Khoa học là chính xác, là rạch ròi.. điều đó tạo nên những hình thể chuẩn mực trong các tuyệt tác nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng, làm nên một giai đoạn chói sáng trong lịch sử mỹ thuật thế giới. Thế nhưng nghệ thuật không đơn giản như thế. Tính "Chính xác" hay "đúng sai" không thuộc về bản chất của cảm xúc, hay của bất kỳ một lĩnh vực thiên về sáng tạo nào.
Hài hòa màu sắc
Họa sĩ Titan bắt đầu chừa lại các đường cọ trên mặt tranh, làm bức vẽ trông như vẫn còn như đang dỡ dang, các vệt cọ lúc này có điều kiện tham gia vào tác phẩm như một thành phần bố cục. Cũng nên nói thêm là các tác phẩm cổ điển trước đó mặt tranh luôn được mài nhẵn, nét cọ trau chuốt, tán mịn, dấu kỹ trên mặt tranh. (giống như các bức ảnh chụp từ máy ảnh bây giờ) Vào khoảng năm 1520, các họa sĩ Mannerist (Trường phái Kiểu Cách) xuất hiện với phong cách nghệ thuật nhiều cảm xúc hơn, như một phản ứng chống lại tính quá mẫu mực, khuôn thước của hội họa phục hưng lúc bấy giờ. Các hình thể không cân đối nữa, mà được kéo dài, phóng đại, cường điệu lên theo cảm xúc người vẽ. Ví dụ như tranh của họa sĩ El Greco.
Hội họa Baroque (trường phái Dị Điển) mang đến sự khởi đầu cho bố cục cử chỉ (gestural composition) với các nhân vật có hình thể vặn vẹo, uốn cong trong một trạng thái xung đột, kịch tính,.. căng thẳng hiện rõ trên nét mặt .. Tác phẩm Baroque sử dụng chuyển động bố cục dàn trải. Tranh thường có nền màu tối sẫm, hiệu ứng tương phản sáng tối được khai thác triệt để.
Painterly và Linear
Rembrandt và nhiều họa sĩ khác bắt đầu nghiên cứu màu sắc và ánh sáng trong hội họa theo xu hướng này, thay vì cứ vẽ ra mảng rồi đổ màu lên chúng như trước đây. Điều này tạo ra một phong cách Mảng (painterly), trái ngược với phong cách Nét (linear), nghĩa là các bức tranh lúc này không phải được tạo thành từ các nét vẽ mà là các mảng màu tương tác nhau, tạo nên chuyển động liên kết giữa các thành phần bên trong một bố cục tổng thể. Phong cách này mang lại tính thống nhất về mặt thị giác trong các tranh vẽ lúc bấy giờ.
Rembrandt cũng sử dụng những phong cách hội họa khác để tìm ý tưởng bố cục mới. Như là ông sử dụng màu tối, Vermeer dùng màu sáng, cũng như sử dụng với nhịp điệu và tính cân xứng, để tạo nên sự thống nhất tổng thể cho toàn bộ bức tranh. Velazquez, cũng là một họa sĩ theo phong cách Baroque, cũng sử dụng ánh sáng để tạo nên khung cảnh, và các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến Manet, một họa sĩ trường phái Ấn tượng sau này. Sau trường phái Baroque và Rococo, một phong cách Tân cổ điển (Neo-Classical style) được thiết lập, với sự quay trở lại chủ đề cổ điển, cũng theo các kiểu trật tự, logic và hài hòa của mỹ thuật Hy Lạp và La mã cổ đại, với các họa sĩ như là Poussin ở Pháp. Cấu trúc hình học được nhấn mạnh, các mô típ được lặp đi lặp lại, như là bố cục hình tam giác, có sự sắp xếp nhiều motif phụ bên trong các motif lớn hơn. Tranh tĩnh vật của họa sỹ Chardin chứa các hình khối, đường thẳng và đường cong được sắp xếp một cách cẩn thận theo phong cách này.
Trong TK18 và TK19, các học viện ở Châu âu đã lập ra các thủ tục, luật lệ,.. giới hạn phạm vi vẽ tranh trong các xưởng vẽ, làm hội họa trở nên cứng nhắc, giáo điều .. một kiểu phong cách đóng gói trước (pre-packaged style) . Điều này dẫn đến sự ra đời của trường phái Ấn tượng vào giữa TK19. Nhiều họa sĩ như Claude Lorraine đã vẽ tranh phong cảnh với các bản phát thảo nhanh ngoài trời, và sau đó phải về vẽ lại trong xưởng vẽ để theo đúng quy định vẽ tranh của các viện hàn lâm. Đầu những năm 1800, họa sĩ người Anh, Turner và Constable đã thực hiện các bức vẽ ngoài trời, với nét cọ phóng khoáng, bớt chú trọng phần tạo hình, hầu như hướng đến trừu tượng, sử dụng màu sắc thay cho độ sáng tối … và điều này, một lần nữa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họa sĩ Ấn tượng.
Khuôn hình và cắt cup
Một trong những hoạ sĩ Ấn tượng tiên phong ảnh hưởng nhiều từ các họa sĩ vẽ ngoài trời là Manet qua cách vẽ hòa trộn đường cọ trên mặt tranh. Bức tranh không còn là khung cửa sổ nhìn ra thế giới bên ngoài nữa, mà giờ đây nó có khuynh hướng là một bề mặt phẳng với các đường cọ, màu sắc tươi sáng tạo nên bố cục thực tế của riêng nó. Đến lượt mình, cách vẽ của Manet ảnh hưởng đến các họa sỹ ấn tượng trẻ như Monet và Renoir. Các họa sĩ này không còn vẽ về chủ đề thiên chúa, thần thoại hay cung đình như trước đây, mà vẽ về chủ đề sinh hoạt cuộc sống hiện đại xung quanh lúc bấy giờ. Giai đoạn này máy chụp ảnh được phát minh, trong hội họa xuất hiện kiểu bố cục cắt cup, khuôn hình táo bạo như tranh của họa sĩ Degas. Các nhân vật không nhất thiết phải nằm gọn bên trong bức tranh mà đôi lúc bị cắt mất một phần ở rìa khung tranh tạo cảm giác đột ngột của các chủ thể như đang chuyển động chui vào hay chạy ra khung hình.
Sơn ống tuyp ra đời giúp họa sĩ Ấn tượng vẽ nhanh, nắm bắt hiệu ứng ánh sáng và không khí thiên nhiên trong một khoảng khắc một cách chính xác (ánh sáng ngoài trời thay đổi rất nhanh, nên nó không thể là mẫu vật lý tưởng cho việc vẽ lâu). Đối với các họa sĩ như monet và Renoir, bố cục được quyết định ngay tại chỗ, theo một cách giản dị và trực quan hơn hội họa Hàn lâm: Họ bỏ qua phần nghiên cứu sơ bộ và ít sử dụng tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh mà trong các tác phẩm truyền thống trước đây là tối cần thiết.
Màu sắc thay cho sắc độ
Họa sĩ Ấn tượng quan tâm đặc biệt đến sự tương tác giữa các mảng màu trên mặt tranh theo nguyên lý màu sắc hiện đại. Họ không dùng màu đen hay nâu để pha ra các mảng tối mà sử dụng ngay chính màu tương phản của nó, điều này làm tranh ấn tượng có bảng màu phong phú hơn rất nhiều so với các tác phẩm hội họa trước đây. Nếu khoảng sáng là mảng nhận đầy đủ màu sắc ngay tại lúc đó (ví dụ như màu vàng) thì phần khuất sáng sẽ là 1 màu mà không có màu vàng trong nó, đó là là màu bố túc của màu vàng: là màu tím
Do chú trọng màu sắc, ánh sáng hơn hình thể nên các tác phẩm trường phái ấn tượng trông như chưa vẽ xong (unfinished sketch), nét cọ còn lộ rõ, màu sắc tươi sáng, tương phản sáng tối mạnh mẽ… gợi lên một cảm giác trừu tượng. Các tác phẩm của điêu khắc gia bật thầy Rodin cũng thực hiện theo kiểu "chưa hoàn tất", làm cho tính chất này trở thành một phong cách nghệ thuật hiện đại, cứ để phần dang dỡ tiếp tục được hoàn thiện trong tâm trí người xem, hình thành nên những biến thể khác nhau của nó.
Dòng chảy tranh khắc gỗ Nhật Bản đến Châu Âu cũng góp phần vào khuynh hướng phẳng hóa các tác phẩm hội họa ấn tượng thời kỳ này.
LICH SỬ BỐ CỤC
phần 1 - phần 2 - phần 3 - phần 4