Nhân dịp viết tiểu luận chuyên đề Bố Cục, mình tìm được tài liệu rất hay cùng đăng lên đây để chia sẻ. Lưu ý đây chỉ là bản tóm lược tối thiểu, nếu bạn muốn đọc nhiều hơn xin vui lòng tham khảo bản gốc tiếng Anh ở cuối bài.

Các nghệ sĩ luôn bị ảnh hưởng từ môi trường mình đang sinh sống, vì vậy các tác phẩm nghệ thuật thường phản ánh thời gian và địa điểm mà nó được sinh ra. Tất nhiên là thời nguyên thủy, cách mà con người thể hiện bố cục không giống như bây giờ. Dù vậy khi ngắm những bức tranh hang động tiền sử, người ta có cảm giác dường như các nghệ nhân ngày xưa đã biết cách lợi dụng bề mặt lồi lõm của vách đá để tăng thêm phần sinh động các bức vẽ bò rừng hay các cảnh săn bắt thời ấy.

Bức họa tên vách đá ở sông Ardèche, miền nam nước Pháp
Hình thức sắp xếp có trật tự bắt đầu từ khi nào?

Một trong những nền văn minh đầu tiên biết cách hệ thống hóa các yếu tố thị giác là Ai Cập Cổ Đại. Những bức tranh tường phục vụ cho các Pharoahs được tạo nên bởi các dấu hiệu, các quy tắc thị giác theo những quy định chặt chẽ. Và như vậy nghệ thuật đã xuất hiện trước cả thời điểm mà ngày nay chúng ta cho rằng đó là sự khởi đầu của nền văn minh phương Tây, được gọi là thời "nguyên thủy", điều này có nghĩa là các nghệ sĩ không được đào tạo nghệ thuật một cách chính thức cho đến tận năm 200 TCN sau này.

Tỷ lệ vàng xuất hiện

Văn minh Hy Lạp có lẽ là thời điểm đầu tiên của tỉ lệ vàng (Golden ratio) và sự cân xứng (Proportion). Cho dù nghệ thuật thời Hy lạp cổ đại phần lớn chỉ phục vụ cho tôn giáo, chính trị hơn là mục đích thẩm mỹ, người Hy Lạp thời đó đã biết quan niệm một hình chữ nhật chuẩn có chiều ngang cân xứng với chiều dài qua tỉ lệ 0,618÷1. Theo cách tương tự như vậy, họ cũng quan niệm về một khuôn mặt hoàn hảo sẽ có tỉ lệ xác định giữa các thành phần từ tóc đến mắt, từ mắt đến cằm,..

Đền Parthenon là một ví dụ điển hình về tỉ lệ vàng mà người Hy Lạp xưa áp dụng vào kiến trúc

0,618÷1 hay 1,618122... là tiền đề cho một dãy số toán học Fibonacci nổi tiếng được sử dụng nhiều trong các tuyệt tác nghệ thuật, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc, hội họa và thiết kế.

Trong dãy số này, nếu cứ lấy số đứng sau bằng 1,618.. số đứng trước, ta sẽ có được 1 quy tắc thú vị đó là số đứng sau luôn bằng 2 số đứng trước nó cộng lại. Cụ thể dãy số đó là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,.. Tỉ lệ của số đứng sau và số đứng trước luôn luôn là 1,618 = 34/21 =  21/13 = 13/8 =... với  0 + 1 = 1 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 2 = 5 5 + 3 = 8 ........ 21 + 13 = 34 ........ cứ tiếp tục như thế ta sẽ có dãy số Fibonacci

Nếu biểu diễn về mặt hình học, ta sẽ có một bộ hình vuông lồng xếp cạnh nhau tạo nên một đường xoắn ốc hoàn hảo dưới đây

Đối với toán học là như thế, còn với hội họa, cụ thể là trên một mặt tranh thì tỉ lệ này cung cấp một bản đồ các vị trí ưu tiên về mặt thị giác

  1. Các đường nằm trên các cạnh hình chữ nhật khác nhau tạo nên sự cân xứng về mặt thị giác. Ví dụ như ảnh đền Parthenon minh họa ở trên.
  2. Tâm điểm của vòng xoáy là vị trí thu hút ánh mắt người xem mạnh nhất (nếu các yếu tố thị giác trên mặt tranh là như nhau). Bạn đọc có thể xem tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân là một ví dụ.
  3. Những đường di chuyển dọc theo đồ thị này sẽ tạo nên những đường lượn gom tụ một cách hoàn hảo. Như bức tranh về con sóng hung dữ của họa sĩ trứ danh Nhật bản Hokusai dưới đây.
Tác phẩm "The Great Wave" của họa sĩ Katsushika Hokusai thể hiện chuyển động theo đường lượn này
Đối xứng và nhịp điệu

Trong nghệ thuật Celtic thời Trung cổ có sự kết hợp các yếu tố hữu cơ và yếu tố trừu tượng, xuất hiện các hình ảnh động vật cách điệu đối xứng.

Celtic Wood Carving Running Dogs

Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã, các tu viện ở Ireland đã tạo ra các bản thảo truyền bá lời chúa (như quyển Kells), trong đó có nhiều họa tiết trang trí tinh xảo theo những quy tắc nghiêm ngặt về thiết kế, đối xứng, kết nối giữa các đường và mảng hình ảnh, màu sắc được lặp đi lặp lại và chuyển động theo các đường cong.

Luật viễn cận (luận xa gần, luật phối cảnh - perspective)

Các tác phẩm bố cục thực sự xuất hiện từ nghệ thuật Ý vào cuối TK13 trong bức tranh của Giotto và các họa sĩ khác. Trong đó có những gợi ý về hình ảnh 3 chiều trong không gian các khung kiến trúc của kỹ thuật vẽ phối cảnh sơ khai.

Cristo davanti a Caifa è un affresco

Có không gian hình tượng trong tính thống nhất, có sự sắp xếp lại các thành phần hơn là chấp nhận một thứ tự ngẫu nhiên, có sự xuất hiện các hình khối đơn giản, vững chắt, và nhóm các hình mảng, thể hiện không gian bóng đổ, được sắp xếp bằng những gắn kết nội tại. Các đường phối cảnh hướng ánh mắt người xem về điểm nhấn ở khoảng cách xa và lúc này bề mặt bức tranh giống như một khung cửa sổ mà thông qua đó người xem cảm nhận một không gian thực sự bên ngoài. Khoảng năm 1400, các tranh vẽ có chiều sâu không gian xuất hiện càng lúc càng nhiều trong các tác phẩm hội họa.

Màu sắc theo quy luật thị giác

Thời kỳ phục Hưng (Renaissance), kỹ thuật phối cảnh tuyến tính (Linear perspective) chính thức được phát minh, với các đường thẳng trong không gian luôn hướng về 2 điểm tụ (vanishing point) ở đường chân trời ngang tầm mắt. Thời kỳ này cũng xuất hiện chất liệu sơn dầu làm màu sắc hội họa tinh tế hơn. Các họa sĩ bắt đầu nghiên cứu về sự hài hòa của màu sắc. Khái niệm không gian phối cảnh (Atmospheric perspective) xuất hiện, kỹ thuật tạo chiều sâu không gian bằng cách dùng màu sắc hậu cảnh nhạt nhòa. Các mảng màu càng xa, có độ tương phản và độ tươi càng giảm.

Tác phẩm "The Embarkation of the Queen of Sheba" của họa sĩ Claude Lorrain thể hiện được cảnh vật xa xăm bằng màu sắc

Khoa học đã tham gia vào nghệ thuật qua cấu trúc giải phẫu cơ thể người trong phần dựng hình và lên khối trong hình họa và điêu khắc. Nét đẹp cơ thể được chú ý với cấu trúc cân đối chính xác.

Tác phẩm "The Creation of Adam" của họa sĩ Michelangelo Buonarroti, thể hiện cơ bắp, tỷ lệ hình thể con người chính xác.

Chủ đề tranh nhấn mạnh nét đẹp về hình thể con người, và những hiện thực trong cuộc sống hơn là tôn giáo, thiên chúa. Quan niệm cuộc sống là thế giới vật chất phản ánh thế giới của chúa trời. Người nghệ sĩ cũng bắt đầu vận dụng các khối hình học để sáng tác và ổn định bố cục, ví dụ như hình tam giác, hình tròn trong các tuyệt tác dưới đây.

Tác phẩm "Madonna del Prato" của họa sĩ Raffaello
Tác phẩm Piéta (1498–1500) của họa sĩ, điêu khắc gia Michelangelo
Tác phẩm "Christ in the House of Martha and Mary", họa sĩ Vermeer

 

LỊCH SỬ BỐ CỤC

phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4


Nguồn: http://www.ndoylefineart.com/design2.html

No comments

Leave your comment

In reply to Some User