Trong nỗ lực sưu tầm và chia sẻ sách tiếng việt có giá trị, đặc biệt là sách chuyên về mỹ thuật - hội hoạ - thiết kế, mình đã mượn sách từ thầy cô trường ĐHMT về scan lại. Đây là 1 trong những quyển sách ra đời như thế

Sách chuyên về các yếu tố cơ bản về tạo hình, kiến thức quan trọng cho những ai thích hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, thiết kế.

 

Tiếng Việt | Bố Cục | Lê Huy Văn - Trần Từ Thành | 132 trang | PDF | 27 MB 

 

 

Lời nói đầu

Xuất phát từ các bài tập tạo hình trên mặt phẳng vô hướng, định hướng, hướng đối lập, đa hướng, chuyển động, chúng ta có được một nhặn thức tổng hợp vể các giá trị và trật tự của nguyên lý tạo hình trên mặt phẳng. Trật tự đó, giá trị tạo hình đó đã được các nhà thiết kế (design) và kiến trúc sử dụng, biến hóa ở nhiéu dạng, nhiều vẻ bằng các chất liệu và phương pháp tạo hình khác nhau. Nhưng vẫn xuất phát từ một nguồn của phép biện chứng tạo hình. Các hình khối cơ bản kiểm định lại các giá trị tạo hình trong thực tế của thế giới đồ vật và công việc đánh giá những kiến thức chúng ta đã đọc và nghiên cứu cơ sở tạo hình trên mặt phẳng ở một góc độ khác của nhận thức. Khả năng ứng dụng những nguyên lý tạo hình cơ bản vào thực tế cuộc sống là các bài tập ứng dụng, là mục đích làm cho người đọc thấy được tính hệ thống của nguyên lý này.

Để đáp ứng nhu cầu của các bạn yêu thích học vẽ và muốn trở thành họa sỹ Mỹ thuật Công nghiệp - Kiến trúc sư và nghệ thuật tạo hình, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin ra mắt độc giả cuốn “Cơ sở tạo hình” của các tác giả: Họa sỹ - nhà giáo Lê Huy Văn, họa sỹ - nhà giáo Trần Từ Thành là chủ nhiệm khoa Tạo dáng công nghiệp - Mỹ thuật cơ sở của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Những tác giả đã có nhiều năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu và sáng tác đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế vế lĩnh vực thiết kế và nghệ thuật tạo hình.

Nhà xuất bản cũng như nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để lần in sau sẽ hoàn thiện hơn.

LÒI GIỚI THIỆU

Việc giảng dạy các nguyên lý thị giác trong các trường nghệ thuật là cơ sở để đào tạo năng khiếu có mục tiêu, là nền móng để phát triển khả năng tư duy nghệ thuật. Trong lĩnh vực này rất nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học đã dày công nghiên cứu. Tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong những năm qua, chương trình này đã được áp dụng. Nội dung chương trình đã được xây dựng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các chương trình của nhiều nước trên thế giới cũng như hệ thống bài giảng và bài tập được đúc rút từ thực tế đào tạo.

Phải nói rằng cụm từ cơ sở tạo hình bên cạnh các bài tập nghiên cứu hàng lối đắp nổi, khối điêu khắc và chất liệu... là những phần rất quan trọng đang được bổ sung để làm đa dạng hơn nội dung đào tạo.

Tuy vậy khi thực hiện và triển khai chương trình trong cuốn sách này cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Những minh họa và những trang viết trong tập sách muốn giới thiệu có hệ thống, bằng hình tượng thông qua các nguyên lý thị giác môn cơ sở tạo hình.
  • Khi giảng dạy sẽ phải thực hiện theo đúng chương trình bài giảng và hệ thống của nó, tổ chức tọa đàm, góp ý cho học viên và thường xuyên phải đối thoại với người học. Các nhóm hình được chia theo từng chương mục nhất định. 

Chương “Vô Hướng” có nội dung chính là nêu bật một cách có hệ thống những khả năng của bố cục, trong đó cần nhấn mạnh yếu tố tương phản, chính phụ và tương quan. Cần phải chứng minh về các loại bố cục như hàng lối, cân đối và khả năng bố cục của tạo hình tự do. Chúng tôi cố gắng giới thiệu và liên tưởng rất cụ thể giữa hình ảnh minh họa và lời viết. Tuy biết rằng các minh họa này còn bị hạn chế bởi đây là các bài tập của sinh viên những năm đầu. Các hình ảnh này chưa phải là mẫu mực mà chỉ được coi như những tư liệu tham khảo giúp người sử dụng hiểu rõ vấn đề. Mục đích của nó là làm rõ về phương pháp tư duy và phương pháp thực hiện bài tập.

Mục đích để hiểu được phương pháp thể hiện bài bập cũng chính là mục đích tạo cho học viên một phương pháp sáng tạo thông qua việc thực hiện các bài tập, bởi ý nghĩa của môn cơ sở tạo hình là ở chỗ tạo ra được thước đo về chất lượng tạo hình trong ý thức của mỗi học viên.

Những vấn đề nêu ra ở đây không nhằm giải quyết câu hỏi cái gì là nghệ thuật? Mà muốn trình bày về phương pháp nghiên cứu - tiền đề và quy luật của bố cục tạo hình.

VẤN ĐỂ CO BẢN CỦA NGUYÊN LÝ THị GIÁC

Những vấn đề cơ bản của trật tự thị giác gắn bó mật thiết với bất kỳ một bố cục nào, bất luận đó là một bố cục của một bức tranh tạo hình hay tạo hình cho một sản phẩm ứng dụng với một nội dung hoàn toàn trang trí (dekorativ) chỉ để bắt mắt hay ngay cả đối với các hiện vật mà cảm thụ thị giác chỉ đóng một vai trò thứ yếu.

Bởi vậy, nguyên lý thị giác của cơ sở tạo hình sẽ không bao giờ nhàm chán và lỗi thời nếu ta luôn bám vào các quy luật của tự nhiên để giảng dạy. Nó tồn tại độc lập khách quan trước những xu hướng thời thượng, tồn tại độc lập với mọi sự hình thành của phong cách, độc lập với bất kể lời khen chê nào. Vấn đề chúng ta cần tôn trọng - đó là sự tồn tại độc lập và khách quan của những quy luật đã nêu ở trên.

Song vấn đề này, chủ quan mà nói, đứng trước những thay đổi thường xuyên của sự tiến hóa các giá trị tự nhiên thì mỗi thời đại, mỗi giai đoạn đều có những quan điểm khác nhau. Đối với bất kỳ một trang trí hay bố cục nào người ta đều cần đến những nguyên lý cơ bản của trật tự thị giác; song không phải trong bất cứ một trang trí hay bố cục nào vấn đề này cũng được hiểu giống nhau. Bởi vậy cho nên ngay từ đầu chúng ta phải hiểu rằng một bố cục không bao giờ có thể giải quyết được một vấn đề trọn vẹn và cũng sẽ không bao giờ là một bài tính cộng đơn thuần của các vấn đề riêng lẻ.

Bất kỳ một bố cục nào đều là sự tổng hợp của một hay nhiều vấn đề đan xen lẫn nhau, hỗ trợ và tương hỗ cho nhau.

Ngay cả trong những bố cục tạo hình cũng vậy, những mối liên hệ qua lại của vấn đề này liên quan đến vấn đề kia là một tất yếu. Nhưng khi ta muốn tách bạch chúng ra từng chi tiết thì cần phải có biện pháp phân tích theo hệ thống để có thể nhìn nhận được những mối liên hệ biện chứng này. Bất kỳ sự phân tích nào về một bố cục cũng phải dựa trên những quy luật thị giác; và cũng bởi tất cả mọi sự phát triển - mà trong đó có sự phát triển của nghệ thuật tạo hình bao giờ cũng là sự phát triển liên tục đi từ cái đơn giản đến cái đa dạng, vậy chúng ta cũng bắt đầu bài tập này bằng tính chất đơn giản nhất của thị giác; đó cũng là những yếu tố cơ bản của phương pháp biện chứng tạo hình. Một hình thể đơn giản nhất, nguyên thủy nhất mà ta nhìn được, đó là một điểm có một tâm cân đối, giống như một chấm tròn không hướng. Hình thể ấy ta gọi là “Vô hướng”.

Bố cục mặt phẳng với các hình vô hướng.

Chúng ta bắt đầu các bài tập cơ bản bằng việc tập trang trí trên mật phẳng. bởi các bài tâp cơ bản này rất cần cho việc làm quen với các hình thức trang trí; không những vậy, khi đã hiểu những bước đi ban đầu, nó còn giúp ta hiểu được hệ thống của các nguyên lý tạo hình và có khả năng thể hiện ý tưởng của mình trên cơ sở của hệ thống tổng hợp này. Bởi khi bố trí một không gian, thiết kế một vườn chơi hay một bàn điều khiển và khi vẽ một bức tranh thì bao giờ chúng ta cũng phải sử dụng đến những nguyên lý giống nhau của trật tự thị giác trên cơ sở của phương pháp bố cục tạo hình. Giá trị mang tính giáo dục mà yêu cầu về đào tạo đặt ra cho chúng ta phải làm là thông qua các bài tập cơ bản này học viên nhận thức được tính hệ thống của trật tự thị giác và hiểu được những tiền đề cơ bản cần thiết làm chỗ dựa cho hoạt động sáng tác của mình.

Lập luận

Hãy thử tưởng tượng xem trên một mặt phẳng làm thế nào để tạo được điểm nhấn với một hình đơn giản nhất. Chỉ có thể đặt lên mặt phẳng đó một chấm. Cái chấm nhỏ li ti này có thể chỉ bằng hạt cát, nhưng cũng có thể chiếm một diện tích to bằng mặt phẳng. Tỷ lệ của nó, sức mạnh của nó, màu sắc của nó là do ta quyết định bằng phương tiện tạo hình mà ta có. Nếu vẽ bằng bút lông cỡ lớn với màu đen ta sẽ có một chấm tròn khác với điểm nhấn của cây bút chì. Một hình tròn được vẽ bằng ngón tay khác một hình tròn vẽ bằng vải bông. Song cái quyết định của một hình đơn giản nhất không phải là độ to, nhỏ của hình thể ấy và cũng khồng phải là hình thể ấy được vẽ bằng chất liệu (phương tiện) nào, cái quyết định là hình thể ấy có phải là hình tròn hoặc có gắn với hình tròn hay không * Hình thể mà ta gọi là hình vô hướng.

Hình và nền.

Trước một điểm nhấn - con mắt chúng ta phản ứng ra sao? Điểm nhấn đồ sẽ không nổi lên (hiện lên) nếu đằng sau nó không có một cái nền. Có nghĩa là khi một hình thể xuất hiện thĩ mối quan hệ đầu tiên mà con mắt ta va phải đó là một cái nền xuất hiện. Chúng ta gọi mối quan hệ đó là quan hệ hình - nền. Vậy hình là gì? Hình bao giờ cũng xuất hiện như một vật thể rõ nét dưới mọi dạng thức nổi lên trên một cái nền. (hình 1).

Vậy hình chỉ tồn tại khi nó đứng lên trên một cái nền. Và nền chỉ là nền khi nó làm cho cái hình đó được rõ ra. Đồng thời nếu trên cái hình đó lại có một vật thể đè lên trên nó làm hình nữa thì nó lại trở thành nền của hình kia.

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan