Lục lọi lại các tài liệu lưu trữ mình phát hiện 1 bài rất hay về ánh sáng, bê nguyên xi lên đây, nội dung hơi dài nên bài sẽ được chia làm 4 phần.

Lời giới thiệu

Dường như các hoạ sĩ nắm rất ít thông tin về thủ thuật dùng ánh sáng, thứ ánh sáng mà mỗi người chúng ta vẫn hay thường gặp hàng ngày. Chúng ta từng đọc rất nhiều những cuốn sách về hội hoạ truyền thống hay kĩ thuật số nhưng các chủ đề về ánh sáng có vẻ ít được quan tâm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẽ nên 1 bức tranh đảm bảo tính trung thực, bạn nên có kiến thức nền đầy đủ về ánh sáng, tìm hiểu xem ánh sáng thể hiện như thế nào trong thế giới thực tế.

Chính những cuốn sách tham khảo về 3D lại là kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta. Các cuốn sách này lúc nào cũng chỉ lặp lại 1 điệp khúc đơn điệu, cũ rích giống hệt nhau về ánh sáng. Việc dạy này khiến những hoạ sĩ mới vào nghề có cái nhìn không được sắc nét, thấu đáo về cách sử dụng ánh sáng trong phông cảnh của họ sau này. Kết quả là hàng loạt các tác phẩm ra đời chất lượng thấp và hiệu ứng ánh sáng nghèo nàn. Những kiến thức về ánh sáng không chỉ cần cho giới nhiếp ảnh, hoạ sĩ mà còn là yếu tố chính trong bất kì một ngành nghệ thuật nào. Thiếu kiến thức nền về ánh sáng sẽ rất khó đạt được độ chân thực trong tác phẩm, chưa nói đến bầu không khí phông cảnh nói chung.

Vì trên mạng chưa từng tìm thấy 1 bài viết nào trình bày rõ ràng, chi tiết về vấn đề ánh sáng nên tôi quyết định viết bài viết này. Tất cả những gì tôi viết đều dựa trên những quan sát cá nhân. Nhiều người chúng ta hay có suy nghĩ "vấn đề đã quá rõ đến nỗi chúng không cần giải thích gì thêm" nhưng khi quan sát cặn kẽ cách chiếu sáng trong môi trường xung quanh, tôi thấy câu nói này dường như không còn đúng với bản thân và thật cần thiết khi nắm chắc kiến thức về chiếu sáng trong từng ngữ cảnh.

 

Phần 1: NỀN TẢNG CỦA ÁNH SÁNG

Trong suốt bài viết, tôi sẽ dùng 1 ảnh với quả bóng trắng trên một bảng trắng để minh hoạ cho các tình huống chiếu sáng khác nhau trong ngày.

Đây là tranh minh hoạ ánh sáng mặt trời chiếu vào buổi chiều. Nguồn sáng chính ở đây từ mặt trời, trong khi đó bầu trời xanh lại cung cấp nguồn sáng thứ 2 với những đặc tính rất khác. Ánh sáng bật nẩy trong vùng giữa quả bóng với nền trắng.

Ánh sáng mạnh nhất là ánh sáng mặt trời. Nguồn sáng không lớn, màu trắng, nó gây nên bóng đổ sắc nét. Kế đến, 1 nguồn sáng rất rộng, bao trùm hầu hết phông cảnh đó là nguồn ánh sáng đến từ bầu trời xanh, nó cho bóng đổ rất mờ (hầu như trong bất kì trường hợp nào cũng bị ánh sáng mặt trời che khuất).

Tôi sẽ đi sâu vào chi tiết hơn trong phần sau (về nguồn sáng, kích thước bóng đổ) và có 1 điều cần nhấn mạnh rằng nguồn sáng càng nhỏ thì độ sắc của bóng đổ càng lớn do sự gom tụ.

Ánh sáng phản chiếu từ bầu trời xanh có bóng màu đổ khá rộng, ảnh hưởng tới hầu như mọi thứ trong phông cảnh. Bóng đổ xuống quả bóng màu xanh vì nó được chiếu sáng bởi ánh sáng xanh của bầu trời và lấn át đi 1 phần ánh sáng trắng của mặt trời. Các phần của quả bóng không trực tiếp nhận ánh sáng mặt trời thường có một chút sắc xanh vì chúng ảnh hưởng bởi bầu trời xanh.

Cuối cùng ánh sáng phản xạ bật nẩy giữa quả bóng và nền trắng phần lớn có màu xanh (trong khi bản thân bóng và nền có màu trắng). Hiện tượng này do ánh sáng bầu trời màu xanh phản xạ bởi vật thể trắng. Các bề mặt có xu hướng càng gần nhau thì càng nhận nhiều ánh sáng phản xạ hơn so với những bề mặt ở xa khác. Do vậy, phần dưới cùng của quả bóng ánh sáng nhẹ hơn so với vùng giữa (phần gần nền lót dưới có màu trắng hơn).

Khu vực tối nhất trong ảnh là phần bóng đổ xuống nền của quả bóng và phần biên ngăn cách khu vực nhận ánh sáng mặt trời và bóng của quả bóng (chúng ta gọi vùng này là terminator).

Chúng ta có thể nhận thấy phần bóng đổ nơi tiếp xúc giữa bóng và nền rất tối vì tại đây nó không hề nhận được ánh sáng mặt trời cũng như bị quả bóng che mất gần hết ánh sáng bầu trời và vùng sáng nẩy. Vành ngoài của bóng đổ có phần sáng hơn nhờ nhận được nhiều ánh sáng bầu trời và ảnh hưởng nguồn sáng nẩy.

Tại sao ánh sáng từ bầu trời lại có màu xanh?

Ánh sáng chúng ta nhìn thấy là gồm nhiều hạt sáng photon rất nhỏ, những hạt này có bước sóng phụ thuộc vào màu sắc: Ánh sáng xanh gồm các hạt có bước sóng ngắn trong khi đó ánh sáng đỏ là bước sóng dài hơn.

Ánh sáng trắng đến từ mặt trời tạo nên các dĩa phổ màu liên tục, thường phổ màu này được phân thành nhiều màu giống như trong 7 sắc cầu vồng (với các bước sóng ngắn dần hơn: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Sự hoà trộn của 7 màu này tạo ra màu trắng ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, khi ánh sáng chu du, xuyên qua bầu khí quyển của trái đất thì các bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ. Bầu khí quyển chứa nhiều thành phần khí, phân tử và nguyên tử. Các hạt Photon này đi qua khí quyển va chạm vật lý với các hạt nguyên tử, làm cho chúng bị chuyển hướng. Các bước sóng ngắn hơn dễ bị lệch hướng hơn so với bước sóng dài vì vậy các hạt photon bị tán xạ đi mọi hướng. Chính những va chạm này làm cho màu xanh da trời trội hơn so với các màu khác

Vào ngày không mây, mọi thứ quanh ta bị ảnh hưởng bới ánh sáng màu xanh (ánh sáng tán xạ do bầu khí quyển)

Bước sóng dài (đỏ) có thể xuyên qua bầu khí quyển mà không bị tán xạ. Đó là lí do tại sao lúc mặt trời lặn lại có sắc đỏ: ánh sáng mặt trời đi qua lớp không khí dầy bị tán xạ 1 phần ánh sáng xanh và ánh sáng chủ đạo còn lại là màu đỏ.

Ánh sáng mặt trời đỏ vì bước sóng màu xanh ngắn hơn đã bị thất lạc trong quá trình tán sắc.

Tác động bật nẩy của các hạt photon xanh lên mọi hướng thực chất là do bầu khí quyển cũng đang chiều ánh sáng xanh, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Ánh sáng xanh này đủ mạnh để chiếu xuống các vùng không trực tiếp nhận ánh sáng mặt trời (điều này lý giải tại sao bạn vẫn có thể nhìn được khi đứng trong bóng râm).

Bóng cây trong bức ảnh chụp có màu xanh khá mạnh vì nó được chiếu bởi ánh sáng bầu trời xanh.

Ánh sáng bật nẩy (bounce light)

Khi ánh sáng tiếp cận 1 bề mặt, nó sẽ bật nẩy trở lại hoặc bị hấp thụ 1 phần, việc này phụ thuộc vào màu sắc của bề mặt bật nẩy. Vật thể màu trắng phản xạ lại tất cả các bước sóng trong khi đó vật thể đen lại hấp thụ hoàn toàn. Khi ánh sáng trắng đập vào bề mặt đỏ, bước sóng xanh da trời và xanh lá cây bị hấp thụ và ánh sáng đỏ sẽ bị phản xạ lại. (tôi chỉ dùng mấy màu cơ bản chứ không dùng hết tất cả các màu trong quang phổ nói trên)

Vì vậy, nếu ánh sáng trắng đập vào 1 bề mặt màu đỏ thì ánh sáng mà bề mặt này phản xạ lại sẽ là màu đỏ. Khi các hạt photon đập vào bề mặt tiếp theo, nó sẽ bị ảnh hưởng lại chính ánh sáng đỏ phản xạ nói trên và cũng vì chính lý do này mà các màu sắc của những vật gần kề sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau

Ánh sáng phản chiếu trên cửa chớp lật đã hắt mầu của nan gỗ lên tường
Vành bụng của con ong này có sắc đỏ do màu phản xạ từ mầu hoa anh túc

Ánh sáng rực rỡ thường mang lại hiệu ứng huyền ảo. Mắt thường có thể không nhìn thấy loại ánh sáng nhẹ và mờ này, tuy nhiên, trong ánh sáng chói như vậy, những vật thể xung quanh có thể bị ảnh hưởng và thêm màu bổ sung 1 cách vô thức. Nếu ánh sáng đang phản xạ giữa các vật thể cùng màu sắc, ánh sáng này có thể tạo ra hiệu ứng bão hoà (như ánh sáng nẩy tăng cường thêm cho màu đang tồn tại trên bề mặt dưới, làm màu sắc sáng loá). Đôi khi bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng này xảy ra với ánh sáng ban ngày.

Do ánh sáng nẩy xuất hiện giữa các tấm gỗ với nhau mà màu sắc của gỗ cũng bị ảnh hưởng, có phần đậm hơn. Hiện tượng này do ánh sáng cùng màu đang phản chiếu ngược lại chúng. Kết quả: hai thứ ánh sáng này hoà làm 1, tạo ra thứ ánh sáng rực rỡ và màu sắc hiện tại của các tấm gỗ bị bão hoà theo loại ánh sáng này.

High key và low key

Cách chúng ta thể hiện màu trong phông cảnh thường mang tính chủ quan theo kiến thức, tầm hiểu biết của mỗi người. Hầu hết các trường hợp đều đòi hỏi sự cân bằng giữa ánh sáng và vùng bóng râm. Nó sẽ giúp tạo ra tỉ lệ sắc xám trung tính. Tuy nhiên trong một vài tình huống, mọi thứ dường như có sự sắp đặt ngẫu nhiên, có xu hướng thiên về sắc tối: Như sương mù, tuyết hay ánh sáng vào đêm. Cuối cùng, 1 hoạ sĩ có thể gây ấn tượng cho tác phẩm của mình bằng cách đánh vào thị giác của người xem hay cố tình gây 1 cảm giác đặc biệt nào đó.

High key

Ảnh High key có màu chủ đạo trắng hoặc rất dịu. Ánh sáng dạng này thường (chứ không phải lúc nào cũng vậy) nhẹ nhàng, thanh thoát và độ sắc không cao. Ánh sáng High key tự nhiên có thể thấy trong sương mù, tuyết hay thậm chí trong các vùng bóng đổ (do ánh sáng phản xạ bật nẩy xung quanh) và thường độ chi tiết không cao.

Sự mộc mạc, giản dị của toàn bộ bức ảnh chụp này được tạo bằng cách hạn chế trong việc dùng bảng màu: Chỉ có trắng và chút sắc sám tối và đen.

Low key

Các ảnh dạng Low key thường mang màu tự nhiên và ít mang yếu tố ánh sáng trong đó. Đối lập hoàn toàn với High Key, nó thường mang ánh sáng mạnh, sắc. Ánh sáng Low key có thể tạo bầu không khí ảm đạm, thường dùng để tạo hiệu ứng. Loại ánh sáng này có thể thấy rõ nhất vào ban đêm, nhưng ta vẫn có thể thấy nó trong trường hợp khác như khi trời bão hay trong nội thất phòng.

Kịch tính của bức ảnh này nhấn mạnh trong cách sử dụng ánh sáng dạng low key

Sự cân xứng trong sắc trắng

Hầu hết các nguồn sáng chúng ta bắt gặp hàng ngày đều có lẫn bóng đổ màu nhưng bộ não của chúng ta lại hoạt động khá tốt để có thể lọc ra đâu là ánh sáng chính và đâu là ánh sáng phụ. Thậm chí khi sự chiếu sáng rất mạnh, chúng ta vẫn có khả năng lọc thông tin bằng mắt và nhờ đó ta có cảm nhận cơ bản về màu sắc ánh sáng.

Cách rõ nhất diễn tả điều này là dùng 1 máy ảnh kỹ thuật số, cài đặt thông số cân bằng trắng là Daylight: đây là cách cài đặt khá trung lập, nó sẽ phản ảnh màu chân thực nhất.

Ví dụ như ảnh dưới đây: Tôi mở cửa sổ và coi đây như 1 nguồn sáng. Ánh sáng này không trực tiếp đến từ bầu trời ở phía ngoài và tương đối trung tính.

Trong hình tiếp theo, tôi đã đóng của sổ lại và dùng chuẩn ánh sáng đèn tròn 60 watt và nó cho tôi 1 nguồn sáng mới dưới đây:

Trong bức ảnh này, màu bóng đổ khá mạnh có thể gây ngạc nhiên cho bạn. Trong thực tế, có thể bạn cũng không cố tình tạo ra thứ ánh sáng có sắc vàng/ da cam như thế này. Nhưng máy ảnh là 1 cái máy và nó đã ghi lại đúng những gì xảy ra trong khung ảnh. Bộ não của chúng ta ghi nhận hình ảnh đầu tiên, nhưng màu thực tế của đồ vật lại được ghi nhận như trong bức ảnh thứ hai

Một thí nghiệm đơn giản để bạn chắc chắn lại hiện tượng là nhìn mọi thứ trong nhà qua cửa sổ từ phía ngoài vào: bạn hãy đứng bên ngoài nhà vào buổi tối và quan sát mọi thứ trong nhà qua khung cửa sổ, bạn sẽ thấy nội thất trong nhà có màu da cam. Khi chúng ta không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng, chúng ta có khả năng nhìn thấy màu thực của ánh sáng đó.

Nhìn ánh sáng bóng điện từ ngoài cửa sổ vào, bạn có thể thấy màu sắc thực của nó: màu da cam.

Đôi khi cũng xảy ra trường hợp tương tự: khi chúng ta đứng dưới 1 bóng râm, ta chỉ cảm nhận 1 màu trung lập nhưng ngay khi chúng ta lùi lại và tách mình khỏi vùng bóng râm đó (lúc này ta chịu tác động ánh sáng mặt trời) thì màu xanh càng dễ nhận ra hơn. Có rất nhiều tình huống mà ánh sáng có bóng đổ khá mạnh: ánh sáng đèn huỳnh quang thường xanh lá cây, ánh sáng đường phố thường có màu vàng đậm, ánh sáng lúc tối từ vàng nhạt sang đỏ,...

Từ vùng bóng đổ, chúng ta chỉ cảm nhận 1 màu trung tính nhưng chỉ cần tách mình khỏi vùng bóng râm đó, ta sẽ cảm nhận rõ nét hơn về màu xanh của bóng râm.

Ánh sáng 3 điểm những điều cần bàn lại

Trong các sách viết về 3D thường miêu tả cách cài đặt chiếu sáng 3 chiều theo lối cổ điển và khuyến khích mọi người mới bắt đầu học áp dụng nó như 1 phương pháp hiệu quả để chiếu sáng phông cảnh của họ. Lúc đầu, cách chiếu sáng này được phát triển như cách chiếu sáng trong nhiếp ảnh và nó có 1 ưu điểm là dễ hiểu và dễ học. Nó gồm 1 ánh sáng chính, loá, mạnh chiếu thẳng từ 1 góc nào đó. 1 ánh sáng trái ngược hoàn toàn, mờ, nhẹ đến từ hướng đối diện với góc tới trên và ánh sáng thứ 3 là ánh sáng được chiếu từ sau vật thể . (Key light-Back light-Fill light)

Vấn đề lớn nhất gặp phải ở đây nằm trong khâu cài đặt. Loại ánh sáng này tạo cảm giác giả tạo và phản xạ không thật. Cách sử dụng ánh sáng hậu chỉ nên sử dụng khi bạn đang cần tìm 1 hiệu ứng đặc biệt, 1 hiệu ứng cần mang lại kịch tính. Ánh sáng chiếu hậu có thể khá hiệu quả chỉ khi chúng ta biết sử dụng nó 1 cách tinh tế, không nên áp dụng bừa bãi trong mọi tinh huống. Loại ánh sáng 3 điểm này không hề tồn tại trong thiên nhiên nên trông nó giả tạo.

Trên thực tế có quá nhiều sách dạy cách tạo ra ánh sáng nhưng lại dựa trên mô hình rập khuôn, giống nhau. Điều này khiến cho nó trở nên buồn tẻ và chán ngắt. Nếu bạn đang tìm kiếm một kiểu ánh sáng nào đó để đưa vào tác phẩm của mình thì tốt nhất là  cố gắng mò mẫm theo hướng sáng tạo của riêng bạn. Hãy nghiên cứu nghiêm túc xem ngoài đời nó thực sự thế nào rồi mới tính ra những giải pháp tiếp theo.

Bị phụ thuộc nhiều vào cách chiếu sáng mang tính công thức, mà hầu hết người chụp khai thác những góc chụp giống nhau. Kết quả là tấm ảnh nào cũng buồn tẻ và thiếu đi cái hồn, không thể hiện được cái nhìn về cuộc sống muôn màu muôn vẻ vốn có của nó. Nếu bạn thực sự muốn có 1 tác phẩm nghệ thuật riêng cho mình bạn cần tránh giáo điều và không nên quá máy móc, phụ thuộc nhiều vào những gì các sách hướng dẫn nói! Hãy nghĩ theo cách của chính các bạn.

Nguồn Tác giả: Richard Harris - Biên dịch: Hương Giang

CONTENTS

FOREWORD PART 1: LIGHTING FUNDAMENTALS - Kiến thức nền tảng của ánh sáng

PART 2: PEOPLE & ENVIRONMENTS - Con người và môi trường
  • Chapter 11 : Light & People
  • Chapter 12 : Light in the Environment
PART 3: CREATIVE LIGHTING - Ánh sáng sáng tạo
  • Chapter 13 : Composition & Staging
  • Chapter 14 : Mood & Symbolism
  • Chapter 15 : Time& Place
GLOSSARY INDEX & PICTURE CREDITS

Nguồn: http://www.itchy-animation.co.uk/tutorials/light01.htm

LIGHT - a detailed tutorial

PART 1: THE BASICS

Throughout this article I will be using a diagram of a white ball on white card to demonstrate how light behaves in different everyday situations:

Here it illustrates a sunny afternoon. The main source of light is the sun, whilst the blue sky supplies a second source of light with very different characteristics. Some light is also bouncing between the white base and the ball and supplies a third source of light.

The brightest light is coming from the sun and is white light emanating from a small source, which causes it to cast sharp edged shadows. The second source, the blue sky, is a very large light source and as a result has very soft shadows (which in any case are completely masked by the direct light coming from the sun). I will go into more detail later about light sources and shadow size, but for now just remember that the smaller the source of the light, the harder the shadows.

The light coming from the blue sky has a very strong colour cast which affects everything in this scene. The shadow cast by the ball is blue because it is illuminated by blue skylight, since the ball is shielding it from the white light of the sun. The parts of the ball which aren't in direct sunlight also take on a blue hue because they are lit by the blue sky.

Finally the light that is reflected between the card and the ball is also predominantly blue (even though the card and ball are white) since it is blue skylight that is being reflected by the white objects. The surfaces which are closer together receive more of this reflected light than areas which are further apart, therefore the bottom part of the ball is lighter than the centre because it is nearer the white card.

The darkest areas in the image are the base of the cast shadow and the border between the areas in sunlight and shade on the ball: this zone is called the terminator. The base of the cast shadow is very dark because it receives no sunlight and the ball is also masking it from most of the skylight and bounced light. The other end of the cast shadow is lighter because it is receiving more light from the sky and also bounced light from the ball.

Why is the terminator the darkest area on the ball?

Partly because of the effect of contrast, being so near to the very bright side of the ball in sunlight makes it appear to be darker, but also it is receiving less of the bounced light which is being reflected by the white card. So unlike the rest of the ball, which is receiving either full sunlight or light reflected from the white card, its main source of illumination is the blue sky. It is the area in between the main light (the sun) and the fill light (the reflected light from the card).

Why is the light from the sky blue?

Visible light is made up of tiny particles called photons, these particles have different wavelengths depending on their colour: blue light comprises of particles with shorter wavelengths whereas red light is made of particles with longer wavelengths.

White light from the sun is made up of a continuous spectrum of colours which, conventionally, is divided into the colours of the rainbow (with progressively longer wavelengths: violet, indigo, blue, green, yellow, orange and red). It is the mixture of these colours that produces white.

However what happens to light when it travels through the atmosphere of the earth is that the shorter wavelengths of light become scattered. Our atmosphere is made from various gases and the atoms and molecules that these are formed from are suspended within it. Photons travelling through the atmosphere physically collide with these atomic particles and a collision will deflect the photons and make them bounce in another direction. Shorter wavelengths are more likely to be deflected than longer ones, so that the photons which are scattered in all directions by these collisions are predominantly blue.

On a cloudless day blue light scattered by the earth's atmosphere shines on everything around us.

Longer wavelengths of light, such as red, can travel further through the atmosphere without being scattered. This is why sunsets are red: as the sunlight travels through a thicker layer of air to reach us when it is lower in the sky a lot of the blue light is lost from scattering, and the remaining light is predominantly red.

The sun's light glows red at sunset because the shorter blue wavelengths have been lost due to scattering. *Note however that the scattered blue light is reflecting back from the eastern sky and acting as a fill on the foreground waves.

The effect of bouncing blue photons in all directions is that the atmosphere is actually glowing with blue light, an effect which is clearly visible from space. This blue light is strong enough to illuminate areas that are not in direct sunlight, which is why you can still see when you are in open shade.

The shadows in this photo have a strong blue cast because they are being illuminated by the blue sky.

Light bounces

When light hits a surface it either bounces or is absorbed by it, depending on what colour that surface is. A white object will reflect all wavelengths equally, whereas a black object will absorb them all. When white light hits a red surface the blue and green wavelengths are absorbed and the red light is reflected (I'm just using the primary colours, rather than the full spectrum here, for the sake of simplicity).

So if white light hits a red surface the photons this surface reflects will be red. When these photons hit the next surface in their path they will therefore be illuminating it with red light. This phenomenon is called radiance, and the colours of adjacent objects will have an affect on each other because of this.

The light reflecting from this venetian blind is projecting the wood's colour onto the wall.

The rear abdomen of this bee has been strongly coloured by red light reflecting from the poppy.

Radiance is usually a subtle effect, and it takes a great deal of light for it to become apparent. In soft or dim light it may not be visible at all, however in bright light it can add a lot of colour to the objects it affects. If light is reflecting between objects of the same colour it can create a very saturated effect as the bounced light reinforces the existing colour of the underlying surface, making the colour glow vividly - you can sometimes see this phenomenon in bright daylight.

As the light bounces between these wooden slats the colour of the wood is enhanced by the fact that light of the same colour is reflecting back onto it. The result is that the coloured light and the underlying surface combine to create a glowing and saturated version of the wood's existing colour.

High key and low key

How we choose to represent a scene is subjective and open to interpretation. Most situations will have a balance between light and shade that produces an average or medium grey because that's what we perceive as normal. However there are some situations where the natural order of things tends towards either extreme of light or dark, such as fog or snow on the one hand, or night time on the other. Alternatively an artist might choose to emphasise one of these extremes for visual impact, or to convey a specific feeling.

High key

High key images have a predominance of white or very light tones and tend to look light and airy. High key lighting is often (but not always) soft, and detail is generally low. In nature high key lighting is found in fog and snow, where even shadows are light due to the amount of reflected light bouncing around.

The stark simplicity of this photograph is created by the very limited palette it uses: white and some dark greys and blacks.

Low key

Low key images have by their very nature very little light in them. Contrast is usually high and the lighting hard. Low key lighting can create a very moody atmosphere and is often used to this effect. The most obvious setting for low key lighting is night time, but it can also be found in other situations such as storms and in interiors.

The drama of this image is emphasised by the low key lighting.

White balance

Most light sources that we encounter in everyday situations have a colour cast, however our brain is very good at filtering this out. As long as there is a vague mixture of the three primaries in the light our brain interprets it as white. Even under lighting with very strong colour we have the ability to filter the information our eyes receives and make sense of the colours so that we perceive them in a relative rather than absolute manner.

The most obvious way of demonstrating this is to use a digital camera with the white balance set to daylight: this is a neutral setting which will reflect the colours that are actually there. In the example below I have shot the image with a window acting as the light source. The light is coming indirectly from an overcast sky and is relatively neutral.

In the next photograph I have closed the blinds and used a standard household 60 watt lightbulb as my light source:

The strength of the colour cast in this image may well have surprised you, since we don't tend to perceive tungsten lighting as being such a bright yellow/orange. Our brain converts the colours to make them resemble the first image, but in this case it's the camera which is painting the true picture.

One very easy way of confirming this fact is to look at windows from the outside: next time you are outdoors during the evening look at the colour that comes from houses and you will see that their interiors are a bright orange. When we aren't directly under the light source we are able to see its true colour.

Viewing tungsten lighting from outdoors helps to reveal its true colour, from here it looks bright orange.

Something very similar happens when we are standing in open shade, where the light is very blue. We perceive the light as being neutral, but if we step back and look at the shade from under sunlight the blue cast is much easier to see. There are many other situations where lights have a strong cast: fluorescent light is often green, street lighting very deep orange, evening sunlight progresses from a light yellow to a deep red etc…

From within open shade we perceive the light as being neutral, but stepping back reveals it to be a deep shade of blue.

3 point lighting and why it sucks

3d textbooks often describe the classic 3 point lighting set up and encourage beginners to use this as an effective way of lighting their scenes. It was originally developed as a way of lighting photographs and its one benefit is that it is easy to learn and understand. It comprises of a bright main light coming from one side, and dim fill light coming from the opposite side and a back light behind the subject which is used to pick out edges and highlight form.

The biggest problem with this set-up is that it is artificial and doesn't reflect reality. The use of back lighting especially should only be considered if you are looking for a specific effect since it is so dramatic and recognisable. Back lighting can be very effective but it should be used with flair rather than blindly applied to every situation. The kind of light that 3 point lighting creates simply does not exist in nature and therefore it looks fake. The fact that it is taught in so many textbooks also lends it an air of cliché and it has therefore become tired and boring.

It has long since fallen out of favour with photographers and film-makers anyway, so you will rarely see it in product shots or mainstream films. If you are looking to light an environment or an object it is far better to try and put some of your own creative thought into your lighting and study what happens in nature to then devise your own solution.

Everyone has seen those cheesy photographic studio portraits that rely on formulaic lighting: they all look exactly the same as each other because the photographer uses the same lighting every time. The result is a boring and lifeless photograph, if you want your own art to avoid cliché and be cheese-free then avoid textbook formulas and think for yourself.

Go to part 2: Light direction

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan