(Dịch từ bài "Paint an homage and tell a story")

Đây là tác phẩm của Peter Oedekoven để tỏ lòng ngưỡng mộ họa sĩ Chris Foss vĩ đại(1) và đưa ra giả thuyết giải thích vì sao các loài khủng long đột ngột biến mất trên trái đất.

Vấn đề đầu tiên không phải là chuyện sáng tác trên giấy hay màn hình, mà chúng ta phải luôn hiểu một điều. Không có lý do nào để bạn bỏ ra một giờ, một ngày, thậm chí một tuần để hoàn thành một bức tranh mà lại không tạo nên được ấn tượng nào cho người xem. Bạn có thể vẽ một khung cảnh thật chi tiết, các sinh vật sinh động, tinh tế, nhưng nếu bản thân tác phẩm không nói lên được một câu chuyện hay truyền tải được một ý tưởng nào đó thì xem bạn đã hoài công.

Tất nhiên là để thể hiện ý tưởng, dù là lên giấy hay màn hình, bạn cần phải hiện thực hóa nó. Đó là vì sao mà công cụ quan trọng nhất, hơn cả các ứng dụng đồ họa, là kỹ năng vẽ tay. Cần phải vẽ tốt để biến ý tưởng thành một tác phẩm có giá trị. Vẽ là nền tảng mà bạn cần được trang bị để thực hiện công việc sáng tác. Điều chắc chắn là trong suốt quá trình thực hiện tác phẩm sẽ có rất nhiều thay đổi, nhưng cuối cùng thì bạn sẽ tạo ra một sản phẩm ưng ý, và có khả năng truyền tải thông điệp cho người xem.

Để tỏ lòng ngưỡng mộ họa sĩ Chris Foss, tôi muốn vẽ không chỉ một chiếc phi thuyền lẻ loi Foss-like, mà tích hợp nó vào một khung cảnh hoàn chỉnh. Trong bài hướng dẫn này có thể bạn vẫn chưa tìm thấy các thao tác tối ưu. Nó chỉ là phương pháp tôi áp dụng khi vẽ, và bạn cũng chỉ nên xem như là một ví dụ để tham khảo về cách vẽ tranh. Trong quá trình thực hiện bạn sẽ đối mặt với những thử thách mới mà từ đó các giải pháp mới sẽ nảy sinh. Hãy nhớ là những va vấp có thể giúp bạn trở thành một nghệ sĩ tốt hơn. Như một câu châm ngôn xưa: học đi đôi với hành. Học tập không từ sự thất bại của bản thân nó, mà đến từ sự phân tích những thất bại, tạo nên những thay đổi và tiếp tục phấn đấu.

Bước 1: Tạo ý tưởng

Như đã nói ở phần giới thiệu, với tôi mỗi một bức tranh đều kể về một câu chuyện nào đó. Vì thế gán việc thể hiện lòng ngưỡng mộ Chris Foss được thu hẹp xuống thành chủ đề khoa học viễn tưởng và một con tàu không gian. Sau vài brainstorming và vài phác thảo tôi đi tới một số ý tưởng. Ý tưởng mạnh nhất với tôi, là về một con tàu người ngoài hành tinh đã đến trái đất sơ tán loài khủng long trước khi thảm hoạ tuyệt chủng xảy ra.

PRO SECRETS

Tung tăng cảm hứng

Sau mỗi lần hoàn tất minh hoạ và muốn thay đổi tâm trạng tổng thể, đơn giản chỉ cần nhân bản layer và áp màu bảng lệnh channels. Bằng cách xoá layer trên cùng với soft brush và low flow bạn có thể đạt được các màu soft gradients. Bạn cũng có thể thay đổi bóng sáng theo cách này.

Bước 2. Phác thảo ý tưởng

Một khi đã có ý tưởng, tôi bắt đầu phác thảo. Với một trang vẽ nhỏ và cây cọ tròn phân các mảng cơ bản, tôi sử dụng thang màu xám để tìm ra một layout dễ "đọc" nhất. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng, vì khi đã xác định được layout tốt, toàn bộ màu sắc và ánh sáng sẽ dựa vào nó. Tôi quyết định dùng bản layout này vì nó dễ đọc nhất và dẫn dắt hướng mắt hướng vào trong tranh. Ngoài ra nó cũng đạt bố cục cân bằng.

 

Bước 3: Xác định bảng màu

Sau khi xác định được layout, là lúc tính đến màu sắc. Tôi luôn tham khảo cảm hứng màu sắc trên mạng và lần này nó là bộ sưu tập màu ảnh của ngày lễ, nơi bầu không khí mù sương tạo nên một cảm xúc sâu và xa xôi. Tôi chọn vài màu tạo nên bảng màu bằng công cụ Eyedropper. Sử dụng các màu này để chuyển layout phác thảo tông xám thành layout màu.

Bước 4: Thêm chi tiết vào bảng vẽ

Giờ đến phần thực hiện bức tranh chi tiết hơn. Với layout trong đầu, tôi trở lại bảng vẽ (iPad hay wacom) đi nét chi tiết lên các mảng. Do không rành về khủng long, nên tôi tham khảo thêm hình ảnh trên mạng. Sau khi vẽ xong, tôi tạo thêm một layer bên dưới và đặt ở chế độ Multiply. Điều này cho phép tôi đổ màu vào các mảng mà không ảnh hưởng đến các mảng, nét vẽ trước đó.

Như vậy hiện tại có 3 layer theo thứ tự từ trên xuống:

  • Layer nét vẽ chi tiết
  • Layer(multify): sẽ tô màu 
  • Layer bảng phác thảo mảng trắng đen

Bước 5: Phân màu cho mảng

Với nét phác thảo và bảng màu, tôi bắt đầu phân các màu cơ bản vào dưới layer nét. Tôi sử dụng cọ dầy (thick brush) cho thao tác này. Tất nhiên, với những chi tiết càng nhỏ, nét cọ càng mảnh.

Bước 6: Tạo chất liệu cho da khủng long

Màu sắc hiện tại còn rất thô sơ, cho nên tôi bắt đầu tả chất khủng long. Đây là giai đoạn mất thời gian nhất, do số lượng khủng long trong khung cảnh khá nhiều.

Để đạt tới chất liệu da giống y như thật tôi đã thay đổi cọ theo độ nhấn, kích thước, hình dạng, và tránh sử dụng các cọ có biên rõ (sharp-edged brushes). Tôi chỉnh sửa bộ brush của photoshop để sử dụng cho chất liệu da khủng long. Trong giai đoạn này tôi liên tục thu nhỏ hình để kiểm tra. Một layout tốt sẽ không bị mất chi tiết ngay cả khi kích cỡ của nó thu nhỏ bằng 1 con tem bưu điện.

Bước 7: Chất liệu thế giới thực (Real-world textures)

Cần phải có chất liệu da động vật cho khủng long và da cá sấu và da voi có vẻ thích hợp với trường hợp này. Các mẫu chất liệu da được áp vào mảng với chế độ hoà trộn Soft Light (chú ý sắc độ mảng màu không thay đổi). Sử dụng gôm có biên mềm (soft Eraser) xoá bỏ các cạnh sắc nét. Đến đây tôi nhận ra rằng các thao tác sẽ dễ dàng hơn nếu thao tác xử lý đi từ lớp background ra đến foreground (từ lớp trong ra đến lớp ngoài), đây là kinh nghiệm cho các dự án sau.

Bước 8:  Điều chỉnh môi trường

Sau khi xong con khủng long cuối cùng, tôi có một thay đổi để sửa sai lầm trong thao tác trước. Tôi dùng Lasso tool tách bầy khủng long ra một layer riêng khỏi layer background, làm việc trên các layer riêng lẻ sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại tranh có mảng tiền cảnh khá dầy đặc vì thế tôi sẽ giữ mảng bầu trời và đất thật đơn giản. Đôi lúc có những thôi thúc thêm nhiều chi tiết hơn vào tranh, nhưng tranh cũng cần có không gian trống để dẫn dắt ánh mắt người xem.

Bước 9: Xử lý con tàu

Nhìn vào tranh, hình dáng con tàu không ổn lắm, nên tôi bắt đầu điều chỉnh trong lúc tô màu bên ngoài. Tôi sử dụng một kiểu cọ có cạnh không bén để cho nó cảm giác sống động hơn; Trường hợp này, một vài chất liệu kim loại gỉ sét sẽ rất hữu ích.

Tôi tìm thấy cánh tay của máy xúc đất làm chân của con tàu sẽ rất thú vị. Việc lắp ghép này rất hay, tôi tô hiệu chỉnh về màu sắc, hình dạng để nó phù hợp với tổng thể con tàu.

Bước 10: Quan sát lại tổng thể bức tranh

Đến lúc nghỉ tay và làm mới quan điểm của tôi. Thao tác trên một bức tranh, thật khó để tập trung và nhìn ngắm, kiểm tra toàn thể tác phẩm.

 

WORKSHOP BRUSHES

DINO BRUSH

I treat this brush like a stamp, which means that I don’t have to paint the flock of pterodactyls over and over again.

SMOKE

I use this brush for the steam and the smoke, and also for the dust from the dinosaur march.

SKIN

The name says It all: I use it for painting the colour of the dinosaurs' skin, before I add the real-world textures.

Bước 11: Đi sâu vào chi tiết

Vì vậy, sau nhìn ngắm giải lao, tôi bắt đầu xử lý các chi tiết tác phẩm. Tôi nhận ra rằng thêm một vài con khủng long và một con tàu đằng xa sẽ quy mô hơn và tăng độ sâu tranh. Thao tác đơn giản là nhân bản các layer vì 2 thành phần nằm trên các layer riêng biệt. Tôi cũng tạo ra kiểu cọ khủng long có cánh, để tiết kiệm thời gian khi tạo ra một đàn khủng long pterodactyls bay ở xa xa. Theo một cách nào đó thì bầy khủng long bay dầy đặc cũng góp phần nói lên hoạt động cứu hộ đang diễn ra trên một quy mô lớn.

Bước 12. Điều chỉnh trạng thái và ánh sáng

Bức tranh đã gần hoàn tất, giờ là lúc giới thiệu không gian và độ sâu cảnh. Để tạo cảm giác khung cảnh diễn ra trong một không gian rộng hơn, tôi giảm sắc độ và độ tương phản của con tàu ở xa đi một chút. Thêm layer bầu trời giữa foreground và background với màu thật nhẹ và êm lên trên các layer khác (thao tác cẩn thận để không mất các mảng highlight).

Bước 13: Những công đoạn cuối cùng

Tất cả đã ổn thoả và tôi có thể flatten các layer thành một ảnh. Giờ là lúc nhấn nhá vài điểm. Sử dụng Blur tool xử lý các cạnh cứng. Và tác phẩm hoàn thành, gần giống như hình ảnh trong đầu lúc bắt đầu bắt tay vào làm việc.

(Dịch tiếng việt ngày 17.4.2016)


Peter Oedekoven, Fantasy Art essentials

tựa bài hướng dẫn: Vẽ về một thành kính và kể lên một câu truyện (Paint an homage and tell a story)

(1)Chris Foss là hoạ sĩ người Anh chuyên vẽ tranh khoa học viễn tưởng, nổi tiếng vẽ các bìa sách truyện khoa học viễn tưởng. Bản thân ông cũng tham gia thiết kế các phương tiện, vật dụng trong các bộ phim. 

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan