Trong sinh hoạt thường ngày, hiếm khi bạn bắt gặp 1 dáng đứng ngay ngắn, đối xứng (ngoại trừ ở tư thế nghiêm của dân nhà binh), nhưng các nghiên cứu đều phải khởi đầu từ hình dáng đối xứng cơ bản nhất, rồi từ đó làm cơ sở nghiên cứu ra các tư thế khác dựa vào cấu trúc xương khớp, tỉ lệ  các thành phần cơ thể và chế độ phối cảnh

NỘI DUNG

Hình họa là gì
Các thể loại hình họa

Lịch sử hình thành
Tại sao có tranh khoả thân?

Giai đoạn chuẩn bị
Kỹ thuật vẽ một bài hình họa
Các phương pháp đo đạc
Một số thế dáng mẫu người cơ bản
Bố cục trong hình họa
Phối cảnh trong hình họa
Các bước vẽ hình họa với chất liệu sơn dầu
Thế nào là một bài hình họa tốt

Dựng hình là phải đảm bảo:

  • Định vị mẫu lên trang giấy với 1 bố cục đẹp (tay chân không bị thò ra ngoài giấy)
  • Các thành phần cơ thể đúng tỉ lệ (không có chuyện đầu to, chân nhỏ)
  • Giữ phương mẫu (để mẫu không bị nghiêng đổ)

Quy tắt thế đứng 1 chân trụ - contraposto

Tư thể chân trụ là tư thế vẽ phổ biến nhất trong hình họa, nó vừa phá vỡ được tính đối xứng vừa tạo nên một nhịp điệu chuyển động uốn lượn của cơ thể. Dưới đây là 3 nguyên tắt cơ bản của thế chân trụ mà người vẽ hay mắc phải

  1. Trục dọi đi từ đầu xuống chân trụ
    Cũng có thể đôi khi bạn sẽ thấy gót chân trụ không thẳng  với đỉnh đầu theo chiều đứng trong vài tư thế vặn vẹo, nghiêng đầu một cách cố ý nhưng chắc chắn trục chân trụ cũng sẽ phải đi qua trọng tâm để gánh được sức nặng cho toàn bộ cơ thể
  2. Các đường gióng ngang của vai và hông ngược nhau
    Vì xương chậu buông lỏng 1 chân nên đường ngang của hông và vai sẽ có độ nghiêng ngược nhau.
  3. Đầu gối chân trụ luôn cao hơn chân kia

Cách sử dụng que đo

  • Nếu vẽ tay phải, thì cầm que đo tay trái
  • Dùng tay thuận giữ que đo theo chiều thẳng đứng, ngón cái và ngón út nằm trong, 3 ngón giữa nằm ngoài que
    .
  • Khi đo cánh tay dang thẳng, nhắm 1 bên mắt di chuyển ngón cái sao cho đoạn que phía trên bằng 1 độ cao đầu của mẫu. Độ lớn “1 đầu” tính từ chân cằm đến đỉnh trán mẫu (không tính tóc) = chiều cao hộp sọ.
  • Giữ yên ngón cái ở vị trí "1 đầu" trên thân que đo, đây sẽ là độ lớn của 1 đơn vị dùng để đo các khoảng cách khác.
    • Nếu đo 1 khoảng cách nhỏ 1 đầu thì xác định khoảng cách đó bằng bao nhiêu phần của 1 đơn vị (ví dụ: bằng 1/2, 1/3, 1/4)
    • Nếu đo 1 khoảng cách lớn 1 đầu thì di chuyển cánh tay để xác định khoảng cách đó bằng bao nhiêu đơn vị (ví dụ: lớn hơn 2 + 1/4)
  • Với khoảng cách đo các thành phần trên cơ thể người mẫu được sẽ được đánh dấu lên trang giấy theo tỉ lệ tương ứng.

 

Các bước dựng hình người
  • Bước 1: Vẽ trục, tỉ lệ, đường lớn khung bao
  • Bước 2: Bắt dáng, phân diện
  • Bước 3: Lấy sáng tối, xử lý đậm nhạt
  • Bước 4: Hoàn thiện, đặc điểm cơ khối

Kỹ thuật đi nét chì

  • Cầm đứng viết chì kẽ thẳng 1 đường nhẹ từ điểm đầu đến điểm cuối, nếu sai kẻ lại. KHÔNG KẺ VỤN NÉT (không kẻ nhấp nhấp nhiều đường nhỏ ngắt quảng)
  • Sử dụng các nét kỹ hà (các đoạn thẳng nhỏ nối tiếp nhau) để nối các điểm góc. Dùng nét kỹ hà thay cho đường cong là do
    • Đường thẳng dễ quản lý hơn đường cong
    • Đường thẳng định vị hướng các mặt
    • Đường thẳng thể hiện cấu trúc trục, xương

Một số tính chất tham khảo về tỉ lệ các thành phần trên cơ thể người 1 đàn ông cân đối

  • Người Âu-Mỹ có chiều cao thân trung bình là khoảng 8 "đầu"
  • Người Châu Á
    • Ở tư thế đứng (từ đỉnh trán đến gót chân) sẽ có chiều cao thân từ 7-7,5 đầu,
    • Ở tư thế ngồi sẽ có chiều cao toàn thân từ 6 - 6,5 đầu.
  • Tỉ lệ cơ thể người Châu Á
    • Chiều ngang vai (từ vai này đến vai kia) khoảng 1,5 - 2 đầu
    • Khoảng cách từ đỉnh sọ đến háng = 4 đầu = từ háng đến gót chân
    • Đoạn cánh tay trên từ mỏm cùng của vai đến cùi chỏ = 1,3 đầu
    • Cánh tay dưới từ cùi chỏ đến cườm tay = 1 đầu
    • Chiều dài bàn tay = 2/3 đầu

Bước 1: Xác định khung bao

Khung bao là phần bao bọc bên ngoài, mục đích để giới hạn mẫu trên trang giấy kích thước 50 x 70 cm

  • Kẻ 1 đoạn thẳng đứng trên trang giấy làm trục dọi của cơ thể bằng dây dọi. Trục dọi thường đi qua lõm hầu mẫu (là hình tròn xanh lá trên trục thân)
  • Chia đoạn thẳng đó làm đôi, rồi chia các nửa đoạn thẳng làm đôi tiếp (nghĩa đoạn lớn ban đầu được chia làm 4). Tiếp tục chia như thế cho đến khi đoạn lớn ban đầu được chia thành 8 phần bằng nhau theo chiều đứng. 1/8 đoạn trên cùng sẽ là vị trí và chiều cao đầu người mẫu
  • Dùng que đo, kiểm tra chiều cao thân mẫu bằng bao nhiêu đầu (tỉ lệ trung bình của dáng đứng người trưởng thành là 8 đầu)
  • Kiểm tra tỉ lệ khung bao chủ thể: Đo chiều cao và chiều ngang lớn nhất của mẫu để đảm bảo không có phần nào của mẫu vượt ra ngoài trang giấy.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan