc màu nào đó.

Ví dụ: màu đỏ sẽ tối đi khi có thêm 1 chút màu đen, để trở thành đỏ sẫm, hoặc nâu,..  và ngược lại sẽ sáng hơn (cũng có nghĩa là nhạt hơn) khi có thêm một chút màu trắng, trở thành đỏ lợt hay hồng phớt. (Lưu ý là màu đỏ khi được thêm trắng sẽ SÁNG hơn, bạc hơn chứ không TƯƠI hơn, tươi có nghĩa là rực rỡ, là no màu, là bão hòa).

Chính vì vai trò làm sáng tối mà trắng và đen không được xem là MÀU, mà được gọi là SẮC trong vai trò điều chỉnh sắc độ.

Từ đây chúng ta có các màu xám là dãy màu trung gian nằm giữa 2 cực này: Black - Grey - White. Các màu trắng, xám và đen được gọi là màu vô sắc, màu tiêu sắc hay không màu (Achromatic color)

2. Bảy sắc cầu vồng

Tiếp tục dạo chơi trong thế giới muôn màu trong vai trò một người ngắm cảnh thì bạn sẽ thấy cái thường hay được trầm trồ là những dãi cầu vồng (rainbow) thường xuất hiện sau cơn mưa. Tín hiệu màu sắc này khá rõ gồm 7 màu: Đỏ - Cam - Vàng - Lục - Lam - Chàm - Tím.

7 sắc màu cầu vòng là sự phân tách ánh sáng trắng mặt trời trong tự nhiên rõ rệt nhất 

 

  • color color color Đỏ - Red
  • color color color Cam - Orange
  • color color color Vàng - Yellow
  • color color color Lục - Green
  • color color color Lam - Blue
  • color color color Chàm - Indigo
  • color color color Tím - Violet

7 màu này cũng là 7 màu phủ trong vùng ánh sáng mà mắc người nhìn thấy được (phổ khả kiến)

Màu Chàm là màu gì?

Màu chàm có bước sóng trong khoảng 440 đến 420 nm, giữa màu xanh và màu tím. Tên gọi của màu chàm xuất phát từ màu của chất tách chiết từ vỏ cây chàm dùng để nhuộm quần áo.

Màu Cyan nằm ở đâu?

Thật ra nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy màu cyan trong dãy màu 7 sắc cầu vồng, nằm giữa màu xanh lá và xanh biển, chỉ có điều nó k sáng đẹp như trong bảng màu thường thấy mà thôi.

Màu Magenta nằm ở đâu?

Nếu nối màu đỏ và màu tím ở 2 đầu dãi màu trên lại với nhau thì bạn cần phải thêm một màu ở giữa để chuyển màu liền lạc, màu thêm vào là màu Magenta (hồng cánh sen)

3. Các màu chính trong cuộc sống

Nhấn mạnh là phần này chỉ nói đến màu trong cuộc sống, vì các màu cơ bản trong mỹ thuật sẽ rất khác...rất khác, chúng ta sẽ bàn sau. Thế nhưng để mô tả màu sắc một cách dễ biết nhất trong sinh hoạt thường ngày, bạn sẽ có các màu sau đây

  • color color color Trắng - white
  • color color color Vàng - Yellow
  • color color color Hồng - Pink
  • color color color Hồng đậm - Magenta
  • color color color Đỏ - Red
  • color color color Cam - Orange
  • color color color Xanh lá cây - Green
  • color color color Xanh lơ - Cyan
  • color color color Xanh biển - Blue
  • color color color Tím - Violet
  • color color color Nâu - brown
  • color color color Đen - black
  • color color color Xám - grey
 
4. Các màu pha nỗi tiếng

Xanh lơ - Cyan hex (#00B7EB) - rgb (0,255,255) - cmyk (100, 22, 0, 8) - hsv (193, 100, 92)

 

  Xanh da trờimàu thiên thanh - Azure, sky blue nằm giữa màu xanh lam và màu xanh lơ

 

  Màu Ngọc Lam - Turquoise hex (#40E0D0) - rgb (64,224,208) - cmyk (57, 0, 29, 0) - hsv (174, 72, 56)

 

  Xanh cổ vịt, xanh mòng két - Teal hex (#005064) - rgb (0,80,100) - cmyk (94, 60, 44, 26) - hsv (192, 100, 20)

 
 
Màu xanh cổ vịt là sự pha trộn cân bằng hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, hay sử dụng trong màu sơn trong nội ngoại thất, và thời trang phái mạnh.
 

Xanh Ngọc - hex (#ACE1AF) - rgb (172, 225, 175) - cmyk (21, 0, 19, 12) - hsv (123, 24, 88)

 

  Xanh ve chai - bottle green hex (#006A4E) - rgb (0,106,78) - cmyk (89, 35, 78, 24) - hsv (164, 100, 21)

 

  Xanh Chuối - chartreuse hex (#7fff00) - rgb (127,255,0) - cmyk (50,0,100,0) - hsv (90,100,100)

 

  Xanh Ô liu, màu cức ngựa - Olive hex (#808000) - rgb (128, 128, 0) - cmyk (0, 0, 50, 50) - hsv (60, 100, 50)

 

  Màu da người hex (#F5D5BC) - rgb (245 213 188) - cmyk (2 18 25 0) - hsv (26, 74, 85) - Pantone P 57-8 C

 

Màu da người rất biến thiên theo chủng tộc, ánh nắng, tuổi tác,..  

Vàng chanh hex (#CCFF00) - rgb (204, 255, 0) - cmyk (20, 0, 100, 0) - hsv (72, 100, 100)

 

Màu Be - beige hex (#F5F5DC) - rgb (245, 245, 220) - cmyk (4, 4, 14, 0) - hsv (60, 10, 96)

 

Màu Kem - cream hex (#FFFDD0) - rgb (255, 253, 208) - cmyk (0, 1, 18, 0) - hsv (57, 18, 100)

 

Màu Lòng đàopeach hex (#FFE5B4) - rgb (255, 229, 180) - cmyk (0, 10, 29, 0) - hsv (40, 29, 100)

 

  Màu Mậnplum hex (#660066) - rgb (102, 0, 102) - cmyk (0, 100, 0, 60) - hsv (300, 100, 40)

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan