Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng trong nhà là phần 4 của loạt bài Nguyên lý ánh sáng của Richard Harris dành cho mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh,... 

Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng trong nhà

Đặc điểm ánh sáng trong nhà khác xa với ánh sáng ngoài trời, mà chủ yếu là do không gian trong nhà không có nguồn sáng chiếu trực tiếp như trong môi trường tự nhiên. Ánh sáng ngoài trời xuất hiện như 1 thứ có sẵn từ trước, còn ánh sáng trong nhà thì được thiết lập theo chủ ý người lắp đặt, nó luôn có 1 mục đích cụ thể. Ví dụ như đèn trang trí để tạo ra sự hấp dẫn, trong khi đèn văn phòng thì chủ yếu chỉ để làm việc nên sẽ bị áp chế về chi phí và hiệu năng, chúng thường có màu hơi xanh tạo cảm giác dễ chịu.

Một cảnh trong phim hoạt hình của Tim Burton "The Corpse Bride". Chú ý ánh sáng mềm màu vàng từ cây đèn treo tạo ra các hoa văn lốm đốm trên tường.

Đèn nhân tạo hầu hết có ánh sáng khuếch tán nhờ vào cái chao đèn để bóng đổ bớt bị gắt. Trường hợp cần lượng ánh sáng cường độ mạnh thì các nhà thiết kế bật sáng nhiều đèn cùng lúc để làm mềm bóng đổ và tạo nhiều bóng sáng. Ánh nắng khi chiếu vào trong nhà cũng bị khuếch tán khi bị phản xạ lại giữa các bức tường, sàn nhà và trần nhà.

Ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể lọt vào nhà qua cửa sổ hoặc giếng trời nhưng do kích thước cửa tương đối nhỏ nên các thành phần nội thất ít bị chiếu sáng trực tiếp mà chỉ đón nhận ánh sáng phản xạ từ bề mặt này hay bề mặt khác mà thôi.

Ánh sáng cửa sổ - Window light

Ánh sáng cửa sổ là một kiểu ánh sáng tự nhiên xuất hiện ở trong nhà mà chúng ta thường hay gặp nhất. Đây là nguồn sáng hiệu quả vì chúng khá dịu mắt, đặc biệt với những ô cửa sổ lớn. Ánh sáng cửa sổ rất hấp dẫn vì chúng rất ăn ảnh. Nếu chỉ từ một cửa sổ thì sẽ cho ra khung cảnh có độ tương phản khá cao cho dù đây là nguồn ánh sáng mềm, nhưng khi có nhiều cửa sổ thì độ tương phản sẽ giảm đi và không gian sẽ tràn ngập nhiều ánh sáng hơn.

Màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đầu tiên là vào thời tiết ngoài trời, nếu trời u ám, ánh sáng ban đầu sẽ có màu trắng, xám hoặc xanh. Trong điều kiện trời nắng, ánh sáng sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, vàng hoặc đỏ (tùy vào thời điểm trong ngày). Khi ánh sáng lọt qua cửa sổ, nó cũng bị ảnh hưởng từ các bề mặt phản xạ ở trong phòng, và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của tường, sàn nhà và các đồ nội thất bên trong.

Tất cả các yếu tố trên nói lên 1 điều là nếu muốn mô tả một cách chính xác ánh sáng từ một khung cửa sổ, bạn cần phải tính toán tất cả các giá trị về cường độ, màu sắc, độ tương phản và các phần phản xạ ánh sáng một cách kỹ lưỡng. Trường hợp đơn giản nhất là ánh sáng trắng lúc trời u ám chiếu vào một căn phòng trắng từ một cửa sổ lớn, từ mô hình đơn giản này làm cơ sở nghiên cứu cho những trường hợp phức tạp hơn. Một loại ánh sáng cửa sổ rất nổi tiếng được gọi là Ánh sáng phương Bắc (North Light), về cơ bản là ánh sáng được từ một cửa sổ hướng về phía bắc. Trước đây, khi chưa có nguồn sáng nhân tạo đáng tin cậy nào, các studio nghệ thuật luôn chừa 1 cửa sổ hướng về phía bắc để lấy nguồn sáng tương đối ổn định trong suốt 1 ngày. Lý do hiển nhiên là mặt trời luôn ở phía nam (ít nhất là ở bắc bán cầu), vì vậy ánh sáng từ bầu trời chiếu qua của sổ đó chỉ là ánh sáng khuếch tán - là ánh sáng dịu có hướng chiếu không mạnh hay bóng gắt. Chất lượng ánh sáng từ các cửa sổ hướng bắc tương tự như ánh sáng từ một cửa sổ bất kỳ nào mà không bị ánh nắng rọi vào trực tiếp. Cho dù các phòng hướng mặt tiền về phía bắc hay bị tối do thiếu ánh sáng mặt trời, nhưng lại cho được 1 không gian dịu mắt dễ chịu.

Căn phòng trên dù có ánh nắng trực tiếp nhưng chỉ bị ảnh hưởng lên 1 khu vực tương đối nhỏ, nên hầu hết ánh sáng trên tường và đồ nội thất đều là ánh sáng phản xạ và khuếch tán. Chú ý các bức tường ở xa bị ám đỏ có thể là do phản chiếu từ các tấm rèm cửa. Cũng lưu ý là ánh nắng tạo ra độ tương phản cao làm các khu vực nổi bật rất sáng.

 

Đây là minh họa về kiểu ánh sáng cửa sổ êm dịu. Bức ảnh được chụp trong điều kiện thời tiết u ám và cửa sổ đóng vai trò như một softbox khổng lồ cho bức ảnh chân dung này. Chủ thể càng gần cửa sổ, ánh sáng càng mềm. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của ánh sáng dịu thì xem thêm trong phần 5, nhưng bây giờ hãy chú ý đến ranh giới nhoè mờ giữa mảng sáng và mảng tối lên chủ thể.

 

Ánh sáng dịu nhẹ từ một cửa sổ lớn đã được các nghệ sĩ sử dụng trong nhiều thế kỷ (và hiện tại vẫn còn được các nhiếp ảnh gia sử dụng) bởi vì nó đẹp, dễ tính toán và luôn luôn có sẵn.
Ánh sáng đèn dây tóc trong nhà - Household tungsten lighting

Đây nguồn sáng dùng trong nhà phổ biến nhất mà trước đây chúng ta thường hay gặp mỗi ngày. Chúng có nhiều dạng khác nhau từ bóng đèn đường chiếu từ trên cao đến các đèn trang trí chiếu từ mặt bên nhưng đều có chung 1 đặc điểm là bóng đèn sợi đốt.

Đèn vonfram cho ánh sáng màu vàng cam mạnh mẽ như đã đề cập ở phần 1. Chúng ta sử dụng bóng đèn này là do chúng dễ sản xuất vào thời đó, và bộ não chúng ta đã phải lọc màu cam trên tờ giấy ra để có thể cảm nhận nó như là màu trắng do quen mắt. Nói chung là, nếu chụp ảnh, vẽ hoặc tô màu dưới ánh đèn tungsten thì nên chuyển qua sử dụng ánh sáng trắng để hình vẽ trông thực hơn vì bộ não của chúng ta sẽ bị lệch lạc khi dùng màu cam làm màu chuẩn để quy ra các màu khác.

Dù vậy cho dù chất lượng ánh sáng tungsten rất đa dạng và khó dự đoán, nhưng từ đây chúng ta sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau đến lĩnh vực ánh sáng nội thất. Trong các gia đình bình thường hầu hết đèn được khuếch tán bằng các chao đèn để làm mềm ánh sáng và tăng không gian chiếu sáng.

Ánh sáng trung bình trong nhà sẽ thay đổi từ phòng này sang phòng khác vì vậy yếu tố không gian sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng. Ở mức độ cơ bản nhất, một nhà kho chứa đồ hay nhà để xe chỉ cần có 1 bóng đèn treo duy nhất cung cấp một lượng ánh sáng tối thiểu cho toàn bộ căn phòng. Điều này được chấp nhận vì ít có ai ở lâu trong những nơi đó và như thế người ta sẽ ưu tiên chức năng hơn là yếu tố thẩm mỹ. (miễn là đủ sáng là được, không cần đẹp hay rực rỡ)

Trong những phòng mà thời gian sinh hoạt thường xuyên thì chất lượng ánh sáng là quan trọng, vì những nơi đó cần có một khung cảnh dễ chịu và thoải mái, và đó là nơi mà bạn cần một kế hoạch chiếu sáng cầu kỳ và hấp dẫn hơn. Ví dụ, trong phòng khách (có thể là trung tâm của ngôi nhà), bạn có thể thiết lập một số bóng đèn để tạo ra một khung cảnh sáng sủa dễ chịu.

Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong các khu vực khác trong nhà, ví dụ như đèn trong phòng ngủ dành việc đọc sách trên giường hoặc thức dậy trong đêm khuya. Trong nhà bếp, bạn có thể tìm thấy đèn chiếu sáng khu vực nấu ăn hoặc lên mặt bàn làm việc. Tủ và gương trong phòng tắm cũng cần có đèn chuyên dụng cho những nhu cầu cụ thể.

Ngoài những tình huống cơ bản nhất, hầu hết các đèn gia dụng luôn có sự kết hợp giữa chức năng và chất lượng ánh sáng. Phụ kiện phổ biến nhất của đèn gia dụng là chao đèn (lampshade), chúng có nhiều hình dạng nhưng đều được thiết kế để làm dịu ánh sáng ở một mức độ nào đó. Một chao đèn sẽ che bớt độ sáng chói và làm mềm những bóng gắt ánh sáng của bóng đèn trần.

Yếu tố quan trọng tiếp theo là các khung cảnh nội thất hầu hết không chỉ có 1 mà được trang bị nhiều nguồn sáng, điều này sẽ làm các mảng bóng đổ dịu hơn. Nguồn sáng từ nhiều phòng sẽ tràn vào các không gian lân cận và như vậy khung cảnh trong 1 phòng sẽ có nhiều hơn một nguồn chiếu sáng bên trong nó. Ví dụ dễ thấy nhất là phòng khách có 4, 5 nguồn sáng trang trí khác nhau để làm mặt hồ lung linh hơn hoặc các dãy đèn lõm trên trần nhà chiếu xuống bàn ăn trong 1 gian bếp hiện đại.

Sử dụng nhiều đèn sẽ tạo ra một khung cảnh ánh sáng không đồng đều làm xuất hiện nhiều bóng đổ có độ cứng và độ mềm khác nhau một cách thú vị. Một kết quả khác cũng rất rõ ràng là các bề mặt phản chiếu sẽ có nhiều mảng bóng sáng trong trường hợp có nhiều nguồn sáng khác nhau. Màu sắc và cường độ các đèn có thể cũng khác nhau một cách tinh tế vì bóng đèn càng xài lâu sẽ càng mờ và đỏ hơn.

Điều cuối cùng mà bạn cần cân nhắc là còn thiết bị nào khác có thể phát ra ánh sáng, như màn hình máy tính, ti vi, hoặc khó thấy hơn như lò vi sóng, bếp điện cũng có thể ảnh hưởng đến ánh sáng trong căn phòng.

Lời khuyên duy nhất mà tôi có thể đưa ra đây là bạn hãy nghiên cứu từ khung cảnh nội thất của chính mình, vì chủ đề này nằm trong giới hạn trí tưởng tượng của bạn và tất nhiên là những biến thể của nó là vô tận.

Đây là một khung cảnh nội thất điển hình sử dụng nhiều nguồn sáng để tạo không khí ấm cúng, chú ý các phương pháp sử dụng chao đèn làm dịu ánh sáng và phản chiếu ánh sáng ra khỏi tường. Kết quả của việc sử dụng nhiều nguồn sáng khuếch tán là để triệt tiêu độ gắt của bóng đổ. Tôi đã cân bằng trắng ảnh này để giảm màu cam vì màu của đèn vonfram trông không thật, nhưng độ chuyển của màu cam trong ảnh dễ  cảm nhận được.
Nhà hàng, cửa hàng, và các nội thất thiết kế thương mại khác - Restaurants, shops and other commercially designed interiors

Giống như trường hợp đèn bình thường trong nhà, ánh sáng loại này cũng rất đa dạng và chủ yếu được sử dụng để tạo cảm giác và hướng nhìn của mắt. Trong nhiều trường hợp ánh sáng này được thiết kế kỹ lưỡng để tạo ra hiệu quả mong muốn và do đó nó cần được nghiên cứu cẩn thận để tái tạo những gì mà các nhà thiết kế nhắm tới.

Nhìn chung các nhà hàng có một số lượng đèn ở vị trí thấp, ánh sáng êm dịu để tạo không khí ấm cúng. Cũng có thể phối hợp nhiều loại nguồn sáng khác nhau từ đèn spotlights để tách những bông hoa trong chậu đến những ngọn nến trên bàn ở gần bên chúng. Tất nhiên là không có 2 nhà hàng nào giống hệt nhau vì vậy hãy cứ mong đợi một sự đa dạng tuyệt vời về  ý tưởng từ nơi này đến nơi khác. Việc quan sát ánh sáng nhà hàng một cách kỹ lưỡng là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu cách mà ánh sáng tạo ra không khí và cảm xúc.

Một chi tiết quan trọng cần lưu ý trong lúc tái tạo không khí ánh sáng mà bạn có thể tìm thấy trong nhà hàng hoặc quầy bar là một lượng lớn đèn được sử dụng phối hợp để tạo ra hiệu ứng nhiều mảng sáng phản chiếu lấp lánh - chúng xuất hiện trên các bề mặt liên quan nhau từ các mặt cong và mặt phẳng chiếu thẳng đến mắt người. Giống như ánh sáng trong nhà với nhiều nguồn sáng khác nhau về màu sắc và cường độ, tạo ra những quầng sáng cắt ngang căn phòng.

Các cửa hàng cũng có nhu cầu ánh sáng khác nhau, dù cho chi phí đèn để tạo không khí vẫn quan trọng nhưng để nhìn rõ sản phẩm trưng bày có thể là tiêu chí chính. Hầu hết các gian hàng chính sẽ được chiếu sáng rực rỡ với nhiều dải đèn để tạo ra một khung cảnh rõ ràng sáng sủa và có thể có thêm đèn phụ để làm các quầy hàng trưng bày nổi bậc. Như mọi khi nếu bạn cố gắng tái tạo một môi trường cụ thể thì bạn cần cân nhắc những yêu cầu về địa điểm trước khi thiết lập phần ánh sáng.

Điều rõ ràng như đã đề cập ở trên mà không phải nhắc lại là chủ đề này rất mênh mông và đa dạng, và có quá nhiều biến thể hơn những gì mà tôi từng hy vọng để có thể gói gọn trong 1 bài viết về phạm vi này. Điều tốt nhất để làm là hãy thực hiện theo quan sát của riêng bạn, và có thể chụp lại một số trường hợp thiết lập ánh sáng khác nhau dành để tham khảo sau này.

Đây là một nhà hàng khá tiêu biểu (đầy màu sắc) sử dụng vô số đèn để tạo không khí. Các đồ vật thú vị và màu sắc ở khắp nơi sẽ tạo nhiều cảm hứng đi vào không gian vui vẻ này.
Đây là một cái nhìn gần hơn, chú ý số lượng lớn các điểm sáng trong những cái ly thuỷ tinh, chúng là kết quả phản chiếu từ nhiều đèn khác nhau.
Trong 1 trung tâm mua sắm điển hình với ánh sáng rực rỡ, tôi đã tô màu đúng của ảnh nhưng tông màu hơi xanh lục từ ánh sáng vẫn có thể nhìn thấy. Chú ý những chiếc ghế có nhiều bóng đổ là do được chiếu sáng từ nhiều đèn từ nhiều hướng khác nhau .
Ánh đèn Neon - Fluorescent lighting

Đèn huỳnh quang được sử dụng trong các trường hợp mà chi phí là yếu tố quan trọng, nhiệt độ màu của chúng thường có màu xanh lục và cho dù cho bộ não của chúng ta có thể tự cân bằng trắng, thì cũng cảm nhận chất lượng ánh sáng này khá là tệ. Loại ánh sáng này thường tìm thấy trong các văn phòng, nhà ga, các tòa nhà công cộng và bất cứ nơi nào cần được thắp sáng với chi phí giá rẻ.

Đèn huỳnh quang thường dùng trong các khu vực tương đối lớn với nhiều đèn riêng lẻ, có nghĩa là sẽ có các bóng chồng chéo phức tạp và nhiều điểm sáng hình chữ nhật. Mật độ đèn sẽ quyết định độ sáng của ánh sáng khung cảnh: Cửa hàng cần nhiều đèn để tạo môi trường sáng và ngược lại những nơi có không gian rộng như bãi đỗ xe sẽ có ít đèn hơn và do đó chúng thường tối hơn.

Bức ảnh này đẫ được chụp ở chế độ phim cân bằng ánh sáng ban ngày dưới dải đèn huỳnh quang, bạn có thể thấy các dải ánh sáng màu xanh lá cây từ các đèn này chiếu rất rõ lên mặt nền.
Ánh sáng phối hợp - Mixed lighting

Ánh sáng trong nhà và luôn cả ánh sáng ngoài trời thường có hiện tượng pha trộn giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, đặc biệt khi vào lúc trời vừa sụp tối hoặc vào ban đêm. Điều này dẫn đến một sự phối hợp thú vị về màu sắc và cường độ sáng, đặc biệt là trường hợp trộn lẫn ánh sáng tự nhiên và đèn tungsten cho ra 1 hỗn hợp màu tuyệt đẹp của xanh dương và màu cam

Bất kỳ đối tượng nào ở gần cửa sổ buông rèm vào buổi chiều hoặc tối sẽ có vài mảng màu pha trộn giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo lên nó. Kiểu pha trộn này tất nhiên cũng rất thường thấy ở ngoài trời, ví dụ những đồ vật dưới ánh đèn đường cũng có 1 lượng ánh sáng tự nhiên lên nó. Đèn trên các cao ốc cũng tạo ra màu sắc thú vị từ sự tương phản ấn tượng với ánh sáng tự nhiên của bầu trời.

Bản thân tôi thấy ánh sáng hỗn hợp rất có không khí và cảm hứng, và tôi thường sử dụng nó trong công việc của mình vì mức độ hấp dẫn thị giác mà nó mang lại.

2 ví dụ trên từ các tác phẩm cá nhân của tác giả để trình bày hiệu ứng pha trộn tạo không khí và những cách phối màu thú vị.

Tấm ảnh này cho chúng ta thấy màu sắc đường phố hấp dẫn như thế nào, với thiết kế mảng ánh sáng vàng ấm hắt lên toà nhà quốc hội có lẽ nhằm để làm tôn lêm màu sắc tự nhiên của buổi chiều thành phố ven sông.

Với hình này thì sự pha trộn màu sắc trông như 1 khung cảnh giả tưởng, với màu xanh lục của đèn fluorescent trong các cửa sổ trộn với ánh sáng tungsten và ánh sáng ngoài trời.

Một ví dụ cụ thể hơn cho thấy những gì xảy ra khi ánh sáng pha trộn từ cả bên trong và bên ngoài ở những khu vực gần cửa sổ.

Ánh lửa và ánh nến - Firelight and candlelight

Ánh sáng từ ngọn lửa thậm chí còn đỏ hơn ánh sáng của đèn dây tóc, thực ra nhiệt độ màu của nó thấp đến mức mà bộ não chúng ta không thể cân bằng trắng mà phải cho ra 1 cảm nhận là màu cam hoặc đỏ.

Một thực tế quan trọng khác cần lưu ý là các loại nguồn sáng này thường được đặt thấp hơn nhiều so với đèn dây tóc: lửa thường cháy từ mặt đất và nến thường ở trên mặt bàn hoặc trên các đồ nội thất khác, trong khi bóng đèn thường được chiếu sáng từ trên cao. Điều này sẽ có tác động rõ ràng đến mọi thứ, từ cách ánh sáng chiếu lên các bề mặt khác nhau đến hướng đổ bóng và cả cách làm cho các vị trí nổi bật. Lưu ý cuối cùng là ánh sáng tử lửa và ánh nến thường xuyên chuyển động nhấp nháy.

Ánh sáng từ đèn cầy rất đỏ, ảnh này tôi đã giảm nhiệt độ màu để trông được tự nhiên hơn. Bộ não con người có thể bù đắp màu rất mạnh nên ta cảm giác ánh sáng trở nên ấm áp

Ánh đèn đường - Street lighting

Ánh đèn đường có màu cam đậm (ít nhất là đèn đường ở nước Anh, nơi tôi đang sống), và chúng có phổ màu rất hẹp không cho phép hiển thị bất kỳ màu nào khác. Điều này có nghĩa là mọi thứ dưới ánh sáng đèn đường trở thành 1 màu cam đơn sắc.

Các đối tượng ở giữa 2 ngọn đèn sẽ có nhiều bóng đổ. Một điều khác cũng rất dễ nhận ra là các quầng sáng bên dưới chúng thường khá nhỏ và mờ đi rất nhanh trong vùng tối, làm cho cảnh vật trở nên tương phản cao vào ban đêm.

Bạn có thể thấy dưới ngọn đèn đường phạm vi màu sắc hẹp đến mức nào, tất cả mọi thứ kể cả thảm cỏ xanh cũng chuyển thành màu cam. Các bóng đổ xuất hiện theo nhiều hướng khác nhau từ nhiều ngọn đèn đường tạo độ tương phản rất cao mà không còn thứ ánh sáng nào khác tồn tại. Bầu trời sau các cành cây cũng bị nhiễm màu cam từ các ngọn đèn đường đêm ở London.

Ánh sáng trong nhiếp ảnh - Photographic light

Để tìm 1 bài giải thích đầy đủ về ánh sáng nhiếp ảnh thì nó vượt quá phạm vi của bài viết này, nhưng tôi sẽ cố gắng đề cập 1 cách ngắn gọn, nhằm để bạn đọc tham khảo cách sử dụng đúng loại ánh sáng này mà thôi. Tất nhiên có nhiều loại ánh sáng được sử dụng trong nhiếp ảnh, nhưng phổ biến nhất là ánh sáng mềm khuếch tán từ đèn flash trong chụp ảnh chân dung và chụp sản phẩm mẫu.

Loại ánh sáng này rất dễ nhận ra do chúng thường không có bóng đổ, vì vậy sử dụng loại ánh sáng này, bạn cần tính toán và điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu.

Ánh sáng mềm không có bóng đổ và mảng bóng sáng rộng này là nét đặc trưng của ảnh chụp chân dung và ảnh chụp sản phẩm hiện đại, đặc biệt dùng trong quảng cáo. Nó được chiếu sáng bằng nguồn sáng khuếch tán rộng từ việc sử dụng các softbox rất lớn.

Các loại ánh sáng và những trường hợp đặc biệt khác

Hy vọng rằng tôi đã sơ lượt hầu hết các loại ánh sáng phổ biến xảy ra trong nhà. Tuy nhiên, tôi thực sự không có ý định viết 1 quyển cẩm nang cho mọi trường hợp mà chỉ khuyến khích bạn đọc có một quá trình quan sát và tìm hiểu mà thôi. Trong cuộc sống chúng ta rất dễ nhận được ánh sáng mà quên đi cách nó hoạt động như thế nào cho dù nó hiện diện mỗi ngày xung quanh ta. Trong một quá trình nghiên cứu, có vẻ như xác định và chinh phục bước đi đầu tiên là điều khó khăn nhất, sau khi vược qua bước quan trọng này thì đoạn đường tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Vì vậy, hy vọng với kiến ​​thức này, bạn đọc có thể suy ra được cách hoạt động của ánh sáng trong những tình huống mà chưa được phân tích trong bài viết này. Ví dụ như bạn có thể hình dung ra ánh sáng vào trong nước biển hắt lên một rạn san hô sẽ phải ra sao? Trong lòng nước ánh sáng chiếu từ đâu? khi vào môi trường nước chúng sẽ phản ứng như thế nào? ánh sáng phối hợp sẽ có màu gì? xảy ra bao nhiêu lần phản xạ? những điều gì liên quan đến quá trình khuếch tán, các mảng sáng, hướng bóng đổ...

Tôi thực sự hy vọng rằng bạn đọc có thể sử dụng thông tin ở đây làm bệ phóng cho những quan sát của riêng mình. Trên mạng đầy rẫy các dòng kiến thức lặp đi lặp lại mà không cần suy nghĩ (như vụ ánh sáng 3 điểm là một ví dụ điển hình), và khi bạn phải đọc các dòng giống hệt nhau, thu được quá ít thông tin cho những nghiên cứu đầu tiên về chất lượng ánh sáng, nó sẽ đưa đến một công thức cũ rích lặp đi lặp lại mệt mỏi và kết thúc. Tuy nhiên, khi bạn mở to mắt quan sát thì có thể hình thành nên những ý kiến của riêng bạn tạo thành nền tảng ban đầu. Đây mới thực sự là mục đích của bài viết của tôi.

CONTENTS

FOREWORD PART 1: LIGHTING FUNDAMENTALS - Kiến thức nền tảng của ánh sáng

PART 2: PEOPLE & ENVIRONMENTS - Con người và môi trường
  • Chapter 11 : Light & People
  • Chapter 12 : Light in the Environment
PART 3: CREATIVE LIGHTING - Ánh sáng sáng tạo
  • Chapter 13 : Composition & Staging
  • Chapter 14 : Mood & Symbolism
  • Chapter 15 : Time& Place
GLOSSARY INDEX & PICTURE CREDITS

Nguồn: http://www.itchy-animation.co.uk/tutorials/light04.htm

Part 4: Artificial and indoor lighting

Light indoors has a very different character to that found outside, mostly down to the lack of direct sunlight found indoors. With human beings in control of the light source there is an added twist in that the light is often designed for a specific purpose. For instance household lights are designed to give off appealing, generally diffused light whereas office lighting is more functional and cost-effectiveness is often the overriding concern - which is why office workers have to walk around in a green murk.

Most artificial lights indoors are diffused, that's the purpose of the lampshade, in order to soften the light and the shadows it produces. The major exception to this is spotlights, which produce hard lighting. However lighting designers will generally use multiple spotlights so that there isn't just one hard light but several which together will soften one another's shadows, yet still create a multitude of highlights.

Sunlight indoors is almost always diffused as it bounces between walls, floors and ceilings. Direct sunlight can get in through windows and skylights but because of the comparatively small size of windows in relation to walls much of our homes never comes under the light of the sun before it has been reflected by one surface or another.

Window light

Window light is how we generally see natural light indoors. Since the window itself is the effective light source this means that the light is quite soft (since a window is a large source). Window light is attractive and very photogenic. If there is only one window then contrast is relatively high despite the soft light source, with multiple windows contrast can be lower since there will be more fill light.

The colour of the light is dependent on many things: firstly the weather will affect the light coming through the window, if it is overcast the initial light will be white, grey or blue. In sunny conditions it will be either blue skylight or white, yellow or red sunlight (depending on time of day). Once the light comes through the window it will also be affected by the surfaces that it reflects from in the room. Wall, floor and furniture colours will all influence the light as it bounces around.

Obviously all these factors mean that to convincingly portray window light you will need to think very carefully about all the possible permutations and plan the strength, colour and contrast thoughtfully. The simplest set-up would be an overcast day with white light coming into a white room from one large window, you can then plan any permutations using this simple model as your starting point and vary it from there.

One very famous type of window light is called the North Light, essentially the light provided by a north-facing window. In the past artists didn't have reliable artificial lighting, and so by having a studio with a window that faced north it was possible to have a fairly constant and consistent light throughout the day. The reason of course being that the sun is always in the south (in the northern hemisphere at least), so only diffuse light from the sky would shine in through that window - soft light with no strong direction or shadows. The main qualities of the North Light are the same as any window light without direct sunlight. Although north-facing rooms are dark due to lack of sunlight the light is quite pleasing.

Although there is direct sunlight coming into this room it affects only a relatively small area. Most of the light on the walls and furniture is coming from a reflection of this sunlight or the diffuse light provided by the window itself. Notice the red colour on the far wall, which is probably a reflection from the curtains. Also note the high contrast that the sunlight creates, the highlight areas are very bright.

Here is an illustration of how soft the light from a window can be. The photo was taken in overcast weather and the window is acting like a giant softbox for this portrait. The closer the subject is to the window, the softer the light. If you're not sure what is meant by soft light this will be explained in Part 5, but for now notice how the edges of the shadows are blurred and the transitions between light and dark are softened.

The soft light that a large window provides has been used by artists for centuries (and is still often used by modern day photographers) because it is beautiful, predictable and readily available.

Household tungsten lighting

This is the most common form of indoor lighting we encounter on a day-to-day basis, it comes in many different forms from overhead bulbs to lamps and side lights and its common feature is that it uses incandescent bulbs.

The colour of tungsten lighting is a strong yellow/orange as demonstrated in part 1. This is because the light bulbs we use can be easily manufactured to emit this colour, and since our brains have the capacity to filter out the orange colour we perceive it as being white. Generally if you are photographing, drawing or painting a tungsten lit interior it is more realistic to depict the light as being whiter rather than more orange since our own perceptions should be used as the benchmark to follow, rather than absolute reality. Photos or drawings that look bright orange might in fact look less convincing despite being more accurate.

The quality of tungsten lighting however is far more varied and less predictable though, since there are many different approaches to lighting interiors. In ordinary households most lights will be diffused by the use of a lampshade, making the effective size of the source bigger and softening the light.

Lighting in your average house will vary from room to room, with the function of the space dictating the quality of the light. On the most basic level a room such as a utility room or a garage might have a single bare bulb, giving hard unattractive light. This would be acceptable in such a room because little time is spent there and so functionality will take precedence over aesthetics.

In a room where one might spend a lot of time, and where quality of light might be considered important in order to create a pleasant and comfortable atmosphere, you are likely to find a more complex and attractive lighting scheme. For instance in a sitting room (which might be the centrepiece of a home) you could find a large number of lights which are used together to create a pleasing ambience.

Function will also play an important part in other areas of a typical home, for instance in a bedroom you would expect to find bedside lights because they are convenient for bedtime reading or for getting up in the dark. In a kitchen you might find spotlights designed to light up the cooking area or work surfaces, and bathroom cabinets and mirrors might also have dedicated lighting for functional purposes.

Apart from in the most basic situations, most household lights will have a combination of function and light quality. The most common accessory to a household light is the lampshade, which however comes in many forms - all of which are designed to soften the light to some extent. A lampshade will hide the blinding glare of the bare bulb and soften the hard shadows created by the naked light source.

The next important element to consider is that the vast majority of interiors will use a number of light sources, which will further soften the light and shadows. The light from different rooms will spill over in to adjacent spaces and most rooms will have more than one light in them. Typical examples might be sitting rooms with four or five different lights used to create small pools of attractive light, or a modern kitchen which might have rows of recessed spotlights in the ceiling.

Multiple lights used in this manner will create uneven and interesting lighting across the room and will cast multiple shadows, often with different levels of hardness or softness. The other very obvious result of having a number of light sources is that reflective surfaces will have multiple highlights, one for every light. It is also possible that the lights will have subtly different colours and intensities from one another because bulbs get dimmer and redder as they get older.

Finally you should consider that certain other household devices can emit light, computers and televisions being the most obvious examples but there are also microwaves, cookers and a multitude of other items which might emit some light in a typical house.

As ever the only advice I can give is to study a number of interiors for yourself, since this subject is limited only by human imagination and there are infinite variations this theme.

This is a fairly typical interior with several lights used to create atmosphere, notice the various methods used to soften the light with lampshades and by bouncing the light off the wall. As a result of using a number of diffused lights in this manner there are no hard shadows. In this image I've tweaked the white balance to make it a lot less orange as the real colour of tungsten lighting doesn't look realistic, but using a mellower suggestion of orange looks quite convincing and conveys the colour we actually perceive ourselves.

Restaurants, shops and other commercially designed interiors

As with ordinary household lights this kind of lighting is very varied and primarily used to create mood and direct the eye. In a lot of cases this lighting is designed with great care to create the desired effect so it should take some careful study to recreate what the designers have aimed for.

Restaurants generally have low, soft lights in numbers to create atmosphere. There might also be quite a mixture of different kinds of lights from spotlights to pick out the flowers on the table to candles on the tables themselves. Obviously no two restaurants will be the same so expect a great deal of variety from one place to the next. Observing restaurant lighting carefully is a great way to understand how mood and atmosphere can be created with interior lighting.

One important detail to note when recreating the atmospheric lighting you might find in a restaurant or bar is that the relatively large number of lights used will also create many reflected highlights - these will be visible in all reflective surfaces from cutlery and plates to people's eyes. As with household lighting the different sources will vary in colour and intensity, creating pools of light across a room.

Shops have different lighting needs, and although atmosphere is still important cost and good visibility are probably the main criteria. Most mainstream shops will be brightly lit with strip lights to create a bright and clear environment with maybe extra lighting to pick out specific displays. As ever if you are trying to recreate a specific environment it pays to think of the specific function the place fulfils before trying to recreate the lighting.

Obviously as before it goes without saying that this topic is vast and varied, and there is far more variety than I can ever hope to cover in an article of this scope. The best thing to do as ever is to make your own observations, and maybe take some photographs in various settings for reference.

This is a fairly typical (if colourful) restaurant with a multitude of lights used to create atmosphere. There is colour and visual interest everywhere and a lot of thought has gone into this fun space.

Here is a closer view, notice the high number of highlights in the glasses, they are reflections of all the different lights.

A typical shopping centre with bright lighting, I've colour corrected the image but the slight green tint from the lighting is still visible. Notice the multiple shadows under the chairs which come from multiple light fixtures.

Fluorescent lighting

Fluorescent lights are primarily used in situations where cost is a factor, their colour temperature is usually greenish, and despite the fact that our brain can compensate for the white balance we still perceive the light as being quite ugly. This kind of lighting is commonly found in offices, stations, public buildings and anywhere that needs to be lit on the cheap.

Fluorescent lights are often used to light relatively large areas with many individual lights, meaning there will be complex overlapping shadows and multiple rectangular highlights. The density of lights will dictate the brightness of the lighting: settings such as shops using many lights to create a bright environment and more spartan spaces such as car parks using fewer and thus being darker.

This photo was taken with daylight balanced film under fluorescent strip lights, you can see the strong green cast that these lights have.

Mixed lighting

Both indoors and outdoors it is very common to see a mixture of natural light and artificial light, especially at dusk and at night. This can lead to very interesting mixtures of colours and intensities, especially since natural light and tungsten light often have complimentary colours in blue and orange.

Any object near a window whose curtains aren't drawn in the evening or at night would have some mixture of natural and artificial light on it. This kind of lighting is obviously very commonly found outdoors too, for example things illuminated by street lights usually have some natural light as fill. Lights on buildings too can have very interesting colours and create striking contrasts with natural light coming from the sky.

I personally find mixed lighting very atmospheric and inspirational, and I use it frequently in my work because of its interesting visual appeal.

These two samples from my own work show how mixed lighting can be used to create atmosphere and interesting colour schemes.

Here we can see how interesting colours are created by design in urban settings, with the warm lights on the Houses of Parliament probably designed to compliment the natural evening light.

Here the mixture of colours looks positively alien, with the green of fluorescent lights in the windows mixing with both tungsten light and skylight.

A more mundane example which shows what happens near windows when light is coming from both inside and outside.

Firelight and candlelight

Light that comes from a flame is even redder than incandescent light from light bulbs, in fact its colour temperature is so low that our brain can't compensate for it and we actually perceive it as orange or red.

The other important fact to consider with these kinds of light sources is that they are often placed much lower than incandescent lights: fires are usually at ground level and candles are placed on tables or other furniture, whereas bulbs most often light from above. This will have an obvious effect on everything from the way that light strikes various surfaces to shadow and highlight placement. Finally it is worth remembering that the light source is often moving as light from fire and candles flickers.

Candle light is very red, here I've toned down the actual colour temperature to make it look more natural. Our brain can't really compensate for colours that are so strong so we do perceive the light as being warm.

Street lighting

Street lights are a deep orange (in the UK at least where I live), and they have a very narrow spectrum meaning that they can't show any other colours. This makes everything under them appear a very monochromatic orange.

In between two or more street lights objects will cast multiple shadows. Another thing to observe is that the pool of light underneath them is usually quite small, and fades into darkness quite quickly, making streets at night very high in contrast.

You can see how narrow the range of colours is under typical street lighting, everything except the grass is orange. The shadows point in various directions because of the multiple lights, and contrast is very high without any fill light. The sky behind the branches is also orange due to light pollution from the London street lighting.

Photographic light

A full explanation of photographic lighting is far beyond the scope of this article, but I do want to mention it briefly, mostly so that photographic reference can be used wisely. Of course there are many types of lighting used in photography, but the most commonly found in portrait and product photographs is very soft light from a diffused flash.

This kind of light is easily recognised by the absence of shadows, so if your photographic reference features this sort of lighting you should take this into account and adapt it according to your own requirements. Of course this applies to any lighting found in reference material.

This soft shadowless light with broad highlights is typical of contemporary product and portrait photography, particularly in advertising. It is created with the use of very large softboxes, which act as large diffuse light sources.

Other kinds of light and special cases

Hopefully I have been able to outline most of the commonly occurring types of lighting. However my intention isn't really to create a guide for every possible situation but rather to encourage observation and understanding. It is so easy to take lighting for granted and not notice its behaviour even though we see it all around us all the time. In fact looking and noticing in the first place seems to be the hardest thing, it is actually quite easy to reach an understanding once this crucial first step has been taken.

So hopefully, with the knowledge gained from this article, it should be possible to work out how light behaves in other situations which aren't specifically explained here. For instance you may need to figure out how to light an underwater scene on a tropical reef. Where would the light come from? How would the light react in this environment? What colour would it be? How much reflection would there be? What about diffusion, clarity, shadows etc…

I really hope that readers will be able to use the information here as the launch pad for their own observations. Too often it is so easy to parrot clichés that are recounted without thought (3 point lighting being a prime example), and when so little quality information is available about light in the first place it leads to the same old tired formulas being repeated over and over. However with your eyes open it is possible to formulate your own thoughts and make your own original observations. This really is the purpose of my article.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan