Tiếp tục với phần 3 của nghệ thuật Hình họa và cũng là phần cực kỳ...cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình

NỘI DUNG

Hình họa là gì
Các thể loại hình họa

Lịch sử hình thành
Tại sao có tranh khoả thân?

Giai đoạn chuẩn bị
Kỹ thuật vẽ một bài hình họa
Các phương pháp đo đạc
Một số thế dáng mẫu người cơ bản
Bố cục trong hình họa
Phối cảnh trong hình họa
Các bước vẽ hình họa với chất liệu sơn dầu
Thế nào là một bài hình họa tốt

KIẾN THỨC CẦN TRANG BỊ KHI VẼ HÌNH HỌA

Vẽ là mảng sáng tác nặng về cảm hứng, bạn có thể vẽ bất cứ lúc nào tùy thích. Nhưng nếu để vẽ được một bài hình họa đẹp, bạn cần chuẩn bị trước những kiến thức sau đây

  • Kỹ thuật sử dụng vật dụng như chất liệu: viết chì, cọ, bay, than, phấn tiên, máy tính…
  • Kiến thức về bố cục khuôn hình
  • Kiến thức về dựng hình phối cảnh
  • Kiến thức về giải phẫu cơ thể học
  • Kiến thức về kỹ thuật pha màu, phối màu, kiểm tra sắc độ…
  • Kiến thức về kỹ thuật tô bóng, lên khối, ánh sáng…

DỤNG CỤ CHO HỌA HÌNH

Hãy tưởng tượng bạn đang đi vào một xưởng vẽ hình họa, thì dưới đây là những gì bạn thấy được

  • Các công cụ vẽ: Bút chì, gôm, cọ, bay,..
  • Tấm nền mặt vẽ: vải, bố, giấy, bảng gỗ, thủy tinh, màn hình điện tử..
  • Chất liệu: sơn dầu, acrylic, màu nước, phấn tiên, than chì, kỹ thuật số..
  • Vật dụng hỗ trợ: giá vẽ, đèn chiếu, bảng pha màu, dao chuốt,..

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn trong bài Tiếng Anh trong XƯỞNG VẼ

Về phần chất liệu khá phức tạp do mỗi chất liệu có những thủ thuật riêng và sẽ được nghiên cứu chi tiết trong những bài chuyên sâu. Để tránh làm loãng chủ đề, chúng ta sẽ tiếp cận hình họa qua phần dựng hình với chất liệu chì trên nền giấy truyền thống.
Và như thế bạn cần có các vật dụng sau (tham khảo thêm bài hjg)

1. GIẤY - paper

Nếu vẽ ký họa, bạn chỉ cần 1 quyển tập, vẽ giấy canson, khổ A3, A4 có bán sẵn ở các hiệu sách cửa hàng, hoặc 1 quyển sổ tay giấy photocopy cũng được. Còn vẽ chân dung hay toàn thân thì bạn mua giấy cuộn việt trì hoặc khổ AO về cắt ra tuỳ theo khổ vẽ. Giấy Việt Trì màu vàng ngà ngà có 1 mặt nhám để ăn chì khi tô bóng,loại giấy việt trì có màu ngà ngà, 1 mặt nhám để ăn chì khi tô bóng

Dụng cụ hỗ trợ thêm:

  • Ống đựng giấy:  thuận tiện vận chuyển bằng cách cuộn giấy cho vào ống
  • Dao, kéo rọc giấy,
  • Cặp bìa cứng lưu giữ tranh vẽ

2. BẢNG VẼ

làm từ tấm ván mỏng có kích thước lớn hơn khổ giấy để kê giấy khi vẽ

Dụng cụ hỗ trợ thêm: Băng keo giấy (30-50mm) hoặc kẹp để giữ giấy cố định

3. GIÁ VẼ - easel

Bằng gỗ hoặc bằng sắt để giữ bảng vẽ ở vị trí thích hợp cho người vẽ ở tư thế đứng hoặc ngồi. Giá vẽ có thể là giá vẽ lớn dựng đứng từ mặt đất hay giá nhỏ để trên mặt bàn


4. VIẾT CHÌ - pencil

Viết chì để vẽ ở đây là viết chì chuốt, trên thị trường có 2 loại H và B (9H, 6H, 3H, 2H, HB, 2B, 3B, 6B, 9B).

  • Số H càng lớn thì nét chì càng lợt và cứng: để phát nét, ký họa cho những nét rõ, nét nhưng không cần đậm
  • Số B càng lớn càng chì càng mềm và đậm: dùng để tô bóng, nhấn đậm các mảng tối
  • HB: là bút chì có độ đậm và độ cứng vừa phải
  • F (Fine): kiểu chì thông dụng tương tự như HB

Nếu là người mới học bạn cần có 1 bộ viết chì gồm 5 cây: 6H, 3H, HB, 3B, 6B (tối thiểu là 3 cây: 3H, HB và 3B) hiện tại mình đang xài hiệu COLLEEN, xài ổn mà khá rẻ.
Dụng cụ hỗ trợ thêm:

  • Cán nối viết: dùng để gắn viết chì để đảm bảo độ dài khi tô bóng hình. Với những cây viết chì đã chuốt cụt ngủn thì cán nối là 1 dụng cụ thật sự cần thiết để tránh phí phạm. Cán nối viết cũng có thể bảo vệ đầu nhọn của chì (chút ngược đầu viết vô) hoặc có kèm đồ chuốt viết chì ở cán viết.
  • Dao chuốt viết chì như dao rọc giấy văn phòng

5. GÔM TẨY - eraser


loại gôm mềm có thể là gôm đen như hình dưới đây


6. THƯỚC KÊ TAY


Khi cần vẽ chi tiết các khu vực nằm sâu bên trong tranh, bạn cần 1 "chiết cầu" để tì cườm tay mà không phạm vào các nét chì trên giấy. Cái này bạn có thể tự chế hoặc tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ vẽ kỹ thuật cho dân kiến trúc.


Ngoài các dụng cụ cần thiết như các dụng cụ vẽ, họa phẩm, bảng vẽ, giá vẽ bạn cần 2 dụng cụ đặc biệt sau đây


7. QUE ĐO - painting probe


Là 1 que thẳng có chiều dài từ 300 mm đến 400 mm, thường sinh viên sử dụng cây căm xe đạp

  • Dùng để đo giữa cho các phần trên cơ thể theo đúng tỉ lệ
  • Dùng để gióng các đường thẳng theo phương ngang, phương nghiêng
  •  

8. DÂY DỌI -  plummet, plumb bob

Đây là một công cụ trong xây dựng dùng để đo các đường thẳng đứng. Cấu tạo khá đơn giản là một sợi dây mềm cột một vật nặng ở đầu để dây luôn hướng thẳng đứng khi treo, dùng để canh các điểm trên cùng 1 trục đứng, tránh tình trạng đổ hình khi dựng
 

THIẾT LẬP

  1. GIẤY VẼ: cắt ra 1 tờ để vẽ ở khổ 50 x 70cm
  2. BẢNG VẼ: Dùng băng keo giấy dán giấy vào bảng vẽ, và kê bảng vào giá vẽ
  3. GIÁ VẼ: được dựng ở vị trí sao cho
    • Bảng vẽ (giấy vẽ) ở ngang tầm mắt người vẽ  (khoảng 2/3 chiều đứng giấy)
    • Người vẽ cách mẫu khoảng 3 lần chiều cao mẫu (từ 2,5 - 5 m)
    • Bảng vẽ và mẫu cùng 1 hướng, sao cho người vẽ có thể nhìn 1 lúc cả hai (giấy và mẫu) để thuận tiện so sánh, đo đạc, gióng cạnh nghiêng (không phải xoay đầu khi thao tác).
  1. ÁNH SÁNG chiếu hơi xiên lên mẫu để bậc các khối
  2. VIẾT CHÌ: Chuốt thật nhọn, đầu chuốt khoảng 3cm, phần đầu chì khoảng 1 cm. Với kiểu chuốt này người vẽ có thể kẻ nét dầy mỏng hay tô bóng tùy ý
  3. GÔM TẨY: cắt hình tam giác để có đầu nhọn tẩy xoá dùng để gom các ngóc ngách

 

TRƯỚC KHI VẼ

Khi đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị thì người vẽ cần chú ý các điểm sau

  • Vẽ hình hoạ hình không phải là chép mẫu mà là tìm hiểu cấu trúc cơ thể người để đạt được mục đích cuối cùng là không cần nhìn mẫu mà vẫn tả được dáng điệu tự nhiên và tỉ lệ các phần trên cơ thể người một cách chính xác.
  • Thứ tự quan trọng của 1 bài hình họa là Bố cục > Tỉ lệ > Sáng tối. Vì vậy bạn đừng tiếc thời gian để ngắm mẫu ở nhiều góc nhìn khác nhau, mục đích là xác định được một bố cục đẹp, đây là yếu tố chính cho bạn cảm xúc đi hết quá trình hoàn thành một bức họa đẹp. Thường thời gian "ngắm mẫu" chiếm 1/3 tổng thời gian vẽ tranh.
  • Tỷ lệ người châu á khác với tây phương, và tất nhiên ở đàn ông sẽ khác với phụ nữ

Các tư thế vẽ hình họa

  • Thế đứng - Standing poses
    • Thế đứng 1 chân trụ - Contraposto
    • Thế đứng dựa vào tường - Against a Wall
    • hands in pockets
    • hands loosely by the sides
    • one hand in pocket
    • thế đứng khoanh tay - arms crossed on chest
    • hands holding something or put on something (guitar, chair), etc.
  • Seated poses
  • Crouching poses
  • Recumbent poses
  • Fighting Poses
  • Kneeling Poses
  • Laying Poses

Bài đầu tiên, chúng ta chuẩn bị dựng mẫu đứng một chân trụ dưới đây


Tham khảo từ:
https://www.reddit.com/r/ArtefactPorn/comments/am26yg/the_shaft_of_the_dead_man_cave_painting_in/
http://www.bradshawfoundation.com/bradshaws/photographs/index.php
Phạm thị Chỉnh (2006), Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (tái bản lần thứ hai). Nhà xuất bản đại học sư phạm.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan