(Dịch từ bài "10 Basic Mistakes in Digital Painting and How to Fix Them" của Monika Zagrobelna)

Tiếp tục dịch phần 2 một bài viết rất hay của Monika Zagrobelna

(10 sai lầm cơ bản trong digital painting - phần 1)

Sai lầm 7: Thiếu kiên nhẫn

Nguyên tắc 80/20

Một sai lầm khác liên quan đến Cọ (bush) là dùng nét cọ quá lớn, nguyên nhân cũng là do thiếu kiên nhẫn. Quy luật 80/20 có nghĩa là 80% tác phẩm luôn được hoàn thành trong 20% thời gian đầu tiên.  Ví dụ như một bức tranh được vẽ trong 10 tiếng, thì trong 2 tiếng đầu tiên bức tranh đã vẽ được 80% rồi, 8 tiếng sau đó dành cho 20% công việc còn lại. Do bởi các thao tác phát thảo, dựng hình, lên màu, phân mảng.. được thực hiện rất nhanh, còn giai đoạn tỉa tót, chỉnh sửa và hoàn thiện tác phẩm chiếm nhiều thời gian nhất.

Điều này có ý nghĩa như thế nào? Khi vẽ giữa nơi đông người, lúc đầu người xem dừng lại mỗi lúc mỗi đông, do giai đoạn đầu với những thay đổi lớn ấn tượng của bức tranh thành hình từ mảng bố trắng, nhưng sau đó họ sẽ lần lượt bỏ đi khi bạn chuyển sang giai đoạn hoàn thiện. Với người xem là như vậy, còn bản thân người vẽ thì sao? tất nhiên là họ không bị ảnh hưởng bởi "ngoại cảnh", nhưng họa sĩ cần phải biết khi nào tác phẩm hoàn thiện để không nôn nóng kết thúc sớm. 80% thời gian trau chuốt  chi tiết không tạo nên những thay đổi lớn, nhưng đem lại nét tinh tế, hoàn mỹ.

Tóm lại, muốn gì thì muốn, khi đã xong giai đoạn dựng hình, tô mảng,.. thì hãy dành 4 lần thời gian như vậy cho giai đoạn tả sâu vào chi tiết, hoàn thiện tác phẩm.

Đâu là lúc kết thúc 1 tác phẩm kỹ thuật số - Bạn sẽ dừng ở giai đoạn nào?

Hãy xem 12 bước trong tiến trình tạo hình con vật thần thoại trên. Đa số người mới bắt đầu đều dừng lại ở khoảng bước số 9, và đây là sự khác biệt giữa người chuyên nghiệp và người mới bắt đầu

Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng nét cọ nhỏ trong giai đoạn tả chi tiết. Nét cọ lớn chỉ dùng ở giai đoạn định hình bố cục, phân mảng và thể hiện ánh sáng. Càng về sau, nét cọ càng nhỏ để tác phẩm càng lúc càng hoàn thiện ở mức độ chi tiết hơn.

Ngoài sự miệt mài, kiên nhẫn luôn cần phải có của một họa sĩ, quy tắt này cũng có thêm mặt tích cực của nó. Đó là người vẽ có thể hình dung được hiệu quả bức tranh sau 20% thời gian vẽ đầu tiên, và họ có thể cân nhắc có nên tiếp tục đầu tư 80% công sức còn lại để hoàn thiện hay từ bỏ. Nên nhớ là "không phải bức tranh nào cũng cần phải được vẽ tới cùng, chỉ vì bạn đã lỡ bắt đầu nó". Nếu không thực sự tin tưởng vào hiệu quả mà tác phẩm mang lại, bạn có thể loại bỏ, chuyển qua những ý tưởng tốt hơn để tiết kiệm công sức và thời gian.

5. Dùng quá nhiều màu sắc

Trong hội họa truyền thống, màu sắc rất hạn chế, muốn có được màu như ý họa sĩ phải tạo ra bằng cách pha trộn từ các màu nguyên tuyp. Điều bất tiện này, thật ra lại là một ưu thế, vì nhờ đó mà họa sĩ truyền thống nắm rất vững các nguyên lý màu sắc và hiệu ứng phối màu. Trong digital painting thì bảng màu luôn có sẵn, phong phú.. quá dễ dàng, thuận tiện, và đối với người mới làm quen với digital painting thì đó là một lời nguyền.

Cách chọn màu trong photoshop của hội Họa kỹ thuật số

Tạo màu trong digital painting không thể hiểu bằng trực giác theo cách pha trộn màu sắc thông thường, mà phải dựa vào các thuộc tính của nó như màu (Hue), độ bão hòa (Saturation), độ rực (Brightness), và sắc độ (Value).

Hiệu ứng của màu sắc nói chung không tùy thuộc vào bản thân chính nó, mà từ mối quan hệ của nó với các màu xung quanh. Ví dụ như để tăng sáng 1 màu, thay vì làm sáng nó, bạn có thể làm tối phần nền bao quanh. Cũng như thế, một màu nóng tiêu biểu như màu đỏ nhưng có thể cho cảm giác nóng hoặc lạnh tùy thuộc các màu lân cận nó là màu gì. Thậm chí độbão hòa (saturation) cũng chịu sự chi phối của quy luật tương quan này

Mối quan hệ màu digital painting - Ngay cả thuộc tính màu cũng có thể thay đổi theo môi trường. và đây là kiến thức quan trọng không chỉ trong thiết kế mà trong các lĩnh vực mỹ thuật khác

Mảng màu xanh bên trong 3 hình vuông là như nhau, nhưng khi nó nằm trên các nền màu khác nhau bạn sẽ thấy chúng bị thay đổi: màu xanh của hình vuông bên phải cho các giác nóng hơn, bên trái lạnh hơn..

Với người mới học vẽ, nếu không nắm được quy luật tương quan, thì màu tô sẽ gần như là ngẫu nhiên. Họ cứ chọn màu xanh dương và trộn thêm màu xanh lá mà không có một căn cứ cụ thể nào trong hàng ngàn sắc màu xanh xanh trung gian

Với cách nhìn màu của người mới học thì ô màu dưới đây được chia thành 4 vùng như sau

  1. Màu xanh dương (Blues)
  2. Xanh dương xám (Muddy blues)
  3. Màu xám (Grays)
  4. Màu đen (Blacks)
Cách chia màu sắc sai lệch của người mới học màu kỹ thuật số

Nhưng nếu hiểu màu sắc theo quá trình hình thành và ý nghĩa của nó như một người họa sĩ chuyên nghiệp thì các mảng màu được chia như sau

  1. Mảng xanh có độ bão hòa yếu (Desaturated blues)
  2. Mảng xanh có độ bão hòa màu cao (Saturated blues)
  3. Mảng xanh sáng (Bright blues)
  4. Mảng xanh tối (Dark blues)
Cách phân chia vùng màu của họa sĩ kỹ thuật số chuyên nghiệp

Cách chia của họa sĩ chuyên nghiệp có vẻ phức tạp hơn người mới học? Có thể, nhưng đó là cách hiểu về màu digital painting với độ sáng tối và độ hòa trộn.. và đây là cơ sở nền tảng cho các kiến thức màu sắc tiếp theo sau này

Một số bài viết của tác giả về màu sắc để bạn tìm hiểu thêm

6. Lấy màu trực tiếp từ mẫu

Sai phạm này đến từ một công cụ đầy cám dỗ: Eyedropper. Nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu cách pha trộn màu digital trong quá trình vẽ thì không nên sử dụng công cụ này. Tại sao lại như vậy?

digital painting how to choose colors eyedropper tool

Người mới học vẽ thường sử dụng màu hồng hoặc cam có độ bão hòa thấp làm màu da. Điều này có vẻ hiển nhiên, đôi khi hiệu quả mang lại xa với màu da trong thực tế. Nếu sử dụng mẫu màu thì lại là 1 câu chuyện khác. Mỗi một điểm ảnh có độ tối khác nhau, không chỉ là màu hồng, bạn có thể tìm thấy màu đỏ, vàng, cam, thậm chí cả màu tím lạnh, xanh lá cây và xanh dương nữa. Độ bão hòa và độ sáng thay đổi liên tục theo thời gian và thế là, hiệu quả cuối cùng không giống với sự hỗn loạn.

Một thất bại khác ở thao tác này là khi lấy được một mẫu màu da ưng ý thì bạn sẽ không bận tâm màu đó được pha trộn ra như thế nào, thông số các thuộc tính của nó ra sao... những gì học được chỉ là 1 động tác copy đơn giản bằng Eyedropper tool, và như thế bạn không thể có được màu da ấy 1 lần nữa trên các bản vẽ khác (ngoại trừ tiếp tục copy). Việc bỏ qua nguyên cứu quy luật màu sắc, các mối quan hệ của chúng trên vòng tròn màu.. sẽ nhanh chóng đưa bạn từ một họa sĩ thích vẽ thành một cái máy ảnh chuyên sao chụp

Thực hành màu sắc trong digital painting- Tất cả các màu trên tác giả pha trộn từ các mẫu màu mà không dùng Eyedropper Tool. Như một người mới học, bắt đầu từ các thứ đơn giản nhất—pha trộn càng ít màu càng tốt

Dịch từ:
http://design.tutsplus.com/articles/10-basic-mistakes-in-digital-painting-and-how-to-fix-them--cms-23730

10 Basic Mistakes in Digital Painting and How to Fix Them by Monika Zagrobelna 01May2015

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan