Bài giới thiệu typography

Typography là gì?

Là lĩnh vực nghệ thuật (và kỹ thuật) mà đối tượng là CHỮ.

...nghĩa là sử dụng chữ sao cho hiệu quả

Hiệu quả là sao?

Hãy xét trường hợp bình thường trong 1 bài viết

phần chữ nội dung - cần dễ đọc, đọc lâu không mỏi mắt

  • về typeface
    • chữ thường (không chữ HOA)
    • chữ serif
    • chữ ít tương phản (nét thanh nét đậm không quá khác biệt)
  • về layout
    • Chữ không quá dày đặc
      • tracking hợp lý (khoảng cách giữa các ký tự)
      • leading thoáng (khoảng cách giữa các dòng)
      • Độ dài 1 dòng vừa phải (số ký tự trong 1 dòng)
      • Các paragraph được tách tách thành các đoạn ngắn như những khoảng nghỉ
  • Phần tách ý: quote, recap
      • chữ nghiêng - italic
      • đóng khung - frame

phần tiêu đề - cần nhấn mạnh, trang trọng

  • chữ nhấn mạnh: chữ hoa, bold đậm, màu nổi bậc, đóng khung, gạch dưới
  • chữ kiểu cách, trang trí: chữ tương phản cao, chữ script

Hướng dẫn mắt người xem theo đúng thứ tự trình bày

    • Phân cấp thứ tự ưu tiên
    • Tách nhóm các ý chính tránh lẫn lộn
Trường hợp trong những yêu cầu đặc biệt

Trong cuộc sống, mỗi đoạn text có những yêu cầu khác nhau

 

Bảng hiệu thì cần đọc nhanh nên ưu tiên tính rõ ràng.
Sự kiện đám cưới thì cần trang trọng, lãng mạn nên ưu tiên tính nghệ thuật, bay bướm

 

  • Sinh hoạt thường nhật - chỉ quan trọng về thông tin nên cần đọc nhanh
    • Biển báo công cộng, bảng tên người, tên phòng ban..
      • Chữ đơn giản, dễ đọc
      • Tương phản tốt trên nền
    • Lịch, thời khoá biểu - chữ dễ đọc rõ ràng
  • Quảng cáo, kinh doanh
    • Bảng hiệu cửa hàng - cần ấn tượng nổi bậc, gây chú ý
    • Nhận diện thương hiệu - logo, 
    • Tổ chức sự kiện - Poster, brochure, flyer, leaflet,..
  • Các sự kiện nghệ thuật, món ăn tinh thần
    • Thiệp
      • Thiệp chúc mừng - cần ấn tượng, hoành tráng
      • Thiệp cưới - cần bay bướm, lãng mạn, kiểu cách
    • Sân khấu, điện ảnh - cần kết nối typeface, color, style với
      • Thể loại (thiếu nhi, hành động, kinh dị)
      • Thời kỳ (cổ trang, khoa học viễn tưởng, thần thoại,..)

 

Nhìn chung chúng ta có thể hiểu cách sử dụng CHỮ theo 2 hướng

 

  1. DỄ ĐỌC - Truyền đạt thông tin tốt trong các biển báo, bảng hiệu, chữ nội dung.. trong các trường hợp này thông tin cần đọc nhanh, dễ hiểu
    • Dễ dàng nhận rõ mặt chữ (Phần thiết kế chữ - Legibility) - Chữ càng đơn giản, càng trung tính càng tốt
      • Typeface - San-serif (Helvetica,..)
      • Size - chữ lớn (x-height lớn)
      • Chữ có phần counter lớn
      • Chữ có độ tương phản thấp
    • Dễ dàng nắm bắt thông tin (Phần trình bày - Layout)  Sắp xếp chữ rõ ràng, hợp lý
      • Chữ không bị dính
        • Tracking vừa phải
        • Leading thoáng ⟶ khoảng cách dòng thích hợp 1.2 - 1.5 pt
      • Chữ không quá dày đặc
        • Dòng chữ không quá dài (dài quá thì chia cột) ⟶ chiều dài dòng thích hợp 40 - 80 ký tự (tính luôn space). 
        • Paragraph k quá nhiều dòng ⟶ 6 dòng
        • Gutter thoáng
      • Chữ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về mặt thị giác
        • Hierarchy - Nhấn mạnh tiêu đề (phóng to, có màu tách biệt)
        • Proximity - Khoảng cách tiêu đề và nội dung tách xa
  2. THÍCH ĐỌC - ấn tượng, thẫm mỹ: Là dùng chữ 1 cách có nghệ thuật trong những trường hợp trang trọng, kiểu cách
    • Typeface:
      • Serif tương phản (Didone,)
      • San-serif tương phản
      • chữ Script, chữ Display
    • Sắp xếp đẹp mắt
      • Alignment
      • Contrast
      • White space

 

Các lĩnh vực môn nghệ thuật chữ
  1. Phần thiết kế
    • Cấu trúc chữ Typeface Anatomy 
  2. Chữ và ý tưởng
    • Chữ biểu cảm expressive typo
    • Chữ trong chữ counterform letter
    • Hình trong chữ
    • Chữ ghép monogram
  3. Chữ và nghệ thuật
    • Calligraphy
    • chữ tạo hình
    • Isometric
    • Chữ chuyển động
    • kết hợp typeface
Các nguồn tham khảo hữu ích

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan