Với những ai mới thử thiết kế trên photoshop đều vấp phải 1 hiện tượng khó chịu: "Khi xuất ra bản in màu sắc bao giờ cũng xỉn hơn bản thiết kế trên máy tính". Nguyên nhân là chúng (màu sắc trên màn hình máy tính và máy in trên giấy) không cùng một hệ màu.
Tại sao có sự phân biệt như thế và điều gì làm cho chúng khác nhau?
Trước tiên bạn cùng tôi tìm hiểu, một cách vắn tắt, nguồn gốc và quá trình hình thành nên các hệ màu từ 1 động tác tô màu đơn giản. Muốn tô màu cái gì đó luôn luôn bạn tìm những màu có sẵn. Ví dụ như tô màu cam cho 1 cái nền bạn sẽ tìm cây viết chì màu có màu cam. Thế nhưng màu sắc trong thực tế thường không đơn giản như vậy, chúng là những màu lai lai như màu nâu đỏ, màu vàng đất.. để có được những màu này các họa sĩ phải pha trộn các màu lại với nhau từ các màu sẵn có. Ví dụ như
- Để có được màu cam thì người ta trộn màu đỏ với màu vàng..
- Màu xanh lá cây (còn gọi là màu lục) thì từ màu xanh dương (màu lam) và màu vàng trộn lại
- Màu tím thì từ màu đỏ và xanh dương..
Muốn có màu A, phải pha màu B với C. Có màu B thì pha màu E với F... cứ như thế, theo đà những nghiên cứu nối tiếp, người ta nhanh chóng truy ngược ra những màu ban đầu mà từ đó tạo ra tất cả các màu còn lại (và tất nhiên không có màu nào pha ra được những màu này được rồi). Đó là các màu nguyên thủy (Primary) hay còn gọi là các màu cơ bản.. Chúng ta có 1 công cụ tuyệt vời nghiên cứu về vấn đề này, đó là Vòng Thuần Sắc (Chromatic Circle, the color wheel) mình sẽ chi tiết hơn vào lần sau để bài viết không quá lê thê.
Hệ màu RGB
(Hệ màu quang phổ: sắc màu ánh sáng - Light color)
Bạn sẽ thấy hệ màu này khi ánh sáng mặt trời chiếu qua cạnh 1 khối pha lê. Ánh sáng trắng sẽ bị tách ra thành 7 màu mà trong tự nhiên chúng là 7 sắc cầu vòng: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Trong hệ màu này, tất cả các màu (trừ màu đen) đều xuất phát từ 3 màu ban đầu là
- R (red) màu đỏ cờ hj
- G (green) màu xanh lá cây, màu lục hj
- B (blue) màu xanh dương, màu lam hj
- Ở hệ màu này màu đen là "không màu", lúc cả 3 nguồn sáng đều tắt (màn hình tối thui)
- Màu trắng xuất hiện khi cả 3 nguồn sáng trên chiếu sáng chồng lên nhau ở cường độ tối đa
Từ đây có thể dễ dàng suy ra các màu xám là do pha trộn 3 nguồn có cường độ chiếu sáng bằng nhau Các màu khác là do sự hòa trộn 3 màu trên với tỉ lệ khác nhau theo qui tắc màu cộng (additive primaries) - cộng thêm màu từ màu đen ban đầu. RGB là hệ màu phổ biến cho các máy hiển thị hình bằng đèn phóng như màn hình vi tính (website, phần mềm, bài trình chiếu powerpoint), tivi màu, máy chiếu phim...
Hệ màu CMYK
(Pigmentairy Color - màu phẩm nhuộm, màu sơn)
Khi nghành in ấn thoát khỏi cảnh "muốn in màu nào thì phải pha mực in màu đó" một cách thủ công thì đó là lúc hệ màu CMYK ra đời trên máy in offset. Khác với màu RGB, sự pha trộn mà CMYK được tính toán bằng máy và bắt đầu trên nền màu trắng của giấy. Nên chúng có 3 màu nguyên thủy là
- C (Cyan) màu xanh da trời hj
- M (Magenta) màu hồng cánh sen hj
- và Y (màu vàng) hj
Vậy:
- Ở hệ màu này "không màu" là màu trắng, lúc tờ giấy chưa in (còn trắng tinh)
- và màu đen, theo lý thuyết, sẽ là 3 màu này trộn lại ở dạng đậm đặc nhất.
Tại sao hệ màu này không là CMY mà là CMYK?
Vì thực tế sự pha trộn 3 màu nguyên thủy trong hệ màu này không cho ra màu đen mà là 1 màu xỉn xỉn nào đó. nên trong in ấn, người ta thêm ống mực màu đen (K) để màu sắc bản in sâu hơn. Lưu ý: Màu đen (Black) không được lấy chữ B đầu là để tránh với chữ B của Blue trong hệ màu RGB.
Các màu khác là do sự hòa trộn 3 màu trên với tỉ lệ khác nhau theo qui tắc màu trừ (subtractive primaries) - trừ bớt từ màu trắng ban đầu.
Quan hệ giữa màu RGB và CMYK
Ảnh minh họa pha trộn cho thấy 3 màu nguyên thủy của hệ màu CMYK lại là màu cấp 2 trong RGB và ngược lại. Tuy nhiên công bằng màu nói, hệ màu RGB có phổ rộng hơn CMYK rất nhiều Trong phổ màu khả kiến, hệ màu CMYK bị thiếu nhiều nhất là màu xanh dương biếc và màu xanh ngọc tươi , kế đến là 1 ít đỏ cờ, hồng cánh sen tươi..
Nếu thử tách đôi 1 dãy màu thì chúng ta có 1 hình để so sánh dưới đây
Bạn thấy đó, có rất nhiều màu mà hệ màu CMYK không pha được, đặc biệt là các màu tươi. Điều nghịch lý là chúng ta phải thiết kế chúng trên máy tính, là thiết bị hiển thị màu RGB.
mất độ tươi màu đỏ
Màu xanh biếc của bầu trời biển
Màu xanh lá cây sáng
Với ảnh vẽ trên máy tính thì tình hình càng thê thảm hơn
Vậy là chúng ta phải chấp nhận in ra những hình ảnh thiếu những gam màu tươi?
Có rất nhiều phương pháp cố gắng khắc phục hiện tượng này, trong đó phổ biến nhất là tăng số lượng ống mực in (ngoài 4 ống mực CMYK): thêm vào những màu mà hệ màu CMYK không pha được. Cho nên thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một số máy in có nhiều hơn 4 ống mực, và tất nhiên.. chúng cực kỳ mắc. Do vậy mà đa số những máy in màu văn phòng phổ thông và những máy in offset công nghiệp hiện nay vẫn theo cách pha của 4 màu cơ bản CMYK.
Vậy khi nào thì dùng hệ màu RGB và khi nào thì dùng hệ màu CMYK?
Như đã nói ở phần giới thiệu, dùng hệ màu nào tuỳ thuộc vào bản thiết kế của bạn dùng để làm gì? - Nếu bạn thiết kế để đưa lên web thì chắn chắn dùng hệ RGB rồi. Nói chung là hệ màu RGB dành cho các bản thiết kế thể hiện trên tất cả thiết bị dùng đèn chiếu như
- Màn hình máy tính, iPad: website, gởi mail, phần mềm, các file trình chiếu như powerpoint..
- Ti Vi, phim ảnh
Lưu ý: Máy in kỹ thuật số ở các cửa hàng rửa ảnh lại sử dụng hệ màu RGB - Nếu bạn muốn in ra thì dùng hệ màu CMYK (trừ máy in kỹ thuật số ở cửa hàng rửa ảnh)
- Các ấn phẩm như poster, brochure, sách, báo, tạp chí
- Các bao bì trên các chất liệu giấy thùng, nhựa, thuỷ tinh..
Vậy bạn phải chỉnh hệ màu ngay từ đầu để tránh màu sản phẩm và màu thiết kế không khớp nhau (trong illustrator có tách riêng dòng sản phẩm 2 hệ màu này)
Những sai lần thường gặp
Duyệt file ấn phẩm qua mail
MÀU CMYK VÀ RGB
RGB và CMYK
Hệ màu RGB và CMYK có nhiều điểm liên quan thú vị
Màu này là ngược lại của màu kia
Màu cấp 1 của hệ màu này là cấp 2 của màu kia
Không màu của RGB là màu đen, còn của CMYK là màu trắng
và màu tổng hợp của tất cả các màu trong hệ màu RGB là màu trắng, ngược lại ở CMYK là màu đen (đen bẩn)
RGB càng pha trộn càng tươi, CMY càng trộn càng xỉn. Cho nên cũng là màu Cyan nhưng trong 2 hệ màu này rất khác nhau. Màu Cyan bên RGB tươi hơn do nó là màu thứ cấp (màu đã pha)
Khả năng hoà trộn để tái tạo ra màu sắc
Khả năng tái tạo màu CMYK và RGB khác nhau (màu CMYK thể hiện màu ít hơn)
Không gian màu
Vùng màu sắc mắt người có thể nhìn thấy
Màu sắc trong tự nhiên thật vô cùng, nhưng với con mắt của loài người chúng ta thì cảm nhận chỉ hành tỉ màu trong đó (phổ khả kiến), và màu sắc tái tạo lại trên màn hình chỉ được 1 phần nhỏ trong số chúng (phạm vi màu RGB, hình tam giác màu vàng), trong in ấn càng tệ hơn nữa (CMYK, các đường đứt nét)
Như vậy có những màu thể hiện trong RGB, nhưng ở CMYK thì không. Ảnh hưởng nặng nhất là màu xanh dương thẩm, màu xanh lá mạ và màu hồng tím.
Kết quả là các ảnh nếu chuyển sang CMYK sẽ tệ hại như vầy
Sự khác nhau giữa 2 hệ màu quá rõ, tuy nhiên nhà thiết kế lại thường xuyên phải đối mặt với chúng.
Khi nào sử dụng màu RGB?
Khi nào sử dụng màu CMYK?
Với tất cả các ấn phẩm trên mọi chất liệu (giấy, nhựa, thuỷ tinh..) đều được thiết kế trong chế độ màu CMYK. kể cả ảnh link vào.
Tôi sử dụng để in ấn, nhưng tôi vẫn để ảnh ở màu RGB được không? câu trả lời là được nhưng sẽ vấp phải một số bất tiện như sau
Khi xuất phim hay xuất PDF, phần mềm sẽ tự động chuyển đổi ảnh sáng CMYK, và tất nhiên kết quả của quá trình này không phải là tối ưu.
Trong thiết kế khi lấy màu cho 1 hình shape từ 1 ảnh RGB bằng Eyedropper tool thì màu của mảng sẽ là RGB
Cách chọn chế độ màu khi thiết kế trên 3 phần mềm phổ biến:
3 Hệ màu phổ biến
mỗi 1 hệ màu có màu nguyên thuỷ và màu nghịch của chúng khác nhau.
Màu nóng màu lạnh
Màu thuần (Hue): Là màu tinh chất nhất (không có màu đen hay màu trắng lẫn vào trong đó)
Độ sáng tối, Quang độ (Value, brightness, Light)
Độ no màu, độ bão hoà (Saturation, Chroma), Intensity (cường độ) = Saturation (độ no màu, độ bão hòa) = Chroma (sắc độ): là độ tăng giảm màu, giảm hết màu thì còn màu xám.
Tint (thêm màu trắng)
Shade (thêm màu đen)
Phối màu:
Màu tương tự
Màu tương đồng
Màu tương phản
Hệ màu cộng (additive color, còn gọi là màu dương tính)
Là màu được tạo ra từ nguồn sáng (quang phổ - Light)
Không màu là màu đen,
Càng pha trộn, sắc màu tổng hợp càng tươi, màu tổng hợp tất cả màu cho ra màu trắng
Hệ màu trừ (subtractive color, màu âm tính)
Là màu được tạo ra do hấp thụ, và phản xạ ánh sáng (phẩm màu - pigmentation)
Không màu là màu trắng,
Càng pha trộn màu tạo ra càng xỉn, màu tổng hợp tất cả màu cho ra màu đen (thực chất là màu xám bùn)
https://sites.google.com/site/nqdart/art/color/d_rgb_cmyk