Tiếp tục với phần 2 bài viết về ánh sáng trong hội họa, nhiếp ảnh của Richard Harris (Hương Giang biên dịch).

 

Phần 2: HƯỚNG ÁNH SÁNG

Hướng ánh sáng đến từ 1 nguồn sáng ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta cảm nhận cũng như trong cách thể hiện của vật thể trong phông cảnh. Việc chọn đúng hướng cho luồng sáng chủ đạo là 1 trong những nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, quyết định thành công cho phông cảnh và biểu đạt được cái hồn trong từng bức hình.

1. Chiếu sáng trực diện - Front lighting:

Chúng ta đang ở góc nhìn có thể thấy nguồn sáng chiếu trực diện vào vật thể, đến từ ngay sau lưng người xem. Đây là góc nhìn thường thấy trong nhiếp ảnh cổ điển, nó không làm lộ quá rõ vùng sáng khi có nguồn sáng mạnh, sắc chiếu vào. Tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp ngoại lệ, người ta lại chiếu thẳng luồng ánh sáng dịu vào và cũng thu được nhiều bức ảnh khá đẹp và hấp dẫn

Với hướng chiếu sáng này, thường không có bóng đổ phần nên ít làm lộ hình dáng hay kết cấu của vật thể. Kết quả mọi thứ thành như bề mặt phẳng, trẹt lét. Tuy nhiên, nếu dùng nguồn sáng nhẹ, lan rộng thì lại có thể khắc phục 1 số lỗi: che nếp nhăn, vêt nhơ, nên hướng chiếu sáng này rất hay dùng trong ảnh chân dung.

Loại ánh sáng mạnh, chiếu trực diện mà các tay săn ảnh hay dùng thường thô và không hấp dẫn.
Chiếu trực diện với ánh sáng nhẹ làm chiếc lá trông mượt hơn.
Chiếu sáng trực diện tạo cảm giác bức hình phẳng trong mắt nhìn vì nó không làm lộ rõ hình dáng hay màu sắc(texture) vật thể toàn phông cảnh.

2. Chiếu sáng cạnh bên - Side Lighting:

Chiếu sáng từ cạnh bên là lựa chọn tối ưu khi muốn thể hiện hình dáng, bố cục không gian 3 chiều của vật thể. Bóng đổ ở đây thường rất rõ và có sự tương phản cao. Hướng chiếu này có thể dùng để tạo bóng đổ nhấn lên các bề mặt như nền, tường tạo bố cục cho toàn phông cảnh. Nhìn chung cách chiếu sáng này rất hấp dẫn, thường sử dụng tạo hiệu ứng lớn. Nó chính là ánh sáng chúng ta thường thấy khi bắt đầu 1 ngày mới và kết thúc lúc chiều muộn.

Mặt hạn chế của hướng chiếu sáng này là 1 phần bức ảnh có thể bị mất bóng đổ, nó có thể làm lộ 1 số nhược điểm như các vết nhăn. Trong nhiếp ảnh truyền thần, cách chiếu sáng này thường đa phần dành cho nam giới vì nó tạo cảm giác nam tính khi có sự thô ráp trong tấm hình, đặc biệt bóng đổ ở đây không có các cạnh mềm.

Chiếu sáng cạnh bên có thể đem lại hiệu ứng cao, làm lộ rõ hình dáng, màu sắc (texture) bức hình
Ánh sáng chiều tối của mặt trời chạy qua làm bức tường lộ rõ màu 
Bóng đổ dài chạy ngang trong bức hình trên tạo cho chúng ta cảm giác có chiều sâu.

3. Chiếu sáng mặt sau - Back lighting: 

Chiếu sáng từ phía sau  là khi chúng ta đang nhìn thẳng vào nguồn sáng và các mặt của vật thể sẽ hiện lên, đối diện với chúng ta, làm lộ cả phần bóng lẫn phần tối của bức hình. Thường người ta dùng cách chiếu sáng này để tạo sự tương phản trong tình huống, nhìn rất kịch tính. Nếu nguồn sáng đến từ 1 góc nhỏ (so với điểm nhìn của chúng ta) thì vật thể sẽ có đường viền ánh sáng quanh 1 hay nhiều góc cạnh của vật thể. Ánh sáng càng mạnh thì các đường viền ánh sáng càng nhiều.

Phông cảnh sử dụng kiểu chiếu sáng này thường có nhiều bóng đổ (trừ khi nguồn sáng chúng ta dùng quá nhẹ). Bức ảnh hầu hết đều có màu tối đen với những dải ánh sáng rất ấn tượng. Chiếu sáng hậu cảnh làm xuất hiện đường viền sáng quanh vật thể khá hữu ích để xác định rõ hình dạng của vật thể trong vùng bóng đổ. Một đặc điểm khác của loại ánh sáng này là làm vật thể trở nên trong suốt, mờ mờ, lộ rõ độ chi tiết nghệ thuật hay màu sắc dọc theo các góc có đường viền ánh sáng bao quanh.

Chiếu sáng từ phía sau thậm chí có thể làm lộ rõ những vật thể ít được để ý nhất
Một cách hiệu quả trong tạo độ mờ .
Silhouette (bóng đổ trực tiếp lên màn ảnh) là một trong những tính năng thông dụng của cảnh chiếu sáng sau.

4. Chiếu sáng từ đỉnh - Lighting from above:

Chiếu sáng từ đỉnh rất ít dùng mặc dù nó xuất hiện khá thường xuyên vào ban ngày. Chúng ta có thể bắt gặp cách chiếu sáng này vào giữa trưa nắng, tại 1 số vùng và các tình huống khác như trên sân khấu. Với ánh sáng nhẹ, đây là 1 cách hữu hiệu làm lộ hình dáng vật thể. Dưới ánh sáng mạnh, nó có thể tạo không khí huyền bí nhờ vào bóng đổ khá ấn tượng dưới từng vật thể: Ví dụ khi ta dùng ánh sáng mạnh chiếu từ trên đầu người xuống, chỗ mắt người sẽ tạo thành hõm đen (do nằm trong vùng bóng đổ hoàn toàn).

Chiếu sáng trực tiếp từ trên xuống có thể tạo cảm giác hăm doạ, lầm lì. Nó nhấn mạnh trong cấu trúc xương và độ sâu của hõm mắt

Các hoạ sĩ ít dùng cách chiếu sáng này tuy nhiên không hẳn là không nên dùng nó. Vào ngày nắng, cách chiếu sáng này rất chân thực, toàn bộ bầu trời như 1 nguồn sáng khổng lồ. Loại ánh sáng này cũng ít khi dùng trong các tình huống tạo bầu không khí cho toàn phông cảnh.

Ánh sáng nhẹ chiếu từ trên xuống là đặc điểm nhận thấy khi thời tiết u ám.

5. Chiếu sáng từ dưới - Lighting from below:

So với cách chiếu sáng từ trên xuống thì cách chiếu sáng này có vẻ thường được áp dụng hơn. Trong bối cảnh tự nhiên, ta có thể thấy cách chiếu sáng này với người đứng cạnh 1 đống lửa hay trên tay họ cầm bó đuốc. Ánh sáng phản xạ có thể từ dưới lên (như bề mặt nước). Với cách chiếu sáng này, mọi vật trong vùng chiếu sáng và bóng đổ thường bị đảo ngược, từ vẻ bề ngoài thân quen nhất đến lập dị (thử tưởng tượng 1 người với ánh sáng ngọn đuốc chiếu từ dưới mặt lên: bóng đổ sẽ đi từ trên xuống).

Một lần nữa, người ta rất ít khi áp dụng cách chiếu sáng này để tạo hiệu ứng. Dường như chúng ta đã sai lầm khi phân biệt mọi viêc rạch ròi. Cách chiếu sáng này có thể sử dụng tạo những tâm trạng đặc biệt nhờ vào thao tác chuyển đổi cách chiếu sáng để biểu đạt tình cảm.

Chiếu sáng từ dưới ít khi dùng nhưng có thể tạo nên những bức hình mới lạ .

Chiếu sáng từ dưới lên tạo cảm giác rợn và không thân thiện, thậm chí ánh mắt trông rất lập dị. Chúng ta hãy để ý đến góc ánh sáng tập trung trong từng vùng màu da trên khuôn mặt. So với tấm ảnh trên: cùng 1 gương mặt, chỉ khác hướng chiếu sáng nhưng lại trông khác nhau hoàn toàn

 

Tác giả: Richard Harris - Biên dịch: Hương Giang

CONTENTS

FOREWORD PART 1: LIGHTING FUNDAMENTALS - Kiến thức nền tảng của ánh sáng

PART 2: PEOPLE & ENVIRONMENTS - Con người và môi trường
  • Chapter 11 : Light & People
  • Chapter 12 : Light in the Environment
PART 3: CREATIVE LIGHTING - Ánh sáng sáng tạo
  • Chapter 13 : Composition & Staging
  • Chapter 14 : Mood & Symbolism
  • Chapter 15 : Time& Place
GLOSSARY INDEX & PICTURE CREDITS

Nguồn: http://www.itchy-animation.co.uk/tutorials/light02.htm

 

LIGHT

PART 2: Light direction

The direction that we view a light source from has a profound effect on our perception of it, and on how the objects in a scene will appear. Choosing which direction your main light is coming from is one of the most important decisions you can make since it will have a great deal of impact on how a scene will appear, and also on the emotions your image will convey.

Front lighting:

This is where the light source is directly behind the viewer's point of view. It is most commonly seen in flash photography and is often fairly unappealing if the light source is hard - there are exceptions and in some situations very attractive images can come from soft frontal lighting.

Front lighting does little to reveal form or texture since the shadows are mostly hidden from view, as a result it can make things look flat. However soft diffused frontal lighting can also be quite flattering to some subjects for this very reason - it can help conceal wrinkles and blemishes and so is quite often used in portrait and product photography.

Hard frontal lighting has that paparazzi look: harsh and often unattractive.

Soft frontal lighting smooths over form.

Front lighting can make a scene look flat since it isn't good at revealing form and texture.

Side Lighting:

Side lighting is very good for showing form and texture and lends a three-dimensional quality to objects. Shadows are prominent and contrast can be high as a result. Side lighting can be used to throw dramatic shadows onto surfaces such as walls and create atmosphere. Side lighting is generally attractive and is often used to great effect: it is the kind of lighting encountered at the beginning and end of the day and as such is often seen in films and photographs.

Potential drawbacks of using side lighting are that areas of the image can be lost in shadow, and it can reveal imperfections such as wrinkles. In portrait photography for instance it is generally used on men rather than women because it can look quite harsh, especially if the shadows aren't soft edged.

Side lighting can be used to great effect to reveal form and texture.

The texture of this wall is revealed by the light of the evening sun raking across it.

The long shadows cast across this image help to give it a sense of depth and dimension.

Back lighting:

Back lighting is where the viewer is looking into the light source, and objects will have their lit sides facing away from us to appear either as silhouettes or darkly lit by the fill light. It is usually a high contrast situation and can often look very atmospheric and dramatic. If the light source is at a slight angle relative to our point of view objects will have a rim of light defining one or more of their edges, the harder the light the more pronounced this rim will be.

Backlit scenes usually contain a lot of shadow unless the light source is very soft. Most of the time the image will be predominantly dark with dramatic pools of light. The rim lighting that occurs in this situation can be very useful for defining forms among the shadows. Another feature of this kind of light is that it reveals transparency, translucency and any fine detail or texture along rim-lit edges. This kind of light is very effective for lending drama to an image.

Back lighting can make even the most mundane subjects look appealing.

It is also a very effective way of revealing translucency.

Silhouettes are a common feature of backlit scenes.

Lighting from above:

Top lighting is a slightly more unusual situation, although it is common in overcast daylight. It can also be encountered in sunshine at midday, in some interiors and in other situations such as stage lighting. In soft light it is an effective way of showing form. Under hard light it can lend an air of mystery by casting dramatic shadows which conceal most of the forms beneath them: for instance people directly underneath hard lights will have black holes for eyes since their eye sockets will be in total shadow.

To my knowledge top lighting is rarely used by artists, however that's not to say it shouldn't be used. For overcast daylight it is the most realistic set-up, with the whole sky acting as a large diffused light source. It's also an unusual lighting solution for more atmospheric situations and the very fact that it's not often seen can be used to create an uncomfortable feeling.

Soft light from above is a feature of overcast weather.

Lighting a figure from straight above can give a broody and menacing look. It emphasises bone structure and the depth of the eye sockets.

Lighting from below:

If lighting from directly above is rare, then doing so from directly below is even more unusual. In a natural context this might happen if someone is standing over a campfire, or holding a torch. Reflected light can also come from below, from water for instance. It would definitely lend a strange appearance to even the most familiar things since what is usually seen in light and shade would be reversed (think of a person shining a torch onto their face from below: the shadows appear to be upside down).

Again, the very rarity of this kind of lighting can be used to creative effect. We instinctively recognise things that don't seem right, and this can be used to create specific moods by manipulating the lighting to convey emotions and responses.

Lighting from below is rarely seen, but can be used to create unusual images.

Lighting a figure from below creates a spooky and unfamiliar look, even the highlights in the eyes look strange because of their placement. Notice how the angle of the light also emphasises the texture of the skin. Compare it to the image in the previous section: it is the same face, only the position of the light has been moved, yet they look completely different from each other.

Go to part 3: Natural light

No comments

Leave your comment

In reply to Some User

Các bài liên quan