Tiếp tục với phần 3 bài viết về ánh sáng trong hội họa, nhiếp ảnh của Richard Harris (Hương Giang biên dịch).
Phần 3: Ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên rất đa dạng, có sự khác biệt lớn giữa các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Nguồn sáng tự nhiên nói chung do mặt trời cung cấp nhưng bản thân nó cũng lại có sự khác biệt, tuỳ theo khoảng thời gian trong ngày cũng như thay đổi theo thời tiết khí hậu. Các nhân tố ảnh hưởng có thể làm thay đổi nguồn sáng theo nhiều hướng: từ sắc nét và ấm đến nhẹ và lạnh.
Hình sử dụng trong phần 1 là hình minh hoạ cơ bản của ánh sáng mặt trời. Hầu hết trong chúng ta đều thấy trong những ngày nắng thông thường. Nó mô tả ánh sáng mặt trời tầm giữa sáng và chiều. Xét về khía cạnh màu sắc và đặc tính thì đây là thời khắc thật nhất trong ngày của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, có 2 nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tính chất của ánh sáng mặt trời đó là: tán xạ và mây che.
Như đã nói trong phần 1, bầu khí quyển trái đất tán xạ những bước sóng ngắn hơn, tạo ra bầu trời xanh và màu đỏ cho ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển càng dày thì độ tán xạ xảy ra càng nhiều. Do vậy, vào tầm sáng và chiều, mức độ tán xạ xảy ra nhiều hơn.
Rõ ràng tính chất của ánh sáng mặt trời khác nhau theo từng thời điểm trong ngày. Cũng có vài trường hợp đặc biệt xảy ra khi mặt trời đã khuất sau đường chân trời và lúc này ánh sáng bầu trời (do tán xạ từ mặt trời) là nguồn sáng duy nhất.
Những đám mây ảnh hưởng lớn đến màu sắc và tính chất của ánh sáng mặt trời. Mây thuờng có độ mờ (cho ánh sáng có thể đi qua) và có tính chất khuyếch tán. Khi ánh sáng đi qua bề mặt trong suốt như kính, các tia sáng chạy song song. Tuy nhiên, nếu đi qua bề mặt mờ đục thì ánh sáng lại bị lệch hướng và các tia sáng bật nẩy bên trong làm lệch hướng ánh sáng. Đây là hiện tượng rất giống với hiện tượng tán xạ ánh sáng xanh trong khí quyển, nhưng có điều hiện tượng tán xạ này không chỉ xảy ra với những bước sóng ngắn mà còn cả bước sóng dài.
Ảnh hưởng này dẫn đến hiện tuợng khuyếch tán lên ánh sáng mặt trời, biến nguồn sáng sắc, nhỏ thành nguồn sáng mềm và lớn (trên toàn bầu trời). Màu sắc cũng bị ảnh hưởng bởi mây vì mây che bầu trời xanh và ánh sáng lại đi từ đó xuống.
Ánh sáng mặt trời giữa trưa
Khi mặt trời lên đến thiên đỉnh cũng là lúc ánh sáng mặt trời mạnh và trắng nhất. Chúng ta có thể thấy sự tương phản ở đây mạnh và bóng đổ rất tối (trong thực tế khi rửa phim ra mới thấy rõ màu tối này) tuy nhiên trong vùng tối này, mắt thường của chúng ta đôi khi vẫn thấy rõ mọi vật. Với loại chiếu sáng này, chúng ta cần tạo ánh sáng mạnh và độ tương phản cao.
Ánh sáng mạnh làm mất màu và ít bị bão hoà hơn so với các thời điểm chiếu sáng khác trong ngày. Theo cách chiếu sáng này, độ tương phản mạnh có thể gây khó khăn cho chúng ta khi muốn tạo bức 1 bức hình cuốn hút (nếu hạ độ tương phản thấp xuống, có thể tạo nên bức hình khá đẹp). Tuy nhiên, chúng ta có thể áp dụng cách chiếu sáng này với cảnh nước hay cảnh biển vùng nhiệt đới.
Bóng đổ bé và ánh sáng mạnh không mấy khi được dùng để diễn tả hình dáng vật thể, độ bão hoà thấp cũng là 1 trở ngại khác. Phần lớn các nhiếp ảnh gia đều tránh ánh sáng lúc giữa trưa nhưng không có nghĩa là không thể tận dụng nó. (Hầu hết những gì đi ngược lại lí thuyết thông thường đều có thể tạo ra tình huống sáng tạo, khác lạ)
Ánh sáng chiều tà
Do mặt trời lúc này đã xuống thấp, ánh sáng phần nào ấm hơn, trời sẩm tối, ánh sáng mặt trời đổ màu vàng. Màu của bầu trời cũng có bóng đổ xanh sâu hơn theo từng cấp độ giảm của ánh sáng.
Ánh sáng lúc chiều tối nhìn chung được đánh giá cao trong tạo sức hấp dẫn cho bức hình với những gam màu ấm và độ tương phản nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Khoảng 1 tiếng trước khi mặt trời lặn chúng ta có thể thấy rõ hiệu ứng này rõ nhất! Các nhà nhiếp ảnh và làm phim thường coi đây là khoảnh khắc vàng vì chất lượng ánh sáng khi lên ảnh rất đẹp.
Độ bão hoà về màu sắc trong thời điểm này khá cao và bản thân màu của ánh sáng cũng ảnh hưởng lớn đến các bề mặt nó tiếp xúc, tạo vẻ ngoài ấm nóng và phong phú. Như 1 sự trùng hợp ngẫu nhiên có tính thẩm mỹ, màu bóng đổ rất hợp với màu của ánh sáng chủ đạo (màu vàng tương phản màu xanh). Màu vàng ấm của ánh sáng chủ đạo đối lập với phần bóng đổ gam màu xanh lạnh. Do vậy mà trong nhiếp ảnh, phim và quảng cáo thường có cảnh ánh sáng lúc chiều tàn.
Mặt trời lặn - Sunset
Đúng vào thời điểm mặt trời sắp lặn, ánh sáng có màu da cam đậm hơn và lẫn thêm sắc đỏ. Cường độ ánh sáng yếu đi đồng nghĩa với sự tương phản lúc này bắt đầu xuống thấp. Ánh sáng mặt trời yếu sẽ tạo cơ hội cho ánh sáng bầu trời làm chủ thế trận với vùng bóng đổ màu xanh là chính. Bóng đổ vào thời gian này rất dài, màu hiện lên rõ.
Khi mặt trời lặn, vào lúc có mây, màu của bầu trời rất lạ. Không như khoảng thời gian khác trong ngày, mây lúc này lại được thắp sáng từ phía sau với những gam màu đỏ ấn tượng và sắc da cam. Những mảng màu này hoà cùng màu của bầu trời có thể gây ảnh hưởng cho màu sắc vùng bóng đổ, đôi khi chuyển chúng thành màu tím hay hồng
Cảnh mặt trời lặn thường rất đa dạng về màu sắc cũng như trong bầu không khí phông cảnh. Bạn có thể kiểm nhận thực tế này nếu quan sát một vài cảnh lúc hoàng hôn, chúng không hề giống nhau.
Ráng chiều
Khoảng thời gian trời chạng vạng tối là khoảng thời gian rất đặc biệt trong ngày. Sự chiếu sáng không thể dự đoán được nhưng bù lại, nó rất đẹp. Khi mặt trời đã khuất hẳn sau đường chân trời, nguồn sáng tự nhiên còn lại duy nhất đến từ bầu trời, bóng đổ ít, độ tương phản và màu sắc nhìn rất nhẹ nhàng.
Vào ngày quang đãng, sau khi mặt trời lặn, bầu trời phía Tây thường có màu hồng, người ta gọi hiện tượng này là ráng chiều. Màu của ánh ráng chiều có thể rất hồng, chiếu xuống các bề mặt phản xạ tốt như: bức tường trắng, cát hay nước. Tuy nhiên, ánh sáng hồng này lại quá nhạt để có thể gây ảnh hưởng tới các bề mặt tối hơn như giữa các tán lá, do vậy mặt đất thường rất tối vào thời điểm này trong ngày.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ánh sáng ráng chiều cũng xuất hiện khi trời chạng vạng tối. Có những lúc bầu trời phía Tây chỉ màu xanh. Khi mặt trời hắt ánh nắng từ sau đường chân trời thường xuất hiện những ánh màu vàng hay da cam. Sau khi mặt trời lặn, tuy ánh sáng bầu trời phía Tây chỉ duy trì trong thời gian ngắn và thay đổi nhanh nhưng ánh sáng phát ra từ mặt trời vẫn có thể tồn tại khoảng 1 giờ sau đó. Một điểm đáng chú ý là bầu trời phía Tây ngoài màu hồng còn có thể là vàng, da cam và đỏ.
Nhìn từ phía trong nhà, bầu trời có chiều sâu và một màu xanh mạnh, đặc biệt nó tương phản với ánh sáng da cam của sợi dây tóc bóng điện bên trong nhà.
Trong các ngày u ám, nhiều mây, ánh sáng mặt trời thường màu xanh (màu hồng trong những ngày quang mây) và nhìn chung trời tối rất nhanh.
Bóng mở - Open Shade
Trong vùng bóng mở, bầu trời là nguồn chiếu sáng chính và ánh sáng có màu xanh mạnh. Ánh sáng khuếch tán và bóng đổ yếu. Nếu bạn đứng trong vùng bóng râm của ánh trăng, có thể vùng bóng này sẽ có màu tối đen.
Ánh sáng trong vùng bóng mở cũng có thể bị phản xạ từ môi trường (như gần các bức tường). Tán lá cây và các bề mặt khác cũng có thể phản xạ ánh sáng xuống vùng bóng đổ, ảnh hưởng tới màu của ánh sáng. Nếu bạn ở trong khu rừng rậm với bầu trời hoàn toàn bị che khuất, những chiếc lá vẫn phản xạ lại ánh sáng và ánh sáng sẽ có màu xanh. Hiệu ứng tương tự có thể thấy giữa các cây với nhau.
Overcast
Ánh sáng vào những ngày u ám phụ thuộc vào độ dày của mây và khoảng thời gian trong ngày. Trái ngược hoàn toàn với những quan điểm phổ biến về loại ánh sáng này, ánh sáng vào những ngày u ám cũng có vẻ đẹp riêng. Khi cả bầu trời đóng vài trò làm nguồn sáng duy nhất, ánh sáng nhẹ, tán xạ và có bóng đổ rất mềm. Sự tương phản thấp và độ bão hoà màu cao.
Màu của ánh sáng phụ thuộc nhiều vào thời gian trong ngày. Tôi đã từng nhìn 1 biểu đồ ghi nhiệt độ màu sắc và nó nói rằng ánh sáng khi trời u ám có màu xanh, mây càng dầy, ánh sáng xanh càng đậm. Tuy nhiên, những gì tôi phát hiện ra lại hoàn toàn khác. Nếu mặt trời lên cao, ánh sáng sẽ có màu trắng hoặc xám, mây càng dày thì ánh sáng lại càng trắng. Khi mặt trời xuống thấp, ánh sáng màu xanh tăng lên và mặt trời càng xuống thấp thì màu xanh càng rõ.
Ánh sáng lúc trời u ám thường bị coi là tẻ nhạt nhưng nó cũng có vẻ đẹp riêng. Do ánh sáng này nhẹ nên có thể trải rộng và nó có thể tạo những hiệu ứng làm nổi rõ màu sắc của bức hình. Bản thân phản xạ từ bầu trời cũng yếu và có sức lan rộng, nó giúp cho các bề mặt phản xạ hiện rõ trong khung cảnh. Chúng ta thường thấy trong môi trường nước, đôi khi tại các bề mặt khác như vỏ xe ô tô.
Ánh sáng ngày nhiều mây
Vào những ngày có nhiều mây, mặt đất rất hiếm khi nhận được ánh sáng mặt trời trực tíếp. Ánh sáng lúc này có thể tạo vùng bóng đổ mạnh hơn những ngày u ám, nhưng cứ khi nào mặt trời bị mây che là vùng bóng đổ lại yếu theo. Những ngày này trời sáng sủa hơn so với ngày u ám, nó là cái bắt tay khá lý tưởng giữa sự tương phản mạnh của ánh sáng mặt trời với vẻ u ám của tầng mây dày che phủ.
Ảnh chụp vào những ngày nhiều mây có thể nhiều màu sắc (dù ta chỉ đơn thuần thấy độc màu trắng hay xám). Độ dày mỏng hay khoảng cách giữa các tầng mây cũng có thể tô màu cho bầu trời với các gam màu xanh, màu vàng phản xạ lên bề mặt các đám mây. Khi tầng mây ùn càng dày, màu sắc càng phong phú, bầu trời thường nổi bật ở vùng mây thưa hay phân tán. Một nhân tố ảnh hưởng đến màu mây đó là khoảng cách giữa các đám mây. Do tán xạ, ánh sáng có thể màu vàng, thậm chí màu da cam (ngay cả vào lúc lúc giữa trưa).
Ánh sáng vào lúc mây tan (giông bão) và khi mây quầng.
Chúng ta thường xuyên gặp nhiều loại ánh sáng và bóng đổ của nó trong môi trường tự nhiên. Tôi đã nhóm chúng lại theo từng loại cho dù chúng có khá nhiều nét khác nhau.
Khi mây trôi (tan), bạn thấy lúc thì có ánh sáng mặt trời, lúc thì lại âm u (do ánh sáng xanh từ bầu trời vẫn bị che khuất bởi mây, và mỗi khi giữa các đám mây trôi có khoảng cách, ánh sáng mặt trời lại có dịp rọi xuống mặt đất). Các đám mây đổ bóng lên toàn cảnh, chen giữa những mảng bóng râm đều có ánh sáng mặt trời. Độ tương phản lúc này cao và bầu trời xám như một phông nền đầy kịch tính. Sự đối lập, đan xen giữa nắng và và bầu trời âm u tạo cảnh khá thú vị.
Bầu trời lúc này rất sặc sỡ, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc: thời gian trong ngày, độ dày mỏng của mây, khoảng cách giữa các đám mây,…Màu sắc có thể tạo nên những bóng đổ màu xanh, vàng, da cam hay xám. Ánh sáng chuyển đổi rất nhanh, nhanh như tốc độ mây trôi trên bầu trời, ánh sáng mặt trời cũng ẩn hiện nhanh không kém.
Ánh sáng lúc mây quầng (như dưới các tán lá cây) là loại ánh sáng tổng hợp và tạo nên bóng đổ phổ biến trong tự nhiên. Độ tương phản ánh sáng mạnh, ánh sáng mặt trời lúc này có thể rất sáng, tương phản hoàn toàn với bóng đổ quanh nó. Hầu hết các máy ảnh đều không có khả năng ghi lại được độ tương phản này (Với mắt thuờng bạn lại có thể nhận ra).
Ánh sáng ban đêm
Vào ban đêm, mặc dù mặt trời đã khuất hẳn nhưng trên bầu trời vẫn còn ánh sáng. Ánh sáng này có thể do ánh sáng mặt trời vẫn còn phát tán trong bầu khí quyển hay từ mặt trăng. Các ngôi sao thì quá mờ nhạt để có thể chiếu thành ánh sáng rõ ràng.
Điểm đáng chú ý trong chiếu sáng phông cảnh thời gian này là bầu trời luôn phải sáng hơn so với mặt đất (trừ trường hợp mặt đất được ánh sáng nhân tạo chiếu). Chúng ta hãy nhìn hai ảnh dưới đây, bên trái là ảnh chuẩn, bên phải không thể có vì ta không thể hiểu được ánh sáng đến từ nguồn nào.
Khi trăng bị che khuất, chúng ta hãy nhớ ánh sáng của mặt trăng suy cho cùng cũng chỉ do mặt trời cung cấp và nó không thể tránh khỏi các nguyên tắc chiếu sáng như với cách chiếu sáng của mặt trời. Khi mặt trăng ở vị trí gần đường chân trời, nó có màu đỏ hay vàng. Nhưng khi càng lên cao, nó càng trắng. Bề mặt của mặt trăng thực tế không màu, chỉ có sắc xám. Nếu bạn nhìn một bức hình chụp ảnh các phi hành gia đáp xuống mặt trăng, lúc đầu bạn chỉ nhìn thấy màu đen và trắng, dần dần mới có thể nhìn thấy hình các phi hành gia.
Vào ban đêm, ánh sáng bầu trời khuếch tán và yếu nhưng ánh trăng lại chiếu sắc nét như ánh sáng mặt trời, có khác thì chỉ trong cường độ sáng: rõ ràng ánh sáng của mặt trăng không thể mạnh bằng ánh sáng mặt trời. Do vậy, tỉ lệ giữa ánh sáng mặt trăng và ánh sáng bầu trời cũng sẽ khác nếu ta so sánh với tỉ lệ giữa ánh sáng mặt trời và ánh sáng bầu trời vào ban ngày. Một vấn đề khác bạn cần cân nhắc đó là khi nhìn bằng mắt thường, mặt trăng thường trông khá nhỏ bé (trong thực tế thì nó lớn hơn nhiều).
Trong bóng tối, mắt thường của chúng ta hầu như không có khả năng cảm nhận màu sắc. Tuy nhiên, máy ảnh vẫn có khả năng ghi lại màu sắc trong bóng tối. Trong thực tế, nếu bạn để mắt quang mở lâu, bạn có thể chụp 1 bức hình vào ban đêm và trông hệt như chụp ban ngày. Thậm chí, những bức hình này còn rất nhiều màu sắc (hơn hẳn những gì mắt thường nhìn được).
Trong điện ảnh, cách quay phim truyền thống tạo cảnh ban đêm là quay cảnh ban ngày nhưng chỉ quay non, sau đó sử dụng bộ lọc xanh của thấu kính máy quay để tạo ảo giác về ánh sáng.
Một nhân tố khác ảnh hưởng phông cảnh ban đêm đó là ảo giác ánh sáng. Tại Anh, cho dù bạn ở đâu (thậm chí xa hàng dặm so với thành phố), bạn vẫn có thể thấy ánh sáng hắt lên bầu trời hay phản xạ lên các đám mây màu da cam. Nếu không muốn nhìn cảnh này, bạn phải đi thật xa, đến những miền xa xôi, cách ly hoàn toàn với thế giới đô thị hiện đại.
Màu sắc trên bầu trời.
Bầu trời thường khá đa dạng về màu sắc, nếu bạn quan sát hàng ngày, bạn sẽ thấy nhiều dải màu hỗn hợp khác nhau. Khi bạn nhìn bầu trời hay những đám mây, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng: thời gian trong ngày, mây che, độ dày của các đám mây cũng như khoảng cách giữa các đám mây. Nếu mây không dày hoặc khoảng cách giữa các đám mây đan xen nhau nhỏ, bạn sẽ nhìn thấy màu sắc và chất lượng ánh sáng rất khác nhau. Nó có thể tạo ra những gam màu không thể đoán nổi.
Ánh sáng tự nhiên nói chung và trên bầu trời nói riêng thường có một số màu (thậm chí vào những ngày lạnh lẽo nhất). Bầu trời là nguồn sáng khuếch tán bất biến trong ngày, không chịu ảnh hưởng mặt trời lúc sáng lúc yếu.
Sương mù
Ánh sáng cũng tương tác với môi trường nếu có bất kỳ hạt sáng nào, nếu trong môi trường có những hạt phản xạ lại ánh sáng. Các hạt này có thể là những hạt bụi, nước hay những hạt ô nhiễm trong không khí. Đây là những hạt có khả năng bắt sáng và tạo cảm giác khối như khói hay sương mù.
Sương mờ thường thấy trong không khí, nó giúp chúng ta có thể cảm nhận cảnh phía xa. Sương che khuất làm các vật thể mờ nhạt, có phần xanh hơn và độ tương phản thấp (do môi trường sương mù không có khả năng khuếch tán mạnh ánh sáng phản xạ).
Sương mù giống hệt sương nhưng dày hơn. Nó khuếch tán ánh sáng mạnh và nếu bạn đang đứng trong đám sương mù dày đặc, bạn sẽ nhận thấy ánh sáng phát tán ra mọi hướng. Khi chụp một bức hình trong màu sương mù dày đặc, dụng cụ đo của máy ảnh có thể cho chúng ta số liệu chính xác (dù bạn có đang chếch máy lên, xuống hay quay sang hướng nào khác).
Sương thường có màu trắng hoặc ánh xanh, tuỳ theo thời tiết: Màu xanh nếu có ánh sáng mặt trời (vì chịu ảnh hưởng của bầu trời) và màu trắng nếu chịu ảnh hưởng của mây che. Sương mù có màu trắng như mây nhưng nó vẫn có màu sắc (nhận ánh sáng chiếu từ bầu trời hoặc mặt trời). Do vậy, trong thực tế, sương mù có thể màu xanh, thậm chí vàng hay da cam.
Nước
Nước ảnh hưởng lớn đến cách tương tác của ánh sáng tự nhiên với thế giới quanh ta. Nó trở thành đặc điểm chung của phông cảnh mỗi khi trời mưa, sương hay trên mặt hồ, sông và biển.
Nước làm thay đổi bản chất các bề mặt vì không như hầu hết các vật thể trong tự nhiên, mặt nước có tính phản xạ cao và gây nên bóng sáng trực tiếp khá mạnh. Sương đọng trong cỏ có thể tạo nên hàng nghìn bóng sáng li ti (nó giữ lại những ánh nắng ban mai), mỗi hạt sương là 1 thấu kính con. Trong tự nhiên, những phản xạ long lanh thường khó thấy (trừ khi các bề mặt có nước bao phủ). Nước có thể giống các hạt trong bầu không khí.
Một ảnh hưởng lớn khác của nước lên ánh sáng đó là nó phản xạ ngược lại phông cảnh. Nếu bạn đang đứng cạnh bờ biển, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều ánh sáng phản xạ từ dưới bề mặt nước biển lên.
Cuối cùng, nước cũng gây nên một số hiệu ứng trong không khí: từ hiện tượng 7 sắc cầu vồng đến các quầng sáng.
Đôi dòng suy nghĩ sau cùng.
Ánh sáng tự nhiên là một thể hỗn hợp và thay đổi liên tục. Tuy cũng tuân theo môt vài khuôn mẫu, nguyên tắc của thế giới vật lý tự nhiên nhưng loại ánh sáng này vẫn quá phức tạp để có thể cắt nghĩa được toàn bộ vấn đề trong một bài viết như thế này. Tôi chỉ hi vọng có thể cung cấp cho các bạn hướng đi, giúp các bạn giải quyết các trường hợp chiếu sáng khác nhau. Hi vọng những gì tôi cung cấp sẽ khơi dậy trí tò mò trong bạn, giúp bạn tự nghiên cứu, tìm tòi theo cách quan sát của riêng để có thể áp dụng vào công việc của mỗi người. Các bạn sẽ không những nhận ra những điểm yếu trong tác phẩm của mình mà còn nhận ra những gì trước đây quá lý thuyết sáo rỗng với bản thân. Thực tế chỉ là điểm khởi đầu và luôn cần sự tìm tòi nhiều thêm.
Có một vấn đề tôi vẫn phải cẩn thận là đôi khi những gì thuộc về nguyên tắc của trường hợp này lại có thể sai lầm khi áp dụng vào trường hợp khác! Ví dụ như ánh nắng ấm sẽ đổ màu lạnh. Có thể điều này đúng với ánh sáng tự nhiên: ánh sáng mặt trời màu vàng và bóng đổ màu xanh. Nhưng đây chỉ là một nguyên tắc của tự nhiên và chúng ta không nên làm theo một cách mù quáng, trong các trường hợp khác nó có thể không đúng (như với trường hợp mây tan).
Cũng tương tự như lý thuyết, màu bóng đổ theo màu của ánh sáng chính. Đây có thể là nguyên lý ăn sâu vào trí óc của chúng ta nhưng trên thực tế, lại không hoàn toàn như vậy (máy ảnh có thể tạo dễ dàng). Điều đáng nói ở đây là ý tưởng của bạn, ý đồ của bạn trong tác phẩm, bạn muốn một hiệu ứng riêng cho mình, không theo một nguyên tắc nào cả.
Danh họa giỏi nhất bạn nên học tập đó là Claude Monet, ông có kiến thức sâu sắc về ánh sáng tự nhiên và hầu hết các tác phẩm của ông đều xử lý ánh sáng rất tuyệt (mặc dù phong cách vẽ của ông khá thô và không hề tuân theo nguyên tắc chính xác nào của ánh sáng). Ông đã vẽ những bức tranh có sự thay đổi, biến tấu ánh sáng tuyệt vời như loạt tác phẩm về ụ rơm Haystacks hay các bức hoạ về nhà thờ Rouen Cathedral.
CONTENTS
FOREWORD PART 1: LIGHTING FUNDAMENTALS - Kiến thức nền tảng của ánh sáng
- Chapter I : Basic Principles - Các nguyên lý cơ bản
- Chapter 2 : Light Direction - Hướng chiếu của ánh sáng
- Chapter 3 : Natural Light - Ánh sáng thiên nhiên
- Chapter 4 : Indoor & Artificial Light - Ánh sáng nhân tạo và ánh sáng trong nhà
- Chapter 5 : Shadows
- Chapter 6 : How We Perceive Surfaces
- Chapter 7 : Diffuse Reflection
- Chapter 8 : Direct Reflection
- Chapter 9 : Translucency & Transparency
- Chapter 10 : Colour
- Chapter 11 : Light & People
- Chapter 12 : Light in the Environment
- Chapter 13 : Composition & Staging
- Chapter 14 : Mood & Symbolism
- Chapter 15 : Time& Place
(bài gốc : http://www.itchy-animation.co.uk/tutorials/light03.htm)
LIGHT
PART 3: Natural light
Natural light comes in a wide range of different flavours, and the difference between them can be enormous. The source of all our natural light is the sun, however it takes on different characteristics at different times of day and in different weather conditions, turning this one source of light into essentially many different ones ranging from hard and warm to soft and cool.
Basic sunshine is essentially described in the diagram in Part 1, this being what most of us would imagine as a normal bright and sunny day.
This image represents sunlight at mid-morning or mid-afternoon, and it probably the most straightforward kind of light the sun gives in terms of colour and character. However there are two major factors that affect the character of sunlight: scattering and cloud cover.
As discussed in part 1, the earth's atmosphere scatters the shorter wavelengths of light which has the effect of creating the blue sky and of reddening the light from the sun itself. The more air that sunlight has to travel through, the more scattering occurs. This means that as the sun gets lower in the sky it has to travel through a thicker layer of atmosphere, thus causing more scattering at the beginning and the end of the day.
Obviously this means that sunlight has very a different character at different times of day. There are also the special conditions that occur when the sun is below the horizon, when skylight scattered from the sun is the only source of light.
Clouds also have a major impact on both the colour and the character of sunlight. Clouds are translucent, which means that they let light pass through them, but in a diffuse manner. When light travels through a transparent surface such as glass the rays remain parallel, however what happens in a translucent surface is that as the light travels through it is deflected by the substance and the rays bounce around inside it and emerge from it in several directions. This is a similar phenomenon to the scattering of blue light by the atmosphere, except that in clouds it occurs across all wavelengths of light, not just the shorter ones.
The effect that this diffusion has on sunlight is to soften it, turning a small hard light source (the sun) into a large and soft one (the whole sky). Colour is also profoundly affected by cloud cover, since clouds conceal the blue sky and the light coming from it.
Midday sunshine
When the sun is at its highest point in the sky the light is at its whitest and strongest. Contrast is very high, shadows are very dark, so dark in fact that film emulsions generally render them black - although with the naked eye it can still be possible to see some detail in the shadows. For this kind of lighting to be believably recreated it needs to be very strong and high contrast.
The strong light has the effect of bleaching out colours and these appear to be less saturated than at other times of the day. The strong contrast can make it difficult to create appealing images in this sort of light, however in situations where contrast is naturally lower it can work very well. Water for example can really benefit from this strong light, and many images of tropical seas are taken at midday. In other cases the high contrast can be used to creative effect.
The small shadows and strong light aren't particularly revealing of form, and the low saturation is another drawback. Most photographers avoid using strong midday light, however that doesn't mean these conditions are impossible. As with most things going against conventional wisdom can lead to unusual and creative solutions.
This image is typical of midday lighting, notice how the foreground sand is totally white and the shadow is jet-black. The contrast is too high for the film to be able to reproduce the full range of shades.
Water photographs well at midday because the sunlight is at a good angle to avoid reflecting towards us. Unlike with most other subjects this kind of light brings out the colour in the ocean very effectively.
This photograph makes use of the strong contrast of the midday sun to emphasise the contrast inherent in the scene. Using an infrared filter has heightened this effect further, in colour the image would probably not have been so appealing.
Late afternoon/early evening
As the sun goes down its light gets progressively warmer, so that by the evening sunlight has very obvious yellow cast to it. The colour of the sky also takes on a deeper shade of blue due to the decreasing light levels.
Evening light is generally considered to be very attractive, the warm colours and softer contrast are very easy on the eye. From about an hour before sunset this effect is at its most noticeable - photographers and film makers call this the golden hour because the light takes on very photogenic qualities.
Colour saturation at this time is very high and the colour of the light itself has a huge effect on our perception of the surfaces it touches, lending them a warm and rich appearance. By an aesthetically pleasing coincidence the shadows are near to the complimentary colour of the highlights (yellow against blue), and the main light is a warm yellow while the shadows are a cool blue. These pleasing properties mean that evening light often seen in photographs, films and adverts.
You can clearly see the strong yellow cast of the evening sun on the chimneys of Battersea Power Station in this photograph.
Here the glossy coat of this dog beautifully reflects the yellow evening light on one side and the blue sky on the other.
Evening light is attractive enough to give a pleasing glow to almost any subject, this photograph would be very boring without the pleasing light.
Sunset
By the time the sun is about to set it has become a deep orange or red colour, and its light has also become much weaker which means that by now contrast is very low. The weaker sunlight also means that skylight takes on a greater importance and shadow areas become a deeper and richer shade of blue. Shadows at sunset are very long, and texture is very apparent.
The sky at sunset can be incredibly colourful if there are any clouds - and unlike the rest of the day the clouds are now lit from below, and take on dramatic red or orange hues. These colours add some complexity to the colour of the skylight and as a result can affect the colour in shadow areas, sometimes turning them purple or pink.
Sunsets are also very varied in terms of colour and atmosphere, a fact that is easily confirmed if you observe several sunsets in succession, no to will be the same.
Here the light of the setting sun is a deep orange, with the shadows turning purple from the mixture of colours in the sky.
Contrast is very low, and here the light of the sun and that of the sky are very close in intensity as they shine on these rocks.
Sunsets are quite short and the light changes very fast, a scene like this will only last for a couple of minutes before the sun disappears below the horizon.
Dusk
Dusk is a very special time of day with unpredictable but often very beautiful lighting. Since the sun is no longer above the horizon the sky itself is the only source of natural light. As a result the light is very soft, with little shadow and contrast and the colours can be very delicate.
After sunset on a clear day there is often a pink area in the eastern sky, a phenomenon called alpenglow, which occurs very often but can surprise those who aren't used to noticing it. Alpenglow can cast a very noticeable pink light onto surfaces that are reflective, such as white houses, sand or water. This pink light is too faint to affect darker surfaces such as foliage though, so often the land can look very dark at this time.
However alpenglow isn't a guaranteed feature of the sky at dusk, at other times the eastern sky is just blue. There is always a yellow or orange glow to the west where the sun is illuminating the sky from below the horizon. The glow from the sun can last for over an hour after sunset, although the colour in the eastern sky is much shorter lived, and changes very fast. It is worth noting that the western sky can also be pink, as well as yellow, orange or red.
From indoors the sky can look a very deep and vivid blue at dusk, especially as it contrasts with the orange tungsten lighting found in household lamps.
In overcast conditions the skylight is always blue (clear skies are needed for the pink light) and it is generally much darker, with night falling much more quickly.
The pink eastern sky is very obvious in this image - you may not notice it very often but this colour is very common in the sky after sunset. Notice how dark non-reflective surfaces such as foliage become, whereas more reflective surfaces such as the cranes sill look quite light.
Here the very delicate dusk skylight is reflecting pink and blue from the water and the boat.
In overcast weather dusk light is a deep, saturated blue.
Open Shade
In open shade the sky becomes the main source of illumination, and as a result the light has a strong blue cast. The light from the sky is very diffuse with soft shadows. Without the atmosphere to scatter light there would be no illumination here, if you were to stand in a shady area on the moon for instance it would be pitch black.
Light in open shade can also be reflected from the environment, nearby walls for instance. Foliage and other surfaces can also reflect light into shady areas, with resulting effects on the colour of the light. If you stand in a dense forest where the sky is hidden but leaves are reflecting light then the colour of the light will be green, the same effect can be seen between trees and grass.
The strong blue cast of open shade is clearly visible on these steps. Despite the fact the light is very diffuse you can see it still has a strong direction and is coming mostly from above, the other directions being hidden by walls.
This plant is very obviously in the blue diffuse light that is found in open shade.
Overcast
Overcast light comes in a few varieties, depending on the thickness of the cloud and the time of day. Contrary to popular opinion it can actually be quite beautiful and it does have quite a few attractive qualities. Since the whole sky is acting as one light source the light is soft and diffuse, with very soft shadows. Contrast is low and colour saturation is usually quite high.
Colour is dependent mostly on time of day. I've seen colour temperature charts that claim overcast daylight is blue, and the thicker the cloud the deeper the blue - however my own findings are quite different from this. If the sun is high the light appears to be white or grey to me, and the thicker the cloud the whiter the light. It's only when the sun gets lower in the sky that overcast light becomes bluer, and the lower the sun goes the more obvious this becomes.
Overcast light is often perceived as being boring, but it can be beautiful too. Because it is very soft it is very flattering, and it can be used to great effect to show colour and texture. Reflective surfaces can also look very appealing in this kind of light as the white sky creates broad and soft reflections of itself, this is most often seen in water but other surfaces such as the metal on cars also exhibit this.
Because of the low contrast and relative neutrality of overcast light colours can appear very saturated. Notice the large soft highlights in the red leaves created by the reflection of the sky. On a sunny day these highlights would be much smaller and harsher.
The diffuse light from the sky shows the form of these grapes but the contrast is soft enough that very little is lost in total shadow. Again the colours are very saturated.
The overcast sky creates beautiful silvery reflections in water. One of the secrets in getting good images on overcast days is to keep the sky itself out of the picture.
Bright overcast
On days with thinner cloud it is possible to get a little directional sunlight coming through, which creates stronger shadows which can still be soft as long as there is cloud in front of the sun. Bright overcast is an almost ideal compromise between the strong contrast of sunshine and the relative dullness of heavy cloud.
On days with thinner cloud cover the sky can have a lot of texture, whereas on days with heavy cloud it tends to look a solid white or grey. Varying cloud thickness or small gaps between clouds can also help to introduce colour into the sky, with blue skylight and yellow sunlight reflecting onto the surface of the clouds. Colours in the sky can vary enormously when cloud is thinner, and the sky can often be very striking with thin or broken cloud. Another factor influencing cloud colour is that distant clouds can appear yellow or even orange because of light scattering, even in the middle of the day.
Bright overcast light has a stronger sense of direction than the more diffuse light from heavy cloud cover, but shadows are still filled in by the surrounding cloud.
Here the stronger light from the sky is bright enough to outline the meerkat but the shadow beneath him is still soft because the sunlight is being diffused by cloud. Notice also how there is no blue in the shadows since there is no blue sky.
Broken cloud, stormy light, dappled light
It is also quite common to come across mixtures of light and shade in natural environments, I have grouped these together although they have quite different characteristics.
With broken cloud you get a different sort of light to pure sunshine or overcast because the blue fill light from the sky is absent yet the sun can shine brightly if there is a gap in the cloud. Clouds will cast visible shadows on the landscape and there will be patches of sunlight in between these shadows. Contrast can be high, and the grey skies are a dramatic backdrop to surfaces in sunshine, with the difference between the bright light and the gloomy background creating interesting juxtapositions.
Again skies in this light can be very colourful, with many factors influencing the colours: time of day, thickness of the cloud, gaps between the clouds, distance etc… Colours can range from many shades of blue through yellows, oranges and greys. Light can change very fast as the clouds move across the sky, with sunlight appearing and disappearing from moment to moment.
Dappled light, such as that found under trees in sunshine, is another mixture of light and shade commonly found in nature. It is a high contrast light, in full sunlight dappled light can be very bright indeed in contrast to the shade around it. Most cameras will not be able to capture the full range of tones that exist in dappled light, although with the naked eye you may be able to.
The highlights in dappled light are very bright, turning to pure white in parts of this photo.
Here again the camera can barely handle the range of contrast this lighting provides.
Sunlight against a dark cloudy backdrop provides a dramatic mood.
Night
Although the sun is no longer in the sky at night, the sky itself generally still has some light in it. This light might come from sunlight being scattered through the atmosphere, or moonlight. Stars are too faint to cast any noticeable light.
The key point to remember about lighting a night scene is that the sky will always be lighter than the land - unless of course there is artificial light on the landscape. Take a look at the images below, the one on the left is the correct one, the one on the right is a physical impossibility because the light on the landscape would be coming from nowhere:
If the moon is visible then remember that moonlight is really just reflected sunlight and obeys the same rules that sunlight does. When the moon is near the horizon it has a red or yellow colour, but as gets higher in the sky it becomes whiter. The surface of the moon is practically colourless, being shades of grey - if you like at photographs of the moon landings they could look as if they were taken in black and white until you see colour on the astronauts.
Light from the sky is obviously diffuse and soft, however if there is any moonlight it will be hard, just like the sun. The main difference with sunlight is that it is obviously much fainter, so the ratio between the hard moonlight and the soft skylight will be different than in daylight. Another thing you should be aware of is that the moon is quite small when you look at it with the naked eye, it can often be tempting to make it much larger than it appears in real life.
In terms of colour, our eyes have very little colour sense in the dark so our perception of night is colourless. However film emulsions are still sensitive to colour at night, in fact you can expose a photo at night that will look like it was taken in the daytime if you leave the shutter open for long enough. Even short exposures at night have a lot of colour in them (far more than the naked eye can perceive).
In film making the classic way of shooting night time scenes is to shoot in daylight but underexpose and use a strong blue filter on the camera lens to create the illusion of night.
Another factor to consider with night scenes is light pollution. In England no matter where you are (even in the countryside miles away from any town) you can always see city lights glowing in the sky somewhere or reflecting back down off clouds with an unmistakable orange glow. You have to go to some very remote places to avoid this in the modern world.
Where there is no artificial light the landscape elements are very dark compared to the sky. Notice too how the roofs in the foreground are still reflecting skylight, despite the darkness.
Notice the lightness and colour in the sky, in photographs the colour is stronger than it looks to the naked eye.
Here the moon has a slight red or brown cast because it was low in the sky when the picture was taken. At its zenith the moon is white and grey.
Colour in the sky
The sky is often very colourful, if you look at it every day it can produce amazing and complex ranges of different colours. Many factors will influence the colours you see in the sky or in clouds. As well as time of day and cloud cover, the thickness of the clouds is important as well as the space between them. If the cloud is of uneven thickness, of if there are small gaps in between closely spaced clouds you will get variation in the amount, colour and quality of the light in the sky. This creates texture and a great deal of unpredictable variation.
Natural light, and the sky in particular, almost always has some colour, even on the bleakest day. And the sky is a constant diffuse light source during the day, no matter how bright or dim the sun is.
I've no idea what's caused the distant rain to look pink, it could be because the evening sun is behind it. The sky is always changing and unpredictable.
Volume
Light also interacts with our atmosphere if there are any particles suspended within that reflect or scatter light. Particles of dust, water or pollutants catch light and give a sense of volume, creating sunrays, haze or fog.
Haze is almost always present in the air, and it is what causes the perception of aerial perspective. Things that are further away from us are obscured by haze and look fainter, bluer and lower in contrast because the light reflecting from them has been slightly diffused by haze.
Fog is very similar to haze, only thicker. It diffuses light a great deal and if you find yourself in thick fog the light becomes so scattered that it has equal strength from all directions. When taking photos in thick fog a camera meter can give the exact same reading whether you point it up, down or to one side.
Haze is generally white or light blue, depending on the weather: usually it is blue in sunshine (because it's reflecting the sky) and white if it's cloudy. Fog is white (like clouds) but can also take on any colours that might be shining on it from the sky or the sun, so in practice it can look blue or even yellow or orange.
Sunbeams coming through clouds like this are caused by particles in the atmosphere catching the light.
This ground fog is a deep blue because it is reflecting the blue sky above it. The trees are shading it from the sun's glow otherwise it might be yellow or orange.
This snow scene is shrouded in heavy fog and this creates very diffuse lighting, there isn't any shadow whatsoever beneath the trees.
Water
Water also plays a big part in how natural light interacts with the world around us, being a common feature of the landscape in the form of rain and dew, or lakes, rivers and the sea.
Water changes surfaces that are wet because unlike most natural substances it is highly reflective and causes strong directional highlights. Dew in grass for instance can cause thousands of little highlights as it catches the morning sun, with each drop acting as a lens. Specular reflections are comparatively rare in nature unless water is present and so we can instantly recognise when surfaces are wet. Like volume in the air, water can be very atmospheric.
Another major effect of water on light is that it reflects light back up into the landscape, if you are by the sea you will have a lot more light reflecting on you because of this.
Finally water is also the cause of many atmospheric effects, from rainbows to haloes and ice rings.
Small drops of water will cause a multitude of specular highlights on a surface, even in overcast light such as this. Note that the drops are reflecting the white sky.
The strong mirror-like reflections on the pavement here tell us that it is wet.
The sticky liquid on these berries give the surface strong highlights that accentuate the texture of the skin. We know this surface is wet because this kind of reflection is not normally found in nature.
Final thoughts
Natural light is a complex and constantly changing phenomenon, it does follow some patterns and obey the rules of physics but it is too complicated to completely explain in an article of this length. What I hope to give is some guidelines that can help to understand it in different conditions, and hopefully arouse your curiosity enough to observe it for yourself. By making your own observations and applying them to your own work you can steer clear not only of obvious mistakes but also of cliché. Finally, reality is only a starting point and there is always room for interpretation and exaggeration.
One thing I am wary of is common wisdom or rules that are passed down unthinkingly, an example of this would be that warm light should have cool fills. This can be true in natural light, with yellow sunlight and blue shadows for instance, but there is a physical cause for this and it is not a rule to be followed blindly. In other circumstances it might not be true, broken cloud would be one such situation.
The same applies to the theory that shadows should be in a complimentary colour to the main light. This can indeed be a common perception as our brain can fill in the shadow with the complimentary even if it's not really there (something a photograph should be able to establish easily). The point is to only apply this if you have observed it yourself, or you want that particular effect - not because it's a rule.
The best artist to study if you want to get a better understanding of natural light in all its many facets is Claude Monet, most of his work deals exclusively with light. Although his painting style is quite rough and loose his depiction of light is incredibly accurate. He made several series of paintings that deal specifically with changing light, such as his Haystacks series or the Rouen Cathedral paintings.
Go to part 4: Artificial and indoor light