(Dịch từ bài "10 Basic Mistakes in Digital Painting and How to Fix Them" của Monika Zagrobelna)

Hội họa kỹ thuật số thật sự không đơn giản. Nó không phải là chỉ cần có một chiếc máy tính và phần mềm đồ họa là có thể bắt tay vào là vẽ ngay được. Mọi công cụ nằm trong tầm tay, bảng màu luôn có sẵn, hiệu ứng phong phú, nếu bạn từ hội họa giá vẽ chuyển sang hay bên đồ họa máy tính thì mọi chuyện tương đối dễ dàng: chỉ cần tìm ra các công cụ có tính năng tương tự là có thể thâm nhập những bước đầu tiên. Nhưng nếu chưa từng biết qua 2 lĩnh vực đó thì digital painting thực sự là một cơn ác mộng.

Dưới đây là các sai lầm thường gặp của người mới bắt đầu làm quen với hội họa kỹ thuật số

Sai lầm 1: Xem phần mềm là cái máy sản xuất tranh

Các phần mềm, ứng dụng như Photoshop, Corel Painter, Procreate, Artrage,.. xét cho cùng chúng chỉ là một công cụ hơn là cái máy tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Khác biệt giữa một họa sỹ chuyên nghiệp và một người mới bắt đầu là

  • Họa sỹ nghĩ ra ý tưởng về một hiệu ứng nào đó và sử dụng phần mềm tạo ra nó theo các bước
    • Sử dụng tính năng phần mềm để hỗ trợ
    • Thêm công đoạn vẽ tay để hiệu ứng hoàn thiện và độc đáo hơn
  • Người mới bắt đầu thì tìm hiểu khả năng phần mềm tạo ra được hiệu ứng nào và sử dụng nếu hài lòng. Ở mức độ cao hơn họ biết kết hợp nhiều tính năng để tạo ra một hiệu ứng tổng hợp.

Vậy, khác biệt nằm ở đâu? Họa sỹ chuyên nghiệp là người sáng tạo ra hiệu ứng, và tìm công cụ hỗ trợ để tạo ra nó, còn người nghiệp dư thì chọn lựa trên những hiệu ứng có sẵn và hài lòng sử dụng.

Hội Họa là một lĩnh vực nghệ thuật, đòi hỏi công việc sáng tác. Những tuyệt tác để đời không thể được tạo ra theo một quy trình công nghiệp được.

Sai lầm 2: Vẽ tranh theo tỉ lệ mặt định của phần mềm

Thoát khỏi tỉ lệ khuôn hình mặc định 3:4 Hầu hết tỉ lệ trang vẽ mặc định của phần mềm là 3:4, với tỉ lệ này, trang vẽ sẽ vừa khít với màn hình. Tuy nhiên tranh vẽ có rất nhiều kích thước, tỉ lệ mà điều đó góp phần tạo nên bố cục độc đáo cho tranh.

Tranh có thể hình vuông, hình chữ nhật đứng hoặc rộng theo chiều ngang.

Người mới bắt đầu thường dễ dàng chấp nhận vẽ theo tỉ lệ hình chữ nhật mặc định rồi tìm cách lấp đầy nó, và như thế mọi tác phẩm đều có khuôn hình như nhau, mất đi tính đa dạng, sáng tạo vốn có của người nghệ sỹ

Sai lầm 3: Kích thước tranh và độ phân giải không phù hợp

Độ phân giải là số điểm ảnh (pixel) có trong 1 inch (đơn vị là ppi = pixel per inch). Mỗi pixel mang một giá trị màu sắc, độ sáng. Vì vậy mật độ pixel càng dày đặc, ảnh càng chi tiết.

Kết quả của chuyện vẽ tranh KTS không tùy thuộc vào thiết bị sáng tác của bạn, mà là thiết bị hiển thị cho người xem. Nếu màn hình người xem có độ phân giải lớn hơn độ phân giải của tranh, khi hiển thị tranh sẽ bị nhỏ đi và lọt thỏm trong khung chữ nhật màn hình với một khoảng trống rỗng bao xung quanh. Tất nhiên vấn đề có thể được khắc phục bằng cách phóng to ảnh nhưng lúc ấy xuất hiện một thứ tệ hợn: Hiện thượng bể hình.

Tùy theo mục đích sử dụng tranh mà bạn thiết lập độ phân giải nào cho phù hợp

  1. Với tranh in ra giấy thì độ phân giải ảnh từ 150 ppi - 300 ppi. (Trường hợp này bạn cần chú ý về hệ màu)
  2. Với tranh xem trên màn hình TV hay máy tính
    • Thế hệ củ, kích thước 1024 px x 768 px, độ phân giải 72 ppi
    • Màn hình HD có kích thước 1280 px × 720 px; Full HD là 1920 px × 1080 px, độ phân giải sẽ là 72 - 96 ppi
    • Màn hình 2K có kích thước là 2560 px x1440 px; màn hình 4k là 4096 px x 2160 px
  3. Với tranh xem trên iPad Pro 12.9 inch màn hình Retina thì kích thước 2048 px x 1536 px, 264 ppi

Ví dụ bạn vẽ tranh để làm ảnh nền máy tính màn hình Full HD thì tranh của bạn nên set theo kích thước 1920 px × 1080 px, độ phân giải 72 - 96 ppi.

  1. Độ phân giải thấp ảnh sẽ bị bể hình khi phóng lớn
  2. Độ phân giải càng cao ảnh càng chi tiết. Tuy nhiên, máy sẽ chậm chạp, nặng nề

Giảm kích thước ảnh và Resample image

Vấn đề thường gặp là người vẽ muốn tác phẩm của mình được tạo ra ở kích thước thật lớn, độ phân giải cao để có thể sử dụng trong mọi trường hợp. Như vậy mỗi khi xuất ảnh, bạn phải giảm kích thước, và lúc này bạn cần phải để ý đến thuộc tính resample

Để tăng giảm kích thước mà không thay đổi chất lượng ảnh (không mất pixel nào) thì bỏ kiểm Resample. Lúc này thì kích thước và độ phân giải sẽ liên quan nhau: Tăng độ phân giải sẽ giảm kích thước file ảnh (ảnh to hay nhỏ đều có số pixel bằng nhau)

Sai lầm 4: Bắt đầu với một cái nền màu trắng

Cũng giống như vẽ trên giấy, bạn luôn có một cái nền mặc định màu trắng khi tạo một file mới.  Tất nhiên tờ giấy mới luôn là tờ giấy trắng (ngoại trừ các loại giấy nghệ thuật chuyên vẽ bằng phấn tiên), nhưng vẽ trên màn hình có cần phải như thế không?

Có vấn đề gì với màu trắng? Mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn vẽ 1 bức tranh có nền sáng, hay ban ngày... nhưng nếu bạn dự tính vẽ 1 bức tranh có nền đậm thì vấn đề sẽ xảy ra. Bạn không thể lên màu chính xác 1 khu phố đêm trên một nền trắng được.

Màu và sắc độ là các thuộc tính màu sắc có tính tương quan. Khi bạn thay đổi màu sắc môi trường xung quanh, thì chúng sẽ thay đổi theo.

Hình vuông màu xám dường như biến đổi trên các nền khác nhau

Trên nền đen, hình vuông xám dường như sáng hơn.

Như vậy thì người vẽ nên bắt đầu với một cái nền màu gì?

  • Nếu đã hình dung được gam màu của tác phẩm, thì chọn màu nền là màu chủ đạo của nó. Ví dụ, nếu vẽ bãi sa mạc mênh mông thì nên bắt đầu với một cái nền màu vàng sậm; vẽ một khu rừng cây cối xanh tươi thì cần nền màu nền xanh lá cây nhạt; vẽ cảnh đáy biển thì chọn màu xanh dương...
  • Nếu chưa xác định gam màu của tranh, thì bạn nên bắt đầu với một cái nền trung tính 50% xám (#808080)

Con rồng này bên dưới được vẽ trên một cái nền đen, sau đó tác giả đổi nền thành màu trắng và thảm họa đã xảy ra: Nó như là một khối đặc.

Sai lầm 5: Tranh thiếu độ tương phản

Tất nhiên, cảm nhận sáng tối trên tranh kỹ thuật số còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng màn hình hiển thị. Ở những màn hình thế hệ trước đây, chỉ cần lệch góc nhìn, độ tương phản đã bị thay đổi ngay.

Độ tương phản hình trên có vẻ ổn, tuy nhiên nếu đặt kế bên một phiên bản có độ tương phản cao hơn thì bạn cảm thấy nó thiếu thiếu ngay. Vậy khi vẽ, lấy đâu ra một phiên bản có độ tương phản cao hơn cho bạn so sánh?

Độ tương phản của tranh có thể được điều chỉnh thông qua công cụ Levels

Cạnh dưới biểu đồ là 3 thẻ màu, từ trái sáng phải

  • Thẻ các pixel màu tối (dark tones): Hình minh họa cho thấy tranh có ít màu tối
  • Thẻ các pixel màu trung gian (midtones): Hình minh họa cho thấy tranh có ít màu tối
  • Thẻ các pixel màu sáng (light tones): Không có màu sáng

Biểu đồ Levels họa cho thấy ảnh có nhiều mảng hơi tối, không có màu sáng. Để tăng số lượng các pixel sáng, bạn chỉ việc kéo thẻ màu sáng sang trái cho ăn vào mảng đen của biểu đồ.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh độ tương phản có thể điều chỉnh trước khi tô bóng với thang độ xám chỉ có 5 cấp độ

Thứ tự lên bóng, ví dụ với một khối cầu

  1. Tô khối cầu với màu tối nhất (nhưng không phải màu đen) → tô quả cầu thành 1 mảng
  2. Thêm màu xám trung gian → tách thành 2 mảng màu
  3. Lên mảng màu sáng nhất (không dùng màu trắng) → tách thành 3 mảng
  4. Thêm mảng xám trung gian giữa màu tối nhất và màu trung gian, và màu sáng nhất và màu trung gian → tách thành 5 mảng
  5. Thêm 1 chút màu đen vào vùng tối nhất của mảng tối, và màu trắng vào mảng sáng nhất của quả cầu → tách thành 7 mảng.

Sau khi phân bố sáng tối hợp lý thành những mảng lớn, bạn hòa trộn chúng lại với nhau. Quả cầu sẽ có đủ các sắc độ đi liền nhau một cách mạch lạc.

Kỹ thuật này được sử dụng để lên bóng cho mọi khối theo các bước:

bóng tối nhất - màu trung gian - mảng sáng nhất - thêm các màu trung gian giữa các mảng

Nếu so sánh giải pháp xử lý thiếu tương phản bằng công cụ Levels và tô bóng hợp lý ngay từ đầu sẽ thấy phương pháp thứ hai ưu điểm hơn. Mọi chất liệu có thang tô bóng riêng. Ví dụ như phần tối nhất trên 1 dãi lụa trắng sẽ sáng hơn rất nhiều so với phần tối nhất trên thảm nhung đen. Và bạn có thể chủ động chọn thang độ xám riêng cho từng chất liệu

digital painting how to create midtones

 

Sai lầm 6: Thích sử dụng các kiểu cọ cao cấp

Nếu so sánh những kiểu cọ cùng tên bên hội họa giá vẽ và kỹ thuật số thì thấy chúng rất khác biệt. Khi quẹt lên màn hình, cọ hội họa truyền thống là nét cọ cơ bản, còn cọ kỹ thuật số cho ra nét cọ nghệ thuật đặc biệt của riêng nó, sự tham gia về mặt kỹ năng của người sử dụng vào đường cọ ít hơn, điều đó có nghĩa là tác phẩm sẽ ấn tượng, nhanh chóng hơn nhưng... nhiều khả năng sẽ giống nhau hơn.

Những người mới làm quen với hội họa kỹ thuật số luôn bị cám dỗ với những nét cọ phức tạp, cao cấp, nhưng lại được chia sẻ cho nhau rất dễ dàng. Cọ cao cấp thật tiện lợi nhưng hạn chế người học vẽ vì việc luyện tay sẽ không còn cần thiết nữa. Cọ hội họa truyền thống tuy lung tung hơn nhưng lại tạo nên những mảng tô đa dạng theo bàn tay điêu luyện của người nghệ sỹ.

Hình dưới đây sử dụng nét cọ chuyên vẽ lông thú (fur custom brush)

Vẽ lông bằng fur custom brush

Dưới đây là lông thú vẽ bằng cọ bình thường, dĩ nhiên là mất thời gian hơn, nhưng sự phân bố của lông trông thật hơn. Vì thế các họa sỹ chuyên nghiệp luôn khuyên sử dụng cọ "Round Brush" trong mọi trường hợp có thể.

 

digital painting why custom brush bad - No "fur brush" was used here

Vấn đề đặt ra là các nét cọ kỹ thuật số chuyên biệt này có cần thiết cho họa sỹ digital art không? Câu trả lời là "Có". Bạn vẫn có thể tạo nên được những hiệu ứng rất riêng từ những kiểu cọ này nếu bạn không quá lạm dụng vì nôn nóng hoàn thành nhanh tác phẩm. Ví dụ, bạn có thể dùng các nét cọ đặc biệt này để để nền

(còn tiếp..)


Dịch từ: 10 Basic Mistakes in Digital Painting and How to Fix Them by Monika Zagrobelna 01May2015
http://design.tutsplus.com/articles/10-basic-mistakes-in-digital-painting-and-how-to-fix-them--cms-23730

 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan